PDA

View Full Version : Đôi điều tìm hiểu về lịch sử phát triển thể loại Kamishibai (kịch giấy) Nhật Bản



Kasumi
10-02-2012, 08:20 PM
Với tư cách là người làm công tác nghiên cứu văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa truyền thống, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một loại hình văn hóa dành cho thiếu nhi đang âm thầm tồn tại trong làn sóng các loại hình giải trí hiện đại ngày nay, đó là Kamishibai (kịch giấy) - một loại hình giải trí mang tính cộng cảm cao.


http://www.chinatownconnection.com/images/kamishibai2.jpg

Có thể hiểu một cách khái quát về Kamishibai như sau: “Trong một hộp gỗ có cửa mở ra khép vào, được coi là sân khấu, người ta luồn theo chiều ngang những bức tranh vẽ trên khổ giấy lớn và viết lời thuyết minh vào phía sau. Người kể chuyện thông qua những động tác, điệu bộ, lời thoại của mình làm cho câu chuyện vẽ trên giấy trở nên sống động, truyền cảm, cuốn hút người xem, đặc biệt là trẻ em”.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c0/Kamishibai_artist_at_kyomizudera_1.jpg

Đ㕠có một thời, Kamishibai, loại hình văn hóa giải trí rất bình dân, được các em nhi đồng yêu thích vì nội dung dễ hiểu, tranh vẽ đẹp và nhất là được nghe người dẫn truyện rất hấp dẫn. Có thể nói, Kamishibai là một phương tiện rất hữu hiệu để chuyển tải đến trẻ em những câu chuyện giản dị, có tính giáo dục. Thông qua tác phẩm được lắp ghép bằng những bức tranh và lời giải thích của cô giáo, những câu chuyện kể giản dị mang tính giáo dục sâu sắc đ• làm cho các em hiểu được thế giới quanh mình cũng như tình bạn, tình yêu... Dù cốt truyện là đề tài chuyện vui, chuyện giáo dục hay cổ tích... đều đem lại cho các em những kiến thức khoa học và cả cách ứng xử trong cuộc sống.

Vào đầu những năm 1960, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, sự du nhập ồ ạt văn hóa ngoại lai, Kamishibai đ• dần mất đi chỗ đứng trong đời sống tinh thần của người Nhật. Cùng với những lý do chính trị khác (thể loại Kamishibai “quốc sách” đ• từng được sử dụng như một phương tiện tuyên truyền đắc lực của chính phủ Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai...), Kamishibai không được đánh giá ngang hàng với các bộ môn văn hóa dành cho trẻ em như truyện tranh, truyện thiếu nhi.

Tuy vậy, không thể phủ nhận giá trị tinh thần, giá trị giáo dục mà Kamishibai đ• đem lại trong những giai đoạn lịch sử nhất định. ở bộ môn nghệ thuật này, vai trò điều khiển của người dẫn truyện, hay nói cách khác, yếu tố con người và tính “cộng cảm” giữa người biểu diễn và người xem là hết sức quan trọng. Đây chính là yếu tố mà nhiều loại hình giải trí hiện đại không thể nào có được. Có thể nói, Kamishibai có khả năng làm cho con người xích lại gần nhau hơn trong thời đại mà các thiết bị giải trí ngày nay đang làm cho khoảng cách giữa họ trở nên ngày càng lớn. Đó cũng là một trong những lý do khiến Kamishibai đang được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm trở lại.

Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn đọc đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển Kamishibai, bộ môn văn hóa-nghệ thuật khá thú vị và độc đáo của người Nhật Bản.

1. Nguồn gốc của Kamishibai

Tìm hiểu nguồn gốc của Kamishibai, có thể thấy nó có liên quan đến thể loại “tranh cuốn” (e-maki). Tranh cuốn Nhật Bản là một loại hình văn hoá độc đáo, chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, nhưng đ• có bước phát triển đặc sắc. Ngay từ thời đại Heian, bức tranh cuốn xuất hiện đầu tiên là “Tranh cuốn truyện kể Genji” (Genji monogatari emaki), sau đó, có rất nhiều câu chuyện kể bằng tranh cuốn đ• ra đời. Đến giai đoạn Kamakura, tranh cuốn phát triển thành một loại tranh truyện mang tên “thuyền nổi” (ukifune) rất đẹp, tranh được vẽ trong một quyển sách nhỏ, người đọc có thể cầm trong tay, điểm đặc biệt là để thưởng thức truyện tranh kiểu này, cần phải có một người hầu gái đứng cạnh đọc lên những đoạn văn minh họa. Có thể nói, ukifune là hình thức vừa ngắm tranh minh họa, vừa nghe người hầu gái kể chuyện, cách thưởng thức có phần giống với Kamishibai.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/7d/Kamishibai_artist_at_kyomizudera_2.jpg

Thực ra, còn một loại nữa liên quan đến Kamishibai, đó là Tranh kể chuyện, vốn tồn tại sớm hơn cả tranh cuốn, nó đ• được miêu tả trong “Truyện kể Genji” như một thú chơi của quan lại trong cung đình, thể loại này đ• xuất hiện trong truyện “Người đốn tre” và “Truyện kể Ito”. Ngẫm kỹ lại, tranh cuốn hay tranh kể chuyện đều là thú thưởng ngoạn theo kiểu vừa xem tranh, tai nghe đọc truyện và suy cho cùng thì cách thức tiếp cận câu chuyện giống hệt với Kamishibai.

Tranh cuốn và tranh truyện hình thành như một thú chơi như vậy trong thời Heian, dường như chỉ giới hạn trong tầng lớp quý tộc và giai cấp võ sĩ thượng lưu cung đình. Nhưng, “tranh giải thích” cũng có cách thưởng thức tương tự đ• được phổ biến trong tầng lớp bình dân.

Tranh giải thích nhằm mục đích truyền đạt cho người nghe những câu chuyện nhà Phật hoặc những ghi chép trong chùa, là hình thức vừa cho xem tranh vừa kể truyện, thường được tổ chức trong những dịp lễ quan trọng của nhà chùa.
Nghệ thuật vẽ tranh kết hợp với kể chuyện dần trở thành thú tiêu khiển trong các dịp lễ, tết, và nó là khởi nguồn cho thể loại “tranh chiếu”, “tranh ống nhòm” ra đời trong thời Edo và tồn tại cho đến hết thời Minh Trị, được coi là tiền thân của Kamishibai ngày nay.

Tranh ống nhòm thường lấy chủ đề là những câu chuyện được công chúng yêu thích, khái quát hóa trong một số họa cảnh nhất định. Những cảnh này được vẽ vào vài tờ giấy bìa để tạo thành “màn ảnh”, mỗi cảnh gắn với một đoạn chuyện kể minh họa thích hợp, người xem sử dụng một cái ống nhòm để xem tranh. Tranh chiếu là hình thức hiện đại hơn một chút, người ta sử dụng đèn chiếu để cho xem tranh. Tuy nhiên, thời đó chưa có điện nên đèn dầu được sử dụng làm đèn chiếu để khuyếch đại hình ảnh. Cả hai thể loại này đều phổ biến vào cuối thời đại Edo, tồn tại cho đến hết thời đại Minh Trị, đầu thời Đại Chính như một thú tiêu khiển của người bình dân. Sau này, Tranh chiếu đ• phát triển thành thể loại Tranh đứng, tiền thân trực tiếp của Kamishibai ngày nay.

2. Sự ra đời của Kamishibai đường phố

Tranh đứng (Tachi-e) còn được gọi bằng một cái tên khác là Kamishibai. Trước hết, người ta vẽ các nhân xuất hiện trong câu chuyện lên giấy, cắt bỏ hầu hết phần thừa hoặc bôi đen những chỗ không cần thiết. Người ta cũng dán hình vẽ lên cả mặt sau của chúng, rồi ***g chúng vào những cái que tre. Những con búp bê bằng giấy này được dùng để biểu diễn kịch, nên người ta đặt tên cho loại kịch này là Kamishibai (kịch giấy).

Búp bê giấy trong tranh đứng có chiều cao khoảng 50 cm, được biểu diễn trên một sân khấu rộng chừng 1m, phía sau sân khấu người ta căng tấm màn màu đen, phần được bôi đậm của bức tranh hòa lẫn cùng màu tối của tấm màn sân khấu khiến cho những con búp bê trở nên nổi bật rất đẹp mắt. Người diễn viên đứng ở phía dưới và sau sân khấu điểu khiển những con búp bằng que tre sao cho chúng cử động y như thật, và tư thế biểu diễn của chúng là ở trạng thái đứng, cho người xem thưởng thức từ nhiều góc độ. Kiểu biểu diễn này cũng được gọi là “tranh đứng”.

Tranh đứng trước đây được diễn trong rạp giống như Kabuki, nhưng từ cuối thời Minh Trị, nó trở thành một bộ môn nghệ thuật biểu diễn trong những dịp lễ hội, được diễn trong sân chùa hoặc ngoài đường phố. Cái tên “Kamishibai đường phố” ra đời như vậy.

Từ năm 1930, hình thức Kamishibai hiện đại như ngày nay xuất hiện trong Kamishibai biểu diễn trên đường phố Tokyo. Cả nhân vật trong câu chuyện lẫn cảnh nền đều được vẽ trên một tờ giấy làm màn biểu diễn, nên loại kịch này được gọi là “tranh bằng”, đối lập với tranh đứng. “Chiếc chày bằng vàng”, “Người thiếu niên vương giả” là những tác phẩm Kamishibai “tranh bằng” đầu tiên, kể từ đó, Kamishibai đường phố dần trở nên một bộ môn nghệ thuật thu hút được sự yêu thích của trẻ em. Có lẽ, do Kamishibai tiếp thu được các kỹ thuật của bộ môn nghệ thuật mới đương thời - điện ảnh trong các cảnh vẽ đẹp, hoành tráng và tốc độ chuyển cảnh nhanh nên đ• được trẻ em nồng nhiệt đón nhận.

Kamishibai đường phố phát triển còn có một nguyên nhân khác, là do số người thất nghiệp tăng lên nhanh chóng sau trận động đất lớn ở Kansai. Trong đám đông thất nghiệp này có không ít người đ• trở thành người chuyên biểu diễn Kamishibai để kiếm sống, họ bán kẹo và diễn trò cho trẻ con xem. Ngoài ra, kỹ thuật tranh bằng đơn giản hơn nhiều so với tranh đứng cũng là một lý do làm tăng số người kiếm sống bằng nghề biểu diễn Kamishibai. Theo cuốn “Lịch sử Kamishibai thời Chiêu Hòa”, vào cuối năm 1931, số người biểu diễn Kamishibai đ• lên đến 2000 người .

Trong nghề Kamishibai bắt đầu hình thành một lớp người làm nghề “chủ thầu”. Họ thuê những nhà chuyên môn viết kịch bản và họa sĩ vẽ tranh, sau đó cho những người diễn Kamishibai thuê lại các tác phẩm này để thu tiền. Mỗi tác phẩm Kamishibai thường có trên dưới 10 tờ tranh vẽ, mỗi ngày lại được sáng tác ra nhiều hơn, thông qua hệ thống cho thuê đến với những người nghệ sĩ biểu diễn Kamishibai.

Sở giáo dục tiểu học Tokyo cho biết vào năm 1936, trong 1943 nam học sinh trên 8 tuổi được phỏng vấn, có tới 515 em mỗi ngày xem Kamishibai trên 2 lần. Có em xem nhiều nhất là 6 lần, con số trung bình là 1,6 lần. Sự say mê thái quá như vậy khiến Kamishibai bắt đầu bị chỉ trích. Có ba nguyên nhân được đưa ra, đó là: thứ nhất, Kamishibai thường được diễn ở các góc phố, trẻ em tụ tập rất đông gây ùn tắc giao thông; thứ hai là, những người diễn Kamishibai đồng thời lại bán kẹo cho trẻ con, gây mất vệ sinh; thứ ba, nhiều cốt truyện Kamishibai thiếu tính giáo dục. Thậm chí, một số trường học và gia đình bắt đầu cấm trẻ em xem Kamishibai.

3. Kamishibai trước Chiến tranh Thế giới thứ hai

Bước phát triển mới của Kamishibai được đánh dấu bằng sự kiện năm 1933, Imai Yone, một học giả nữ nổi tiếng thời bấy giờ đứng ra thành lập Đoàn truyền đạo Kamishibai. Sớm nhận thấy sức lôi cuốn và ảnh hưởng mạnh mẽ của bộ môn nghệ thuật này, người phụ nữ mới đi du học ở Mỹ về đ• tìm đến Kamishibai như một phương tiện để thực hiện ước mơ truyền đạo Thiên chúa của mình. Bà tập vẽ tranh, sáng tác kịch bản và biểu diễn cho bọn trẻ con học tại lớp học tư của bà, những vở kịch Kamishibai truyền đạo do Imai Yone sáng tác nhanh chóng nổi tiếng và được công chúng đặt cho cái tên riêng: “Phúc âm Kamishibai”.

Cũng vào năm này, Hội xuất bản Kamishibai được thành lập với sự nỗ lực của Hiệp hội trường học chủ nhật ở Nhật Bản. Một loạt các tác phẩm Kamishibai chính thức được xuất bản như “Sư tử nhỏ Daniel” dựa vào một cốt truyện trong kinh thánh, “Truyện Jesus” dựa theo truyền thuyết về chúa Jesus, “Hosokawa Tadaoki” dựa theo cốt truyện về một nhân vật anh hùng trong lịch sử Nhật Bản. Một thời gian sau, các hoạt động truyền đạo bằng Kamishibai bị cấm, nhưng ảnh hưởng tích cực của nó trong việc mở ra một hướng đi mới - đại chúng hóa Kamishibai là không thể phủ nhận.

Thời gian này, ngoài Kamishibai truyền đạo của Imai Yone, phải kể đến thể loại Kamishibai mẫu giáo của Takahashi Gozan và Kamishibai giáo dục ngoài học đường của Matsunaga Kenya.

Takahashi Gozan tốt nghiệp trường Mỹ thuật Tokyo (nay là trường Đại học Mỹ thuật Tokyo), làm việc trong ngành biên tập tạp chí tranh. Năm 1931, ông bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực xuất bản bằng việc sáng lập ra Công ty xuất bản “Zenkan”. Sau đó, ông đ• áp dụng những kiến thức có được trong lĩnh vực biên tập tạp chí dành cho trẻ em trước đó vào việc xây dựng ngành xuất bản Kamishibai. Với các tác phẩm dựa theo những câu chuyện cổ tích, thần thoại và các tác phẩm nổi tiếng Đông Tây thời bấy giờ như “Con cá bằng vàng”, “74 con dê núi”…, Kamishibai dành cho lứa tuổi mẫu giáo đ• chính thức xuất hiện. Trong các tác phẩm Kamishibai đầu tiên của lĩnh vực Kamishibai mẫu giáo, Gozan tự mình sáng tác kịch bản và vẽ tranh, nhìn chung, tranh Kamishibai thời bấy giờ chịu ảnh hưởng của cái gọi là “chủ nghĩa đồng tâm”, các nét vẽ và màu sắc trong tranh gần giống với tạp chí tranh và truyện tranh đương thời. Giai đoạn sau, Gozan chuyển sang sáng tác các tác phẩm Kamishibai liên quan đến truyền thuyết Phật giáo.

Matsunaga Kenya thời sinh viên đ㕠tham gia vào nhóm cứu trợ trẻ em của trường Đại học Tokyo, năm 1933, cùng với Kantada Michi (một nhà nghiên cứu văn học, văn hóa thiếu nhi) thành lập Hội nghiên cứu các vấn đề trẻ em và xuất bản cuốn tạp chí của Hội mang tên “Tạp chí Nghiên cứu thiếu nhi”. Học tập Phúc âm Kamishibai của Imai Yone, ông đ• sáng tác tác phẩm đầu tay lấy nguyên tác từ bộ phim “Hướng nghiệp” của Liên Xô, trình diễn tại các trại hè thiếu nhi và rất được trẻ em yêu thích. Tác phẩm còn được xuất bản trong phần phụ lục của Tạp chí Nghiên cứu thiếu nhi số 1/1934 dưới dạng tranh vẽ đường nét, hay nói cách khác, đó là thể loại tranh Kamishibai cắt dán. Như vậy, Matsunaga lần đầu tiên đ• chú trọng đến việc kết hợp lý luận và thực tiễn giáo dục bên ngoài trường học.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Tokyo, Matsunaga trở thành giáo viên tiểu học, ông không ngừng áp dụng Kamishibai vào thực tiễn giáo dục. Kinh nghiệm giáo dục thực tiễn của ông được tổng kết trong tác phẩm “Cuộc sống tự lập của trẻ em”.

Bên cạnh đó, Matsunaga còn thành lập “Sở nghiên cứu giáo dục thiếu nhi ngoài nhà trường”, lấy địa điểm tại nhà ông, tiếp tục phát triển nghiên cứu lĩnh vực giáo dục này. Trong các tạp chí “Giáo dục” và “Trường học cuộc sống”, ông đ• viết nhiều về Kamishibai, bài viết của ông được giáo viên các địa phương hết sức quan tâm. Ngoài ra, ông còn cho xuất bản cuốn “Kamishibai dùng trong giáo dục trong và ngoài nhà trường” dưới dạng các cuốn sách cắt dán và phân phát cho giáo viên các vùng. Ông cũng đồng thời xuất bản cuốn sách lý luận về Kamishibai đầu tiên mang tên “Sáng tác và biểu diễn Kamishibai với tư cách là một phương tiện giáo dục”. Đây chính là động lực cho phong trào kêu gọi giáo viên Tokyo vận dụng Kamishibai vào thực tiễn giáo dục những năm sau đó. Song, tất cả những điều này mới chỉ dừng ở việc cải thiện Kamishibai đường phố mà thôi.

Năm 1935, Hội Nghiên cứu các vấn đề trẻ em do Matsunaga thành lập bị giải thể, nhưng một bộ phận của hội - Ban nghiên cứu giáo dục mẫu giáo được sát nhập với Hội nghiên cứu giáo dục mẫu giáo của trường Đại học Pháp chính. Hội nghiên cứu giáo dục mầm non ra đời với sự tham gia của đông đảo giáo viên các trường mẫu giáo, nhà trẻ, cùng các nhà nghiên cứu văn hóa thiếu nhi đ• mở ra một lĩnh vực hoạt động mới, đó là lý luận và thực tiễn giáo dục mầm non.

Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, phải kể đến Matsuba Shigetsune là một thành viên của Hội nghiên cứu các vấn đề trẻ em trước đây. Ông là người đ• xuất bản và phát không cuốn truyện Kamishibai mang tên “Ba cây bồ công anh nhỏ”. Ngoài ra, ông còn sáng tác nhiều kịch bản và vẽ tranh cho các tác phẩm Kamishibai dành cho trẻ mẫu giáo.

Một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Kamishibai trước Chiến tranh Thế giới thứ hai là sự ra đời Hiệp hội Kamishibai giáo dục Nhật Bản vào năm 1938 với hai sáng lập viên nổi tiếng là ông Matsunaga Kenya và Oshima Chozaburo - Chủ tịch Đoàn thiếu niên Đế quốc. Tháng 9 cùng năm, cuốn tạp chí của Hội mang tên “Kamishibai giáo dục” bắt đầu được xuất bản. Hiệp hội đ• thu hút sự tham gia của nhiều quan chức trong ngành giáo dục, các học giả và các nhà văn hóa học nổi tiếng đương thời. Hoạt động của hội không chỉ giới hạn ở lĩnh vực giáo dục ngoài học đường - vốn là chuyên môn của ông Matsunaga, mà còn mở rộng sang lĩnh vực giáo dục x• hội, giáo dục mẫu giáo, nhà trẻ, giáo dục phổ thông…, mục đích chính là vận dụng Kamishibai vào giáo dục, đồng thời tạo sự giao lưu hợp tác giữa hội viên ở các địa phương khác nhau.

Song song với đó, Hiệp hội Kamishibai giáo dục Nhật Bản cũng nhấn mạnh “tính đại chúng”, “hiệu quả giáo dục” vốn là những đặc tính cơ bản của Kamishibai, mở rộng đối tượng của Kamishibai sang thanh niên và các tầng lớp x• hội khác. Với những hoạt động như vậy, Matsunaga chủ trương phát triển Kamishibai theo một hướng đi mới, và chính điều này có lẽ đ• góp phần làm cho ý tưởng ban đầu của ông - nâng Kamishibai trở thành một công cụ tuyên truyền của chính phủ, trở thành hiện thực.

4. Kamishibai “quốc sách” trong Chiến tranh Thế giới thứ hai

Từ năm 1942, việc bán các tác phẩm Kamishibai đ• xuất bản được giao cho Hội kịch họa giáo dục Nhật Bản. Đây là một công ty được thành lập bằng vốn của Báo Asahi, mục đích chính là xuất bản các tác phẩm Kamishibai quốc sách.

Như vậy là, Kamishibai, với đặc tính đơn giản và tiện lợi, sức tuyên truyền mạnh mẽ, đối tượng rộng lớn, tính đại chúng cao…, từ thể loại văn hóa đường phố đ• phát triển thành một phương tiện “quốc sách” để nhà nước tiến hành chiến tranh. Matsunaga - người sáng tác Kamishibai nổi tiếng đương thời cũng đ• chuyển hướng sáng tác từ các tác phẩm Kamishibai mang tính giáo dục sang thể loại Kamishibai “quốc sách”, tuyên truyền cho chiến tranh. Từ khi Nhật Bản tiến hành cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương, Kamishibai quốc sách lại càng được phát triển mạnh mẽ.

Thời gian này, ngoài Hiệp hội Kamishibai giáo dục Nhật Bản, cũng có một con số tương đối các công ty xuất bản Kamishibai. Tuy không rõ số liệu chính thức, nhưng có khá nhiều công ty xuất bản ở Tokyo và các địa phương. Từ năm 1942 trở đi, các công ty này chuyên xuất bản những tác phẩm Kamishibai “quốc sách”, phục vụ nhu cầu tuyên truyền chiến tranh của chính phủ Nhật Bản. Thậm chí, công ty xuất bản của Imai Yone vốn trước đây chỉ xuất bản các tác phẩm Kamishibai Phúc âm, nay cũng chuyển sang xuất bản các tác phẩm Kamishibai quốc sách như tác phẩm “Tân thể chế Sarukani”... Hay công ty xuất bản của Takahashi Gozan cũng xuất bản một số tác phẩm Kamishibai quốc sách như “Lệnh tập hợp trẻ em”.

Tuy nhiên, trong các cơ sở xuất bản Kamishibai, Hiệp hội Kamishibai giáo dục Nhật Bản vẫn là cơ sở xuất bản nhiều nhất các tác phẩm Kamishibai quốc sách. Từ năm 1941, Hiệp hội đ• thực hiện chương trình “Thành viên phổ biến”, gồm các nghệ sĩ biểu diễn Kamishibai với kỹ thuật cao, thực hiện các cuộc biểu diễn trên khắp đất nước Nhật Bản và trực tiếp đào tạo ra những người biểu diễn Kamishibai ở các địa phương. Tiếp đó, những người mới được đào tạo lại tiếp tục trở thành nghệ sĩ chuyên biểu diễn Kamishibai tại địa phương mình. Tuy “thành viên phổ biến” chỉ có ít, nhưng con số những nghệ sĩ biểu diễn Kamishibai ở các địa phương được nhân lên gấp bội, những người này có vai trò tích cực trong việc phổ biến Kamishibai trên khắp đất nước Nhật Bản. Về sau, nhiều nghệ sĩ biểu diễn “đồng thoại” cũng chuyển sang nghề diễn Kamishibai, khiến con số nghệ sĩ Kamishibai tăng lên nhanh chóng trên cả nước.

Một tác phẩm Kamishibai quốc sách được yêu thích thời kỳ này là “Chữ Trảo”. Ngoài ra, một số tác phẩm khác cũng khá nổi tiếng như “Nhất trà”, “Tơ nhện”… Những tác phẩm này hầu hết đều dành cho đối tượng người lớn, nhưng đối với trẻ em cũng có một số tác phẩm tiêu biểu như “Taro và Jiro” (3 tập), khá được yêu thích.

Ngày nay, Kamishibai quốc sách bị phê phán kịch liệt. Trong cuốn “Kamishibai và chiến tranh”, Kamishibai quốc sách trở thành tư liệu để truy cứu tội ác chiến tranh. Cùng với báo chí và phim ảnh thời đó, Kamishibai bị coi là một trong những phương tiện truyền thông để Nhật Bản tiến hành chiến tranh. Có lẽ chính vì điều này mà Kamishibai, mặc dù vẫn tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay, nhưng bị đánh giá thấp nhất trong các bộ môn văn hóa thiếu nhi ở Nhật Bản.

Kasumi
10-02-2012, 08:24 PM
5. Kamishibai giai đoạn sau chiến tranh

- Kamishibai đường phố:


http://muarts.org.uk/wp-content/uploads/Kamishibai2.jpg

Theo cuốn “Lịch sử Kamishibai thời Chiêu Hoà”, ngay sau chiến tranh, hoạt động biểu diễn Kamishibai đường phố đ•ã lập tức được khôi phục trở lại. Một năm sau chiến tranh, tức là vào năm 1946, con số những của hàng cho thuê Kamishibai đ• lên tới 1.500 cửa hàng.

Thời kỳ này, Kamishibai được nồng nhiệt đón nhận như một bộ môn giải trí đại chúng, một món ăn tinh thần làm quên đi những mất mát trong chiến tranh. Nhưng, nguyên nhân thực sự làm Kamishibai đường phố phát triển nhanh chóng có lẽ là do số người mất nhà cửa, số binh lính phục viên sau chiến tranh không tìm được nghề nghiệp đ• tìm đến với Kamishibai như một phương tiện kiếm sống.

Sau khi bại trận, nước Nhật chịu sự kiểm soát của quân đội Mỹ. Nền giáo dục và văn hóa cũng được xây dựng lại dưới sự chi phối của quân chiếm đóng. Kamishibai lúc này trở thành một lĩnh vực văn hóa chịu sự kiểm duyệt gắt gao của GHQ (Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ). Tác phẩm Kamishibai đầu tiên được GHQ kiểm duyệt và cấp bản quyền sáng tác cho phần kịch bản và tranh vẽ là “Cái chày bằng vàng” của Kadai Koji (thực ra tác phẩm đ• có từ hồi trước chiến tranh, do Kadai Koji phối hợp với Suzuki Ichiro và Nagamatsu sáng tác kịch bản). Tuy vậy, trong giới Kamishibai đường phố, rất nhiều dị bản của tác phẩm “Chiếc chày bằng vàng” được sáng tác và biểu diễn không qua kiểm duyệt của GHQ.

Những nhà viết kịch bản và sáng tác tranh Kamishibai, ngoài một số người vẫn tiếp tục công việc hồi trước chiến tranh như Kadai, Yamakawa, Nagamatsu, một số gương mặt mới xuất hiện như Mizuki Shigeru, Shiratosan Pei, Takebe Moto Ichiro… Sau này, họ là những người góp phần không nhỏ trong việc gắn kết Kamishibai với các bộ môn văn hóa mới như Manga, phim hoạt hình…

Tuy nhiên, bước vào những năm 1950, do sự phát triển nhanh chóng của vô tuyến truyền hình, Kamishibai đường phố mất dần chỗ đứng trong đời sống người Nhật Bản.

- Kamishibai giáo dục

Về Kamishibai giáo dục, có thể nói, sau chiến tranh, thể loại này phải bắt đầu lại từ việc xử lý các tác phẩm Kamishibai “Quốc sách”. Cùng với sự phát triển rầm rộ của Kamishibai đường phố, Kamishibai giáo dục cũng được phục hồi từng bước.

Năm 1946, tạp chí của Hiệp hội Kamishibai Nhật Bản - tổ chức liên kết những nghệ sĩ Kamishibai đường phố mang tên “Kamishibai” được xuất bản, nhưng thực ra, nó là sự tiếp nối của tạp chí cùng tên của Hội Kamishibai giáo dục Nhật Bản trước đó, bị gián đoạn từ tháng 10/1944. Tạp chí “Kamishibai” số 6 (xuất bản tháng 10/1948) đ• ghi nhận 79 tác phẩm Kamishibai được thông qua thẩm định của Phòng nghệ thuật - Cục Giáo dục x• hội - Bộ Giáo dục Nhật Bản. Hầu hết số đó đều là thể loại Kamishibai giáo dục. Các tác phẩm qua kiểm duyệt đ• nhanh chóng được xuất bản.

Một số tác giả nổi tiếng của thể loại Kamishibai giáo dục thời kỳ này là Inaniwa Keiko, người sáng tác tác phẩm “Cái lược”, khá nổi tiếng thời trước chiến tranh. Bà cùng với một số tác giả nổi tiếng khác như Sasaki, Takahashi Gozan thành lập Đoàn Kamishibai dân chủ vào năm 1946, phát động phong trào dân chủ hóa trong sáng tác Kamishibai và làm trong sạch Kamishibai đường phố. Năm 1950, Hội nghiên cứu Kamishibai đ• được thành lập như một bộ phận của Đoàn Kamishibai. Có khoảng 60 tác phẩm được xuất bản trong thời kỳ này, nổi bật là hai tác phẩm “Câu chuyện của người mẹ” và “Gần với hòa bình”. Nhìn chung, các tác phẩm Kamishibai giáo dục sau chiến tranh chủ yếu được sáng tác như một phương tiện truyền bá dân chủ, trong đó có vai trò tích cực của Inaniwa và Kako Satoshi.

Ngoài ra, phải kể đến Takahashi Gozan, người đ• tạo ra một khuynh hướng sáng tác mới, sử dụng cảnh nền đơn giản gần với nghệ thuật gấp giấy Origami và tranh cắt dán, cùng với cốt truyện giản dị, tạo hiệu quả biểu diễn cao. “Năm chú lợn con” và “Những đồng xu c•i nhau” là các tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác này, được trẻ em vô cùng yêu thích.

Vào thời gian này, có rất nhiều tạp chí của Hội nghiên cứu Kamishibai được xuất bản như “Kamishibai”, “Tin tức”, “Nghiên cứu Kamishibai”, “Hội báo”…, đó là kết quả của sự liên kết giữa các nhà Kamishibai giáo dục với giới biểu diễn Kamishibai đường phố. Từ năm 1952, Sở giáo dục Tokyo đ• tổ chức cuộc thi Kamishibai hàng năm với các tác phẩm dự thi không phân biệt thể loại Kamishibai được in ấn hay Kamishibai đường phố.

- Phong trào làm sách giáo khoa Kamishibai

Sau chiến tranh, dưới sự kiểm duyệt khắt khe của GHQ, việc xuất bản sách giáo khoa phổ thông gặp nhiều trở ngại. ở Nhật Bản đ• dấy lên phong trào đòi tự do hóa và dân chủ trong giáo dục. Một cuốn sách giáo khoa môn X• hội dành cho học sinh tiểu học năm thứ hai đ• được biên tập và xuất bản với mục đích đề cao vấn đề nhân quyền. Tập hai của cuốn sách, phần “Cuộc sống người Nhật Bản thời nguyên thủy” được viết dưới dạng một vở kịch Kamishibai gồm 60 họa cảnh. Ngoài ra, cuốn sách giáo khoa quốc ngữ do ông Yamamoto Yuzo biên soạn, được Bộ giáo dục thông qua năm 1951 cũng có một số phần được viết dưới dạng Kamishibai.

Vào thời gian này, nghiên cứu lý luận vận dụng Kamishibai trong giáo dục tiểu học rất được chú trọng, đặc biệt được luận bàn trong cuốn tạp chí “Giáo trình Kamishibai” của Hiệp hội Kamishibai giáo dục Nhật Bản. Có thể ghi nhận sự phổ cập Kamishibai trong giáo dục nhà trường giai đoạn sau chiến tranh.

Một tài liệu giáo khoa Kamishibai cũng khá nổi tiếng thời kỳ này là “Tuyển tập Kamishibai lịch sử”, gồm 12 tập do Hội nghiên cứu Kamishibai, Công đoàn viên chức ngành giáo dục Nhật Bản và Hội giáo viên giảng dạy lịch sử cùng xuất bản.

Tuy nhiên, vào năm 1955, do gặp khó khăn về tài chính, Hội nghiên cứu Kamishibai không thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh và xuất bản được nữa, thay vào đó, nhà xuất bản Doshinsha được sáng lập, tiếp tục hoạt động biên tập và xuất bản các tác phẩm Kamishibai.

Theo thống kê không chính thức, có khoảng 6 đến 7 công ty chuyên xuất bản Kamishibai, tác phẩm phần lớn là truyền thuyết về các vĩ nhân (Kamishibai đạo đức). Tuy nhiên, các tác phẩm văn học nổi tiếng thế giới cũng được xuất bản dưới dạng sách giáo khoa quốc ngữ Kamishibai.

- Kamishibai mầm non

Năm 1967, Bộ Giáo dục Nhật Bản thực hiện “Cuộc cải cách chỉnh lý sách giáo khoa 10 năm lần thứ nhất”. Kế hoạch cải cách là quy định tiêu chuẩn sách giáo khoa theo Yếu lĩnh chỉ đạo học tập, định mức tuyển chọn và mua sách giáo khoa, trong đó, sách giáo khoa Kamishibai bị loại bỏ vì chi phí quá tốn kém. Nhu cầu mua Kamishibai của các trường phổ thông giảm sút đột ngột, đưa đến sự phá sản của nhiều nhà xuất bản Kamishibai, cuối cùng, chỉ còn tồn tại nhà xuất bản Doshinsha và Hội kịch họa giáo dục.

Một thời gian sau, các công ty xuất bản Kamishibai chuyển hướng sang lĩnh vực giáo dục mầm non. Kamishibai với tư cách là giáo cụ dùng trong các nhà trẻ và các trường mẫu giáo bắt đầu được nghiên cứu và sáng tác.

Một nguyên nhân khác ảnh hưởng đến sự phát triển của thể loại Kamishibai mầm non là nhờ các cuộc vận động của Hội nghị phúc lợi nhi đồng Trung ương, thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi x• hội Nhật Bản. Kamishibai bắt đầu được sử dụng phổ biến trong các trường mầm non. Tạp chí Kamishibai mầm non do nhà xuất bản Doshinsha cộng tác với Hội kịch họa giáo dục phát hành được hầu hết các trường mẫu giáo và nhà trẻ đặt mua định kỳ.

- Kamishibai trong thư viện

Hiện nay, Kamishibai cũng được sử dụng như một thể loại sách nhi đồng tại các thư viện ở Nhật Bản. Thực ra, giai đoạn trước chiến tranh, Kamishibai được tặng cho một số thư viện, nhưng việc chính thức đưa Kamishibai vào hệ thống sử dụng của thư viện Nhật Bản là vào năm 1960. Thời đó, cũng có một số thư viện xếp Kamishibai vào loại tài liệu nghe nhìn, được đặt trong phòng nghe nhìn riêng, cùng với phim ảnh và dụng cụ đèn chiếu, biệt lập với phòng đọc sách.
Từ những năm 1970, cùng với việc xây dựng một phòng thiếu nhi ở mỗi thư viện, các nhà quản lý thư viện bắt đầu quan tâm đến Kamishibai. Tuy nhiên, hệ thống quản lý đối với Kamishibai vẫn còn những bất cập. Thứ nhất là vị trí của Kamishibai trong văn hóa thiếu nhi vẫn chưa được làm rõ. ở nhiều thư viện, sử dụng Kamishibai mới chỉ dừng lại ở việc biểu diễn trong những dịp lễ hội hiếm hoi. Công tác kiểm duyệt nội dung các tác phẩm Kamishibai vẫn chưa được tiến hành đầy đủ.
Một trong những nguyên nhân của các vấn đề trên trước hết là do các tác phẩm Kamashibai được xuất bản chủ yếu là sách giáo khoa mầm non, rất khó để đánh giá tác phẩm. Thứ hai là, khác với truyện tranh và sách thiếu nhi, Kamishibai phần lớn được xuất bản trong các tạp chí định kỳ, bán theo bộ nên bị hạn chế về sức mua. Đây chính là những vấn đề đang cần được cải cách.

6. Tình hình xuất bản Kamishibai hiện nay

Trong các tác phẩm Kamishibai được xuất bản hiện nay, ngoài số lượng lớn là sách giáo khoa mầm non, còn có những thể loại khác như sách ngôn ngữ, sách khoa học thường thức “quan sát tự nhiên”, sách dạy hội họa, sách về lễ hội, giáo dục an toàn sức khoẻ, dạy đối nhân xử thế…, nội dung hết sức phong phú.

Bên cạnh sách Kamishibai giáo dục, truyện cổ tích và thần thoại được chuyển thể thành các tác phẩm Kamishibai cũng khá nhiều. Ví dụ như truyện “Con quỷ biển”, “Thần thoại dân gian Kamishibai” của Matsuyo Miyoko… Gần đây, đáng chú ý có tác phẩm của Matsui Noriko với tựa đề “Lớn m•i, lớn m•i và lớn m•i”, đ• tạo được hiệu quả giao tiếp giữa người nghệ sĩ biểu diễn và khán giả. Ngoài ra, Koyama Yoshiko cũng là một tác giả khá nổi tiếng với lối kể chuyện nhẹ nhàng, đậm chất văn học. Các tác phẩm nổi tiếng của bà gồm có “Cái ghế xin mời ngồi”, “Ai đó?”… Những tác giả khác như Kawada Yuriko, Aomizu Miyoko, Tomaru Tsuyako... đều là những người chuyển từ lĩnh vực giáo dục mầm non sáng sáng tác Kamishibai, họ là những thành viên tích cực thúc đẩy sự phát triển của Kamishibai dành cho lứa tuổi nhi đồng.

Trong sáng tác Kamishibai, có thể nói, tài năng của người họa sĩ có ảnh hưởng quan trọng đến sự thành công của tác phẩm. Có thể kể tên một số họa sĩ Kamishibai nổi tiếng hiện nay như Mida Genjiro, Tabata Seiichi, Futamata Eigoro, Wakayama Ken, Kanazawa Yuko, Wakayama Shizuko… Họ là những người đưa được cá tính hội họa của mình vào sáng tác Kamishibai, tác phẩm của họ được công chúng rất mến mộ. Đặc biệt, Fujitaka Tsuji với lối vẽ tranh đầy màu sắc và cảm xúc khỏe khoắn, Yabemitsu Nori với lối vẽ chú trọng đến đường nét đơn giản, hiện đại là hai họa sĩ đang được chú ý hiện nay.

Về hoạt động xuất bản Kamishibai, đáng tiếc là hiện nay chỉ còn duy nhất Doshinsha là công ty xuất bản tạp chí Kamishibai định kỳ. Hội kịch họa giáo dục vào năm 1989 đ• ngừng xuất bản loại tạp chí định kỳ, hiện chỉ còn xuất bản các bộ sách Kamishibai nhiều tập. Tuy nhiên, cũng có một số công ty khác xuất bản không định kỳ các tạp chí và sách liên quan đến Kamishibai.

Có thể kể đến công ty Sekibunsha với các ấn phẩm Kamishibai giáo khoa về lịch sử, về hiến pháp Nhật Bản như “Sự hình thành hiến pháp Nhật Bản”, “Hiến pháp nước Nhật” (5 tập), đ• mở ra một hướng mới cho việc xuất bản tài liệu giáo khoa Kamishibai. Nhà xuất bản Horupu vừa qua đ• khôi phục các tác phẩm Kamishibai nổi tiếng trước và trong chiến tranh bằng việc Kamishibai hóa những truyện tranh như “Khỉ và cua”, “Tơ nhện”… Trung tâm nghiệp vụ NHK cũng xuất bản một số lượng lớn các tác phẩm Kamishibai chuyển thể từ truyện dân gian, thần thoại nổi tiếng Thế giới. Ngoài ra, công ty Pureberu kan đ• tập hợp truyện tranh về những nhân vật hoạt hình được trẻ em yêu thích và chuyển thể thành Kamishibai.

Ngoài các tác phẩm Kamishibai dành cho trẻ em, thể loại sách khoa học viết dưới dạng Kamishibai của nhà xuất bản Akane Shobo, Kamishibai truyền đạo Thiên chúa của Trung tâm nghe nhìn Kirisuto-kyo… cũng là những thể loại không thể không nhắc tới trong hoạt động xuất bản Kamishibai.

Dành cho các tác phẩm Kamishibai xuất bản, có phần thưởng “Takahashi Gozan”, được trích từ quỹ do nhà viết kịch bản Kamishibai nổi tiếng Takahashi Gozan sáng lập vào năm 1962. Đây là nguồn động viên, khích lệ sáng tác và xuất bản Kamishibai hiện nay.

Tóm lại, tìm hiểu lịch sử phát triển Kamishibai, có thể thấy thể loại này có nguồn gốc từ tranh cuốn thời Heian, nhưng chính thức ra đời vào cuối thời đại Edo với hình thức tranh chiếu và tranh ống nhòm. Sự phát triển của Kamishibai hình thức như ngày nay được ghi nhận vào cuối thời Minh Trị, đầu thời Đại chính, khi tranh đứng và tranh bằng được biểu diễn phổ biến trên đường phố Tokyo. Từ một thể loại văn hóa đường phố, Kamishibai dần dần được in ấn và xuất bản, phục vụ cho nhu cầu tuyên truyền và giáo dục. Tuy nhiên, hai thể loại Kamishibai đường phố và Kamishibai được in ấn, xuất bản lại song song tồn tại trong nhiều thập kỷ. Khi chính phủ Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, Kamishibai cùng với các loại hình truyền thông khác như sách, báo, tạp chí, phim ảnh… trở thành phương tiện để phục vụ cho chiến tranh - với một tên gọi đặc biệt: Kamishibai quốc sách. Mặc dù có những hạn chế nhất định do hoàn cảnh lịch sử, song không thể phủ nhận tính giáo dục, tính đại chúng, sức truyền cảm là những đặc điểm tích cực của thể loại này. Có thể nói, chính đây là những thuộc tính giúp Kamishibai có thể tiếp tục tồn tại và tái khẳng định vị trí của mình trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nhật Bản.

---

Tài liệu tham khảo:
1. Akashi Abe, Chizuko Kamichi, Seishi Horio (đồng chủ biên), Kamishibai nối những trái tim. NXB. Doshinsha, Tokyo, 1991. (tiếng Nhật)
2. Matsui Noriko, Kamishibai - niềm vui “cộng cảm”. NXB. Doshinsha, Tokyo, 1998. (tiếng Nhật)
3. Tạp chí “Hội văn hóa Kamishibai IKAJA” các số năm 2004, 2005.
4. Hồ Hoàng Hoa, “Kamishibai: Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản số 3/1997.
5. Trang web. http://www.geocities.jp/kamishibai/


Ths. Ngô Hương Lan
Viện Nghiên cứu Đông Bắc á

Sayuri_chan
16-08-2012, 02:13 PM
Kamishibai là một loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian nổi tiếng của Nhật Bản. Nó là một lối kể chuyện bằng tranh vẽ trên giấy, còn được biết đến với tên gọi “kịch giấy”.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2012/03/Kamishibai1.jpg (http://thvl.vn/wp-content/uploads/2012/03/Kamishibai1.jpg)

Kami trong tiếng Nhật có nghĩa là “giấy”, còn Shibai là “diễn kịch hoặc kể chuyện”. Người nghệ sĩ đặt từng bức tranh ở phía sau một khung hình trống và thay đổi chúng dựa theo diễn biến của câu chuyện mà mình đang kể. Kamishibai còn được sử dụng như một công cụ hỗ trợ việc giảng dạy trong trường học vì nó thu hút sự chú ý của học sinh. Trong những năm gần đây, lối kể chuyện này được nhiều nhóm thanh thiếu niên sử dụng để góp vui cho các chương trình nói về nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản.

Từ những năm 1930, Kamishibai đã trở nên phổ biến với tên gọi Kamishibai đường phố. Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, lối kể chuyện bằng tranh vẽ trên giấy phát triển cực thịnh nhất là từ năm 1945 đến năm 1955. Vào thời gian này, có hơn 30.000 nghệ sĩ Kamishibai đường phố ở Tokyo.

Trước đây, Kamishibai được biểu diễn bởi những người bán kẹo dạo nhằm thu hút trẻ con và người mua. Những ai mua kẹo thì được đứng gần người kể chuyện hơn. Nghệ sĩ Kamishibai đường phố liên tục đổi giọng nói cho phù hợp với từng nhân vật và cả lối dẫn chuyện. Mỗi câu chuyện không kết thúc trong 1 ngày mà kéo dài qua nhiều ngày và các khán giả luôn háo hức quay trở lại nghe tiếp vào những ngày hôm sau.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2012/03/Kamishibai2.jpg

Mặc dù lối kể chuyện bằng tranh vẽ trên giấy được nhiều người biết đến ở Tokyo nhưng rất hiếm khi người ta có cơ hội trò chuyện với các nghệ sĩ vì họ phải di chuyển liên tục đến nhiều nơi để kiếm sống. Nghệ sĩ Kamishibai đường phố sử dụng tranh vẽ được thiết kế bằng tay bởi các kashimoto – người chuyên vẽ tranh trên giấy theo các câu chuyện để bán hoặc cho các Kimaishibai thuê. Ngày nay, không còn ai vẽ tranh cung cấp cho các nghệ sỹ kể chuyện đường phố nữa.


Anh Dũng
http://thvl.vn (http://thvl.vn/?p=178225)