PDA

View Full Version : Edo Komori Uta



Acmagiro
27-08-2006, 01:03 PM
Những bài ca ru con
Warabe Uta,đúng nghĩa gốc là những bài đồng dao. Và không người Nhật nào là không biết,cho dù có thích hay không. Người thích warabe uta giữa thời đại âm thanh điện tử này thật là lạ lùng. Trong số những bài hát warabe uta thì có lẽ những bài ca ru con , Komori Uta là những bài hát quen thuộc nhất đối với những người tuổi 30 trở lên.
Bởi trong quá khứ họ đã từng là nhân vật trong lời bài hát.
Link dưới đây là bài ca ru con vùng Edo , Edo no Komori Uta.

http://esnips.com/doc/739ba8b3-7f46-47eb-bf5c-59eba39de09e/Edo-Ko-Mori-Uta.wma


Nhân đây bài viết này đề cập đến những suy nghĩ của một người đã qua thời thơ ấu. Bài này đăng trong tạp chí Shukan Asahi, Hiba dịch.
Denden Taiko ni Sho no Fue
( Denden Taiko là một loại trống nhỏ ,thường có 2 sợi dây buộc 2 lục lạc gõ vào 2 mặt trống khi lắc. Sho no fue là một loại nhạc khí trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản,một dạng sáo)

Tôi nhớ có lần chở một người bạn nữ trên ô tô,xe vừa chạy chẳng bao lâu thì cô ta lăn ra ngủ say sưa. Khoảng một tiếng sau thì tỉnh giấc,ngáp dài giọng ngái ngủ
“A ngủ đã quá. Mà anh là người thật kỳ lạ. Vừa lái xe vừa nghe loại nhạc này thì thật hiếm. Nó làm tôi buồn ngủ quá,nghe chưa hết 2 bài đã ngủ mất…”

Dạo này tôi thường nghe CD “Komori Uta” trong khi lái xe, CD do King Record phát hành tên là “ Komori Uta Furusato e no tabi” . Đây là CD nhạc bao gồm tất cả các bài hát ru con khắp mọi vùng trên đất nước Nhật Bản từ Hokkaido cho đến Okinawa,thảy là 39 bài. Đó là những bài hát ru con cũ,có những bài nổi tiếng như Edo no Komori uta nhưng cũng có nhiều bài tôi chỉ mới nghe lần đầu. Và tôi cũng chẳng hiểu lắm ca từ của chúng. CD này thâu giọng hát của một bà lão 99 tuổi đang hát cho đứa cháu nghe ngay tịa địa phương hay có nhiều phương ngữ của mỗi vùng,tiếng Ainu,tiếng Okinawa nên ý nghĩa thì chẳng hiểu mấy. Vì vậy mà “chưa nghe hết 2 bài đã ngủ mất…”

Ờ thì đó là chuyện đương nhiên. Nhưng mà trái lại tôi rất thích CD này,không hề thấy buồn ngủ chút nào. Đối với tôi thì tuy không hiểu hết ý nghĩa nhưng bài nào cũng thấy thích vì âm điệu buồn buồn nhẹ nhàng của chúng.
Vào lúc đầu thì tôi chỉ thấy hứng thú với những bài nổi tiếng như “Edo no Komori Uta” mà thôi. Và thật ngạc nhiên khi thấy ca từ như thế này
“ Nen nen no Omori wa doko e ita. Ano yama koete sato e ita. Sato no miyage ni Nani morota “
(Ngủ đi con,vú nuôi đã đi đâu rồi. Vú vượt qua ngọn núi kia về nhà rồi. Con muốn nhận quà gì khi vú trở lại?)
Thật bất ngờ khi thấy hầu như các câu trả lời đều là
“Denden taiko ni Sho no fue”

Ngày đầu tiên khi nghe CD này tôi rất ngạc nhiên khi thấy câu trả lời là các đứa bé đều muốn có món quà là trông denden và sáo sho. Lúc đó tôi vừa lái xe vừa cười thầm,nghĩ rằng không biết nếu đưa cho bọn trẻ bây giờ những thứ này chúng sẽ nghĩ sao?.
Dĩ nhiên bài hát này đã tồn tại bốn trăm năm rồi và những đứa trẻ ngày ấy khi nhận những món như trống denden và sáo sho thì vui mừng lắm. Rồi tôi dừng xe,kiểm tra ca từ của từng bài và danh sách quà tặng là

“Edo no Komori Uta”
Denden taiko ni Sho no fue, Okya agari kobóushi ni…

“ Nenneko “ của vùng Iwate
Pi-Pi gara gara sho no fue
“ Nen ne Okorori” của vùng Niigata.
Den den Taiko ni Naru tuzumi Oki agari koboushi ni saru ningyou
“Nen nen kororiya “ của vùng Shimane
Tenten Taiko ni Sho no fue
“Neireyo Neireyo” của vùng Tokushima
Denden Taiko ni sho no fue
“Nen nen kororin” của vùng Fukuoka
Denden taiko ni sho no fue.
Và phần lớn món quà mà người giữ trẻ sẽ mang về đều là “trống denden” và “sáo sho”
Một số địa phương như Tokushima,Fukuoka đều có thêm câu
“ Sore wo mourote nanisuru, Fuitari Suitari shite asobu”
Hay “ Naruka naranuka fuite misha”

Vâng,sau khi nhận món quà bọn trẻ sẽ làm gì? Chúng sẽ thổi chơi xem có kêu không? . Có thể thấy được bọn trẻ rất trân trọng những món đồ này và hồi hợp khi chưa biết chúng hoạt động ra sao. Ngày xưa khi dân chúng còn nghèo,giao thông cách trở và thường nhật chẳng có lắm thứ tiêu khiển như ngày nay thì chắc là những món qùa đơn giản này cũng làm say lòng lũ trẻ. Bây giờ thì bọn trẻ không thiếu những món giải trí điện tử nên chắc chẳng quý giá những món đồ tầm thường này.
Nhớ lại vài năm trước khi tôi đi thu thập tài liệu ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Khi đến một góc của phố Ly Giang thì thấy hai đứa bé trai đang say sưa chơi trờ đóng đinh lên một tấm ván. Chỉ đơn giản là một tấm ván và chúng dùng một viên đá để đóng lên đinh rồi nhổ ra,nhưng hai đứa có vẻ say sưa và mãi nói với nhau những gì. Có lẽ chúng thảo luận về cách đóng và nhổ đinh. Mấy tiếng đồng hồ sau khi tôi quay lại vẫn thấy chúng còn đang mải miết đóng đinh.
Rồi khi tiến sâu vào đất Trung Quốc,đến một vùng sa mạc mà ngày xưa là con đường tơ lụa,tận phía nam có hồ Aidein. Gọi là hồ nhưng cứ đến mùa khô là không có một giọt nước,quang cảnh xung quanh chỉ là cát nóng cháy da và những ngọn núi trơ trọi. Đây hẳn không phải là nơi người ở,nhưng cuối cùng cũng thấy một căn nhà trơ trọi. Trước nhà là một đứa bé chừng 3 tuổi đang mãi chơi với cái nắp đậy hộp thức ăn cho gia súc. Bố mẹ thằng bé nói nó đã chơi một mình với cái nắp đã mấy tiếng rồi. Khi tôi cho nó cây viết 3 màu và quyển vở thì mặt nó đỏ hẳn lên,hơi thở dồn dập. Chắc là đôí với nó thì cây viết 3 màu và quyển vở kia cũng giống như trống denden và sáo sho.
Tôi vừa nghe nhạc vừa nhớ lại chuyện xưa,trong khi cô bạn lại ngủ mất tự lúc nào.

chumeo_di_hia
01-08-2007, 03:04 PM
hay quá , bài 'hamabenouta' có tiếng sao hay thật ,

bạn Acmagiro ơi! up toàn bộ đĩa nhạc ru con của bạn lên 4rum đi , nghe hay quá

Acmagiro
02-08-2007, 09:56 PM
Thật lạ khi có người thích.
Bạn vào esnips của tớ tha hồ nghe

http://www.esnips.com/web/wasurarenuuta



http://www.esnips.com/web/wasurerarenuuta