PDA

View Full Version : [Giới thiệu] Bánh kagamimochi - món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới tại Nhật



lynkloo
21-12-2011, 09:25 PM
Người dân Nhật Bản có phong tục dâng bánh kagamimochi lên các đấng thần linh vào ngày đầu tiên của năm mới đến ngày 11 tháng riêng. Họ cùng nhau cầu nguyện một năm hạnh phúc và trang trí bánh thật đẹp.

Kagamimochi (鏡餅), gọi như vậy nhưng thực chất là món ăn để người dân Nhật thể hiện sự kính trọng đối với đấng thần linh.
Bánh Omochi được ăn trong rất nhiều dịp: bánh Omochi trong những ngày nắng, bánh Omochi trong những dịp cầu may mắn, bánh Omochi cho dịp lễ tạ ơn hay bánh Omochi trong lễ cầu sức khoẻ…Từ xưa, bánh Omochi được coi là món ăn gắn liền tâm tư, tình cảm của người dân Nhật Bản, trở thành một phần không thể thiếu được trong các lễ hội tại đất nước Hoa Anh Đào.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/5311066467_34be07c2e82.jpg

Trong ngày lễ đón năm mới, chắc hẳn bạn sẽ thấy có rất nhiều bánh kagamimochi? Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn về món ăn đầy ý nghĩa của người Nhật.
Trong tín ngưỡng và văn hoá của người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Ngưởi ta tin rằng, chỉ cần mọi người cùng nhau chia sẻ và ăn kagamimochi, các thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hoà và ngập tràn may mắn. Do đó, Kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý, là vật dâng lên thần linh.
"Vật dâng lên thần linh"- tên gọi khác của kagamimochi, xuất phát từ ý nghĩa đó.
Vậy thì, tại sao lại gọi những chiếc bánh dày được xếp chồng lên nhau là kagamimochi? Lý do nằm ở hình dạng và ý nghĩa của chiếc bánh.
Hình dạng tròn của chiếc bánh giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ của các vị thần.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/PICT9312.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/2196712506_cb02fb45ff1.jpg

Thêm nữa, chữ kagami (鏡) trong từ kagamimochi (鏡餅)là thực chất là kangamiru (鑑みる) – có nghĩa là hình ảnh phản chiếu. Có nghĩa là mọi người nhìn vào những ví dụ điển hình, những quy định để cùng nhau so sánh, đối chiếu và suy ngẫm. Và qua thời gian, cách gọi kangamimochi được thay đổi, và ngày nay món ăn thiêng liêng này được gọi là kagamimochi.
Thêm nữa, hình dạng tròn của bánh kagamimochi tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”.
Người dân trang trí kagamimochi thật đẹp thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ 1 năm bình an. Đây là nét đẹp phong tục đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Nhật Bản. Và ngày 11/1 được coi là ngày "kagamihaki(鏡開き)"- ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi.
Ăn bánh là để cầu chúc cho một năm sức khoẻ và tràn đầy may mắn. Và đó là lý do tại sao tất cả mọi người trong gia đình Nhật đều thích ăn. Thêm nữa, theo tín ngưỡng của người Nhật, những người ăn bánh sẽ được thần linh ban cho sức khoẻ.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/4250620360_b311e2a5a91.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/200525171-0041.jpg

Thói quen này xuất phát từ giới võ gia tại Nhật, nhưng nhanh chóng lan rộng ra giới thương nhân - những người mong muốn việc kinh doanh gặp nhiều may mắn, và sau đó phổ biến ra khắp các tầng lớp người Nhật. Bày trí bánh đẹp mắt và ăn bánh là những hoạt động rất có ý nghĩa.
Ngày hạ bánh, tuỳ theo từng vùng cũng rất khác nhau, nhưng hiện tại hầu hết là ngày 11 tháng riêng.
Trong ngày khai bánh, người ta chia nhỏ kagamimochi, và ăn cùng món soup ấm hoặc các món ninh, kho.
Có rất nhiều cách để chế biến và ăn bánh. Có thể kể ra các món bánh Omochi điển hình như: bánh Omochi nướng, bánh Omochi ninh, bánh Omochi chiên hoặc rán.

Cách chế biến đơn giản và nhanh chóng nhất: Sử dụng lò nướng điện rất tiện lợi và đơn giản.

Khung thời gian để nướng bánh là như sau: làm nóng bánh trước khoảng 2 phút, nướng trong khoảng 3 ~ 4 phút, và tắt công tắc. Tuy nhiên, vẫn cứ để bánh trong lò khoảng 1 phút để màu bánh trông đẹp và ngon mắt hơn.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/kyotoki1-1.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/strawberry_mochi1.jpg

Cách sử dụng lò vi ba.

Để bày bánh ra đĩa mà không bị dính, hãy nhúng bánh vào nước, và để khô. Hoặc rắc một ít bột mỳ và đặt bánh lên trên cũng là một ý hay. Cắt bánh thành những phần nhỏ rồi đặt vào đĩa và đưa vào lò nướng điện.
Thời gian nướng tiêu chuẩn: 1 viên (50 gam) nướng trong khoảng 40 giây, 2 viên (100g) khoảng 1 phút là được.
Có một cách ăn khác là nhúng bánh vào súp hoặc nước hoa quả ấm khoảng 1 đến 3 phút.

Tết năm nay, mọi người thử làm bánh dày kiểu Nhật xem sao nhé?


jellyfish-vn

Kasumi
11-05-2012, 03:39 AM
Bánh Mochi – Món ăn ngày Tết của người Nhật

Bánh Mochi là món ăn truyền thống rất được người Nhật yêu thích. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo. Đó là loại gạo nếp ngọt và dẻo, người Nhật gọi là gạo Mochi. Vì được làm từ gạo dẻo nên bánh Mochi có độ kết dính rất cao.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/3715320088_a4e402d162.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/mochi.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/061227_mochicream_04_DSCF5371.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/japanese-green-rice-cake200708281.jpg
Bánh gạo Mochi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau

Chày và cối giã bằng gỗ là hai vật dụng không thể thiếu trong quá trình làm bánh Mochi. Phải có ít nhất hai người cùng thực hiện các thao tác giã bánh truyền thống. Trước khi đem ra giã, người ta trộn gạo Mochi với đường cát trắng và nước cốt dừa, rồi hấp cách thủy cho đến khi gạo chín.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/Japanese-rice-cake.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/6a0120a63e334a970b0148c6f55d92970c-500wi.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/2010-03-Mar-246.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/mochitsuki1.jpg
Giã bột Mochi

Khi gạo đã hấp xong, họ cho cơm Mochi vào cối. Hai người dùng chày gỗ chà mạnh để hạt cơm nát ra tạo thành khối bột thô. Một người trong nhóm tiếp tục dùng chày giã mạnh và đều tay trong khi người còn lại liên tục đảo khối bột và vẩy một ít nước lên đó để bột trở nên day mịn, trơn láng. Sau 30 phút, khối bột đã được giã xong. Giờ thì nó có thể được nấu lên, nướng hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/3888402612_060b896f4a.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/5039703088_58d009a6fc.jpg
Bánh Mochi nướng

Tại thành phố Ichi-noseki, tỉnh Iwate, một nhóm nông dân đang tụ tập bên cánh đồng. Họ giã bột chuẩn bị làm bánh Mochi để tạ ơn trời đất sau một vụ mùa bội thu. Tại Nhật, những sự kiện như thế này đã trở thành tập quán. Bánh gạo Mochi có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Khi mùa vụ kết thúc, người Nhật đều tổ chức buổi lễ như thế này để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/800px-Zoni_by_atmo_in_Nagoya_with_rice_cake.jpg
Bánh gạo Mochi có độ kết dính rất cao

Bánh Mochi được làm từ gạo vì theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ.

Bột Mochi khi giã xong để một thời gian sau chúng sẽ trở nên khô và cứng. Lợi dụng đặc điểm này, người Nhật chia khối bột lớn ra thành những cục bột nhỏ hình tròn hoặc chữ nhật để bảo quản dài ngày. Khi cần, họ chỉ việc lấy ra và nấu thành những món ăn. Việc bánh Mochi có hình chữ nhật xuất phát từ thời Edo.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/Rice_Cake.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/dsc_0082-1.jpg
Những khối bột Mochi hình tròn nhỏ thuận tiện cho việc bảo quản lâu ngày

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/kecilkan1.jpg
Kaku-mochi

Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ XVIII, giữa thời Edo. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài gọi là nagai-ya. Diện tích của mỗi căn nhà khá nhỏ hẹp, do đó, gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ lại rủ hàng xóm cùng làm. Công việc diễn ra tại sân chung của khu nhà. Vì có nhiều người cùng góp công sức và nguyên liệu, nên bánh Mochi sau khi làm xong được cắt ra thành những miếng nhỏ hình chữ nhật như nhau để phân phát đồng đều cho tất cả mọi người. Bánh kaku-mochi ra đời từ đó.

Tại Nhật Bản, từ xa xưa, mọi người luôn lòng tôn trọng đối với hạt gạo, loại ngũ cốc quí báu nuôi dưỡng họ. Bởi lẽ đó, bánh Mochi làm từ gạo không chỉ được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh.

Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Kagami-mochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Trên đỉnh của kagami-mochi, người ta đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/6760167.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/2196712506_cb02fb45ff.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/kyotoki.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/PICT9312.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/5311066467_34be07c2e8.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/altar.jpg
Kagami-mochi là bánh Mochi dâng lên thần linh

Ngoài hình dáng hồ lô, bánh Mochi còn được người Nhật tạo hình theo nhiều cách khác. Bánh Mochi hoa anh đào được gọi là hana-mochi. Những cành hana-mochi cũng được dùng để trưng bày ở Toko-noma và gian thờ của căn bếp. Chúng được đặt ở đó trong suốt mùa đông dài với hy vọng mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/5292514289_548a4d7b80_z.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/2346394937_e82731115d.jpg
Hana mochi được tin rằng sẽ mang lại trí tuệ, sự sáng suốt cho gia chủ

Dondo-yaki là một sự kiện cũng liên quan đến bánh Mochi được tổ chức vào dịp năm mới. Vào buổi sáng sớm ngày 15/1 hàng năm, mọi người trong khu vực, đặc biệt là các em nhỏ, tụ hợp lại, dùng tre và rơm rạ đốt thành một đống lửa lớn với niềm tin tiêu hủy hết những điều xấu, không may trong năm. Nhân dịp này, họ cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa. Người Nhật tin rằng, ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/EasyCapture2.bmp

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/EasyCapture111.bmp

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/4265254063_02c26ac8ee.jpg
Ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm

Không những thế, bánh Mochi còn gắn liền với từng giai đoạn trưởng thành quan trọng trong đời người. Trong lễ hội dành cho các em bé vừa mới chập chững biết đi, các bé sẽ cõng trên lưng chiếc bánh gạo nặng 1.5 kg và bước đi dưới sự giúp sức của phụ huynh. Mục đích của lễ hội là cầu nguyện cho các bé mau ăn chóng lớn, mạnh khỏe.

Khi vượt qua giai đoạn trẻ thơ, bước vào tuổi trưởng thành và kết hôn, bánh Mochi lại xuất hiện trong lễ cưới của mọi người.

Theo phong tục, một số người tiến hành nghi thức giã bánh gạo Mochi ngay trên sân khấu làm lễ cưới của cô dâu – chú rể. Truyền thống này đã được lưu truyền từ rất lâu. Chú rể cũng tự tay giã bánh ngay tại tiệc cưới của mình. Sau đó, đôi uyên ương thực hiện nghi thức ăn bánh Mochi. Đặc điểm của loại bánh gạo nếp này là rất dẻo và dính, vì vậy, người Nhật cho rằng, những cặp vợ chồng cùng ăn bánh Mochi sẽ sống với nhau mãi mãi, không thể tách rời nhau.

Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật. Buổi lễ do một vị chức sắc trong Thần Đạo chủ trì. Sau đó, những người phụ trách công trình sẽ ném bánh gạo ra phía trước hiên nhà với niềm tin các vị thần đất đai sẽ phù hộ cho việc xây dựng tòa nhà thành công, không gặp trở ngại. Số bánh Mochi bị ném đi sẽ được các em nhỏ nhặt hết. Đây được xem là sự chia sẻ niềm vui với gia chủ. Đối với người Nhật, bánh Mochi theo chân họ từ khi mới được sinh ra, đến lúc trưởng thành và tự lập cuộc sống riêng.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/4250620360_b311e2a5a9.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/200525171-004.jpg
Canh Zoni

Bánh Mochi là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn. Điển hình nhất là món canh Zoni. Nó là sự kết hợp giữa bánh Mochi, rau và thịt. Canh zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/20081202-worldtong-mochi.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/bh_mochi_icecream.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/daifuku.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/mochi_final11.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/mochi-rice-cake.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/mochi-strawberry3.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/strawberry_mochi.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/chapsul2.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/dango-mochi-2.jpg

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2011/02/Sweet-Mochi-Trio-1.jpg

Những món ăn liên quan đến bánh Mochi là một thế giới đa sắc màu, nó tùy thuộc vào từng vùng miền và tài biến hóa của các bà nội trợ


Thanh Tâm
THVL

Kasumi
11-05-2012, 02:22 PM
Say đắm với những vị bánh Mochi ngọt ngào

Mochi là một loại bánh Nhật Bản làm từ bột nếp, được nhào nặn thành hình tròn. Theo phong tục của Nhật, bánh Mochi được làm trong dịp lễ Mochitsuki. Mochi là loại bánh truyền thống dùng trong năm mới cũng như được bán và ăn trong suốt cả năm.

Mỗi chiếc bánh là sự hòa quyện tinh tế của nhân bánh và phần kem lạnh.


http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/black-chocolate.jpg
Ngoài cùng là lớp bột dừa, vỏ bánh bằng bột nếp, kế đến là lớp đậu trắng trộn với hương vị Sô-cô-la đen, nhân kem sô-cô-la

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/sakura.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, kế đến là lớp đậu trắng trộn với hương vị hoa anh đào, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/red-bean.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, kế đến là lớp đậu trắng trộn với hương vị đậu đỏ, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/green-tea.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, kế đến là lớp đậu trắng trộn với hương vị trà xanh, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/chocolate-mousse.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, kem nhuyễn sô-cô-la bên trong, nhân siro quả phi.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/caramel-macchiato.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương vị Caramel Macchiato, nhân kem

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/cream-chocolate.jpg
Ngoài cùng là lớp bột dừa, vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương vị Sô-cô-la, nhân kem sô-cô-la.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/purple-potato.jpg
Vỏ bánh làm từ bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn hương vị khoai môn, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/mango-yogurt.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, nhân bên trong là yoghurt xoài và mứt xoài.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/mango-mousse.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, nhân bên trong là kem xoài và mứt xoài.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/honey-lemon-cream.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương vị chanh mật ong, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/chestnut-cream.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương vị hạt dẻ, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/peach-cream.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương vị quả đào, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/blueberry-cream.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương vị quả việt quất, nhân kem.

http://yeudulich.vn/userfiles/4-2012/12-04/banh%20mochi/strawberry.jpg
Vỏ bánh làm bằng bột nếp, bên trong là lớp đậu trắng trộn với hương dâu, nhân kem.


Lan Trinh
YeuDuLich.vn
Theo: mochisweets

nh0kyue
11-05-2012, 03:01 PM
nhìn ngon quá ss ơi,thèm quá mà không được ăn,e chỉ mới thử được vài loại của Kagamimochi thôi à,hic

Kasumi
11-05-2012, 03:17 PM
Mua ở đây nè em :D http://japanest.com/forum/showthread.php/43529-Gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-Th%C6%B0%E1%BB%9Fng-th%E1%BB%A9c-b%C3%A1nh-Mochi-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n-t%E1%BA%A1i-HCM

Ss cũng mún thử lắm mà keo kiệt tiếc tiền :( Khi nào giàu đã :">

teenwitch
11-05-2012, 06:08 PM
Ss cũng mún thử lắm mà keo kiệt tiếc tiền :( Khi nào giàu đã :">

Em cũng vậy ;))
Mấy cái hình nhìn vô là muốn ăn. Em thik vị sô cô la nhứt:40-pu:
Nhiều loại như vậy mà lỡ trong gia đình 7 người, mỗi người thik 1 hương vị thì làm nhọc công lắm :(

Cốm
12-05-2012, 07:10 PM
thèm mochi matcha quá :(( :(( òa òa, ở HN có chỗ bán mà xa tít mù @.@ ra tận ngoại thành luôn T.T