PDA

View Full Version : [Tham Khảo]Giai thoại thiền- Viên Đức.



snowdog
05-02-2012, 09:57 PM
Mình mới đọc một quyển sách về các giai thoại thiền định của Nhật cũng như TQ, thấy khá hay. Do không tìm được text trên mạng nên xin phép mỗi ngày một vài câu chuyện, hi vọng nó đem lại một cảm nhận mới cho mọi người. Cuốn sách này kể về những câu chuyện trong đời thường cũng như thiền định của các thiền định sư người Nhật, ngoài ra còn có các thiền định sư Trung Quốc và Việt Nam. Mình xin phép chép theo thứ tự của tác giả, thứ hai chép lại một cách đầy đủ, dù sao thiền định là nền văn hóa cũng như tri thức không chỉ riêng Nhật Bản mà còn của nhiều nước khác. Hi vọng mọi người không ý kiến khi bắt gặp những giai thoại của cổ nhân một nước nào đó không phải Nhật nhé. Âu chăng thiền đều chung nguồn gốc và mục đích giải phóng con người. Trong cuốn sách, thiền sư Viên Đức không chú giải mỗi câu chuyện, thôi thì mỗi người xin hãy tự suy nghĩ câu chuyện đó theo cách của riêng mình, vì tự suy nghĩ và ngộ ra luôn tốt hơn người ta giảng dạy nhiều lắm. Những chỗ nào chuyên môn cần chú giải, mình sẽ cố gắng bổ sung để tiện nắm bắt câu chuyện. SD tớ xin bắt đầu với lời nói đầu và giai thoại đầu tiên.


Lời nói đầu
Chúng ta thường chỉ đến với Thiền vào những khi lo toan, thất vọng, căng thẳng, hoài nghi hoặc khi đã...già lão.(Thiền mặc nhiên được xem như là một phương thức chữa trị, tiêu trừ phiên não.- Đây có phải là cứu cánh cốt lõi của Thiền hay không? Chúng ta không bàn đến.)
Chúng ta cũng thường chỉ tìm đến với Thiền qua những mẩu chuyện, những giai thoại hay những công án... tản mạn. (Đây được xem như con đường "nhẹ nhàng", đơn giản, cơ bản để "xâm nhập" thế giới Thiền.- Điều này có thực đúng hay không? Chúng ta cũng không bàn đến.)
Cũng vậy, khi cơ thể đâu yếu, bạc nhược trầm kha hay rã rời vì rượu thịt...chúng ta lại nôn nả đi tìm những bữa ăn chay thanh đạm, những thức dưỡng sinh như gạo lứt, muối mè....(Ăn chay ở đây, rốt ráo cũng chỉ là một cách chữa trị, thanh lọc cơ thể.-Việc này phải hiểu ra sao? Chúng ta cũng không phân tích đến).
Nhưng rồi thì thế nào cũng có một ai đó trong chúng ta đâu ngờ:

Mùi Thiền, đã bén mùi dưa.(Kiều).
và tìm thấy được an nhiên, tự tại trong cuộc sống với tấm lòng hạnh phúc và thương yêu.
Mùi Thiền cũng như muối dưa, có đậm có nhạt. Chúng ta cảm nhận phong vị Thiền cũng theo mức độ, căn cơ của mỗi người.
Nhưng điều đó cũng chẳng cản ngại gì cho chúng ta:

trong thời gian rảnh rỗi,
trong những cơn khủng hoảng.
trước hay sau một cuộc hẹn,
vào giờ giải lao,
lúc vui,
khi buồn....
giở hú họa một trang trong GIAI THOẠI THIỀN, đọc ngẫu nhiên vài dòng...và sẽ chợt cảm nhận một điều gì đó rất mới lạ mà cũng rất xưa cũ nhưng vì trong cuộc sống tất bật hàng ngày nó đã bị phủ mờ bởi lãng quên, mê đắm, bởi u uất, vọng động...
Thế là:"...có một cái gì tươi trẻ lại. Hoa xuân trông sẽ tươi đẹp hơn, suối núi chảy sẽ mát và trong hơn."
Rồi chúng ta sẽ nhận ra rằng cái cõi nhân gian bé tí hỗn độn này thật đáng yêu vô cùng. Đáng yêu ngay cả những gì đáng ghét nhất.

22/6/96

snowdog
05-02-2012, 10:11 PM
Câu chuyện thứ nhất.


Đúng và sai

Trong những tuần an cư để thiền định của Bankei, nhiều đệ tử khắp nơi trên đất Nhật đến theo học. Giữa cuộc tụ tập này, có một anh đệ tử bị bắt quả tang về tội ăn cắp. Việc này được trình lên Bankei với lời yêu cầu là phải trục xuất tội phạm. Bankei làm ngơ vụ này.
Sau đó , người đệ tử này lại bị bắt trong một hành vi tương tự. Bankei cũng bỏ qua luôn.Việc này làm những đệ tử nổi giận. Họ làm tờ khiếu nại hành động xấu của kẻ cắp, tuyên bố rằng nếu không họ sẽ bỏ đi nơi khác.
Bankei đọc xong lời khiếu nại, ông gọi tất cả mọi người đến nói:
"Các anh là những người khôn ngoan. Các anh biết việc gì là đúng, việc gì là không đúng. Các anh có thể đến nơi nào khác để học nếu các anh muốn. Nhưng người anh em đáng thương này không biết phân biệt đúng sai. Nếu tôi không dạy thì ai dạy cho anh ta. Tôi sẽ giữ người anh em này lại dù cho tất cả các anh em bỏ đi hết."
Một suối nước mắt chảy xuống rửa sạch khuôn mặt người đệ tử ăn cắp. Tất cả lòng ham muốn ăn cắp biến mất.
_____

Chú giải:

An cư: Ở yên một nơi để tu học. Xưa ở Ấn Độ, về mùa hạ, đức Phật cũng như các đệ tử không thể đi giảng pháp vì mưa lớn, việc đi lại khó khăn, lại sợ dẫm chết cây cối và côn trùng nên các vị thường ở yên một nơi. Sau này lệ an cư vẫn giữ được từ 15/4 đến 15/7 Âm lịch

Bankei : Bàn Khuê Vĩnh Trác (盤珪永琢, ja. bankei yōtaku (eitaku)), 1622 – 1693, cũng được gọi là Bàn Khuê Quốc sư (zh. 盤珪國師, ja. bankei kokushi), là một vị Thiền sư Nhật Bản, thuộc tông Lâm Tế, hệ phái Diệu Tâm tự (妙心寺, ja. myōshin-ji). Sư là một trong những Thiền sư danh tiếng nhất trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản với tư cách là người đã phổ biến thiền học đến lớp quần chúng.
Xem thêm về thầy Bankei tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0n_Khu%C3%AA_V%C4%A9nh_Tr%C3%A1c

snowdog
06-02-2012, 03:39 PM
Câu chuyện thứ nhì:



Người ta không thể ăn cắp mặt trăng

Ryoukan là một thiền sư sống một cuộc đời đơn giản trong một căn lều nhỏ dưới chân một hòn núi.
Một buổi chiều, có tên trộm viếng lều của Ryoukan lục soát để lấy đồ.
Ryoukan về bắt gặp hắn đang lục soát, nói:"Có lẽ anh từ xa đến đây để viếng tôi. Chẳng lẽ anh trở về tay không sao. Hãy lấy quần áo của tôi để làm một món quà".
Tên trộm ngạc nhiên. Hắn lấy quần áo của Ryoukan rồi tẩu thoát. Ryoukan ngồi trần truồng, trước mặt nhìn trăng thơ mộng:
"Hỡi người bạn nghèo khổ! Ước gì ta có thể cho anh mặt trăng đẹp này"
_____

Chú giải:

Ryoukan: Thi sĩ Thiền sư Nhật Bản Ryokan là một trong những khuôn mặt đáng yêu nhất của văn học Á Châu. Cũng như người đồng thời với ông, Thoreau, một triết gia Hoa Kỳ, Ryokan ca ngợi thiên nhiên và đời sống thiên nhiên.


Ông sinh năm 1758 tại tỉnh Echigo, một tỉnh hẻo lánh và mênh mông tuyết phủ, tọa lạc tại phía Bắc Honshu, giáp biển Nhật Bản. Cha ông là một trưởng làng, đồng thời là một thi sĩ chuyên sáng tác thể thơ “hài cú” (Haiku). Ryokan được hấp thụ một nền giáo dục triệt để cổ điển của Trung Hoa và Nhật Bản. Nhút nhát và siêng học khi còn bé, Ryokan là một Don Juan tại địa phương một thời gian ngắn trong thời thơ ấu của ông. Tiếp theo đó là sự khủng hoảng tinh thần trong lứa tuổi đôi mươi, tuy nhiên ông đã khước từ di sản của cha mẹ, và bước chân vào thiền viện.
Tham khảo bản đầy đủ hơn về thiền sư tại http://chutluulai.net/forums/showthread.php?t=11943

snowdog
06-02-2012, 03:59 PM
Câu chuyện thứ ba


Sự cải hóa chân thật

Ryoukan đã hiến đời mình cho việc học thiền.
Một hôm Ryoukan nghe nói về người cháu trai của ông, mặc cho những lời khuyên nhủ của những người thân thuộc, đang vung phí tiền bạc với một kỹ nữ giang hồ. Bởi vì anh ta đã thay chỗ Ryoukan để quản lý tài sản và quyền sở hữu gia đình đang trong tình trạng nguy hiểm bởi sự hoang tàng tàn phá. Những người thân quyến yêu cầu Ryoukan phải có cách cứu vãn.
Ryoukan du hành qua một đoạn đường dài để viếng người cháu mình đã nhiều năm không gặp mặt. Người cháu tỏ vẻ vui mừng khi gặp lại chú mình và mời ông chú ở lại đêm đó.
Ryoukan thiền định suốt đêm. Sáng hôm sau khi ra đi Ryoukan bảo người cháu:
"Chú già rồi tay run quá không làm việc được dễ dàng. Cháu buộc hộ chú chiếc dép rơm được không?"
Người cháu ngoan ngoãn vâng lời. Ryoukan nói lời sau cùng:
"Cám ơn cháu, cháu thấy đó, con người rồi cũng phải già yếu đi dần dần theo từng ngày. Cháu hãy bảo trọng lấy thân cháu"
Rồi Ryoukan từ giã, không một lời về người kỹ nữ giang hồ cũng như sụ phàn nàn của bà con. Nhưng từ sáng hôm đó, người cháu không còn hoang phí tiền của nữa.