PDA

View Full Version : [Thiết kế] Bí ẩn phong thủy trong Hoàng cung Nhật Bản



Kasumi
20-12-2011, 12:06 PM
Vào tháng 9 năm 2006, Hoàng gia Nhật Bản đón chào sự ra đời của thành viên nam duy nhất sau 41 năm mòn mỏi chờ đợi. Khỏi phải nói đến niềm hân hoan của những thành viên Hoàng thất cũng như toàn bộ người dân Nhật Bản trước sự xuất hiện của tiểu hoàng tử này. Bởi lẽ, người ta đã có thể thở phào nhẹ nhõm về người thừa kế ngai vị Thiên hoàng trong tương lai. Thế nhưng, cũng không ít người chột dạ, điều gì khiến Hoàng gia Nhật Bản lâm vào tình cảnh “âm thịnh dương suy” như vậy?

1. Trong suốt hơn 40 năm, tình trạng “âm thịnh dương suy” đã trở thành một mối đe dọa với Hoàng gia Nhật Bản. Từ năm 1965, sau khi Hoàng tử Akishino ra đời, không có một hoàng nam nào được sinh ra trong Hoàng gia Nhật.

Trong khi đó, các tiểu công chúa cứ nối tiếp nhau ra đời. Thái tử Naruhito và vợ, Vương phi Masako, 42 tuổi chỉ có một con gái, công chúa Aiko. Công nương Kiko, vợ của Hoàng tử thứ 2, Akishino cũng chỉ có hai cô con gái mà không có một tiểu hoàng tử nào. Tình trạng này trở thành một mối lo ngại thực sự đối với Hoàng gia cũng như toàn bộ nước Nhật.

Bởi lẽ, cho dù các công chúa sinh ra cô nào cũng thông minh, đáng yêu song thông minh thế nào, đáng yêu thế nào cũng không thể danh chính ngôn thuận trở thành người kế thừa ngôi báu Thiên hoàng được. Luật pháp của Nhật quy định, ngôi vị Thiên hoàng Nhật Bản chỉ truyền cho nam không truyền cho bất cứ thành viên nữ nào, dù trong lịch sử Nhật Bản từng có tới 8 nữ Thiên hoàng.

Thế nhưng, những điều đã được quy định trong không thể thay dễ dàng mà thay đổi được. Vì vậy, trong một gian dài, Hoàng gia Nhật đã phải đối mặt với nguy cơ không có người thừa tự. Tình trạng này đã gây ra không ít căng thẳng trong Hoàng gia Nhật. Các cơ quan quản lý Hoàng gia không ngừng gây áp lực buộc Vương phi Masako phải có một đứa con nữa. Áp lực này đã khiến một người phụ nữ năng động và hiện đại như Vương phi Masako bị trầm cảm một thời gian dài sau đó.

Hoàng tử Akishino, em trai Thái tử Naruhito có lần còn kiến nghị với anh trai mình rằng ông nên lập thiếp để có cơ hội sinh con trai cho Hoàng thất. Vị Hoàng tử này sau đó còn chỉ trích anh trai và chị dâu của mình đã không đặt quyền lợi của Hoàng gia và đất nước lên trên những lợi ích cá nhân.


http://phunutoday.vn/dataimages/201105/original/images450425_hoangcungNhat1.jpg
http://phunutoday.vn/dataimages/201105/original/images450428_hoangcungNhat2.jpg
http://phunutoday.vn/dataimages/201105/original/images450429_hoangcungNhat3.jpg
Ảnh chụp từ vệ tinh, có thể nhìn thấy hình ảnh người lạ mặt cầm súng chĩa về góc phía đông bắc của Hoàng cung.

Khi những hy vọng vào Vương phi Masako gần như không còn, người ta đổ dồn mọi sự chú ý vào Công nương Kiko và Hoàng tử Akishino. Trong lúc đó, một số người nghĩ đến việc sửa đổi những điều luật trong Hoàng thất điển phạm để công chúa Aiko, người con duy nhất của Thái tử Naruhito trở thành người kế vị.

Cho tới tháng 9/2006, gần một năm sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định sửa đổi quy định trong điển lệ và công chúa Aiko chính thức trở thành một Nội thân vương thì cũng là lúc Hoàng gia Nhật chào đón sự ra đời thành viên nam duy nhất sau 41 năm mòn mỏi chờ đợi.

Ngày 6/9/2006, Hoàng gia Nhật Bản công bố, Công nương Kiko, vợ của Hoàng tử Akishino, đã cho ra đời một bé trai nặng 2,558 kg. Khỏi phải nói đến niềm hân hoan của những thành viên Hoàng thất cũng như toàn bộ người dân Nhật Bản trước sự xuất hiện của tiểu hoàng tử này. Thế nhưng, những gì đã diễn ra cho thấy, Hoàng gia Nhật vẫn đang bị dày vò và đe dọa bởi tình trạng “âm thịnh dương suy”. Đã có không ít người chột dạ, điều gì khiến Hoàng gia Nhật Bản lâm vào “thảm cảnh” đến như vậy? Các nhà phong thủy thì cho rằng, điều này có nguyên nhân sâu xa từ bản đồ phong thủy của Hoàng cung Nhật Bản.

2. Hoàng cung Nhật Bản là chính là nơi ở của các thành viên Hoàng gia Nhật nằm ở khu Chiyoda, một khu vực đặc biệt nằm ở trung tâm của Tokyo. Lúc trước nó là lâu đài Edo của lãnh chúa Tokugawa, ông này trị vì từ năm 1603 đến 1867.

Năm 1868 lãnh chúa này bị lật đổ, Thiên hoàng đã ra lệnh dời hoàng cung từ Kyoto về Tokyo và ở tại đây. Đến năm 1888 cung điện này mới hoàn thành và được đặt tên là Kokyo. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, tòa lâu đài này đã bị phá hủy một phần lớn. Đến năm 1968, nó mới được sửa chữa lại và có kiến trúc như hiện tại. Đó là một kiến trúc mang dáng vẻ khá đặc trưng cho kiến trúc cổ xưa Nhật Bản với mái ngói màu xanh, những bức tường trắng và những cột đồng màu vàng nâu.

Trung tâm của Hoàng cung là tòa chính điện. Những hoạt động chủ yếu của Hoàng thất cũng như các nghi lễ ngoại giao được tổ chức tại đây. Điện Trường Hòa là nơi Thiên Hoàng gặp gỡ và nghe những lời chúc tụng của dân chúng. Điện Phong Minh là nơi tổ chức những bữa tiệc lớn còn điện Thường Ngự chính là nội cung của Thiên Hoàng. Ngoài ra, trong nội cung còn có đình Hoa Âm, đình Quan Bộc, đình Sương Cẩm, phòng trà, điện Hoàng Linh, Bảo điện, Thần điện, thư viện,... tất cả đều được xây dựng với phong cách kiến trúc cổ kính và tinh xảo của người Nhật. Vì thế, từ trước tới nay, Hoàng cung Nhật Bản vẫn được đánh giá rất cao về mặt kiến trúc. Tuy nhiên, ít người để ý đến những bí ẩn phong thủy bên trong tòa nhà được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt này.

Nếu như nhìn Hoàng cung Nhật Bản từ trên cao, sẽ dễ dàng phát hiện ra một hình ảnh kỳ quái: Ở phía đông bắc của Hoàng cung, cũng chính là vị trí của cung Cấn, có hình ảnh một người, mắt to, mũi to, cổ rất dài, mặc một chiếc áo màu nâu, hai chân dạng theo chiều trước sau giống như đang chạy, trong tay cầm một khẩu súng, thân phía sau còn có một chiếc đuôi rất dài.

Cung Cấn là thiếu niên nam, biểu thị cho con cháu nối dõi. Việc xuất hiện một người cầm súng chĩa thẳng vào cung Cấn của Hoàng cung trở thành khắc tinh về đường con cháu thừa tự. Đó là lý do vì sao trong suốt 41 năm qua, kể từ năm 1968, sau khi Hoàng cung Nhật Bản được xây dựng hoàn thành, Hoàng gia Nhật Bản lại không có một hoàng nam nào chào đời. Trong khi đó, người ta lại liên tiếp đón chào sự xuất hiện của 7 cô công chúa trong Hoàng gia Nhật Bản.

Hình tượng người cầm súng chĩa thẳng vào cung Cấn của Hoàng cung còn khiến cho nhiều người tin rằng nhiều câu chuyện đồn thổi trong dân gian về tình trạng “âm thịnh dương suy” của Nhật Bản là đúng. Người ta nói rằng, vào năm 1945, sau khi quân đội phát xít Nhật đầu hàng, Thiên hoàng Nhật Bản khi đó đã phải đọc bản tuyên thệ, phủ định tính chất thần thánh của ngôi vị Thiên hoàng.


http://phunutoday.vn/dataimages/201105/original/images450426_hoangcungNhat4.jpg

Tuy nhiên, các thế lực thù địch bên ngoài vẫn không yên tâm vì vậy khi Hoàng tử thứ hai, tức Hoàng tử Akishino chào đời chúng đã ngấm ngầm cho các thành viên của Hoàng thất sử dụng một loại thuốc độc khiến các thành viên của Hoàng thất mất đi khả năng sinh con, biến họ thành vương triều “tự diệt vong”.

Chẳng biết lời đồn đại này có đúng song có nhiều nguồn tin còn tiết lộ rằng, chính bác sĩ riêng của Hoàng gia Nhật khẳng định, Thái tử Naruhito là người khá “yếu đuối” trong khả năng duy trì nòi giống. Dẫu sao những lời đồn thổi vẫn chỉ là những lời đồn thổi, còn các nhà phong thủy thì vẫn khẳng định rằng dù là vì nguyên nhân gì đi chăng nữa thì chính “kẻ lạ mặt” cầm súng chĩa thẳng về phía cung Cấn của Hoàng cung là nguyên nhân khiến Hoàng thất Nhật Bản phải đau đầu với vấn đề tìm người thừa tự trong suốt hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả.

Xem xét bố cục phương hướng của Hoàng cung sẽ thấy rằng, tại các hướng chính bắc, tây nam, chính đông những hướng liên quan đến nam giới đều không thấy có núi xuất hiện. Ngược lại, ở tất cả những hướng đó đều bị vây quanh bởi nước, mà lại là nước ở sâu bên dưới. Như vậy, xét về bố cục toàn thể, phần khí dương trong bản đồ phong thủy Hoàng cung Nhật rất yếu nếu như không muốn nói là thực sự hư nhược. Đây cũng là một dấu hiệu nữa giải thích vì sao trong suốt hơn 40 năm con cháu do các thành viên Hoàng thất sinh ra chủ yếu là nữ mà rất ít nam.

Vậy vì sao đến năm 2006, sau 41 năm chờ đợi, Hoàng gia Nhật Bản cuối cùng đã chào đón một thành viên mới là nam giới. Các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng, điều này cũng có thể giải thích dưới góc độ của phong thủy học. Dễ thấy, trong bố cục toàn thể vốn “yếu dương mạnh âm” của Hoàng cung thì có Đông Cung là tương đối rộng rãi, khoáng đạt. Nó ứng với cung Chấn trong bát quái. Cung Chấn vốn nghĩa là trưởng nam. Vì vậy, xét về bố cục bên trong thì dương khí tương đối mạnh. Chính vì thế mà người sinh ra tiểu hoàng tử không phải là Thái tử và Vương phi mà là thân vương Akishino và Công nương Kiko.

Chào đời vào lúc 8 giờ 27 phút sáng ngày 6/9/2006 nhờ sinh mổ, vị tiểu hoàng tử được cả Hoàng gia lẫn nhân dân Nhật Bản chờ đợi được đặt tên là Hisahito.


http://phunutoday.vn/dataimages/201105/original/images450427_hoangcungNhat5.jpg

Theo quy định trong Hoàng thất điển phạm, tiểu hoàng tử Hisahito sẽ là người kế vị thứ 3 sau bác mình, Thái tử Naruhito (46 tuổi) và cha mình, thân vương Akishino. Sự xuất hiện của vị tiểu hoàng tử này không chỉ đem lại niềm vui cho cả Hoàng thất và nhân dân Nhật Bản mà còn mang lại những tác động xã hội thực sự mạnh mẽ. Ngay sau thông tiểu hoàng tử chào đời, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng có những phản ứng tích cực, các trung tâm thương mại, các khu mua sắm căng những tấm băng rôn chúc mừng, các nhà sản xuất đồ dùng và đồ chơi cho trẻ em hy vọng sự xuất hiện của tiểu hoàng tử sẽ giúp thị trường đồ dùng trẻ em sôi động hơn.

Các chuyên gia đã tính toán rằng, hiệu quả kinh tế của việc xuất hiện tiểu hoàng tử trong Hoàng thất Nhật Bản đạt tới 150 triệu Yên. Các nhà xã hội học thì hy vọng việc tiểu hoàng tử chào đời sẽ là một động lực lớn khích lệ các cặp vợ chồng Nhật Bản sinh con, từ đó giải quyết nguy cơ tỉ lệ nam giới đang suy giảm trầm trọng trong cơ cấu dân số Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà phong thủy thì cho rằng, điều này chỉ được giải quyết khi bố cục phong thủy của Hoàng cung Nhật Bản có sự thay đổi mà thôi.


Hải Phong
(Phunutoday)