PDA

View Full Version : Giải phẫu thẩm mỹ "xâm lấn" đời sống hằng ngày



Taichi
09-08-2006, 08:58 PM
Ngành công nghiệp kinh doanh sắc đẹp càng phát triển thì càng phản ánh rõ sự đánh giá của xã hội đối với diện mạo của con người.

Ngay tại thời điểm mà nền kinh tế phát triển như "sên bò" thì ngành công nghiệp sắc đẹp tại Hàn Quốc lại thu về bình quân hơn 1 tỉ USD mỗi năm, gấp trăm lần lợi nhuận từ kinh tế. Seoul trở thành thánh địa cho giải phẫu thẩm mỹ, với hàng ngàn khách nước ngoài đổ về đây cải thiện ngoại hình.

Giá trị của nền công nghiệp sắc đẹp này đã khai sinh nhiều từ ngữ mới trong cả tiếng Anh lẫn tiếng Hàn, ví dụ từ lookism (tiếng Anh) để chỉ sự phân biệt con người dựa trên ngoại hình của người đó, hoặc trong tiếng Hàn có chữ oljjang nghĩa là gương mặt đẹp hay momjjang chỉ thể hình đẹp. Hai từ này gần đây thống trị các phương tiện thông tin đại chúng và các quảng cáo mặc dù chúng không có trong từ điển.

S-line, thể viết tắt của slim bodyline (thân hình mảnh khảnh) hoặc sexy bodyline (thân hình gợi cảm). Từ này xuất phát từ ý nghĩ thân hình lý tưởng của phụ nữ phải có đường cong như chữ "S". S-line trở nên thông dụng sau khi cựu người mẫu, diễn viên Hyun Young đề cập đến trong một chương trình truyền hình hồi năm ngoái. Trong những bài báo nói về những nhân vật nữ trong ngành giải trí và trong các mục quảng cáo, S-line là từ then chốt.

Thương hiệu mỹ phẩm Etude House đã tung ra sản phẩm mới giúp thân hình mảnh dẻ trong chiến dịch S-line Project. Còn hãng dược Hyundai Pharm lại thu hút khách hàng nữ đến với thức uống vitamin Miero Fiber qua câu quảng cáo "Tôi muốn có S-line". Sâu sát hơn, hãng nước giải khát Haitai Beverage sử dụng luôn mẫu mã hình chữ S để đựng nước giải khát. Ngay cả những nhà xây dựng và nhiều nhà kinh doanh khác cũng bán sản phẩm gắn liền với ý niệm S-line.

Một từ ngữ khá thú vị khác là ssaeng-ol, được ghép từ ssaeng (nghĩa là trần trụi) và olgul (gương mặt), để chỉ một bộ mặt rất ít hoặc không trang điểm, cũng đang trở nên thông dụng. Từ khi các nhân vật hoạt động trong ngành giải trí tung những bức ảnh trong đời sống riêng lên các website cá nhân, các phương tiện truyền thông và người sử dụng internet đã lấy đăng lại những tấm ảnh đó, và tổ chức các cuộc bầu chọn nho nhỏ, xem ai là người có ssaeng-ol đẹp nhất, tạo nên sự say mê và yêu thích với gương mặt mộc, tự nhiên, không trang điểm. Nhiều dịch vụ chăm sóc da đã bắt đầu dùng slogan "sắc đẹp thật sự biểu lộ qua ssaeng-ol" với hình ảnh những gương mặt mộc của thiếu nữ để tiếp thị.

Hoặc như từ 44 size (với kích thước vòng eo từ 23-24 inches) bằng với size 2 ở phương Tây. 44 size không phải là từ mới được sáng chế nhưng nó đang dần trở thành một từ thời trang nói lên sự ám ảnh của phụ nữ Hàn Quốc liên quan đến thân hình và khẩu phần ăn. Theo thống kê từ các khu bách hóa ở Seoul, doanh thu từ 44 size đã tăng 25% so với năm ngoái.

Ngay cả mua bán trên internet cũng chạy hơn nếu bán nhiều trang phục size 44. Nhân viên văn phòng Kim Yoon Jyung, 25 tuổi, cho rằng nhiều phụ nữ đang hủy hoại sức khỏe vì ước muốn có thân hình 44 size. Cô nói phụ nữ không còn mua trang phục vừa mình mà cố ép mình vừa trang phục lý tưởng. Kim tiết lộ cô đang mặc đồ size 55 (tương đương size 4 ở phương Tây), là kích cỡ trung bình ở Hàn Quốc nhưng chắc cô cũng phải ăn kiêng nếu đến lúc nào đó, các cửa hàng thời trang chỉ bán size 44 (?!).

Lim In Suk, giáo sư xã hội học của Đại học Hàn Quốc nói rõ sự bành trướng của những từ ngữ mô tả thân hình phụ nữ là kết quả chiến lược quảng cáo của ngành kinh doanh sắc đẹp. Bà nói: "Qua việc nhấn mạnh phải có S-line hay ssaeng-ol mới là lý tưởng, họ đã khiến phụ nữ chán nản bề ngoài của mình. Những sự nản lòng này khiến họ chỉ biết dựa dẫm vào phẫu thuật nhân tạo và sản phẩm sắc đẹp"...

@vnn