PDA

View Full Version : Gốm sứ Nhật Bản



Kasumi
18-02-2012, 03:54 PM
Nhật Bản có một truyền thống sản xuất gốm sứ lâu đời với các thiết kế phong phú và độc đáo. Dưới đây, xin giới thiệu những nét cơ bản nhưng cũng không kém phần độc đáo của gốm sứ đất nước hoa anh đào.

Gốm sứ thời tiền sử


https://lh5.googleusercontent.com/-wrvLlqfJCmc/T1h2XJjAtSI/AAAAAAAADW4/0NCcEta4Y1k/s236/gomsu.jpg

Gốm sứ Nhật Bản sớm phát triển với Jomon, kéo dài khoảng từ 10.500 đến 300 năm trước Công nguyên. Các miếng Jomon có phần đầu lớn, nồi nấu ăn hình nón. Mặt bên ngoài của Jomon thường được đóng dấu hoặc có những hoa văn giống như sợi dây thừng. Điều này làm cho các sản phẩm thường có độ dày nhất định và hiếm khi nhiệt độ trong hầm lò vượt quá 700 độ. Chậu gốm sứ hoặc đất nung trong nhiệt độ thấp phần lớn là hòa tan trong nước.

Các tác phẩm trong khoảng thời gian từ 2500 đến 1500 trước Công nguyên là những đồ trang trí khác nhau bao gồm hình bầu dục, hình tròn, hình xoắn ốc và các hình dạng khác giống như khuôn mặt con người hoặc động vật. Đồ gốm của thời kỳ này rất độc đáo và đẹp mắt. Trong thời kỳ này có thể nhìn thấy được sự ra đời của một lượng lớn các bức tượng nhỏ được tạo ra bởi thời kỳ Yayoi (300 trước Công nguyên - 300 AD). Văn hóa Yaoyi đã đưa một bộ tộc Nhật Bản di cư ra bán đảo Triều Tiên. Những người phát triển việc sử dụng đồng trong gốm sứ được đánh giá cao. Gốm sứ Yayoi lúc đầu có vẻ đơn giản hơn so với các hình thức gốm Jomon nhưng gốm sứ Yaoyi sử dụng đất sét phù sa để tạo ra những tác phẩm có hình dạng mỏng hơn.

Đồ gốm thời trung cổ


https://lh3.googleusercontent.com/-aMHHJtQMqHs/T1h2XZFNJmI/AAAAAAAADXA/eQDOJR0yBmk/s228/gomsu1.jpg

Trong thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, gốm sứ Nhật Bản có nhiều sự thay đổi bởi sự du nhập của nền văn hóa Trung Quốc và Hàn Quốc. Kỹ thuật gốm sứ Trung Quốc và Hàn Quốc đã được đồng hóa vào Nhật Bản nhưng có thay đổi để phù hợp với thị hiếu của người Nhật Bản. Các kỹ thuật tiên tiến hơn được sử dụng như tráng men chì Trung Quốc, kỹ thuật nung với nhiệt độ cao hơn và một phạm vi lớn hơn của các hình dạng gốm sứ.

Năm 1185, tòa án đã được thay thế bởi sự thống trị của tầng lớp quân đội và đánh giá cao hình thức đầy màu sắc và cách trang trí của gốm sứ để tạo ra sự đơn giản hơn. Gốm sứ của thời kỳ trung cổ Kamakura và Muromachi (1185-1568) được đặc trưng bởi hình thức và sử dụng tro men tự nhiên. Một lò nung đặc biệt nổi tiếng của thời kỳ này là lò nung Shigaraki, nằm ​​không xa Kyoto. Hình dạng gốm đặc trưng nhất của thời kỳ này là "tsubo" là một cái bình miệng hẹp. Các chuyên gia đã viết nhiều về "tsubo", nó đơn giản nhưng vẫn mang lại một vẻ đẹp rất đáng chú ý.
Việc xuất hiện trà đạo có ảnh hưởng lớn đến gốm sứ Nhật Bản. Trà lọ, bát, hộp chè, lọ nước và đôi khi là các đĩa nhỏ đựng thức ăn cũng được sản xuất với số lượng lớn. Mặc dù điều này được dịch là "trà đạo" nhưng nghĩa chính xác hơn là "uống trà nước nóng". Việc thưởng thức trà cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi Zen, một loại gốm sứ không tráng men.

Bát chè Raku được coi là đỉnh cao của nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản. Loại bát này không được trang trí cầu kỳ và khiêm tốn trong hình dạng. Các khâu sản xuất được làm thủ công nên hình dạng mỗi chiếc không hoàn toàn giống nhau. Gốm Raku thấp và được mang từ trong lò ra khi vẫn còn nóng. Màu sắc và kết cấu của bề mặt phụ thuộc vào tình trạng của đất sét. Mặc dù thời kỳ Momoyama rất ngắn, một hình thức của đồ gốm được gọi là Shino phát triển trong giai đoạn này cho thấy các kiểu trang trí phong phú xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ mười sáu được đánh giá cao về hình thức và vẻ đẹp của nó.

Trang trí đồ gốm và sứ


https://lh4.googleusercontent.com/-_r8g6lBPn30/T1h2Xjbp4jI/AAAAAAAADXE/_aXd39icoC8/s227/gomsu2.jpg

Thời gian Momoyama đã kết thúc với sự phát triển của gia đình tướng quân Tokugawa và quyền lực tập trung tại Edo (nay là Tokyo). Trong thời gian này, Nhật Bản không tiếp xúc với nước ngoài và bị Chính phủ kiểm soát gắt gao. Mặc dù vậy, nghệ thuật làm đồ gốm vẫn phát triển rực rỡ. Rất nhiều hình thức của gốm sứ được sản xuất với các mẫu mã và màu sắc khác nhau. Một bậc thầy về gốm sứ trong thời kỳ này là Ogata Kenzan (1663-1743). Kenzan đã thực hiện một loạt những tác phẩm với nhiều hình dạng và phong cách khác nhau. Thiết kế của ông bao gồm men overglaze và các bức tranh sứ. Cuối cùng Kenzan cũng trở nên nên nổi tiếng với các loại đồ gốm trang trí chất lượng cao được đặt theo tên của ông.

Một người làm gốm khác cũng nổi tiếng trong thời kỳ này là "ko-kutani" (Old Kutani ). "Ko-kutani" được biết đến trong thế kỷ thứ mười bảy với các tác phẩm có lối thiết kế táo bạo và trí tưởng tượng phong phú, trong đó ông thường xuyên sử dụng màu sắc trong men overglaze. Trong thời kỳ này, đồ gốm chịu nhiều ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc và Hàn Quốc đã trở nên rất phổ biến tại Nhật Bản. Sự kết hợp của màu trắng tinh khiết và màu xanh của sứ phù hợp với các loại thực phẩm.

Gốm sứ Nhật Bản hiện đại


https://lh6.googleusercontent.com/-4jx-_218X_A/T1h2XmrPJjI/AAAAAAAADXQ/lzbPQ0fuuDI/s259/gomsu3.jpg

Việc mở cửa giao lưu của Nhật Bản với các nước phương Tây đã dẫn đến việc kết thúc của thời kỳ Edo và bắt đầu của thời đại Meiji (1868-1912). Đây là một kỷ nguyên thay đổi trong suốt nhất của xã hội Nhật Bản. Mặc dù có sự thay đổi trong thời kỳ này nhưng các nghệ nhân Nhật Bản vẫn giữ cách làm đồ gốm truyền thống. Trong số các nghệ nhân nổi tiếng của thời kỳ này là các nữ tu Phật giáo Otagaki Rengetsu (1791-1875). Những tác phẩm gốm sứ không đơn thuần chỉ là gốm sứ mà còn là thơ và thư pháp được khắc trên những sản phẩm này. Một trong những tên tuổi vĩ đại nhất của thời kỳ này là Kitaoji Rosanjin (1883-1959), ông đôi khi được so sánh với Kenzan. Trong suốt cuộc đời của mình, Rosanjin sản xuất một loạt các tác phẩm gốm theo cảm hứng của mình. Ông được cho là đã sản xuất hơn 20.000 mặt hàng gốm sứ khác nhau, chủ yếu tại sáu lò nung của mình ở Kita-Kamakura. Rosanjin sử dụng đất sét và kỹ thuật tráng men của nghệ thuật làm gốm truyền thống. Cho đến ngày nay, gốm vẫn còn là một hình thức nghệ thuật quan trọng ở Nhật Bản. Trái ngược với hầu hết các quốc gia nơi thợ gốm có một thời gian kiếm sống khó khăn, Nhật Bản có hàng chục ngàn thợ gốm thành công và vẫn tiếp tục phát triển.


Công ty Tư vấn GD&ĐT Nam Á

>>> Đồ sứ Imari (http://japanest.com/forum/showthread.php/34134-%C4%90%E1%BB%93-s%E1%BB%A9-Imari)

Kasumi
26-03-2012, 05:27 PM
Arita ware - Gốm sứ Nhật Bản

Nhật Bản cũng sản xuất khá nhiều loại đồ gốm rất phổ biển ở nước ngoài. Một trong số đó là Arita ware, được yêu chuộng trong hơn 400 năm không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Châu Âu.


http://i1267.photobucket.com/albums/jj547/lovely_witch6/gomsu.jpg

Tại Nhật Bản có rất nhiều loại gốm sứ khác nhau. Một trong số đó là Arita ware được tạo ra lần đầu tiên cách đây khoảng 400 năm. Người ta nói rằng, vào năm 1616 Ri Sapei, một người làm đồ gốm Nhật Bản đến từ Hàn Quốc đã phát hiện ra một lớp đá được tích tụ lâu năm tại Izumiyama ở Arita ( hiện nay là Arita machi, Saga Prefecture) và đã làm ra các mảnh sứ đầu tiên tại Nhật Bản bằng cách sử dụng nguyên liệu này. Với sự phát hiện loại đá sứ này, sản xuất gốm sứ nhanh chóng phát triển tại Arita.


http://i1267.photobucket.com/albums/jj547/lovely_witch6/gomsu1.jpg

Trước đây, Arita ware chủ yếu thường thiết kế màu xanh trên vật liệu màu trắng. Trong thập niên 1640, mặc dù có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng với các mẫu thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, xanh lá cây nhưng các sản phẩm Arita ware vẫn được mọi người trên thế giới yêu chuộng nhất. Vào thập niên 1690 đã xuất hiện các sản phẩm kết hợp mô hình sứ màu xanh với các hoa văn chi tiết. Vào thế kỉ XIX, gốm sứ Arita đã được trưng bày tại triển lãm Universal ở Paris và đã dành được danh tiếng xuất sắc.

Ngày nay, Arita là nơi có nhiều đồ gốm, đồng thời còn có các trường chuyên dạy về nghệ thuật gốm sứ. Arita cũng đã xây dựng “ thành phố chị em” với Meissen, Đức vào năm 1979. Meissen cũng rất nổi tiếng về gốm sứ, gọi là sứ Meissen. Truyền thống trao đổi quốc tế thông qua gốm sứ tiếp tục cho đến ngày hôm nay.


http://i1267.photobucket.com/albums/jj547/lovely_witch6/gomsu2.jpg

Bạn có biết sự khác biệt giữa đất nung và sứ? Cả hai đều làm từ vật liệu tự nhiên của trái đất, nhưng các nguyên liệu để làm đồ sứ là một loại đá sứ, trong khi đất nung được làm từ đất sét. Hơn nữa, sứ được đốt ở nhiệt độ cao hơn đất nung. Sứ màu trắng, có khả năng chống nước và tạo ra một âm thanh rõ ràng khi ta gõ vào nhưng đất nung hấp thụ nước và không tạo ra âm thanh vang như đồ sứ. Aria ware với lịch sử 400 năm được coi là sứ lâu đời nhất tại Nhật Bản.

Sau đây là các bước trong sản xuất Arita ware


Đá sứ được cắt ra, sau đó nghiền nát đến khi thành bột.
Bột được hòa với nước để tạo ra đất sét.
Đất sét được nhào nặn thật kỹ, sau đó được đưa lên trên một bánh xe quay và tạo hình. Quay bánh xe là một kỹ năng khó và cần thực hành rất nhiều lần mới thành thục được. Sau khi mô hình được hoàn chỉnh, các mảnh sứ sẽ dần khô lại.
Tiếp theo là quá trình nung sứ chưa tráng men, các mảnh sứ đó được đặt trong lò ở 9000C để làm cho nó chắc chắn hơn.
Trang trí cho lớp nền để chuẩn bị tráng men thường là các mẫu hình hoa văn, họa tiết hay các bức họa rất đẹp.
Sau khi trang trí xong, các nghệ nhân sẽ tráng trên toàn bộ bề mặt sứ một lớp men giống như thủy tinh. Lúc này, các hoa văn trang trí sẽ bị ẩn đi, không nhìn thấy rõ.
Sau đó cho sứ đã tráng men vào lò lung ở nhiệt độ 1300 để làm cho lớp men bên ngoài dính chắc chắn vào lớp sứ. Lúc này bề mặt ngoài sẽ trở thành thủy tinh , các hoa văn trang trí lộ rõ ra rất đẹp.
Các màu sắc bổ sung như đỏ, vàng, xanh lá cây, sẽ được sử dụng sau khi nung các đồ gốm đã tráng men.
Cuối cùng đưa vào lò nung khoảng 800 độ sẽ có những sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng thật tuyệt vời.



HONG NHUNG C&T sưu tầm

Kasumi
13-07-2012, 10:24 PM
Đồ gốm truyền thống Shigaraki-yaki

Các đồ gốm được gọi là Shigaraki-yaki có xuất phát điểm từ thị trấn Shigaraki và khu vực xung quanh nó ở phía nam của quận Shiga. Loại đồ gốm này có một lịch sử lâu dài và khi đồ gốm thương mại bắt đầu từ Shigaraki vào khoảng thế kỷ 13. Shigaraki từ lâu đã chuyên về sản xuất đồ gốm có kích thước rất lớn, đất sét được chọn làm nguyên liệu chính cho sản xuất vì sản phẩm cho ra có chất lượng cao và có tính đàn hồi, nó rất phù hợp với mặt hàng lớn.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/imagesqtbnANd9GcRYO2c7R10dqpUrH-U_c9mikLRNesBv1J1XjHvr2l2pBrI6r0_XsA.jpg

Kỹ thuật tráng men gần như không được áp dụng, thay vào đó các thợ gốm dựa trên các thuộc tính tự nhiên của đất sét. Trong quá trình loại bỏ chất sắt trong đất sét, khi bị oxy hóa cho ra màu đỏ và nóng hơn một chút thì họ đã thu được một chất thủy tinh thể màu xanh lục từ đất sét, tạo nên màu men tự nhiên khác biệt trên bề mặt. Trong thế kỷ 16, sức hấp dẫn của sự đơn giản này đã thu hút sự chú ý của các bậc thầy trà đạo hàng đầu của Nhật Bản thời bấy giờ. Kết quả là, một số lượng lớn các tách trà từ hình dáng cho đến màu sắc chất lượng tuyệt vời đã được tạo ra, và đồ gốm của thị trấn Shigaraki nổi tiếng khắp đất nước từ những sản phẩm độc đáo và tinh tế của mình.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/2317572491_dfb82e8f0c.jpg

Từ thế kỷ 17 và kỹ thuật màu đã được giới thiệu, sản xuất chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau cho các mặt hàng gốm sử dụng hàng ngày. Ngày nay một loạt các sản phẩm với đầy đủ kích cỡ và thiết kế đặc trưng được sản xuất, bao gồm các mặt hàng gia dụng như bình hoa và bộ đồ ăn, và các sản phẩm khác như gạch, chậu hoa, những bức tượng vv... Khi đến Shigaraki bạn sẽ bắt gặp tượng Tanuki (gấu chó) – 1 trong những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng nhất Shigaraki được đặt trước cổng chào vào thị trấn.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/1887443.jpg


Theo nama.edu

Kasumi
23-09-2012, 10:15 PM
Tinh hoa đồ gốm Kasama yaki

Kasama đã từng là một thị trấn lâu đài và thị trấn trạm trong thời kỳ Edo (1600-1868), nơi có ngôi đền Kasama Inari linh thiêng trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Hoạt động chính ở nơi đây là khai thác đá. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm đồ gốm như đồ dùng cho trà đạo, bình hoa…


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot3/kasama_zps68c4ec05.jpg

Kasama-yaki là nghề truyền thống bắt đầu vào nửa cuối của thế kỷ 18 trong thành phố Kasama, bằng cách sử dụng các kỹ thuật truyền từ đời này qua đời khác cho đến ngày nay. Khu vực này sản xuất một loạt các mặt hàng gia dụng thông thường, và khi thời kỳ Meiji phục hưng, gốm Kasama được biết đến rộng rãi với các sản phẩm nhà bếp tinh tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một dòng sản phẩm của Kasama là hộp nhựa trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, nghề thủ công này nhanh chóng được hồi sinh bởi những người dân tâm huyết của khu vực này. Đồ gốm Kasama trải qua quá trình nung với nhiệt độ cao, các sản phẩm được tráng men đặc trưng riêng. Mỗi sản phẩm đều được qua bàn tay chế tác tuyệt đỉnh của các nghệ nhân bậc thầy, sản phẩm cho ra như có hồn, thể hiện sự tinh túy của sản phẩm. Nơi đây không chỉ sản xuất gốm truyền thống mà còn các mặt hàng mới như tác phẩm nghệ thuật trang trí và phụ kiện ánh sáng. Gốm sứ Kasama được công nhận là một nghề truyền thống vào năm 1992.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot3/1995_3_zpse2d755c5.jpg

Tại trung tâm thành phố còn có một viện bảo tàng nghệ thuật xuất sắc hiện đại, Bảo tàng Nghệ thuật Kasama Nichido mở cửa vào ngày 11 tháng 11 năm 1972. Các vật sưu tầm nằm trong bộ sưu tập quý giá của một số nghệ sĩ tầm cỡ quốc tế như Degas, Van Gogh và Warhol. Và tất nhiên là không thể thiếu các sản phẩm gốm sứ địa phương trưng bày các tác phẩm được coi là Kho báu quốc gia Nhật Bản, các tác phẩm trưng bày của các nghệ sĩ nổi tiếng như Hazan Itaya và Kosei Matsui.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot3/leaf_stone_yunomi1_1_zpsa5747ff9.jpg


Theo nama.edu