PDA

View Full Version : Hanami - Ngắm hoa anh đào mỗi độ xuân đến



lynkloo
31-12-2011, 12:22 AM
http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami-1.jpg

Hanami ( 花見, “ngắm hoa” ) là một phong tục truyền thống của Nhật Bản nhằm mục đích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những loài hoa. Thông thường thì từ “hoa” ở đây có ý chỉ hoa anh đào hoặc hoa mơ ( 梅 ume ). Hoa anh đào nở rộ khắp nước Nhật vào khoảng từ cuối tháng ba đến đầu tháng năm, hoặc sớm hơn – vào đầu tháng hai với riêng vùng đảo Okinawa. “Hoa Lịch” (桜前線 sakurazensen, chương trình dự báo lộ trình hoa nở ) được thông cáo hàng năm trong trong chương trình dự báo thời tiết một cách rất cẩn thận bởi hoa chỉ nở rộ trong một đến hai tuần mà thôi.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/130-yozakura.jpg
Yozakura - ngắm anh đào đêm

Ngày nay, trong xã hội Nhật Bản hiện đại thì Hanami không chỉ đơn thuần là ngắm hoa mà còn kết hợp với các bữa tiệc picnic ngoài trời ngay dưới tán cây anh đào vào cả ngày lẫn đêm. Hanami vào buổi tối được gọi là yozakura ( 夜桜, ngắm anh đào đêm ). Ở nhiều nơi trên đất Nhật, chẳng hạn như tại Công Viên Ueno, có những dãy đèn ***g giấy được treo khắp nơi khắp sáng cả không gian để phục vụ cho những buổi Yozakura. Còn trên vùng đảo Okinawa, người ta giăng những chùm đèn trang trí trên các tán cây; điển hình là ở con đường dẫn lên núi Yae gần thị trấn Motobu hoặc ở Lâu Đài Nakajin.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/UenoParkHanami.jpg
Ngắm hoa anh đào ở Công Viên Ueno

Một hình thức lâu đời khác của Hanami hiện giờ vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản, đó là tục ngắm hoa mơ ( ume ) thay vì hoa anh đào ( sakura ). Những người luống tuổi thường chuộng hanami kiểu này hơn bởi họ cảm thấy thanh tịnh, yên bình, trái ngược hẳn với những bữa tiệc ngắm hoa anh đào của giới trẻ - luôn ồn ào và náo nhiệt.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/2967038706_42a03a66a1.jpg
Vẻ đẹp của hoa Mơ ( ume ) cũng không hề kém cạnh hoa anh đào đâu nhé

Việc ngắm hoa đã xuất hiện ở Nhật Bản từ nhiều thế kỉ trước và phong tục này được cho là bắt nguồn từ thời Nara ( 710 – 794 ). Khi ấy người ta chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa mơ. Thời Heian ( 794 – 1185 ); hoa anh đào trở nên hấp dẫn hơn nên đã dần thay thế vị trí ban đầu của hoa mơ. Cũng bắt đầu từ thời điểm đó, trong các tứ thơ tanka và haiku, từ “hoa” ở đây đều có ý chỉ “hoa anh đào”.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/festival-hanami1.jpg

Hanami lần đầu tiên được sử dụng như một thuật ngữ ám chỉ việc “ngắm hoa anh đào” trong quyển tiểu thuyết “Truyền thuyến Genji” ( chính xác là vào chương 8, 花宴 Hana no En, "Dưới cây anh đào" ) xuất bản vào thời Heian. Tác phẩm này có đề cập đến một buổi tiệc ngắm hoa và kể từ thời điểm ấy, từ “hanami” hay “tiệc ngắm hoa” là những từ nghiểm nhiên dùng để miêu tả việc ngắm hoa khi xuân đến.

Mùa hoa đào nở được coi như cột mốc bắt đầu mùa thu hoạch và báo hiệu một vụ mùa mới đang đến gần. Người dân Nhật Bản tin vào “hami” ( thần ) ần trong những cây hoa đào và cầu xin những vị thần anh đào ấy phù hộ độ trì cho những điều tốt lành sẽ đến với mình cũng như gia đình, người thân trong năm mới.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/kozfak_03.jpg

Hoàng đế Saga thời Heian đã chính thức phổ biến tập tục ngắm hoa này và hàng năm vấn cho tổ chức tiệc ngắm hoa với rượu Sake dưới những tán cây anh đào được trồng ở Tòa Án Hoàng Gia Kyoto. Và rồi, trong không khí vui tươi của bữa tiệc mừng xuân đến ấy, người ta sẽ viến những áng thơ ca ngợi nét đẹp thanh tao trong những đóa hoa vừa mới hé nở, như một phép ẩn dụ cho chính cuộc đời con người : rạng rỡ, xinh đẹp nhưng cũng rất ngắn ngủi, phù du. Quan niệm này về cuộc đời là khá phổ biến đối với người dân xứ sở mặt trời mọc xuyên suốt quá trình lịch sử lâu dài và rất được trân trọng. Ví dụ như đối với các samurai, họ chọn cách kết thúc cuộc đời mình trong niềm vinh quang chứ tuyệt đối không chịu để mình chết dần chết mòn trong già nua, yếu đuối ( tinh thần võ sĩ đạo ). Các nhà thơ thời Heian đã viết rất nhiều áng thơ làm nổi bật lên vai trò quan trọng của những cánh anh đào mỏng manh, vì nếu không có những đóa hoa ấy, loài người không tài nào biết được cuộc sống của chúng ta vốn rất ngắn ngủi và sẽ để cho thời gian ấy trôi qua mà sống hoài, sống phí, không biết tôn trọng từng phút giây ta đang tồn tại.

Tập tục ngắm hoa ban đầu chỉ giới hạn cho các thành viên hoàng tộc ( được tổ chức hàng năm tại Tòa Án Hoàng Gia Kyoto ), rồi sau đó mới mở rộng ra thêm cho tầng lớp samurai vào thời Azuchi-Momoyama ( 1568–1600 ). Tại thời điểm này, Toyotomi Hideyoshi cho tổ chức những bữa tiệc ngắm anh đào với quy mô lớn ở Yoshino và Daigo-ji. Một thời gian ngắn sau đó, những người nông dân Nhật Bản bắt đầu tạo nên truyền thống leo lên những ngọn núi gần nhà và ăn trưa dưới tán cây anh đào. Phải mãi đến thời Edo thì hamami mới thực sự phổ biến trong tất cả mọi tầng lớp nhân dân. Tokugawa Yoshimune cho trồng những cụm hoa anh đào nhằm khuyến khích tập tục này phát triển. Dưới gốc anh đào cổ thụ, mọi người cùng ăn trưa và uống rượu Sake trong không khí vui vẻ, đầm ấm.

Ngày nay, người dân Nhật Bản vẫn tiếp tục kế thừa và phát triển truyền thống tốt đẹp này, họ tụ tập ăn uống dưới bất kì gốc cây anh đào nào tìm được. Hàng ngàn người đổ về những công viên để tổ chức tiệc ngắm hoa và đôi khi, những bữa tiệc này kéo dài đến tận khuya . Quá nửa lãnh thổ Nhật Bản chìm trong sắc hồng của hoa anh đào trùng với thời điểm bắt đầu năm học của học sinh và năm làm việc của công nhân viên chức, chính thế nên những bữa tiệc ngắm hoa còn mang một ý nghĩa là để khởi đầu một năm học tập và làm việc. Người Nhật Bản còn kế thừa cả truyền thống đi dạo quanh công viên. Họ coi đó như một hình thức để loại bỏ những tâm niệm xấu và làm mới đầu óc, tinh thần chuẩn bị đón chào một năm mới.

Câu thành ngữ hài hước “Hana Yori Dango” ( Dango hấp dẫn hơn đứt hoa ) đã miêu tả trần trụi mà chính xác về tâm lí của những người đi ngắm hoa anh đào là người ta quan tâm đến đồ ăn thức uống nhiều hơn “vẻ đẹp hoa anh đào” ( cũng phải thôi, có thực mới vực được đạo mà ). Câu thành ngữ này hẳn cũng đã quá quen thuộc với dân Otaku nhà mình rồi nhờ, vì nó đã được đặt làm tựa đề cho bộ Manga – Anime nổi tiếng từng gây tiếng vang trên khắp châu Á với ba phiên bản phim truyền hình chuyển thể của Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc với cái tên khác là Boys Over Flowers.

“Có xác người được chôn dưới gốc cây anh đào !!” ( 桜の樹の下には屍体が埋まっている Sakura no ki no shita ni wa shitai ga umatte iru! ) là một câu nói phổ biến về Hanami. Nếu xét về xuất xứ sâu xa của câu nói này thì nó vốn dĩ là câu mở đầu trong truyện ngắn “ Dưới gốc đào” do tác giả Motojiro Kajii sáng tác.

Hoa lịch được Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Nhật Bản thông cáo cho toàn dân trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và nếu có ý định tổ chức một buổi hanami, bạn sẽ phải theo dõi chương trình này cực kì cẩn thận bởi hoa anh đào nở trong thời gian rất ngắn, không quá hai tuần là đã tàn lụi. Vùng đảo miền nam Okinawa là nơi anh đào nở đầu tiên do khí hậu cận nhiệt đới đặc trưng, còn vùng đảo Hokkaido - cực Bắc Nhật Bản thì hoa đào nở muộn nhất. Ở hầu hết các thành phố lớn như Tokyo, Kyoto hay Osaka, mùa hoa anh đào nở thường bắt đầu từ cuối tháng ba đến đầu tháng tư. Giới báo chi và truyền thông cũng quan sát và đưa tin sát sao theo “đường hoa nở”, di chuyển chầm chậm từ cực Nam ( đảo Okinawa ) cho đến địa đầu phía Bắc Tổ Quốc ( Hokkaido ).

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami-10-360291.jpg

Một bữa tiệc ngắm anh đào ngoài màn ăn uống còn có thêm phần văn nghệ cho tinh thần thêm phơi phới ( nếu bạn muốn một điển hình cho tinh thần phơi phới này, hãy xem thử bộ “Honey and Clover” là biết nhé ). Có một số món đặc biên chuyên được làm riêng cho dịp này như Dango và Bento, còn với đồ uống, người ta uống rượu Sake vì đó là một phần của truyền thống.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/obento-dacbiet-cho-hanami.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/sakura_hanami_bentou.jpg
Bento - món cơm hộp luôn có mặt trong các bữa tiệc ngắm hoa Hanami

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami-dango-1.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami_dango_600_001205Bcualo5D.jpg
Ngon mắt với Dango - món ăn truyền thống đặc trưng của Nhật Bản

Những lễ hội Hanami không chỉ phổ biến trên đất Nhật mà còn rất có sức quyến rũ đối với các quốc gia khác trong những năm gần đây. Có những bữa tiệc ngắm hoa với quy mô nhỏ hơn được tổ chức ở Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines và Trung Quốc.

Hanami cũng đã vượt đại dương xa xôi đi nửa vòng Trái Đất để đến với Hoa Kì. Vào năm 1912, Nhật Bản gửi 3 000 cây anh đào sang Hoa Kì như một món quà thể hiện mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia và sau đó, năm 1968, Nhật Bản tặng cho Hoa Kì thêm 3 800 cây nữa. Tất cả những cây anh đào này đều được trồng trang trọng ở thủ đô Washington DC và trở thành một điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách tham quan. Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, khi những nụ hoa bắt đầu hé nở, nơi đây lại tổ chức “Lễ Hội Hoa Anh Đào”.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/800px-Chblossomfest.jpg
Lễ hội Quốc Tế Hoa Anh Đào tổ chức ở Macon, bang Georgia - Hoa Kì

Tại vùng Macon bang Georgia, người ta cũng tổ chức một lễ hội với cái tên “Lễ Hội Quốc Tế Hoa Anh Đào ” vào mỗi độ xuân về. Macono được coi như “Thủ Đô của Hoa Anh Đào” bởi có khoảng 300 000 cây anh đào đang được trồng tại đây.

Ở Brooklyn, New York, “Lễ Hội Hoa Anh Đào Hàng Năm” – “Sakura Matsuri” được tổ chức vào tháng năm ở Brooklyn Boganic Garden. Lễ hội này được tổ chức lần đầu vào năm 1981 và trở thành hoạt động thu hút nhiều du khách nhất trong năm của Brooklyn Boganic Garden. Những lễ hội tương tự cũng có ở Philadelphia và một số vùng khác trên toàn lãnh thổ Hoa Kì.

Hanami còn được tổ chức ở nhiều nước Châu Âu, điển hình là tại Phần Lan, người ta tụ tập ngắm hoa ở Helsinki – Roihuvuori. Những người Nhật Bản sinh sống và làm việc tại đây đã đóng góp 200 cây anh đào, hiện đang được trồng trong một công viên gần Roihuvuori. Những cây anh đào này thường nở vào độ giữa tháng 5.

1 số bức ảnh về Hanami:


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami_japan_23_1717968249.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/1298862249-hanami-japan-8.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami02.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami-10-360291.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami_japan_22_2003462593.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/hanami_japan_26_1949555328.jpg
Dịu dàng sắc anh đào nở rộ mừng xuân sang…


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/yozakura3.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/yozakura.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/yozakura03.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/DSC09082.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/6a00d834515b7b69e200e54f4b5b888834-500wi.jpg
YOZAKURA



Nguồn: en.wiki
V-trans: Dragonindigo

yagi
01-01-2012, 10:32 AM
Hoa đẹp quá, chỉ có hoa anh đào mới nở rộ cả cây đẹp như vậy thôi.
Làm nhớ lại cái thời đã mong tìm hoa anh đào ở Việt Nam về trồng, rồi sẽ ngồi dưới gốc cây cầm chén rượu uống thử xem thế nào (Mặc dù chưa biết uống)

fatmantheloner
01-01-2012, 11:52 AM
Đẹp quá, cứ mỗi lần nhìn thấy hoa anh đào là lòng lại bồi hồi xao xuyến, những cánh anh đào mỏng manh tươi thắm cũng giống như kiếp người ngắn ngủi, nở rộ khoe sắc trong thoáng chốc để rồi lại theo những cơn gió trở về với đất, nhắc nhở ta hãy sống một cuộc sống ý nghĩa giữa cuộc đời phù du ngắn ngủi,và tinh thần võ sĩ đạo sẽ mãi mãi bất diệt như hoa kia luôn nở mỗi độ xuân về.
Yêu, yêu nước Nhật nhìu lắm, chúc cho những cách anh đào sẽ ngày càng thắm hơn cũng như nước Nhật sẽ ngày một phát triển hơn, chúc cho các bạn, những người con của đất nước mặt trời mọc, vượt qua nỗi đau sóng thần vừa qua để lại ngày càng mạnh mẽ hơn, để hướng đến một tương lai mới tươi sáng hơn. Mặt trời sẽ mãi mãi tỏa sáng trên nước Nhật!!!

hey911
01-01-2012, 01:07 PM
Cuộc sống tinh thần của người Nhật phong phú thật đấy. Thấy hoa anh đào lại nhớ tới bài "Sakurairo Mau Koro".