PDA

View Full Version : Atae Yuki nghệ sĩ điêu khắc vải



Kasumi
05-01-2012, 05:06 PM
Người Pháp nồng nhiệt và trân trọng đón các tác phẩm của nghệ nhân Atae Yuki mang đến từ Nhật bản cho cuộc triển lãm tại Bảo tàng Baccarat, nằm trong lâu đài của bà tử tước Marie-Laure de Noailles, Paris. Ông là một nhà điêu khắc…vải. Ông gắn bó đời mình với những con búp bê và mang lại sự sống cho chúng. Cuộc triển lãm của ông là kết quả của một quá trình nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật suốt hơn 20 năm.


http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki1.jpg
Nghệ nhân Atae Yuki

Tác phẩm của ông đa số phản ánh cuộc sống gia đình và xã hội hết sức quen thuộc của những người nông dân thời kỳ Showa (1925-1989), đưa người ta trở lại với quá khứ tưởng chừng như đã bị lãng quên. Búp bê vải của ông còn kể lại cho người xem qua những đôi mắt lung linh, sinh động một cách kỳ lạ những kỷ niệm và những cảm xúc trân quý của chính ông. Bàn tay ông kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo chọn lựa từng miếng vải có chất lượng cao để có thể tồn tại với thời gian, để làm nên sự hài hòa, thanh nhã của các trang phục truyền thống.

Sinh năm 1937, tốt nghiệp Nippon Design School, ông làm việc nhiều năm trong một xưởng sản xuất người mẫu trước khi say mê búp bê vải. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà đạo diễn Yasujiro Ozu, nhiều sáng tạo của ông lấy cảm hứng từ các bộ phim của Ozu để bày tỏ lòng kính trọng và tưởng nhớ.

Không cần phải có kiến thức thâm sâu về văn hóa Nhật bản để thưởng thức vẻ đẹp yên bình toát ra từ những búp bê vải của ông. Mỗi tác phẩm được sáng tạo một cách biệt lập như một bức tranh nhỏ có câu chuyện của riêng mình. Từng bức tranh lại kết hợp với nhau làm nên một bức tranh vĩ đại về đời sống của người dân Nhật bản.

Một số tác phẩm sau của ông trưng bày tại Paris được bạn bè quốc tế đánh giá cao


http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20013.jpg
Hạnh phúc – Phải chăng phút giây hạnh phúc khôn tả trong đời một người mẹ là đây.

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20014.jpg
Bàn tay bé bỏng xách nước chuẩn bị bữa ăn. Ông chú trọng đến việc lột tả qua khuôn mặt sự cần cù và tự nguyệncủa bé gái trong việc làm hàng ngày.

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%2001.jpg
Đi mua rượu saké buổi tối là nhiệm vụ của các bé trai. Bình rượu trong tay em lấy mẫu từ bình rượu cổ nhưng làm bằng giấy.

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20015.jpg
Bé ở nhà một mình. Điện thoại reo, liệu bé có biết trả lời không?

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%2009.jpg
Ai mà chẳng có kỷ niệm tuổi ấu thơ đã có lần “tè” ra giường. Một cảm giác dễ chịu trong một giấc mơ trở thành nỗi sợ hãi tột độ khi bừng tỉnh. Em bé lúng túng giữa cảm giác hối hận và không thoải mái.

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/atae20yuki20010.jpg
Những con chim sẻ trong vườn : Em gái và u em đang ngắm những con chim sẻ nhảy nhót trong vườn. Ở đây ông muốn cho chúng ta thấy được sự tương phản : một là nét thơ ngây của em bé và một là nỗi ưu tư cho ngày mai phảng phất trên gương mặt của u em còn rất nhỏ.

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20020.jpg
Ngàynay, ngay cả các cô học trò bé bỏng cũng được trang bị điện thoại cầm tay. Tuổi thơ của các em liệu có còn vô tư lự hay không trước tiện nghi vật chất thái quá này ?

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%2005.jpg
Em bé có vẻ mặt hơi lo lắng. Em vừa gõ cửa nhà một người bạn của mẹ. Em cần phải trao món quà bọc trong tấm vải lụa vuông kia.

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20027.jpg
Madame Miwa (dựa theo phim “Mùa xuân muộn màng” của OZU Yasujirô).

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20029.jpg
Dì Otane (Dựa theo phim của OZU).

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%2007.jpg
Ông còn giữ ấn tượng về những em bé thiêm thiếp ngủ ở nhà một người bạn và đã dày công tìm các loại vải có style hiện đại để biểu hiện cảm xúc luyến tiếc hình ảnh trong sáng này.

http://nico.vnweblogs.com/gallery/11208/atae%20yuki%20025.jpg
Noriko (dựa theo phim Chuyến thăm Tokyo của OZU Yasujirô)


Theo nico.vnweblogs
Ảnh: Bảo tàng Baccarat