PDA

View Full Version : Dạy trẻ kiểu Nhật (Update #32: 8 bí quyết để không cáu giận với con của mẹ Nhật)



Kasumi
20-02-2012, 02:20 PM
Độc giả Quách Đức Anh, hiện đang nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản tại Toky (Nhật Bản) chia sẻ những câu chuyện mà anh quan sát từ thực tế giáo dục mầm non ở xứ sở hoa anh đào. Dưới đây là bài viết của anh.

Học không chỉ là trên sách vở

Điều đầu tiên khiến tôi rất ngạc nhiên là phương pháp dạy học ở các trường mầm non của Nhật Bản.

Để giúp trẻ có tình yêu thương với động vật, cô giáo không nói “các em phải biết yêu thương động vật”, mà họ cho các bé tự nuôi và chăm sóc một loại động vật gì đó như: gà, chuột lang, thỏ, rùa, thậm chí là cả giun đất... mỗi một nhóm từ 4 - 5 em sẽ chăm sóc một con.

Qua quá trình các bé ngày ngày chăm sóc thú cưng của mình, chơi đùa, trò chuyện, cho ăn, dọn chuồng... đặc biệt những khi thú bị ốm, tình cảm của các bé với các loài động vật sẽ dần được hình thành. Sau đó, cô giáo chỉ cần nói rất ít về tình yêu thương động vật mà trẻ vẫn hiểu được một cách sâu sắc.

Để giúp trẻ hiểu rằng không nên lãng phí đồ ăn, cô giáo không giảng “một hạt thóc vàng chín hạt mồ hôi, nên các em không được lãng phí...”.

Các bé được trực tiếp trồng lúa hoặc các loại rau củ trong vườn cây hoặc bồn hoa của trường. Các bé sẽ tự reo hạt, chăm sóc, cho tới thu hoạch, tất nhiên là vẫn dưới có giáo viên hướng dẫn nhưng chủ yếu là các bé tự làm.

Qua đó, trẻ hiểu được để làm ra được một củ cải hoặc một củ khoai cho các bé ăn, các bác nông dân đã vất vả như thế nào.

Chơi... là chính

Hàng ngày, các bé đến trường học từ 9h sáng cho tới 2h chiều, và hầu hết thời gian của trẻ ở trường là để... chơi.

Chỉ có 30 phút trước khi ra về là giờ hát tập thể và nghe cô giáo kể chuyện. Toàn bộ thời gian còn lại, các bé có thể chơi bất cứ trò gì mình thích trong khuôn viên nhà trường.

Trong trường, có rất nhiều thứ để chơi, từ trong nhà ra đến ngoài sân, ở ngoài sân có bãi cát, xích đu, cầu trượt, dây leo... còn trong nhà có các loại nhạc cụ, đồ chơi, gỗ, gối, gấu bông, búp bê, chăn, chiếu, băng dính, giấy màu...

Rất nhiều thứ để chơi, và những loại đồ chơi này đều có đặc điểm chung là giúp trẻ phát triển trí thông minh và khả năng sáng tạo. Trẻ sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi cách chơi, cách kết hợp những thứ có sẵn trong lớp học hoặc ngoài sân để có được những trò chơi thú vị.


http://afamily1.vcmedia.vn/BbnKCSyXiBaccccccccccccFlVeI2z/Image/2012/02/20022012afamilyNCnhat_2e7cb.jpg
Trẻ em Nhật Bản

Các bé được tự do chơi và làm thứ mình thích. Các cô giáo hoàn toàn không can thiệp vào quá trình vui chơi của trẻ, chỉ đứng từ xa quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.

Một nhóm đi đào đất, xây hầm, xây nhà.. .

Một nhóm khác bày biện các dụng cụ và chạy nhảy ngoài sân

Có bé chơi xích đu, nhào lộn hoặc đu xà...

Có bé chơi với búp bê...

Có bé chơi đàn, đánh trống...

Nhờ đó, trẻ được phát triển một cách tự nhiên, sở thích, năng khiếu, đam mê và khả năng tiềm ẩn của từng bé sẽ dần bộc lộ và phát triển. Cô giáo sẽ ghi chép lại những điều này và trao đổi với phụ huynh, từ đó giúp cho việc định hướng nghề nghiệp của trẻ sau này.

Trẻ rất khỏe mạnh

Tôi đến thăm quan trường vào một ngày mùa đông, trời không gợn mây, xanh thăm thẳm, có nắng vàng rực rỡ, nhưng nhiệt độ ngoài trời chỉ vào khoảng 3~5oC, cái lạnh thấm qua da thịt khiến tôi không ngừng run rẩy.

Vậy mà tất cả các bé đều mặc quần sooc ngắn. Hôm đó tôi mặc quần bò ở ngoài và cả một quần len ở trong mà vẫn cảm thấy lạnh, trong khi các bé chỉ mặc mỗi một quần sooc mà vẫn chạy nhảy nô đùa bình thường.

Rất ngạc nhiên, tôi trao đổi cùng cô hiệu trưởng và được biết, việc cho mặc quần sooc như vậy là để rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng cho bé.

Dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi các bé vẫn phải mặc quần sooc.

Khả năng chịu đựng là điều rất cần thiết, mang tính sống còn ở một đất nước có nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt như Nhật Bản.

Theo lời cô, trẻ em có khả năng thích nghi rất nhanh, nếu được rèn luyện đúng mức thì khi trưởng thành các bé sẽ có sức khỏe tốt, còn nếu quá nuông chiều hoặc quá chăm chút thì sau này khả năng chịu đựng của trẻ sẽ rất kém.

Trẻ rất tự giác

Khi tôi bước vào lớp, vẫn trong giờ chơi tự do, có vài bé đang chơi đồ hàng, một bé đang vẽ tranh, một số khác đang cắt dán các vỏ hộp giấy để ghép thành hình nhà, thuyền... các bé đang chơi và đùa nghịch nên đồ chơi bày tứ tung trong phòng, mỗi chỗ một cái, từ bút màu, búp bê, nhạc cụ, xếp hình, giấy lộn... rất bừa bãi.

Ngay cả bước đi cũng phải cẩn thận nếu không sẽ dẫm vào đồ chơi các bé đang vứt dưới sàn.

Tôi đứng quan sát các bé được một lúc thì đến giờ học, cô giáo từ ngoài bước vào và nhẹ nhàng nói với các bé “Đến giờ nghe kể chuyện rồi, chúng ta cùng dọn đồ chơi đi nào”. Thế là các bé lập tức dừng các trò đang chơi lại, cùng nhau dọn dẹp và kê bàn ghế.

Chỉ sau ít phút đồ đạc đã được cất trở về đúng từng ngăn, mọi thứ được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, căn phòng trở lại gọn gàng và sạch sẽ.

Tôi không thể tin vào mắt mình khi trước mắt tôi là những em bé mới có 4 tuổi, nhưng lại có thể làm được những điều này, mà lại vô cùng tự giác, không cần cô giáo quát mắng hay thúc giục.

Trẻ rất đoàn kết

Trong lúc quan sát các bé dọn dẹp, tôi phát hiện một điều rất thú vị. Đó là trẻ em Nhật Bản biết giúp đỡ và hỗ trợ nhau từ khi còn rất nhỏ. Mặc dù không phải tất cả các bé đều tham gia chơi và bày biện đồ đạc, nhưng khi dọn dẹp là tất cả các bé cùng xắn tay vào làm, không cần biết là ai bày, các bé chỉ quan tâm đến việc làm sao cho lớp học được gọn gàng sạch sẽ.

Các bé luôn cố gắng nỗ lực tự hoàn thành công việc của mình, ngay cả với những công việc có vẻ hơi quá sức. Nhưng ngay khi thấy bạn mình gặp khó khăn, các bé khác lập tức chạy đến giúp.

Một đứa trẻ 4 tuổi đã biết tự mình nỗ lực, và đã biết chạy tới giúp đỡ bạn mình bất kể lý do, thì cũng không có gì ngạc nhiên trước ý chí vươn lên và tinh thần đoàn kết của dân tộc xứ hoa anh đào này.

Trẻ rất thích học

Chơi đùa thoải mái vô tư là thế, nhưng khi vào lớp học, tất cả các bé đều chăm chú lắng nghe cô giáo, không hề có một tiếng rúc rích trò chuyện nào phát ra từ lớp học gần 20 bé mới chỉ 4 tuổi này. Ngay cả khi cô giáo không có mặt trong lớp, các bé vẫn ngồi ngoan, không hề chạy ra khỏi chỗ.

Không khí trong lớp học của các bé mẫu giáo tại Nhật Bản nghiêm túc không kém gì các anh chị phổ thông trung học.

Rất tò mò, tôi trao đổi với các giáo viên trong trường “Các cô giáo mầm non Nhật Bản thật là tuyệt vời, làm thế nào mà các chị có thể khiến các bé chăm chú lắng nghe, ngoan ngoãn và kỷ luật đến như vậy? Cần giảng dạy ra sao để có sức hấp dẫn mãnh liệt với các bé đến thế?”

Các cô giáo giải thích rằng, nhắc nhở hoặc thậm chí là cả quát mắng đi chăng nữa thì cũng chỉ có thể khiến các bé im lặng trong ít phút, quan trọng là phải làm sao để khơi dậy được sự ham học trong trẻ.

Trẻ em rất thích những điều mới lạ, nếu bắt các bé phải ngồi im trong lớp cả ngày thì lớp học sẽ trở thành một cái gì đó rất nhàm chán; ngược lại vì cả ngày đã được nô đùa chạy nhảy thoải mái rồi, do đó, với các bé việc học là một cái gì đó rất mới, rất hấp dẫn, rất thú vị (vì thật ra một ngày các bé chỉ ngồi trong lớp học có 30 phút), nên bé nào cũng háo hức và chăm chú lắng nghe. Các bé không phải học, mà là được học.

Cũng không phải đợi lâu, ngay ngày hôm sau, tôi đã được chứng kiến một ví dụ cực kì rõ ràng về câu chuyện được học chứ không phải học này.


afamily.vn

Update: (Những bài viết mới trong topic)

>> "Sốt" với phương pháp dạy con kiểu Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=475818&viewfull=1#post475818)
>> Vì sao trẻ em Nhật giỏi như vậy? (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=476848&viewfull=1#post476848)
>> Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=549430&viewfull=1#post549430)
>> Bé lớp 2 kể chuyện “bơi trong bụng mẹ” (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=549753&viewfull=1#post549753)
>> Hãy để con đi về một mình trong đêm tối (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=549761&viewfull=1#post549761)
>> Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=549764&viewfull=1#post549764)
>> Trường Nhật Bản: Các bé “lăn vào bếp” (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=551743&viewfull=1#post551743)
>> Bé “đấu tranh tinh thần” để nhường ghế cho bà bầu (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=551951&viewfull=1#post551951)
>> Học sinh Nhật: Không sợ bẩn, ngã và không ngại nắng (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=552907&viewfull=1#post552907)
>> Cuộc “viễn du” đầu tiên của trẻ (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=614698&viewfull=1#post614698)
>> Mẹ Nhật nghiêm khắc trị con “lần lữa” (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=614700&viewfull=1#post614700)
>> Mẹ Việt nổi cáu, bố Nhật dịu dàng (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=614700&viewfull=1#post614700)
>> Đi bộ để bé thông minh hơn (http://japanest.com/forum/showthread.php/43111-Day-tre-kieu-Nhat-Nhung-chuyen-dang-nho?p=614706&viewfull=1#post614706)

--

Các chủ đề liên quan:

>> Dạy con kiểu Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/35011-D%E1%BA%A1y-con-ki%E1%BB%83u-Nh%E1%BA%ADt)

>> Nên đọc: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/27231-N%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%8Dc-12-%C4%91i%E1%BB%81u-ng%E1%BA%A1c-nhi%C3%AAn-v%E1%BB%81-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-m%E1%BA%A7m-non-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n)

>> Sự rèn luyện nghiêm túc của trẻ em Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/43006)

Kasumi
20-02-2012, 02:25 PM
"Sốt" với phương pháp dạy con kiểu Nhật

Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh! Em bé mới sinh có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc!

Mọi em bé đều là thiên tài

Trẻ em, càng lúc còn là em bé sơ sinh, đầu óc càng thông minh, có một sức tiếp thu lớn đến mức cực kỳ kinh ngạc!

Về khả năng tiếp thu này, bà Montessori người Ý - nhà giáo dục nổi tiếng tầm cỡ, đã gọi là “tinh thần tiếp thu mang tính thai sinh” (thai sinh – sinh con, khác với noãn sinh - đẻ trứng).

Bà nói: "Ở người lớn khả năng tiếp thu này mất hẳn, còn ở trẻ nhỏ, đây là khả năng kỳ diệu có thể sánh với năng lực sáng tạo của các đấng thần thánh. Từ khi mới ra đời, trẻ tiếp nhận các kích ứng từ môi trường xung quanh và thích nghi với môi trường đó, nhưng sau đó khả năng này nhanh chóng biến mất”.

Khả năng tiếp thu của trẻ trong giai đoạn từ 0-3 tuổi có thể nói là thiên tài, bất kể trình độ giáo dục là khó hay dễ, đều có thể được tiếp nhận dễ dàng.

Trẻ nhỏ nhớ những câu nói, từ ngữ nghe được từ xung quanh, khi trẻ nói thành lời, không phải chỉ dựa vào khả năng ghi nhớ đơn từ. Khả năng xử lý thông tin ưu việt chỉ có ở trẻ nhỏ (trong đầu óc người lớn không thể có) khiến trẻ trở thành chuyên gia với bất kỳ từ ngữ hóc búa nào. Khả năng này như thiên tài này, ở trẻ nhỏ, bé nào cũng có.

Với mức xử lý thông tin bằng khả năng ưu việt mà đầu óc người lớn không hề có ấy, tự lúc nào, mọi trẻ lên 2 tuổi đều có thể trở thành chuyên gia ngôn ngữ trước cả những vấn đề ngữ pháp hóc búa.

Cha mẹ phải biết kích thích để trẻ phát triển tối ưu

Thế nhưng, vào thời kỳ đầu óc của trẻ có sức tiếp thu thần kỳ như vậy mà bố mẹ không biết, không tạo ra một kích thích mang tính giáo dục nào cho trẻ, đầu óc của trẻ không phát triển một cách ưu tú, khả năng này nhanh chóng biến mất.

Rồi sau đó, khi trẻ đã lớn, dù có được tác động giáo dục ưu tú đến đâu, cũng không thể kích hoạt trở lại khả năng tiếp thu thần kỳ đó được nữa, rất khó có thể dạy dỗ con trẻ thành người thông minh.

Trẻ nhỏ, trong 6 tháng sau khi sinh, tùy vào hành động của người mẹ mà có sự biến chuyển khác nhau. Hành động của người mẹ thời kỳ này sẽ quyết định tố chất thiên tài bẩm sinh của trẻ hoặc làm thui chột tố chất đó.
Người ta nói, mẫu hình cơ bản của não trẻ hình thành trong vòng 6 tháng sau khi sinh. Và đến khi 3 tuổi là hoàn thiện được tới 60% nếp nhăn nối các tế bào não.

Trong thời kỳ này, không được để mặc trẻ lớn lên mà không có bất kỳ một tác động giáo dục nào. Những tác động tốt, sẽ giúp trẻ lớn lên có khả năng vượt trội đáng ngạc nhiên.


http://afamily1.vcmedia.vn/BbnKCSyXiBaccccccccccccFlVeI2z/Image/2011/06/280611afamilyNCdayconkieunhat_42e7f.jpg

Có thể dạy chữ từ 0 tuổi!

Tiến sĩ Grain Doman người Mỹ, nổi tiếng về trị liệu cho trẻ khuyết tật não, trong cuốn sách: “Càng là bố mẹ, càng là những bác sỹ tuyệt vời”, đã nói một điều rất quan trọng rằng: “Về sự phát triển não của trẻ em, kỹ năng giáo dục của cha mẹ quyết định sự thay đổi cấu tạo của não trẻ”.

Tại trung tâm nghiên cứu trị liệu trẻ khuyết tật não của tiến sĩ Doman, trừ những trẻ em mù, còn lại tất cả các trẻ nhỏ từ sơ sinh trong trung tâm đều được nhận chương trình dạy dỗ để đến 1 tuổi rưỡi là biết đọc.
Cứ như vậy, hàng trăm trẻ nhỏ khuyết tật não độ tuổi 2- 3 - 4 bắt đầu đọc chữ, lớn hơn chút nữa là đọc vài cuốn sách, không những đọc mà còn có thể hiểu. Trong số trẻ 3 tuổi cũng có bé đọc được vài thứ tiếng, và hiểu được nội dung của cái mình đọc cũng có một vài bé.

Việc dạy chữ có thể nói là làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo.

Ở Nhật, Viện Nghiên cứu ngôn ngữ quốc gia công bố kết quả điều tra ở trẻ nhỏ, cho thấy “trẻ đọc được hơn 22 chữ cái có nhiều điểm ưu tú hơn những trẻ chưa biết chữ”. Đây có thể nói là một chuyện tự nhiên. Chỉ có ăn uống và vận động, thì cũng chỉ hoạt động như não của động vật thông thường.
Khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu thứ hai này bắt đầu hoạt động, bỗng chốc trẻ trở thành con của loài người. Điều đáng lưu ý là để hệ tín hiệu thứ hai này hoạt động tốt, việc giáo dục - kích thích trẻ càng gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

Nếu để tới khi trẻ 6 tuổi, khi nếp nhăn trên vỏ não đã hình thành tới 60-80% thì hiệu quả của hệ tín hiệu thứ hai bị giảm sút đi nhiều.

Thầy Ishii nổi tiếng về môn giáo dục dạy chữ Hán cho trẻ từ sớm nói: “Thời kỳ nhớ chữ Hán dễ dàng nhất là 3-4 tuổi. Qua độ tuổi này độ nhớ chữ giảm dần. 6 - 7 tuổi bắt đầu học chữ, kết quả tỉ lệ nghịch với tuổi, trẻ khó nhớ hơn. Số chữ cho trẻ lớp lớn tiểu học là 1.000 chữ Hán, nhưng vào tiểu học mới bắt đầu học thì nhớ 500 chữ đã vất vả rồi. Nếu như bắt đầu từ khi 3 tuổi, thì 1.000 chữ đó học trong 3 năm là nhớ hết.

Bởi vì, khi trẻ 3 tuổi là thời kỳ dễ học chữ, học nói nhất. Điều quan trọng là, nhớ nhiều chữ như vậy khiến chất lượng của não cũng thay đổi theo.


VNN

Kasumi
23-02-2012, 12:21 PM
Vì sao trẻ em Nhật giỏi như vậy?

Tận mắt chứng kiến về giáo dục mầm non Nhật Bản, tôi không khó hiểu lắm khi thấy đất nước mặt trời mọc này lại đầy những con người phi thường, dù trong chiến tranh, trong phát triển kinh tế, hay cả trong những thảm họa thiên tai khủng khiếp như động đất, sóng thần, họ vẫn thể hiện một tinh thần vô cùng Nhật Bản.

Bằng cách nào mà họ lại có thể dạy trẻ em làm được những điều tuyệt vời đến như vậy? Để làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã có những buổi thảo luận và trao đổi trực tiếp với cô hiệu trưởng cùng các cô giáo trong trường.


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/22/18/20120222183850_Nhat1.jpg
Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, bé sẽ nhớ rất lâu.

Chơi để học và học qua chơi

Cô giáo chủ nhiệm lớp Usagi-gumi giải thích với tôi, quan điểm cơ bản của giáo dục Nhật Bản là: “Tạo điều kiện tối đa để trẻ tự trải nghiệm và khám phá”. Cách tiếp nhận kiến thức của trẻ không giống như người lớn.

Người trưởng thành có học bằng cách đọc sách, hoặc nghe người khác giảng giải lại là có thể hiểu và nắm vững vấn đề, còn trẻ em thì không học như vậy. Trẻ không khám phá thế giới bằng sách vở, mà bằng chính những điều các em trải qua.

Trẻ có thể học thuộc lòng “hạt nẩy mầm thành chồi, chồi lớn thành cây, cây ra nụ, nụ nở thành hoa...”, nhưng chỉ là học thuộc lòng thôi, chứ không phải thật sự hiểu.

“Nếu bé tự mày mò và phát hiện ra rằng màu xanh da trời trộn với màu vàng sẽ thành màu xanh lá cây, bé sẽ nhớ rất lâu” – cô chia sẻ.

Vì vậy, các cô luôn cố gắng nói ít nhất có thể, và tạo điều kiện cho các bé tự trải nghiệm. Một đứa trẻ tự mình khám phá ra rằng gõ 2 thanh kim loại vào nhau sẽ phát ra tiếng động, dù đó là điều ai cũng biết cả rồi nhưng với trẻ thì sự kiện đó cũng giống hệt như Edison phát minh ra bóng đèn vậy. Trẻ sẽ học được rất nhiều từ đó.


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/22/18/20120222183850_Nhat2.jpg
Bé thu hoạch khoai.

5 mục tiêu của trường mầm mon

Theo cô hiệu trưởng, một trong những điều rất quan trọng một trường mầm non cần làm được, đó là tạo ra một môi trường đủ phong phú cho trẻ trải nghiệm, từ cỏ cây, hoa lá, bãi cát, sân chơi, các trò chơi dân gian, đồ thủ công, màu vẽ... Những hoạt động vui chơi hàng ngày, cũng chính là những lớp học về thế giới bên ngoài dành cho trẻ.

Môi trường mà các trường mầm non Nhật Bản tạo ra không chỉ là “môi trường” về cơ sở vật chất, mà còn là môi trường tương tác giữa trẻ em với trẻ em, và giữa trẻ em với các cô giáo.

Các bé được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có bé nào chơi một mình thì các cô giáo sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó.

Khi giữa các bé có xích mích – chuyện không thể tránh khỏi khi trẻ em chơi với nhau, đây cũng là lúc các cô giáo sẽ ra tay, nhưng không phải làm trọng tài phân xử “đúng-sai”, không có ai đúng, không có ai sai, cả hai phía đều phải nhìn lại xem mình đã có lỗi gì và xin lỗi bạn, sau đó ra dấu làm hòa.

Mới ít phút trước còn giận dỗi nhau là thế, vậy mà chỉ ít phút sau các bé đã nắm tay nhau, cười thật tươi và tiếp tục cùng nhau khám phá thế giới.

Không chỉ có vậy, nhà trường còn tổ chức rất nhiều các hoạt động tập thể, để các bé có cơ hội chơi đùa với nhau, hoặc cùng nhau nỗ lực, cố gắng vượt qua một thử thách trong trò chơi. Một tuần trung bình có từ 2-3 hoạt động như vậy.

Tôi nhận ra rằng, trẻ em Nhật Bản được học cách ứng xử, đối nhân xử thế ngay từ khi các bé học trong trường mẫu giáo. Những chuẩn mực ứng xử, chuẩn mực đạo đức, văn hóa của dân tộc được các cô giáo khéo léo truyền cho trẻ từng chút một thông qua các hoạt động hàng ngày.

Các trường mầm non Nhật Bản luôn cố gắng tạo cho trẻ môi trường tốt nhất để đạt được 5 mục tiêu chính sau: Trẻ có tâm hồn phong phú; trẻ khỏe mạnh; trẻ hòa nhập và có nhiều bạn thân; trẻ chịu khó suy nghĩ; trẻ luôn cố gắng và nỗ lực.

Hãy để bé tự làm

Khi tôi kể rằng trẻ em Việt Nam dù học cấp I rồi nhưng vẫn còn nhiều bé được bố mẹ hoặc cô giáo xúc cho ăn, mặc quần áo hộ, lần này đến lượt cô hiệu trưởng tròn mắt ngạc nhiên.

Cô hiệu trưởng giải thích rằng, trẻ em khi mới bắt đầu tập làm một việc gì đó thì không thể làm tốt ngay được, không chỉ trẻ em Việt Nam mà trẻ em Nhật Bản cũng như vậy. Như việc mặc áo, lúc đầu các bé mặc rất chậm, xỏ nhầm tay, cài nhầm khuy suốt, nhưng rồi cứ làm nhiều thì các bé dần biết cách làm, làm nhanh hơn và chính xác hơn.

Hoặc đôi khi các bé đánh đổ những hạt đỗ, hạt vừng (dùng để chơi) vương vãi khắp lớp học, để dọn những thứ này đòi hỏi phải có sự khéo léo trong việc sử dụng chổi, nên bình thường dù các bé có quét đi quét lại vài lần cũng không sạch được. Và bao giờ sau khi các bé ra về hết, các cô giáo cũng phải dọn dẹp và sắp xếp lại lớp học một lần nữa.

“Nhưng chúng tôi vẫn cho các bé làm, làm không phải để dọn sạch lớp, làm là để rèn thói quen sạch sẽ, rèn tính cách tự giác cho trẻ.” – cô hiệu trưởng chia sẻ.

Một lớp học mẫu giáo công lập của Nhật Bản có thể lên tới 30 trẻ, nhưng chỉ có duy nhất một cô giáo. Nhưng tôi chưa từng thấy các cô giáo phải gào lên hay gồng mình để quản các bé, bởi vì các bé rất tự giác.


http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/02/22/18/20120222183850_Nhat3.jpg
Bé mầm non học nấu ăn.

Bố mẹ đóng vai trò rất lớn

Trẻ em ở Nhật Bản chỉ đến trường từ 9h sáng đến 2h chiều, 5 buổi 1 tuần, tức là chỉ khoảng 25h/tuần, thời gian các bé ở bên gia đình nhiều hơn thời gian bé ở trường tới 7 lần. Chính vì vậy, bố mẹ đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển và định hình tính cách của trẻ.

“Ở trường chúng tôi có thể dạy trẻ cố gắng tự lập, giữ gìn vệ sinh, chấp hành luật giao thông... nhưng khi về nhà nếu bố mẹ lại làm ngược lại thì tất cả những điều trên sẽ trở thành vô nghĩa.” – Cô hiệu trưởng nói.

Dù các cô giáo có nỗ lực đến mấy để dạy trẻ đi đúng luật giao thông, nhưng khi đưa trẻ đi chơi bố mẹ lại vượt đèn đỏ thì trẻ cũng sẽ không chấp hành luật giao thông. Hoặc trong việc dạy trẻ tự lập, ở lớp các cô giáo cố gắng rèn thói quen cho trẻ biết dọn dẹp khi thấy bừa bãi, nhưng về nhà bố mẹ lại làm hộ thì trẻ cũng không hình thành được ý thức tự giác.

Để việc nuôi dạy trẻ đạt hiệu quả tốt hơn từ phía gia đình, các cô giáo thường xuyên có các buổi trao đổi và chia sẻ với phụ huynh về cách nuôi dạy con.

Các ông bố bà mẹ người Nhật cũng rất “nghe lời” cô giáo: “Về kinh tế hay kế toán thì tôi rất tự tin, nhưng về việc nuôi dạy trẻ thì tôi lại chẳng biết gì, nên tôi luôn cố gắng làm theo hướng dẫn của các cô giáo – những người có chuyên môn về việc này” - một người mẹ cho biết.


Bài và ảnh: Quách Đức Anh (Tokyo, Nhật Bản)

Kasumi
19-07-2012, 01:05 AM
Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng

Đến trường tiểu học của các con tháng này, tôi nhìn thấy trang trọng ở cửa lớp “khẩu hiệu” của tháng: Hãy chào hỏi bằng cả tấm lòng. Thầy giáo chủ nhiệm còn đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn: Hãy nhìn vào mắt người đối diện để chào hỏi.

Ở trường học của Nhật, các mục tiêu ứng xử cần giáo dục cho học sinh được cụ thể hóa bằng những hành vi cụ thể để các em áp dụng hàng ngày. Những khẩu hiệu hàng tháng có thể là: “Hãy thân thiện với bạn bè - Đối xử tốt với bất kỳ ai”; “Hãy giữ lời hứa - chú ý về thời gian”; “Hãy giữ sạch đẹp xung quanh mình!”


http://bee.net.vn/dataimages/201207/original/images947417_Anh_Bai_Hay_chao_nhau_bang_ca_tam_lon g.JPG
Khẩu hiệu “Hãy chào nhau bằng cả tấm lòng” trong trường học Nhật Bản

Hãy nhìn vào mắt người khác để chào hỏi - đó là hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu cho học sinh, là sự thể hiện sinh động của việc “chào hỏi bằng cả tấm lòng”. Giao tiếp mắt trong chào hỏi, nói chuyện thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, trao cho nhau sự thân ái, chân thành. Một câu ngắn, một hành động nhỏ nhưng thể hiện tính nhân văn cao của nền giáo dục, thể hiện ý nghĩa của câu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” vẫn thường treo trang trọng trong các trường học ở Việt Nam.

Việc chào hỏi ở nhà trường Nhật được tiến hành cụ thể mỗi ngày, vào giờ sinh hoạt đầu buổi sáng. Đây chính là lúc học sinh học cách chào hỏi sao cho vừa đúng lễ nghi, vừa thể hiện tình cảm của mình với thầy cô. Khi ra về, cũng có chương trình nhỏ để thầy cô giáo và học sinh tổng kết một ngày, cảm ơn và chào nhau. Các bạn học sinh mỗi khi đến lớp hay ra về đều chào nhau vui vẻ.

Mỗi khi bắt đầu và kết thúc một tiết học, bằng cách này hay cách khác các em học sinh đều được học cách đón chào và cảm tạ giáo viên, ngược lại giáo viên cũng đáp lễ theo như là một nghi thức bắt buộc.

Trong quá trình dạy, các giáo viên cũng rất chú trọng uốn nắn cho học sinh của mình từ những việc nhỏ nhất trong ứng xử như vậy. Ở lớp tôi tham gia trợ giảng, khi một em học sinh ngượng ngịu nói câu tiếng Anh với bạn mình nhưng xấu hổ cúi xuống, giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở ngay lập tức: “Em hãy nhìn vào mắt bạn và trả lời!”.

Ở đâu thì các bậc phụ huynh cũng mong muốn con mình phải là người xử sự khiêm tốn và trọng thị, trước khi giỏi giang hay thành đạt. Nhà trường nào cũng mong muốn học sinh vừa học tốt, vừa ngoan ngoãn. Nhưng làm sao để biến ước nguyện ấy thành hiện thực mà không phải là những lời nói suông, những khẩu hiệu sáo rỗng chung chung?

Tôi nghĩ rằng những mục tiêu lớn lao có lẽ cần được bắt đầu bằng những việc cụ thể thực hiện hàng ngày, hàng giờ… Những việc nhỏ được tiến hành kiên trì sẽ đưa đến những kết quả lớn lao, như trăm dòng nước nhỏ kết thành suối, trăm dòng suối thành sông, trăm sông làm nên biển lớn. Cứ kiên trì giáo dục những đức tính, cách cư xử tốt đẹp, nhân văn từ bé, lớn lên các em sẽ trở thành những công dân văn minh của thế giới.


Hà Linh (từ Nhật)
(Kienthuc.net.vn)

hanh muoi
19-07-2012, 02:06 PM
Sau này mà có con mình sẽ dạy chữ cho nó thật sớm, nhất là tiếng nhật. Phải học hỏi cách giáo dục trẻ của nhật mới được. VN mình nên lấy đó làm gương mà noi theo. Nếu được như vậy thì thế hệ sau này sẽ vượt bậc hơn chúng ta bây giờ nhiều:glass:

Kasumi
19-07-2012, 03:11 PM
Bé lớp 2 kể chuyện “bơi trong bụng mẹ”

Khi các con tôi học lớp 2, các bé được thực hiện một bài tập với chủ đề: “Chúng con đã lớn thế này rồi đấy”. Các em tìm hiểu về cảm xúc của bố mẹ khi các em còn trong bụng mẹ ra sao, khi sinh ra các em thế nào, quá trình phát triển cho đến lớp 2 có gì đáng nhớ.

Để chuẩn bị cho bài học này các em đã phỏng vấn bố mẹ, ông bà, anh chị, cũng như cố gắng nhớ lại những gì có thể nhớ. Cả lớp chia ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm chừng 5-6 em, mỗi em kể trong vòng vài ba phút. Các em cũng mang theo những kỷ niệm, đồ chơi để minh họa cho chủ đề của mình.


http://bee.net.vn/dataimages/201207/original/images947422_anh_1__Bai_Be_lop_2_ke_chuyen_boi_tro ng_bung_me.jpg
"Bụng mẹ tớ nhiều nước lắm, tớ bơi trong bụng mẹ". Ảnh minh hoạ

Con ở trong bụng mẹ như thế nào?

Nhóm thứ nhất kể về lúc các em nằm trong bụng mẹ, từ những em đã được cha mẹ, ông bà kể lại.

Có em kể: “Mẹ em nói khi em còn trong bụng mẹ, em đạp mẹ nhiều lắm, làm mẹ em đau, nếu em biết mẹ đau thế em sẽ không đạp mẹ nhiều vậy!”

Một em khác nói: “Khi em còn ở trong bụng mẹ, bụng mẹ có nhiều nước lắm và em bơi trong bụng của mẹ.” Các em mang theo quần áo sơ sinh, ướm thử và ồ lên cười vì áo đã quá bé so với thân hình các em.

Tội nghiệp mẹ vì em đã bụ bẫm còn hay đòi bế

Nhóm thứ hai kể chuyện các em bắt đầu biết đi. “Em đã biết đi rồi mà không chịu đi, suốt ngày thích bế, không được bế thì khóc ầm ĩ. Hồi đó em bụ bẫm, giờ em nghĩ tội nghiệp mẹ em, bế em nặng chắc mệt lắm!”

Em thì kể mình thích uống sữa, lại thích chạy lung tung nên bắt mẹ chạy theo. Em thì thích tắm, muốn ở mãi trong bồn tắm, mẹ bắt ra thì khóc. Các em mang theo chú gấu bông đã luôn đi ngủ cùng em, quyển sách đầu tiên được mẹ đọc cho nghe, nhật ký mẹ ghi những ngày đầu tiên…

Em đi mẫu giáo

Trong nhóm ba, các em nhỏ hào hứng kể chuyện “lần đầu tiên đi học”. “Lúc đầu em không thích đi học mẫu giáo tẹo nào, buổi sáng nào em cũng khóc, nhưng sang đến năm mẫu giáo nhỡ thì em lại thích đi học lắm, sáng nào cũng giục mẹ: “Vẫn chưa đến giờ đi học sao?”

“Hồi đầu em đi mẫu giáo, ngày nào em cũng chờ đợi… giờ ăn nhẹ buổi chiều lắm. Em đi theo chân cô giáo, hỏi suốt, “Cô ơi, chưa đến giờ ăn ạ?” Các em mang theo những cái túi xách nhỏ nhỏ, quần áo đồng phục, sổ liên lạc dùng thời học mẫu giáo làm minh họa.

Cảm ơn bố mẹ đã sinh ra con

Sau khi các nhóm chia sẻ, cô giáo cho các bạn nhỏ viết ra cảm nghĩ của mình về buổi học. Phần lớn các em viết: “Thật hạnh phúc khi được mẹ sinh ra, được làm con của bố mẹ”, “Cảm ơn mẹ đã sinh ra con”, “Cảm ơn cha mẹ đã vất vả vì con”, “Cảm ơn các bạn nhiều”… Những lời cám ơn đó được nói ra từ trái tim ngây thơ, trong trẻo nghe rất cảm động.

Cô giáo đã khóc nhưng cũng đã cố gắng hát vài ba câu tặng các em: “Trời mùa xuân hoa anh đào nở đẹp tuyệt, tôi xúng xính quần áo mới, trái tim bồi hồi nắm chặt tay mẹ cùng đi đến trường…”.

Trước đó vài tuần cô giáo đã yêu cầu phụ huynh viết thư cho các em theo kiểu như lời nhắn nhủ tới con yêu khi con vẫn nằm trong bụng mẹ, thư được giữ kín và gửi cho cô giáo. Ở lớp các em được cô giáo cho đọc các bức thư của bố mẹ gửi cho mình. Cô giáo cho hay là các em đã rất xúc động và vui sướng khi đọc những bức thư đó, có em đã khóc.


Trong loạt bài Dạy con kiểu Nhật
của tác giả Hà Linh gửi từ Nhật Bản
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
19-07-2012, 03:20 PM
Hãy để con đi về một mình trong đêm tối


LTS: Nhiều người hẳn đã biết bí mật khiến một đất nước nghèo tài nguyên, “giàu”... thiên tai như Nhật Bản có thể phát triển một cách phi thường chính là giáo dục. Dạy trẻ em thông minh, tự tin, độc lập, giàu yêu thương và ý chí kiên cường là con đường tốt nhất để xây dựng tương lai tốt đẹp cho gia đình và đất nước. Kienthuc.net.vn xin giới thiệu với bạn đọc những bài viết về cách giáo dục, nuôi dạy con ở Nhật qua những quan sát, trải nghiệm của chị Hà Linh, một người mẹ Việt Nam đang sống ở xứ sở hoa Anh Đào.

Bé Mina - 11 tuổi, học sinh lớp 5 cùng trường tiểu học với con gái của tôi. Bé là con gái duy nhất trong gia đình, bé sống với bố mẹ, ông bà nội. Tuy là người bé nhỏ nhất trong gia đình, nhưng bé rất chững chạc, lễ phép, chăm chỉ học tập. Thỉnh thoảng bé được bố mẹ cho phép đến nhà tôi chơi vào dịp cuối tuần, những dịp đó chúng tôi rất vui bởi sự hồn nhiên, ngoan ngoãn của bé.

Ở Nhật, thỉnh thoảng các bạn thân của nhau được phép đến nhà nhau, ở lại qua đêm. Lần đầu tiên bé đến nhà tôi chơi, bé rất thích ăn món ăn Việt. Vậy nên hôm sau trước khi bé về thì gia đình tôi mời bé ở lại ăn tối. Bé xin phép mẹ và được đồng ý với điều kiện: “Ăn xong thì về ngay để chuẩn bị bài vở mai đi học!”.


http://bee.net.vn/dataimages/201206/original/images936566_anh_bai_2.jpg
Bé Mina (phải) đang cuộn gỏi cuốn Việt Nam.

Ăn tối xong thì đã hơn 7 giờ, trời mùa đông đã tối mịt. Chúng tôi bàn bạc sẽ dẫn cháu về. Nhà cháu cách nhà tôi chừng 5 phút đi xe đạp, đường phố không quá vắng vẻ, nhưng chồng tôi muốn tiễn cháu về để đảm bảo cuộc đi chơi của bé ở nhà tôi vẹn toàn. Bé gọi cho mẹ thông báo điều đó. Ngay lập tức mẹ cháu phản đối:

- Con đừng làm phiền gia đình bạn con như thế, con tự đi về được mà, vì 2 nhà gần nhau, đèn đường rất sáng”.

- Vâng, con nói là con tự về được, nhưng bố mẹ bạn con muốn dẫn con về cho yên tâm.

- Con hãy tự đi về nhé, con vẫn thường tự đi về từ lớp bơi lội mà (lớp bơi lội từ 18 -19h chiều thứ 6).

- Con biết thế nhưng bố mẹ bạn nói là sẽ dẫn con về mẹ ạ.

- Con hãy cảm ơn cô chú và đi về đi nhé, không được để cô chú dẫn về đâu, mẹ tin là con tự đi về được, vì con vẫn thường thế.

Vợ chồng tôi thực sự không an tâm nên nói chuyện trực tiếp với mẹ của bé. Chị nhất mực cảm ơn và yêu cầu chúng tôi để cho cháu tự đi về: “Cháu hoàn toàn có thể làm được điều đó, anh chị không phải lo lắng cho cháu đâu, chúng tôi cũng không muốn phiền anh chị, mong anh chị cứ yên tâm cho cháu đi về một mình nhé”.

Cực chẳng đã, chồng tôi quyết định “ đi dạo” và nhân tiện đi cùng Mina đến gần nhà của cháu thì thôi.

Tôi nghĩ, bà mẹ của Mina thật nghiêm túc và dạy cháu tinh thần tự lập cao độ, không dựa vào người khác, điều gì làm được thì tự làm, cho dù là có người khác can thiệp cũng không vì cả nể mà cho phép cháu hành động trái với ngày thường.

Có lẽ nhờ sự kiên trì của mẹ, của gia đình mà Mina dù là con duy nhất nhưng luôn tự lực, mạnh mẽ và linh hoạt, không dựa dẫm.

Ở đây, hẳn là các bậc phụ huynh chúng ta - những người làm cha mẹ có trách nhiệm - đều có thể lo lắng. Vấn đề là ở chỗ làm sao chúng ta cân bằng được bản thân giữa việc để bé Mina đi về nhà một mình trong đêm tối như vậy (dù ta biết là tình hình trị an ở Nhật có lẽ tốt hơn ở những nơi khác) và làm sao để tạo ra sự tự tin cho cháu mà không để cho cháu biết.

Có nhiều cách để mỗi phụ huynh có thể giải quyết tình huống này: ví dụ như trường hợp nói trên thì gia đình chúng tôi đã “bí mật” đi theo Mina về tới gần nhà cháu. Và bạn đọc có thể tự mình có những suy nghĩ khác. Nhưng dù sao thì chúng ta cũng phải để những đứa con của mình bước vào hành trình với đích đến là những con người có trách nhiệm từ những bước đầu tiên nhỏ bé như vậy.


Trong loạt bài Dạy con kiểu Nhật
của tác giả Hà Linh gửi từ Nhật Bản
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
19-07-2012, 03:22 PM
Cô bé viết thư cho mình 10 năm sau

Trong chương trình học lớp 4, các em học sinh được yêu cầu lược thuật về 10 năm đầu đời và nói lên mơ ước tương lai của mình. Một bài tập đơn giản nhưng hé mở nhiều điều về cuộc sống của trẻ em và cách giáo dục trong nhà trường Nhật Bản.


(Xin giới thiệu phần tự thuật của em Yamamoto Rin, học sinh một trường Tiểu học tỉnh Saitama. Đây cũng là một bài tập bố mẹ có thể cho con mình thực hiện, giúp bé nhớ lại những ký ức tuổi thơ).

Từ 0-2 tuổi

Tôi được sinh ra năm 2000 ở Tokyo. Khi đó tôi cân nặng 4 kg và cao chừng 50cm. Lúc 1 tuổi, tôi biết đi chập chững và biết nói một chút ít. Lúc 2 tuổi, tôi đã có thể nói rất nhiều.

Giai đoạn mẫu giáo: 3 đến 6 tuổi

Tròn 3 tuổi, tôi đi học trường Mẫu giáo Shinfutaba. Lúc đầu tôi rất lo sợ. Các bạn thường bảo với tôi: “Không sao đâu, sẽ ổn thôi, lại đây chơi với tớ nào!”, nhờ vậy tôi yên tâm hơn. Cũng vào thời gian đó tôi bắt đầu học bơi, học balet. Tôi rất yêu thích balet và bơi lội. Hình như là tôi đã tích cực luyện balet ở nhà thì phải.

Lúc 5, 6 tuổi, tôi bắt đầu tập đi xe đạp, một khi đã cưỡi lên xe thì tôi đạp rất nhanh vì thế nhiều lần tôi bị ngã và khóc nức nở. Nhưng sau 1-2 tháng, tôi có thể cưỡi xe đạp thành thạo.


http://bee.net.vn/dataimages/201207/original/images947429_anh_1__Bai_10_nam_dau_doi.jpg
Bức hình em Yamamoto Rin tự vẽ minh họa về 10 năm đầu đời của mình, từ khi còn là em bé sơ sinh đến lúc trở thành người làm bánh khi đã lớn.

Lúc này tôi cũng tốt nghiệp trường mẫu giáo Shinfutaba và bắt đầu học trường tiểu học Ueno. Tại Lễ tốt nghiệp trường mẫu giáo, tôi đã khóc, bạn bè tôi và các thầy cô giáo cũng khóc. Mẹ mua cho tôi chiếc cặp màu hồng, và tôi vui vẻ vào trường tiểu học Ueno.

Từ lớp 1-3

Khi còn là học sinh lớp 1, tôi rất kém trong khoản đi bộ từ trường về nhà, ở ngã ba đèn xanh đèn đỏ thì nhóm trưởng bỏ tôi lại và mọi người về nhà trước tôi. Đôi khi cô giáo Yasube đi cùng với tôi, nhưng khi không có cô thì mọi người lại đi trước tôi mất, vì vậy việc có cô đi theo chẳng có mấy ý nghĩa. Lên lớp 3 thì mọi người được tự do đi từ trường về nhà nên tôi rất vui sướng.

Giai đoạn hiện nay

Tôi muốn đời tôi mãi tốt đẹp như thế này.

Ước mơ của tôi trở thành người làm bánh giỏi. Bởi vì làm bánh kẹo rất vui, mọi người ăn rồi khen ngon thì thật là sung sướng và thể nào cũng thích làm tiếp lần khác.

Thư tôi gửi cho mình 10 năm sau: “10 năm sau nữa bạn sẽ trở thành người làm bánh giỏi và làm ra bánh ngon đúng không? Vậy hãy làm ra những chiếc bánh tuyệt vời nhé!”


http://bee.net.vn/dataimages/201207/original/images947430_anh_2__Bai_10_nam__dau_doi.jpg
Chiếc bánh mơ ước của Yamamoto Rin


Hà Linh (gửi từ Nhật Bản)
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
23-07-2012, 12:58 AM
Trường Nhật Bản: Các bé “lăn vào bếp”

Ở Nhật, không có cảnh cả nhà hì hụi làm bài tập thủ công cho con cháu, hay ra chợ mua rổ, rá… đưa lên cô giáo chấm điểm. Học sinh, con gái cũng như con trai đều phải thực hành nghiêm túc, tự mình làm bài tập nấu ăn, may vá.

Tối nay con trai vào bếp, lấy một ít gạo, chuẩn bị khăn bịt đầu, tạp dề sáng mai mang tới trường cho môn học Thường thức gia đình ở lớp 5. Bé hào hứng: “Ngày mai chúng con sẽ học nấu cơm, làm món canh misou mẹ ạ!”

Mỗi tuần, học sinh lớp 5, 6 có 1 tiết học Thường thức gia đình như là một môn học chính.

Các em được học những điều gần gũi, thiết thực trong đời sống hàng ngày, những điều mà mỗi người phải biết để tồn tại, như các dụng cụ nấu bếp, cách thức nấu một số món ăn đơn giản, cách sử dụng những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu, cách thức quét dọn, sắp xếp nhà cửa, tới cả việc giặt giũ, phơi phóng và gấp quần áo…


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/images949682_anh_1.jpg
Bài học về cách rửa, cắt thái rau củ quả…

Không dạy nấu ăn, công việc gia đình chủ yếu bằng cách… đọc, chép, học sinh ở đây có các tiết thực hành nghiêm túc, đầy đủ các công đoạn: từ chuẩn bị vật liệu, rửa, cắt đến nêm, nấu.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/images949683_anh_2.jpg
Các em thực hành làm bánh bao tại lớp học

Ở Nhật hoàn toàn không có cảnh bà, mẹ hì hục may, vá bài tập cho con, hay đổ xô đi mua rổ, rá… ngoài chợ về cho cô giáo chấm điểm. Các em phải tự mình hoàn thành bài tập, không được nhờ ai làm giùm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/images949684_anh_3.jpg
Bé Yamamoto Kan, học sinh lớp 5 đang tự mình làm bài tập may hộp đựng bút

Các bé đều có một hộp may vá gồm kéo, kim chỉ, thước đo, một ít vải các màu. Bé gái cũng như bé trai đều phải biết làm một số việc đơn giản như may các đường khâu cơ bản, đơm khuy áo, học cách cắt may quần áo, tạp dề, các loại túi xách, túi đựng giày đi ở trường, đựng quần áo thể dục…


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/images949685_anh_4.jpg
Sau một buổi tối cặm cụi, Yamamoto Kan đã may xong hộp bút

Nhờ được học nghiêm túc từ những điều đơn giản, những kỹ năng thiết yếu, các bé kể cả bé trai lớp 5, 6 ở Nhật giúp cha mẹ được nhiều việc như dọn dẹp, nấu được những món ăn cơ bản. Bé Julia - hàng xóm - mỗi lần sang nhà tôi đều “lăn vào bếp”, tự mình đạo diễn salad rau củ, cơm chiên, trứng cuộn, trứng xào…


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/images949686_anh_5.jpg
Bé Julie (10 tuổi) đang làm món cơm cuộn trứng


Hà Linh
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
23-07-2012, 04:26 PM
Bé “đấu tranh tinh thần” để nhường ghế cho bà bầu

Ở Nhật, mọi người đi tàu điện thường phải trải qua hành trình khá dài và mệt mỏi, nếu nhường ghế thì sẽ không bao giờ được ngồi cả. Bởi vậy, bé Watanabe (học sinh lớp 4) đã phải “đấu tranh tinh thần” để nhường ghế cho một bà bầu!


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/images947431_Anh_bai_Hoc_sinh_lop_4_nhuong_cho_cho _ba_ba.jpg
Đi tàu điện ở Nhật: Nếu nhường ghế sẽ không bao giờ được ngồi

“Một ngày, tôi và gia đình lên tàu điện để đi chơi. Ngày hôm trước tôi vận động rất nhiều nên cơ thể rã rời. Tìm được ghế trống, tôi sung sướng ngồi xuống. Phải 4 ga nữa mới xuống nên đứng thì mệt phải biết!

Chợt có một phụ nữ mang thai lên tàu. Cô ấy tìm ghế trống mà không có nên trông chán nản lắm. Hàng ghế dành riêng cho bà bầu, người già đã chật kín. Tôi muốn nói “Xin mời ngồi” nhưng mà ngại quá nên giả vờ không biết gì và nghĩ thầm: “Người khác chẳng nhường chỗ thì mình không nhường cũng có sao đâu”.

Tôi chẳng nghĩ đến người mẹ đó nữa. Đúng lúc đó thì tàu lắc lắc, tôi nghĩ: “Nguy hiểm quá!”, nhưng cô ấy nắm chắc tay nắm của tàu nên chẳng sao cả. Tôi buột miệng nói: “Cháu mời cô ngồi ạ!”. Tôi nói hơi to nên mọi người quay nhìn tôi, chao ôi, ngượng quá! Tôi nghĩ mình cần phải làm điều cần làm và đứng dậy rời chỗ ngồi. Bà bầu nói “Cảm ơn cháu!” và thở phào ngồi xuống ghế.

Một lần nữa tàu lại lắc lắc. Bà bầu ổn không sao cả. Tôi nghĩ trong lòng “Mình nhường ghế cho cô ấy thật đúng lúc”!. Chẳng mấy chốc tàu tới nơi, bà bầu cười nói: “Cảm ơn cháu nhiều!”. Tôi sẽ nhớ mãi điều này. Từ nay tôi sẽ tiếp tục nhường chỗ”.


Hà Linh
(trích bài luận của bé Watanabe, học sinh lớp 4 ở tỉnh Saitama)
(Kienthuc.net.vn)

quangminh1807
23-07-2012, 05:08 PM
Chất lượng giáo dục đã được công nhận, sao trong một số phim Nhật lại hay xuất hiện những thành phần bất mãn và nguy hiểm vậy nhỉ :62-yawn:

Kasumi
23-07-2012, 05:12 PM
Chất lượng giáo dục đã được công nhận, sao trong một số phim Nhật lại hay xuất hiện những thành phần bất mãn và nguy hiểm vậy nhỉ :62-yawn:

Ở đâu cũng vậy, có những góc sáng góc tối. Đó là những thành phần được sinh trưởng trong hoàn cảnh đặc biệt, có thể do bối cảnh gia đình, xã hội không tốt nên ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách về sau.

Kasumi
24-07-2012, 11:20 PM
Học sinh Nhật: Không sợ bẩn, ngã và không ngại nắng

Dù phơi nắng cả ngày hay mặc áo quần cộc giữa trời mùa đông lạnh 7 độ, trẻ em ở Nhật cũng không bị ốm do được rèn luyện thể lực thường xuyên từ nhỏ.

Trong nhà trường Nhật có rất nhiều hoạt động thể dục thể thao dành cho học sinh: ngày chạy marathon dành cho các cấp học, ngày hội thể thao Undo Kai… Ngày hội thể thao là một ngày rất quan trọng, được tổ chức mỗi năm một lần ở các trường học Nhật Bản từ mẫu giáo trở đi.

Chỉ một số môn đơn giản và tạo niềm vui, động lực cho cả tập thể tham gia như chạy 50m cho học sinh lớp 1; 60m cho học sinh lớp 2-3, 80m cho học sinh lớp 4; 100m cho học sinh lớp 6… nhưng đây là ngày được trông đợi của tất cả giáo viên, phụ huynh và học sinh.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot3/images950270_Dieu_quan_trong_nhat_khong_phai_la_th ang_thua_ma_la_co_gang_het_suc_minh.jpg
Quan trọng nhất không phải thắng thua mà là cố gắng hết mình

Điều đặc biệt của việc dạy thể chất ở Nhật là: không thi đua, không thành tích, không tính điểm, không khống chế thời gian. Giáo viên chỉ xếp các thang đánh giá: làm được, làm rất tốt, cần cố gắng… Điều quan trong nhất mà người ta dạy học sinh là phải cố gắng hết sức mình, không bao giờ được bỏ cuộc. Phải chạy, chạy, chạy, nhanh hay chậm tùy sức từng người, nhưng không được phép lười biếng đi bộ.

Kể cả những em khuyết tật cũng được khuyến khích chạy hết phần đường của mình, dù mất bao nhiêu thời gian. Vì không bị sức ép nên học sinh thích hoạt động, và phấn khởi khi mình hoàn thành bài tập dù không phải là người chạy nhanh nhất, thậm chí là người cuối cùng cán đích.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot3/images950271_La_hoc_sinh_khuyet_nhung_minh_khong_b o_cuoc.jpg

Dù thời tiết ngoài trời là 7 độ C, nhưng các em học sinh cũng chỉ mặc áo cộc quần cộc, đứng co ro trong gió lạnh, trong khi bố mẹ mặc quần áo ấm to sù sụ. Chỉ sau ít phút khởi động, các con đã trở nên linh hoạt, tươi vui vì cơ thể ấm lên nhanh chóng.

Ở Nhật, mùa đông học sinh cũng chỉ mặc áo dài tay, quần cộc hoặc dài, trên đường đi có mặc áo khoác nhưng đến lớp là cất áo để chạy nhảy. Các cô giáo luôn khuyến cáo không cho các con mặc quá ấm, sẽ làm cho người khó vận động, gây sự lười biếng.

Phụ huynh Nhật cũng không ngại cho con phơi nắng, dù là chơi cả buổi chiều nắng ở công viên hay hoạt động ngoài trời từ sáng đến tối trong ngày hội thể thao. Họ rèn luyện cho con chịu nắng, chịu lạnh từ khi còn nhỏ.

Mỗi buổi sáng, học sinh Nhật đi bộ từ nhà đến trường khoảng 25 phút. Một ngày học tập của các em cấp 1 bao giờ cũng có 1 tiếng hoạt động ngoại khóa, chơi sân trường rồi mới vào học. Đi học đồng nhất là giày thể thao, đến trường lại dùng giày đế mềm để dễ vận động.

Nhiều người nghĩ rằng người Nhật xưa kia thấp lùn, khốn khổ, bây giờ có sự bứt phá ngoạn mục là “chiêu” khuyến khích lai tạo với người Châu Âu của chính phủ. Nhưng thực ra đó là do chế độ dinh dưỡng sự chú trọng và kiên trì rèn luyện thể lực từ bé ở gia đình lẫn nhà trường. Từ khi chưa biết đi các mẹ đã cho con công viên chơi ở bãi cát cả ngày, tận hưởng ánh nắng mặt trời không sợ bẩn, không sợ ngã, không ngại trời nắng hay lạnh.


Hà Linh
(Kienthuc.net.vn)

teenwitch
24-07-2012, 11:24 PM
Nhớ lại hồi em học lớp 7, con gái 4 vòng, con trai 6 vòng chạy quanh sân trường. Đau thương....:(
ko chạy đủ thì điểm kém cứ thế mà nhận thôi :(

Quan trọng nhất không phải thắng thua mà là cố gắng hết mình
Em thik câu này :)

lochichuong2
02-09-2012, 09:42 AM
Nhiều người nghĩ rằng người Nhật xưa kia thấp lùn, khốn khổ, bây giờ có sự bứt phá ngoạn mục là “chiêu” khuyến khích lai tạo với người Châu Âu của chính phủ.


Không hiểu sao lại có người có suy nghĩ kiểu này. Để cải tạo chiều cao kiểu này thì phải lai tạo trên quy mô lớn, nếu vậy thì trên đường phố đâu đâu cũng thấy người Nhật - Tây, nhưng thực sự thì hiếm lắm mới thấy 1 người như vậy đi trên đường

EX.Mirror
16-09-2012, 02:35 PM
Đã hiểu ra tại sao người Nhật, ngay cả những đứa trẻ cho tới những cụ già đều không lãng phí đồ ăn như thế ^^

Hồi học mẫu giáo mình cũng được chơi suốt mà. Bây giờ mẫu giáo lớn lớn một chút mới bắt đầu học vẽ học bơi học chữ, nhưng mình thấy học chữ thì mới thật sự là 'học', kiểu không được chơi ý. Còn mấy môn học kia vừa rèn luyện kĩ năng, vừa được chơi cùng bạn bè thôi mà :D

Cái 'đoàn kết' và 'niềm đam mê học tập' thì đôi khi người lớn cũng phải noi theo nữa ấy chứ T_T

Đang tự hỏi trong 6 tháng đầu, mẹ phải hành động như thế nào cho con được thông minh nhỉ?

dante115
16-09-2012, 04:37 PM
Nhật có một nền giáo dục rất tuyệt vời mà rất nhiều nước muốn hướng tới và học hỏi. Cũng dễ hiểu tại sao người Nhật có tính cách quật cường và mạnh mẽ như thế. Mong muốn Việt Nam học tập được những cái hay này của họ để nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay chứ cứ như bây giờ là không ổn tẹo nào ...

Kasumi
06-12-2012, 11:41 AM
Đang tự hỏi trong 6 tháng đầu, mẹ phải hành động như thế nào cho con được thông minh nhỉ?

Ko hiểu ý bạn là 6 tháng đầu thai kì hay là 6 tháng đầu của trẻ. Nếu là 6 tháng đầu của trẻ thì bạn đọc thêm ở đây >> http://japanest.com/forum/showthread.php/35011-D%E1%BA%A1y-con-ki%E1%BB%83u-Nh%E1%BA%ADt

Còn 6 tháng đầu thai kì thì hỏi GG ;)) Ở trển nhìu lắm :D

Kasumi
06-12-2012, 11:48 AM
Dạy con kiểu Nhật: Cuộc “viễn du” đầu tiên của trẻ

Ngày hôm qua, con gái tôi (11 tuổi) xin phép mẹ được tự mình làm cuộc “viễn du” nho nhỏ bằng xe đạp với em hàng xóm Akane - 9 tuổi. Các con sẽ mang theo bữa ăn trưa và đi tới chiều.

Hai chị em bàn bạc và chuẩn bị cả tuần liền. Con in bản đồ thị trấn ra và cùng em Akane thảo luận đường đi, sẽ xem cái gì, ăn trưa ở đâu, ghé cửa hàng nào “mua sắm”… Đồ đạc mang theo như tấm trải, sách báo để đọc, đồ chơi , khăn ướt và khăn khô để giữ vệ sinh, áo mưa, ô cán gập… được cho vào ba lô sẵn. Mỗi chiều đi học về, 2 chị em lại tíu tít qua nhà nhau chụm đầu xem bản đồ, bàn bạc kể hoạch chuyến đi, những dự định.

Chắc có lẽ thời gian tuần đó trôi chậm lắm nhưng rồi ngày chủ nhật cũng tới. Sáng sớm, em Akane qua nhà, 2 chị em tự mình chuẩn bị hộp cơm mang theo: xúc xích, trứng cuộn, cơm nắm, táo cắt miếng nhỏ cho dễ ăn, bông cải xanh luộc. Cả hai đều mang theo chút đỉnh “lộ phí” từ hộp tiền tiêu vặt hàng tháng.

Em Akane mượn mẹ điện thoại di động. Hai chị em 2 ba lô nhỏ trên lưng, dắt xe đạp tiến ra đường. Dự định sẽ đi trong phạm vi 3 km, tới bờ sông Shingashi thì ghé ngôi chùa ven sông để cầu nguyện cho chị Lilia của bé Akane được khỏi bệnh.

Hai chị em thỉnh thoảng gọi điện thoại về cho các bố mẹ biết đã đi tới đâu, đang làm gì. Con luôn nói: “Mọi thứ đều ổn mẹ à, vui lắm!”. Khi ăn cơm trưa trong công viên, con chụp hình gửi về cười toe toét.

Chiều tới, 2 chị em trở về. Con mua kẹo cho em, và còn rất đàn chị, mua cho em Akane một cuốn sổ tay nhỏ giá 105 Yên để làm kỷ niệm “vì con là chị, con muốn chăm sóc em cho em vui”!


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot5/images936567_anh_bai_1.jpg
Em bé hàng xóm Akane (9 tuổi)

Mẹ nhớ mãi một ngày mùa xuân ấm áp, con gái đã tự mình tổ chức và thực hiện chuyến đi chơi xa đầu tiên trong cuộc đời. Chuyến đi của con băng qua những cánh đồng vàng hoa bồ công anh, con ngồi ăn trưa dưới rặng anh đào bồng bềnh, con lướt trên những con đường lát nhựa êm êm...

Nhìn con chia quà cho em, dặn dò Akane cách dùng sổ tay, mẹ bâng khuâng nhớ chuyến đi xa đầu tiên của mẹ thời thơ ấu, có lẽ lúc đó mẹ bằng tuổi con.

Ngày Tết Tất niên, bà ngoại cho phép mẹ đi xe đạp tự mình mang đồ về quê cho bà nội làm mâm cỗ cúng Tết. Đường quê qua cơn mưa lầy lội, ướt át, mẹ bị ngã, cái thủ lợn bị lấm lem bùn đất đỏ, nhưng bà nội rất vui vì mẹ đã có thể tự mình đi xa như thế. Mẹ nhớ ánh mắt long lanh mừng vui của bà nội lúc đó. Ánh mắt làm mẹ hiểu rằng hình như mẹ đã lớn lên rất nhiều, đã có thể tự mình đi xa, có thể làm được nhiều thứ như người lớn…

Con đã rất vui với cuộc hành trình đó, con có lẽ cũng nghĩ rằng con đã lớn như mẹ, làm được điều mà trước nay chỉ có mẹ, bố và người lớn có thể làm. Mẹ cũng nghĩ thế, mẹ nghĩ con của mẹ đã lớn và mẹ phải cư xử với con như một người “có thể tự mình làm được nhiều thứ”, người đó vừa có cuộc hành trình xa tới tận... 3km khám phá bao thứ hay ho, và trở về bình yên, người đó không những tự bảo vệ mình mà còn bảo vệ, chăm chút cho em gái hàng xóm... làm cho em cũng được tận hưởng niềm vui của “cuộc viễn du đầu tiên”.

Rồi con sẽ dần lớn lên, con sẽ có bao cuộc hành trình xa ngái. Sẽ có những niềm thú vị hay điều thất vọng trên những chặng đường con tới, con qua cho dù mẹ, cũng như bao bà mẹ khác, chỉ mong con luôn được vui, êm ả tới lui trên những chặng đường...

Mẹ thường nghĩ, cuộc đời con người cũng là một cuộc hành trình…

Là mẹ của con, cũng như bao người me khác, mẹ chỉ mong con luôn được bình yên, khi đạt tới những khát khao, mơ ước của mình, nhưng có lẽ sự thật thì trên đường đời cũng sẽ có lúc con bị những cơn mưa bất ngờ, những bão giông không tránh khỏi… Sẽ có lúc con khóc vì đau đớn, cô đơn vì thất vọng... Nhưng hãy là và cũng mong con luôn có được người đồng hành ấm áp sẻ chia!


Hà Linh
(Gửi từ Nhật Bản)
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
06-12-2012, 11:51 AM
Mẹ Nhật nghiêm khắc trị con “lần lữa”

- “Mẹ ơi, cho con đi chơi với bạn chút thôi, đi về con sẽ làm bài tiếp”, “con thích nhất đi bể bơi thành phố, mà vài ngày nữa bể bơi đóng cửa rồi”, bé Takuya, bạn thân nhất của con trai tôi nài nỉ. Mẹ Takuya nhất quyết không đồng ý, để dạy cho cậu bé bài học về việc nghiêm túc với kế hoạch học bài của mình.

Takuya và Hán - con trai tôi - đều học lớp 5. Có con ở tuổi này, các mẹ gặp nhau thường than thở:

- "Ôi trời, dạo này tôi nói gì cháu cũng chẳng chịu nghe đâu. Mệt lắm cơ!".
- "Đúng đấy, càng lớn càng khó bảo, lại còn lý luận này nọ!"…

Vào các ngày nghỉ cuối tuần ở Nhật Bản, trẻ em hầu như được phép đi chơi. Các em chỉ phải hoàn thành phần bài tập nhỏ ở nhà và không phải đi học thêm. Con trai tôi thường lý luận “ngày nghỉ mà mẹ bắt con học thì còn gì là ngày nghỉ nữa”. Trẻ em ở đâu cũng ham chơi, không tránh khỏi "việc hôm nay muốn để tới ngày mai".


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot5/kyoiku_pic01.jpg
Nên dạy con nghiêm túc với kế hoạch của mình

Chủ nhật đó, tôi quyết định cho các con đi bơi ở công viên nước thành phố. Công viên đó rất lớn, nhiều trò chơi nên hầu như bé nào cũng thích. Công viên cũng sắp đóng cửa vì đã hết mùa hè. Tôi cho phép con được rủ bạn đi cùng cho vui.

Bé Hán nghĩ ngay tới Takuya và nói với tôi: “Bạn ấy thích nhất là bơi mẹ ạ!”. Bé háo hức gọi điện thoại cho Takuya rủ bạn đi cùng, nhưng Takuya trả lời là mẹ bé không đồng ý.

Bé Hán nói chuyện với mẹ của bé Takuya: “Cô ơi, cháu xin phép cô cho Takuya đi cùng được không ạ? Còn hai ngày nữa công viên đóng cửa. Bạn Takuya bảo có kiểu bơi mới học được muốn biểu diễn cho cháu xem ạ!”.

Mẹ của Takuya cảm ơn, chúc bé Hán chơi vui nhưng vẫn nhất quyết không cho Takuya đi.

Bé Hán cầu cứu tôi nói chuyện với mẹ Takuya. Sợ chị ngại làm phiền nên tôi trấn an chị: “Chị cứ yên tâm để tôi trông cháu cho, chỉ còn vài ngày nữa công viên đóng cửa rồi, muốn đi cũng không được nữa. Chị đừng ngại, tôi sẽ đảm bảo an toàn cho cháu”.

Mẹ Takuya cho biết Takuya chưa làm hết bài tập. Cậu bé đã hứa làm bài xong trong sáng thứ 7 để chủ nhật đi chơi nhưng cứ lần lữa. Ngày thứ 7, được tặng bộ truyện mới, cậu bé mê mải đọc, hẹn sang sáng chủ nhật làm bài, giờ vẫn chưa xong.

Mẹ Takuya nói chị cũng muốn cho con đi chơi nhưng không còn cách nào khác. “Con phải chịu trách nhiệm về mình để lần sau biết nghiêm túc với kế hoạch đề ra, không lần lữa công việc”.

Tôi giải thích cho con trai hiểu lý do bạn Takuya không được đi chơi. Bản thân tôi cũng học thêm được một kinh nghiệm về sự nghiêm khắc giữ kỷ luật để con hạn chế tính chần chừ, việc hôm nay để ngày mai, đặc biệt trong những ngày nghỉ.


Hà Linh (Từ Nhật Bản)
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
06-12-2012, 11:53 AM
Mẹ Việt nổi cáu, bố Nhật dịu dàng

Dù biết rằng một người mẹ hiện đại thì không nên mắng con, nhưng những khi không kiểm soát được, tôi cũng nổi cáu, tét con, rồi ân hận. Chồng tôi - một người đàn ông Nhật - thì tuyệt đối không bao giờ la mắng, mà lúc nào cũng nhẫn nại dịu dàng.

Có lẽ thế hệ tôi, được nuôi theo cách ngày xưa của ông bà để lại "thương cho roi, cho vọt", bố mẹ tôi khi con cái có nhầm lẫn, sai sót vẫn có thể dùng đòn roi, hay mắng mỏ để chỉ bảo, nên khi làm mẹ, đôi khi tôi cũng đánh, mắng con.

Chồng tôi chưa bao giờ la mắng, chứ đừng nói đến là dùng hình phạt động tới cơ thể. Anh cũng không nhân nhượng với hành vi xấu của con mà kiên nhẫn giải thích, khích lệ tính tự giác của con để giữ kỷ luật. Thậm chí, anh có thể dành hàng giờ và nhiều ngày giải thích cho tới khi các bé nhận ra lỗi của mình, vui vẻ nhận lỗi, nhận trách nhiệm để không bao giờ tái phạm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot5/images980185_images977292_Be_Linh_Han_cung_bo_choi _truot_tuyet.jpg
Bé Linh, Hán cùng bố chơi trượt tuyết.

Hồi đó bé Linh, con gái tôi, đang học mẫu giáo. Bé đang chơi thì em trai bé - bé Hán tiến lại bên, hỏi mượn đồ chơi. Bé Linh đang say sưa chơi món đồ chơi đó, nhất định không muốn nhường lại cho em. Hai chị em cãi nhau, vì tuổi sát nhau quá, hai bên không ai nhường ai. Đến khi bé Linh cáu quá, ném đồ chơi ra xa, bé em khóc nức nở.

Bố các bé thấy thế, lại gần trò chuyện, và yêu cầu hai chị em xin lỗi nhau. Bé Hán biết lỗi đã không kiên nhẫn chờ chị chơi xong mới mượn đồ chơi nên xin lỗi chị ngay. Bé Linh thì nhất định không xin lỗi vì "Con không sai gì cả, đồ chơi của con, con đang chơi, tại sao em không chờ con".

Không ép buộc bé lúc đó, nhưng cả ngày, khi có thời gian thì chồng tôi ngồi cạnh bé Linh chuyện trò. Anh kể con gái nghe chuyện hồi bé mình đã chơi với bạn, làm gì sai, ban đầu không muỗn xin lỗi bạn vì lòng kiêu hãnh, nhưng sau đó thấy bạn buồn thì vẫn xin lỗi bạn. Lời xin lỗi đó có thể làm bạn vui, thoải mái. Lặng im nghe câu chuyện của bố nhưng bé Linh vẫn không xin lỗi bé Hán.

Tối hôm đó cả nhà đi ra ngoài ăn tối ở một quán nhỏ giản dị, ấm cúng. Khi đang ăn thì bé Linh đón cốc nước do chủ quán đưa tới. Bé vụng về làm đổ ly nước. Bác chủ quán vội vã lau dọn và xin lỗi mọi người. Khi đó chồng tôi chỉ cho bé Linh là mặc dù là lỗi của bé, nhưng người chủ quán đã rất tận tình giúp bé, không cáu giận, và lại còn xin lỗi.

Chồng tôi hỏi con:

- Con thấy không, dù là lỗi của con, nhưng bác lại giúp con dọn sạch sẽ và nói xin lỗi với con. Khi bác làm vậy con vui không?

- Con thấy vui và con nghĩ lần sau con phải cẩn thận bố ạ.

- Hôm nay con cũng vứt đồ chơi làm em Hán buồn, con muốn xin lỗi em không?

- Có ạ!

Và bé quay sang bé Hán, xin lỗi em. Bé Hán mỉm cười với chị, hai chị em vui vẻ.

Tôi rất phục chồng tôi vì cách xử lý của anh ấy trong tình huống này, giúp con nhận ra được gốc rễ của vấn đề và tự nguyện sửa chữa lỗi lầm của mình.


Hà Linh (từ Nhật)
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
06-12-2012, 12:00 PM
Dạy con kiểu Nhật: Đi bộ để bé thông minh hơn

“Phải luôn nhớ rằng đi bộ hàng ngày là bước đầu tiên để có một em bé thông minh” – Học giả nổi tiếng về dạy con từ sớm của Nhật Bản – Shichida Makoto từng nhấn mạnh.

Sáng nào đi làm khỏi nhà tôi cũng gặp rất nhiều bé hơn 1 tuổi, 2 tuổi ngồi trên xe đẩy, được ông bà cho đi chơi, dù là một quãng ngắn quanh xóm. Lâu lắm mới thấy một em bé được dắt tay, đi bộ trên đường.

Các em rõ ràng là những đứa trẻ may mắn trong thành phố, khi khu vực quanh nhà còn có khoảng không để đi dạo, khi ông bà, người thân có thời gian đưa cháu đi chơi, hít thở, nhìn ngắm thế giới quanh mình. Nhưng sẽ là tuyệt hơn, nếu thay vì đi xe, các em được đi bộ.

Được người lớn dắt tay, hoặc tung tăng đi bộ trên đường. Giản dị thế thôi, lại có thể là hạnh phúc hiếm hoi của trẻ em trong những gia đình thành phố.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot5/960f38aa1a4d53ed962ead8a33aab60a31aad554.jpg
Có không gian rộng rãi, được đi bộ, chơi đùa là hạnh phúc hiếm hoi của nhiều trẻ em thành phố. Ảnh minh họa.

Ở nơi này, trẻ em được mua về rất nhiều xe, xe gỗ, xe nhựa tập đi, xe đẩy đi chơi, xe đạp ba bánh… Cứ bước ra khỏi nhà là các em lên xe máy, taxi, đi cầu thang máy… Đi chơi gần xịt nhà cũng phải ngồi trên một chiếc xe.

Ông hàng xóm có một đứa cháu trai 14 tháng, ngày nào cũng cần mẫn đẩy xe cho cháu loanh quanh. Ông thắc mắc là tại sao thằng bé chẳng chịu tập đi gì hết, người cũng không đến nỗi gầy yếu gì mà chậm đi quá. Làm sao cậu bé đó có thể biết đi nhanh được, khi không được bước khỏi chiếc xe đẩy, tập bước đi, vấp ngã và đứng dậy?

Hãy dừng lại một chút, quan sát những em bé thường xuyên được đẩy xe đi chơi mà ít vận động cơ thể, và những em bé đi bộ nhiều, chạy nhảy, đạp xe, chơi đùa với nhau. Những em bé vận động nhiều bao giờ nhìn cũng nhanh nhẹn, linh hoạt, biểu cảm hơn hẳn.

Học giả nổi tiếng về dạy con từ sớm của Nhật Bản – Shichida Makoto cho rằng đi bộ là một trong những việc quan trọng nhất của trẻ mới biết đi, 1-2 tuổi. Một nghiên cứu của đại học Havard cũng cho thấy, trẻ em dưới 6 tuổi có kỹ năng phát triển cao chính là những bé được phát triển trong môi trường giàu ngôn ngữ và được tự do vận động cơ thể trong giai đoạn 0-3 tuổi.

Shichida Makoto khẳng định, cho trẻ đi bộ hàng ngày là bước đầu tiên để có một em bé thông minh. Trí lực của bé chỉ được phát triển hoàn hảo khi được kích hoạt mọi giác quan, vận động hết sức có thể.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot5/040410-08.jpg

Nếu xung quanh nhà quá chật chội, không có sân chơi, hay lối đi bộ, hãy dành thời gian đưa con ra quảng trường, công viên, nơi gần nhất có không gian rộng rãi, cho con đi bộ, chạy thoải mái. Thay vì bế, cõng con lên cầu thang, hãy dắt tay và để bé tự đi.

Bản thân tôi, cũng tự mình tìm thấy hạnh phúc giản dị và thanh thản trong thành phố bận rộn mệt mỏi này: Cuối ngày, dắt tay con gái đi bộ, chỉ cho con một cái cây, một đóa hoa vừa nở, một con chim say sưa hót trên cành… Tôi không biết con mình sẽ thông minh lên bao nhiêu, chỉ biết rằng, đó là cách tôi thực sự giao tiếp với con gái mình, một cách dành thời gian cho con chất lượng trong khi chính mình cũng thư giãn, quên hết lo toan của một ngày.


Hướng Dương
(Kienthuc.net.vn)

Kasumi
18-12-2012, 01:57 PM
[Giới thiệu] Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản - Akehashi Daiji


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot6/sach-moi-xuat-ban-5018-78754-1-zoom.jpg


Tác giả: Akehashi Daiji
Dịch giả: Thu Hằng - Minh Huệ
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Trọng lượng: 264 gram
Năm xuất bản: 2012
Thể loại: Sách Nuôi dạy con nhỏ
Bìa mềm
180 trang
Nxb Phụ Nữ
Giá tiền: 95.000 VND

Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản - Akehashi Daiji

Làm cha mẹ không đơn giản chỉ là bản năng, là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà còn là cả một nghệ thuật. Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng thực sự hiểu con mình. Sự kỳ vọng quá lớn vào con trẻ đôi khi khiến chúng ta trở nên quá khắt khe và vô hình chung tạo áp lực nặng nề lên những đứa trẻ. Có thể bạn chưa biết nhưng đứa trẻ dễ “nổi loạn” thực ra thường rất nhạy cảm, quan tâm tới người khác; đứa trẻ không nghe lời là đứa trẻ có chính kiến riêng mạnh mẽ; đứa trẻ tác phong chậm chạp cũng có thể thuộc tuýp người tỉ mỉ, nhẫn nại... Chính vì thế, thay vì phiền não rằng con mình không trở thành đứa trẻ lý tưởng như mình mong muốn, các bậc cha mẹ hãy thử bắt đầu từ việc ghi nhận những ưu điểm mà con mình đang có. Chúng ta sẽ thấy ngay cả những đứa trẻ bị xem là có vấn đề vẫn có những điểm sáng kỳ lạ.

Tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản được viết bởi Akehashi Daiji - một bác sĩ tâm lý, nhà tư vấn giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản. Với nhiều gợi ý, bí quyết thiết thực, hữu ích trong việc nuôi dạy trẻ và được trình bày thông qua hình thức những câu chuyện ngắn có hình minh họa sinh động, dễ hiểu, cuốn sách là món quà ý nghĩa dành tặng cho những ông bố bà mẹ đang và sẽ dạy con.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot6/nuoi.jpg

Tóm tắt nội dung

Nhật Bản vốn nổi tiếng là một quốc gia coi trọng chất xám và biết cách đào tạo, giáo dục con người theo truyền thống, nề nếp. Không ít phụ huynh người Việt quan tâm đến cách dạy con kiểu Nhật bởi đơn giản rằng, ai cũng muốn con mình sở hữu một chỉ số trí tuệ - IQ - thật cao cũng như khả năng nắm bắt mọi kiến thức, tình huống trong cuộc sống một cách nhanh nhẹn và chắc chắn. Nếu có dịp tận mắt chứng kiến môi trường giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non tại Nhật Bản, chắc rằng không nhiều người cảm thấy khó hiểu tại sao đất nước mặt trời mọc này lại đầy những con người phi thường, dù trong chiến tranh, trong phát triển kinh tế, hay cả trong những thảm họa thiên tai khủng khiếp như động đất, sóng thần, họ vẫn thể hiện một tinh thần vô cùng Nhật Bản. Không ai có thể phủ nhận một điều rằng: Người Nhật rất thông minh, nhưng để có được những thành công nổi bật đó cũng phần lớn nhờ cách dạy dỗ của bố mẹ với con cái ngay từ khi còn nhỏ mà nên.

Nội dung tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản được tác giả Akehashi Daiji chọn lọc những phần đặc biệt quan trọng từ sê-ri 4 cuốn sách đã viết trước đó của ông về cách nuôi dạy con trẻ, cũng như những phần nhận được phản hồi tích cực từ phía các độc giả và cả những gì tác giả cảm nhận được trong suốt quá trình tư vấn, khám bệnh tâm lý. Tập sách bao gồm 22 chương với chương đầu tiên liệt kê những biểu hiện đáng lo ngại ở trẻ mà những biểu hiện này không phải do trẻ không được dạy dỗ cẩn thận hay được nuông chiều mà sinh ra tính ích kỷ. Các chương sách tiếp theo là những chia sẻ chân thành cả trên phương diện khoa học lẫn kinh nghiệm, tình cảm của riêng tác giả đến các ông bố bà mẹ nhằm giúp mọi người hiểu hơn về con trẻ và trách nhiệm dạy dỗ cao cả của mình. Đọc sách, các bậc phụ huynh sẽ biết được những gì nên và không nên, áp dụng hay tránh khi giúp trẻ hòa nhập với môi trường sống trong gia đình và ngoài xã hội. Cha mẹ còn biết:

- Trẻ nhỏ rất cần được ôm ấp, vỗ về.

- Biết cách lắng nghe con, công nhận những nỗ lực của con, nuông chiều con một cách đúng mực.

- Nắm bắt những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ qua các giai đoạn, biểu hiện như: làm nũng, vòi vĩnh...

- Biết cách mắng con thế nào là khoa học; cách dạy dỗ trẻ theo phép tắc, khuôn khổ.

- Cáh xử lý tình huống khi: giữ bình tình trước những thói xấu của trẻ; cả cha lẫn mẹ đều đi làm, không đủ thời gian để gần gũi con cái;...

Xuất phát từ những thắc mắc có thực của đông đảo các bậc cha mẹ - chẳng hạn như: Thế nào là yêu con đúng cách? Thế nào là chiều chuộng? Thế nào là rèn luyện? Đâu là mục đích cuối cùng của việc nuôi dạy con?..., tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản được giới thiệu không nhằm mục đích giúp con trẻ trở nên thông minh, để đào tạo thiên tài mà chỉ đơn giản là hướng dẫn các phụ huynh cách thức tiếp cận những đứa con của mình một cách đúng đắn nhất, phát huy hết ưu điểm của trẻ, để cha mẹ và con cái cùng đạt đến điểm đến cuối cùng: Những con người có tâm hồn hạnh phúc!

Thông tin tác giả

Sách được viết bởi tác giả Akehashi Daiji với phần tranh minh họa của Ohta Tomoko, được Thu Hằng, Minh Huệ dịch sang tiếng Việt và Song Tâm Quyên hiệu đính.

Thông tin thêm

Tập sách Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản từ khi ra mắt đến nay đã được tái bản đến lần thứ 171, liên tục có mặt trong danh sách các ấn phẩm best-seller ở thị trường sách Nhật Bản và đã bán được hơn 3 triệu bản trên toàn thế giới.


Nguồn: lazada

lost94
22-02-2013, 02:58 PM
PP dạy trẻ là một trong những việc làm mà mình ngưỡng mộ ~ con ng` của đất nước này :D

phamthidung
26-03-2013, 03:31 PM
Cực kỳ ngưỡng mộ cách dạy trẻ của Nhật - có lẽ đó là một trong những điều khiến m yêu Nhật! :">
Ở Việt Nam luôn đặt lý thuyết đầu tiên, nhưng theo m, khi tự khám phá ra 1 điều gì đó ở TG xung quanh, chắc chắn mình sẽ hiểu và ghi nhớ lâu hơn (giống như trong bài trên có nói). Những câu chuyện về trẻ em Nhật thật xúc động, t/c của các em và của cả bố mẹ rất chân thật. :hi:
Chị m sắp sinh, nếu dạy bé đc những điều như nói trên đây thì thật mừng! :cupid1:

wonbinbk
08-04-2013, 02:03 PM
Rất vui vì đã phát hiện ra diễn đàn này.
Mình và bà xã mình rất hâm mộ những đức tính tốt đẹp của người Nhật.
Cũng sắp có con nên lại càng quan tâm hơn tới cách dạy con của họ. Có vẻ tương đồng với cách nuôi dạy trẻ của phương Tây.

A Châu
28-12-2013, 04:57 PM
8 cách người Nhật dạy con thông minh

Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép. Sự thành công về kinh tế, kỹ thuật cũng như xã hội phát triển của Nhật đã cho nhân loại nhiều bài học quý giá. Trong đó, sự thành công trong giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ góp phần quan trọng.

1. Chú trọng chuyện cổ tích


http://hiraganamama.files.wordpress.com/2012/10/ehon.gif?w=343&h=343

Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

Cha mẹ Nhật rất siêng đọc truyện cổ tích cho con nghe.

2. Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”

3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ; từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thuỳ não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.

“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.

4. Dạy chữ từ sớm


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a79b7ec14c1060dc6ed82f6a7eabda6d_zpsdcdffe20.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a79b7ec14c1060dc6ed82f6a7eabda6d_zpsdcdffe20.jpg.h tml)

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường. Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra, trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Và họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ.

7. Vận động đầy đủ


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/tomodachi_zps85d9d504.gif (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/tomodachi_zps85d9d504.gif.html)

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khoẻ, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm. Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khỏang cách tập luyện thành những đọan ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động. Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.


Theo eva.vn

A Châu
04-01-2014, 04:34 PM
Mẫu giáo Nhật làm tôi "choáng váng"

Chẳng lạ gì chuyện đi nhà trẻ, vậy mà tôi vẫn "há hốc miệng" khi thấy những điều "kì quặc" ở trường mầm non Nhật. Trước khi đến Nhật Bản, Tiantian – con gái tôi cũng đã học 1 năm tại một trường mầm non ở quê hương. Nói vậy để biết chúng tôi không hề xa lạ gì với chuyện đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, những gì tôi được chứng kiến ở trường mầm non tại xứ Phù tang vẫn khiến tôi phải “choáng váng”. Tôi xin kể ra đây 8 điều “kì quặc” về mẫu giáo tại Nhật Bản:

1. Nhiều túi một cách kì lạ

Ngày đầu tiên nhập học, các cô giáo đã giải thích với tôi là cần chuẩn bị cho bé 1 loạt các loại túi với đủ kích cỡ khác nhau. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày. Sau đó, các cô còn cẩn thận dặn dò: chiếc túi A phải có chiều dài như vậy-và-như vậy, túi B phải có chiều rộng như vậy - và - như vậy, túi C phải phù hợp với túi D và E phải đựng được trong túi F. Tôi quả thật chỉ có thể “há hốc mồm”. Một số nhà trẻ thậm chí còn yêu cầu mẹ phải tự tay may túi cho con.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps7b38cd24.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps7b38cd24.jpg.html)
Túi đựng chăn

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zpsf608b12f.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zpsf608b12f.jpg.html)
Từ trái sang: Túi quần áo, túi đựng sách và túi đựng giày

Sau hai năm đi học mẫu giáo thì chúng tôi đã quen với nó, và những đứa trẻ trở nên rất giỏi trong việc đặt những thứ vào đúng chỗ của nó. Tôi thường nghĩ rằng đây cũng chính là lý do mà người dân Kyoto không ngại việc phân loại rác của họ bởi họ đã được dạy điều này ngay từ tấm bé.

2. Tất cả những chiếc túi trên đều do trẻ con xách. Người lớn không phải mang gì cả

Đây là một cảnh tượng mà tôi thực sự bị sốc: Khi đưa con đến trường hoặc đón con về, tôi nhận thấy rằng tất cả các phụ huynh khác, có thể là cha, mẹ, hoặc ông bà, luôn đi tay không. Trong khi tất cả những chiếc túi có kích thước khác nhau (ít nhất là hai hoặc ba chiếc) như tôi đã đề cập ở trên được xách bởi những cô bé, cậu bé nhỏ lũn chũn. Hơn nữa, chúng lại còn vừa xách vừa đi rất nhanh!

Chúng ta thì sao? Có lẽ do thói quen, có lẽ vì là sự khác biệt văn hóa, nhưng tôi thường mang túi xách cho con, và Tiantian thì đi tay không. Một vài ngày sau, cô giáo đến và đã có một cuộc trò chuyện với tôi: "Mẹ Tiantian, ở trường, cô bé tự làm hết mọi thứ một mình...". Người Nhật có thói quen chỉ nói một nửa câu, và để bạn tự hiểu nốt phần còn lại. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng cô đang có ý muốn hỏi về tình hình ở nhà của Tiantian, nhưng khi nhìn thấy tôi vẫn còn đang suy nghĩ, cô giáo tiếp tục, "...tự xách túi đi học là một ví dụ...". Sau lời nhắc nhở tế nhị này, tôi để cho Tiantian mang túi xách của mình.

Khi buổi họp phụ huynh, tôi nói với mọi người rằng ở đất nước tôi phụ huynh thường thực hiện tất cả mọi thứ cho con mình. Đến lượt các bà mẹ Nhật Bản “choáng váng”. Đồng lòng như một, họ hỏi: "Tại sao?"

3. Thay quần áo liên tục

Trường mẫu giáo Nhật của Tiantian có đồng phục riêng. Khi Tian đến lớp, bé phải cởi nó ra và mặc quần áo để chơi vào. Bé cũng phải cởi giày của mình và thay vào đó là đôi giày vải bệt như giày múa ba lê màu trắng. Khi đi vào sân tập thể dục, con phải thay giày. Sau giấc ngủ trưa thì bọn trẻ lại thay đổi quần áo một lần nữa. Thực sự rất phiền toái.

Khi Tiantian còn học Lớp hoa cúc, bé thay quần áo rất chậm và tôi không thể không giúp con một tay. Nhưng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng tất cả các bà mẹ Nhật Bản đều đang đứng sang một bên, không ai giúp đỡ con mình cả. Tôi từ từ thấy rằng việc thay quần áo tưởng như “kì quặc” này cũng góp phần giáo dục con cái biết tự lập và độc lập trong cuộc sống. Thông qua những việc ở trường như thay quần áo, gắn “sao” hàng ngày, treo khăn tay lên giá…những đứa trẻ này bắt đầu học thói quen giữ gìn mọi thứ ngăn nắp ngay từ khi mới 2,3 tuổi.

4. Mặc quần đùi vào mùa đông


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps0d0b76c1.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps0d0b76c1.jpg.html)
Mùa đông nhưng ở trong nhà, các bé vẫn mặc quần đùi

Trẻ em trong các trường học của Nhật Bản mặc quần short (quần đùi) kể cả trong mùa đông, bất kể trời lạnh đến như thế nào. Ông bà của con gái tôi ở nhà đã rất lo lắng, và liên tục nhắc nhở tôi cần nói chuyện với giáo viên về vấn đề này, bởi vì con tôi không như trẻ Nhật, không thể chịu lạnh được.

Các mẹ hẳn ai cũng hiểu một điều là, khi con trẻ mới bắt đầu đi học mẫu giáo, bé sẽ ốm, sẽ ho, sẽ hắt xì sổ mũi liên miên. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật Bản về vấn đề này, câu trả lời của họ làm tôi ngạc nhiên. "Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi gửi con đến học mẫu giáo là để bị bệnh."

Nhìn thấy sức khỏe của con thay đổi và dần thích ứng với các điều kiện khác nhau, tôi chợt nhận ra rằng chúng ta không nên làm hỏng con mình bằng việc bao bọc chúng quá kỹ càng.

5. Giáo dục hỗn hợp

Chúng ta thường quen với chuyện mỗi lớp sẽ có một chương trình học riêng và trẻ đến trường là ở nguyên trong lớp của mình. Ở Nhật thì khác.

Tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Khi mới vào học, Tiantian bắt đầu với Lớp hoa cúc, sau đó là Hoa Lily, bây giờ bé đã là một trong những "chị cả” của trường, học lớp Hoa Violet. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào.

Trước 9:30 sáng, và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có "anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành của bản thân cũng tăng lên rõ rệt.

6. Giáo dục mầm non dạy trẻ em biết cười và nói “cảm ơn”

Ở cấp mẫu giáo Nhật bản, có vẻ như họ không quan tâm đến việc giáo dục trí tuệ cho trẻ em. Họ không có sách giáo khoa, chỉ có vài quyền sách ảnh mới mỗi tháng. Trong bản kế hoạch giáo dục của nhà trường, cũng không có bất kỳ môn nào như toán, hát, vẽ hay thậm chí là cả tiếng anh, tập tô, tập viết…

Vậy các trường mẫu giáo ở Nhật dạy gì? Khi tôi hỏi câu hỏi này, các cô giáo đã trả lời rằng: “Chúng tôi dạy các em học cách mỉm cười”. Ở Nhật, bất kể bạn là ai, bạn đang nói chuyện với ai, biết cách mỉm cười mới là điều quan trọng. Một cô gái có nụ cười tươi luôn là người đẹp nhất.

Giáo dục mầm non Nhật Bản còn dạy gì nữa? Họ dạy trẻ em cách nói “Cảm ơn”. Có thể nói, tất cả những gì mà người Nhật coi là quan trọng, thì ở nước ta, điều đó lại không quá được chú tâm. Tuy nhiên tôi để ý là, sau 3 năm học, Tiantian thậm chí đã tiến bộ cả trong khả năng âm nhạc, nghệ thuật, và đọc chữ. Những điều này trẻ có được từ những cải thiện để hướng đến một nền giáo dục toàn diện.

7. Vô vàn buổi dã ngoại


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps96e559e5.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps96e559e5.jpg.html)
Trẻ mầm non Nhật rất hay được đi dã ngoại

Trường mầm non ở Nhật Bản rất hay tổ chức các buổi dã ngoại. Điều đó cũng có nghĩa là tôi phải đánh dấu vào lịch những ngày tôi cần chuẩn bị hộp ăn trưa cho con để bé mang đi theo đường. Tôi không thể đếm bao nhiêu lần Tiantian đi leo núi, bao nhiêu hồ bé đã nhìn thấy, hoặc có bao nhiêu động vật hoặc thực vật bé gặp.

Bên cạnh đó, Tiantian cũng hay được đi nhặt quả sồi, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đê ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm… Tôi chỉ biết rằng có rất nhiều.

8. Khả năng phi thường của giáo viên


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps81fab127.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/mau-giao-nhat-lam-toi-choang-vang_zps81fab127.jpg.html)
Các cô giáo mầm non Nhật Bản luôn tận tâm và vui vẻ

Trong một lớp mầm non Nhật có 10-30 học sinh, nhưng chỉ có một giáo viên. Ban đầu tôi đã khá nghi ngờ, nếu chỉ một giáo viên mà có thể kiểm soát hết tất cả chừng đấy học sinh thì quả thật “phi thường”. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng tôi đã đánh giá thấp những giáo viên mẫu giáo Nhật Bản. Chỉ với một giáo viên này, cô đã có thể tổ chức ra chương trình văn nghệ của các bé (rất chuyên nghiệp), 30 tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đọc sách, ngày sinh nhật ba mươi trẻ em…tất cả đều rất qui củ và có phương pháp. Nhìn vào giáo viên, tôi thấy cô ấy luôn luôn vui vẻ và thoải mái, mặc dù cũng đã khoảng 50 tuổi. Quả thật, những điều tôi đã "mắt thấy tai nghe" về nền giáo dục và nuôi dạy con cái của Nhật Bản quả thật luôn khiên tôi cảm thấy thú vị và khâm phục.


Theo afamily

A Châu
12-01-2014, 12:01 AM
Trẻ em Nhật và những bài học đạo đức thú vị

Rất ít người biết rằng trẻ em Nhật được hưởng một nền giáo dục vô cùng đặc biệt, chính điều đó đã khiến các em bé được học bao điều bổ ích, và trở nên vững vàng với những kiến thức và kỹ năng sống được trang bị ngay từ nhỏ.

Mẫu giáo

Các lớp học về đạo đức tại Nhật chính thức bắt đầu từ tiểu học, thế nhưng ngay từ mẫu giáo, trẻ em đã được học các quy tắc ứng xử căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và cám ơn. Mỗi buổi sáng, trẻ xếp hàng trong lớp, trịnh trọng chào giáo viên trước khi bắt đầu ngày mới. Trong quá trình học và chơi, trẻ được hướng dẫn và nhắc nhở sử dụng các câu cám ơn và xin lỗi trong các tình huống phù hợp.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a1_zpsfe10cce9.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a1_zpsfe10cce9.jpg.html)
Trẻ em Nhật được học sử dụng các câu "cám ơn" và "xin lỗi" trong các tình huống phù hợp (Ảnh: Internet).

Đến giờ ăn, trẻ được phân công phục vụ đồ ăn cho các bạn: giáo viên sẽ múc thức ăn vào bát, đổ sữa vào ly; và trẻ sẽ bưng đến bàn của các bạn. Trẻ mặc đồng phục như một người chăm nuôi thật sự. Sau đó, những trẻ phục vụ của ngày sẽ tập trung đứng trước lớp và đồng thanh chúc các bạn ăn ngon miệng, và các bạn sẽ đồng thanh cám ơn. Trước khi ăn, người Nhật nói “Itadakimasu” (Tôi biết ơn vì được nhận đồ ăn), sau khi ăn sẽ nói ”Gochisosamadeshita” (Cám ơn vì bữa ăn), và hai điều này cũng được hướng dẫn ngay từ mẫu giáo.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a2_zps41dbbd25.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a2_zps41dbbd25.jpg.html)
Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật đã có kỹ năng xếp hàng (Ảnh: internet).

Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được hướng dẫn tự ăn mà không cần người lớn bón, tự đem khay sau khi ăn đến nơi dọn dẹp, tự mặc quần áo, tự trải ga trải giường, tự gấp gối và nệm sau giấc ngủ trưa. Có thể nói, ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu tiên về cách ứng xử lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với công việc (mặc đồng phục), chia sẽ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).

Tiểu học và Trung học

Ở tiểu học, trẻ em Nhật bản được học về hành vi trong đời sống hàng ngày, sự cảm nhận và phán đoán về đạo đức, phát triển nhân cách và thái độ sáng tạo, sự nhận thức về tầm quan trọng của cách ứng xử văn minh.

Lên cấp hai, các chủ đề được mở rộng cho phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh, bao gồm các chủ đề như cách phản ứng đối với lời phê bình, sự hiểu biết và tôn trọng giới tính, thái độ tôn trọng sự thật, v.v.

Đạo đức ở Nhật Bản là một môn học bắt buộc và được chú trọng nhưng lại không có giáo trình thống nhất. Điều này giúp thầy cô linh hoạt thiết kế bài giảng cho phù hợp với học sinh. Nhưng các chủ đề đạo đức trẻ em Nhật Bản được học phải bao gồm: phân biệt đối xử người thiểu số, tình bạn, bắt nạt học đường, vai trò giới tính, v.v.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a3_zps9d1d1884.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a3_zps9d1d1884.jpg.html)
(Ảnh: Internet)

Hoạt động lớp học bao gồm các bài giảng, thảo luận các câu hỏi như “Liệu việc một người đàn ông khóc có được xem là hành vi được chấp nhận?”, “Nếu bạn ngồi một mình trong lớp, em sẽ làm gì?”, đến việc giải thích các thành ngữ, thăm quan bảo tàng, viết những lá thư ẩn danh miêu tả những điểm tốt về các bạn cùng lớp...

Ngoài ra, trẻ em Nhật Bản tùy độ tuổi còn được học cẩm nang hành động bao gồm những hành động nào nên làm và không nên làm. Ví dụ: Thấy bất kỳ nơi nào vòi nước chảy không người dùng, đóng vòi ngay; gặp quạt, gặp ánh sáng điện không người dùng, phải tắt điện ngay. Không được làm tổn hại đến những sản phẩm/ vật chất công cộng, vì thế ở Nhật Bản nhiều cây ăn trái chín trĩu quả, nhiều cây hoa cảnh khoe màu sắc hấp dẫn ở công viên, ở hai bên đường đi không hề mất một quả, không bị bẻ một bông đẹp...

Hoạt động ngoại khóa

Quan trọng không kém là việc giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa. Một trong những hoạt động phổ biến tại Nhật là việc tổ chức các Lễ hội thể thao trường mỗi năm, bắt đầu từ tiểu học. Tất cả học sinh được yêu cầu tham gia với tư cách vận động viên hay cổ động viên. Gia đình cũng được khuyến khích tham gia.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a4_zps513d7e29.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a4_zps513d7e29.jpg.html)
Trẻ em tiểu học Nhật đang được học nấu ăn (Ảnh: Internet).

Bắt đầu từ trung học, các trường tổ chức nhiều câu lạc bộ thể thao, âm nhạc, và các câu lạc bổ theo sở thích khác. Học sinh Nhật đặc biệt xem trọng các hoạt động ngoài giờ không kém các lớp học chính thức. Chính những hoạt động tập thể này sẽ giúp học sinh hiểu rõ về sự tập trung, nỗ lực vì bản thân, phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm, cũng như cách giải quyết các mâu thuẫn tập thể.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a5_zps4b54b2bd.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a5_zps4b54b2bd.jpg.html)
Các hoạt động ngoại khóa... (Ảnh: internet).

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a6_zps137f9417.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a6_zps137f9417.jpg.html)
... và thể thao là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường (Ảnh: internet).

Ngoài ra, tất cả các hoạt động hàng ngày đều được các thầy cô ***g ghép môn học đạo đức vào đó để dạy học sinh. Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường công lập hay tư thục, trường nghèo hay trường giàu, thành thị hay thôn quê đều phải tham gia lau dọn trường lớp, lần lượt thay phiên trực nhật, quét dọn lớp học, và các khu vực công cộng như sân bóng rổ, cầu thang, hành lang lớp học... Các hoạt động này sẽ giúp học sinh hiểu về trách nhiệm với bản thân, chăm sóc người thân, và việc chia sẽ trách nhiệm với cộng đồng.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a7_zps4310bca1.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a7_zps4310bca1.jpg.html)
Trẻ em Nhật Bản không phân biệt trường nghèo hay trường giàu đều phải tham gia lao động với những việc vừa sức (ảnh: Internet).

Việc thứ hai trong hoạt động hằng ngày liên quan đến chăm sóc các sinh vật. Học sinh cho vật nuôi ăn hoặc tưới nước cho cây suốt năm học, nhiều khi cả trong kỳ nghỉ. Học sinh được làm quen và phát triển tình cảm đối với môi trường tự nhiên, động thực vật và nhờ vậy học cách trân trọng đời sống.


Theo Trí Thức Trẻ

A Châu
14-01-2014, 07:09 PM
Học cách bố mẹ Nhật phân xử khi các con cãi nhau

Không bênh vực ai, chỉ phân xử “đúng - sai”

Một điều thú vị ở gia đình người Nhật đó là ai lớn tuổi hơn thì sẽ được gọi là anh/ chị chứ không quan tâm đến thứ bậc của bố mẹ trong gia đình. Trong gia đình người Nhật mà tôi ở có hai bé: bé Tatsuki-kun là con của người chị, Haruki-kun là con của người em. Tatsuki-kun thua Haruki-kun 4 tháng tuổi nên gọi Haruki-kun là anh.

Hai anh em chỉ cách nhau có 4 tháng tuổi và lại đang ở độ tuổi nghịch ngợm và phản kháng nên việc tranh cãi, thậm chí đánh nhau là điều khó tránh khỏi. Haruki-kun do lớn tuổi hơn Tatsuki-kun một chút nên khỏe hơn và thường thắng trong những lần hai em vật nhau, tranh giành đồ chơi. Thường thì hai anh em chỉ chơi vui vẻ cùng nhau 5 phút là lại bắt đầu có xung đột nên ông của hai em đã nói đùa rằng ngày xưa gia đình ông có 10 anh chị em nhưng cũng không cãi nhau nhiều như hai em bây giờ.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/hoc-cach-bo-me-nhat-phan-xu-khi-cac-con-cai-nhau_zps06a9ff7d.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/hoc-cach-bo-me-nhat-phan-xu-khi-cac-con-cai-nhau_zps06a9ff7d.jpg.html)
Hai anh em Haruki-kun và Tatsuki-kun chơi với nhau.

Hôm đó ba của Tatsuki-kun không có nhà mà chỉ có ba của Haruki-kun ở bên chơi cùng hai em. Đột nhiên Tatsuki-kun và Haruki-kun cãi nhau và giành nhau đồ chơi, Haruki-kun khỏe hơn đã đẩy Tatsuki-kun ngã và đánh vào má khiến cậu khóc thút thít. Ba của Haruki-kun liền chạy tới can hai em, bế Haruki-kun ra chỗ khác và nói các em không được đánh nhau.

Nghe tiếng Tatsuki-kun khóc, mẹ em chạy từ trong bếp ra xem có việc gì nhưng cũng rất bình tĩnh xoa đầu em hỏi có chuyện gì để nghe em kể lại. Sau đó vài phút khi Tatsuki-kun đã nín khóc, ba của Haruki-kun dẫn em lại chỗ Tatsuki-kun và nói “Con hãy xin lỗi em Tatsuki đi, anh xin lỗi vì đã đấm em”. Haruki-kun đã cúi đầu xin lỗi Tatsuki-kun và hai anh em lại chơi với nhau như chưa hề có chuyện gì xảy ra từ 5 phút trước vậy.

Việc cha mẹ bình tĩnh, không bênh vực khi các con cãi nhau như trường hợp trên sẽ trẻ học được bài học đầu tiên về mối quan hệ ứng xử xã hội. Cha mẹ chỉ nên nói cho các em biết hành vi như nào là đúng là sai, “không được làm như vậy” mà thôi.

Đặc biệt với các bé trai thì dù chỉ có hai người cũng sẽ có một em thích trở thành lãnh đạo, việc Haruki-kun lớn hơn và khỏe hơn sẽ có xu hướng bắt nạt Tatsuki-kun cũng là một hành động bản năng nên cha mẹ không nên quá lo lắng khi con trẻ cãi nhau. Thông qua cuộc cãi nhau đó, các em mỗi người sẽ tự rút ra cho mình những bài học về bản năng sinh tồn để tích lũy cho bản thân khi lớn lên.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/hoc-cach-bo-me-nhat-phan-xu-khi-cac-con-cai-nhau_zps1b7c46b9.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/hoc-cach-bo-me-nhat-phan-xu-khi-cac-con-cai-nhau_zps1b7c46b9.jpg.html)
Trong gia đình Nhật, từ ông bà đến bố mẹ đều không so sánh trẻ với nhau.

Không bao giờ so sánh các con với nhau

Trong gia đình người Nhật mà tôi đến thăm, ông bà của các em cũng như bố mẹ các em đều đối xử rất công bằng với các em, đặc biệt là không bao giờ có sự so sánh giữa các em với nhau hay dùng những từ dễ chạm lòng tự ái và tổn thương sự tự tin của các em kiểu như “Tatsuki-kun ăn ngoan như thế kia mà sao con hư thế không chịu ăn” ...

Có thể Haruki-kun nhỉnh hơn Tatsuki-kun một chút về năng khiếu vẽ hoặc xếp hình nhưng khi cả hai cùng khoe tác phẩm thì mọi người đều khen với thái độ như nhau, chứ không bao giờ nói những câu đại loại kiểu như là “Haruki-kun tô đẹp như thế này mà sao con tô màu gì ngộ thế…” hay là “con phải nhìn anh (em) để mà học tập…” Thay vào đó mọi người đều tôn trọng sở thích cá nhân và cá tính của mỗi em để từ đó khuyến khích các em phát huy những điểm mạnh của mình.

Có lẽ chính nhờ điều đó mà các em luôn vui vẻ phát huy hết sở thích của mình, cãi nhau xong lại thân thiết với nhau ngay lập tức. Muốn cho trẻ được phát triển tự nhiên và đúng với con người trẻ vốn có như vậy thì bản thân cha mẹ và ông bà phải luôn là những người đối xử công bằng, tôn trọng cá tính của trẻ. Nếu muốn khích lệ tinh thần cố gắng của trẻ thì cũng đừng bao giờ dùng những lời lẽ so sánh trẻ với những trẻ khác, thay vào đó hãy nhìn vào những điểm mạnh của trẻ để khen ngợi, kích thích nỗ lực của trẻ.


Theo afamily

KHA
14-01-2014, 10:52 PM
Kinh nghiệm tốt cho Giống thối nhà mềnh :be_eaten::be_eaten::be_eaten::be_eaten:

A Châu
21-01-2014, 10:04 AM
8 bí quyết để không cáu giận với con của mẹ Nhật

Kawai Michiko là mẹ của 3 đứa trẻ, và cũng như những người làm cha làm mẹ khác, bà từng nhiều lần cáu giận với con mình. Từ trải nghiệm bản thân, bà đã đúc kết ra 8 bí quyết để không cáu giận với con.

Kawai Michiko đã viết cuốn sách Từ hôm nay mẹ sẽ không nổi giận với con nữa để chia sẻ với các bố mẹ Nhật khác kinh nghiệm để lắng nghe, thấu hiểu con hơn, từ đó ứng xử hiệu quả với những cơn ăn vạ, phản kháng của trẻ.

Tác giả cuốn sách đưa ra 8 bí quyết giúp cha mẹ không nổi giận với con:

1. Tiếp nhận suy nghĩ và mong muốn của con

Khi con hờn dỗi, phản kháng, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tiếp nhận tâm trạng của con. Tiếp nhận ở đây hàm nghĩa rằng bạn chăm chú nghe lời con nói, quan sát hành động của con để hiểu cảm xúc của con.

Chẳng hạn, khi ở siêu thị, con nhõng nhẽo “con muốn ăn kẹo cơ” và đòi mua bằng được. Thay vì mua ngay cho con hoặc phản ứng gay gắt “lúc nãy ăn bánh rồi, bây giờ lại còn đòi, không được”, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói với con: “Con muốn ăn kẹo à/ mẹ biết là con mẹ rất thích ăn kẹo mà.” Mua hay không mua cho con là vấn đề khác, đầu tiên bố mẹ cần tiếp nhận cảm xúc của con mình. Cũng tương tự như vậy, bố mẹ có thể áp dụng bí quyết này để tìm ra cách ứng xử hay nhất khi con khóc vì vấp ngã.

2. Chăm chú lắng nghe con

“Một người mẹ tuyệt vời là một người mẹ giỏi lắng nghe con nói.” Khi bạn lắng nghe con, hiểu câu chuyện của con, con sẽ cảm thấy được quan tâm, hạnh phúc. Vì thế, dù con vòi vĩnh hoặc muốn nói gì khi bố mẹ đang bận, bố mẹ hãy dừng tay vài phút để nghe con nói.

Bố mẹ có thể rèn luyện thói quen lắng nghe con cụ thể qua các hành động sau:

- Nhìn vào mắt con khi con nói

- Gật đầu hoặc nói “ừ” để thể hiện sự đồng tình

- Không cắt ngang khi con đang nói

- Không phán xét, đánh giá giữa chừng.

3. Lặp lại lời con nói

Bố mẹ nào cũng đều muốn chăm chú lắng nghe con nói nhưng ít ai làm được điều đó đến cùng vì giữa chừng sẽ thường đưa ra phán xét, đánh giá hay là giáo huấn, hoặc đơn giản nghĩ rằng phải trả lời gì đó với câu chuyện của con.

Thực ra, trong nhiều trường hợp, bố mẹ chỉ cần nhìn con và nhắc lại câu chuyện con nói bằng một ngôn ngữ khác. Chỉ cần như vậy, con đã cảm thấy tình yêu thương và sự quan tâm, rằng bố mẹ rất chịu khó ngồi nghe mình kể chuyện.

Khi con nói những lời phản kháng hoặc suy nghĩ tiêu cực, bố mẹ đừng vội thuyết giáo hay động viên con. Nếu đặt mình vào vị trí của con, bố mẹ sẽ nhận ra rằng có thể con đang cảm thấy tức giận, bất an, thiếu tự tin. Lúc này những lời khuyên, khích lệ chưa thể hiệu quả.

Điều tốt nhất lúc này bố mẹ có thể làm là nhắc lại tâm trạng của con bằng biểu đạt khác đi: “Con đang lo lắng à?”, "Con không thích bạn A à?” Dù suy nghĩ, lời nói con có tiêu cực đến mức nào thì sự tiếp nhận của bố mẹ sẽ làm chúng nhẹ nhàng đi, còn thuyết giáo chỉ khiến con phản kháng hơn mà thôi.

4. Dùng câu có chủ ngữ là “bố/mẹ”

Sau khi đã chăm chú quan sát, lắng nghe con nói, tiếp nhận tâm trạng và mong muốn của con, tiếp theo cha mẹ sẽ truyền đạt thông điệp của mình.

Hãy để ý một chút tới các bạn truyền thông điệp tới con hàng ngày. Bao nhiêu lần bạn dùng những câu ra lệnh hay cấm đoán với con theo kiểu: “dậy nhanh lên còn đi học không muộn rồi”,”ăn nhanh lên cho mẹ còn dọn”, “không chơi game nữa học bài đi”, “không bỏ quần áo vào máy giặt à”, hay là “chơi xong sao để đồ đạc bừa bãi như này”, “không được đi chơi đến quá 9 giờ đâu đấy”…

Những câu nói phê phán, đánh giá như “con thì lúc nào chẳng quên đồ, không cái này thì cái kia”“con thì có bao giờ nhường nhịn em đâu”, “phải nói con là anh mà hư quá”, hay là “con thì lúc nào cũng…” sẽ khiến con càng chống đối.

Cả hai kiểu giao tiếp này đều khiến con không hợp tác vì chỉ là mệnh lệnh, đánh giá từ bố mẹ, không phải là cuộc trò chuyện giữa bố mẹ và con.

Những câu nói trên đều có chủ ngữ là “con”, “con phải như thế này, như thế kia”… Lần tới, bố mẹ hãy sử dụng thông điệp ngôi thứ nhất với các câu bắt đầu bằng chủ ngữ “bố/ mẹ”: “bố mẹ rất vui vì con đã rửa bát”, “bố mẹ cảm ơn vì…”, “bố mẹ hơi buồn vì con đã hứa dọn phòng mà không dọn”… Những câu nói như vậy sẽ khiến con không cảm thấy bị công kích, sẵn sàng hợp tác với bố mẹ hơn.

5. Xóa bỏ định kiến sẵn có về con

Bậc cha mẹ nào cũng sẽ tự đặt ra cho mình và con một khung định hình sẵn rằng “Bố mẹ thì phải làm cái này cái kia cho con, con cái thì phải thế này thế kia.” Những người nuôi con nhỏ sẽ suy nghĩ “con mình phải ngoan, cân nặng bao nhiêu, phải được học nhạc, học vẽ…” Liệu những suy nghĩ này có chắc chắn đúng không? Đôi khi, những suy nghĩ đó chỉ là ý kiến chủ quan, những định kiến. Hãy tháo bỏ chiếc kính định kiến đó để nhìn nhận con thì sẽ ra sao?

Nếu bố mẹ thử tháo bỏ quan niệm “trẻ con thì phải nghe lời người lớn” mà thay bằng suy nghĩ “trẻ không nghe theo lời nói của cha mẹ là điều bình thường”, lập tức suy nghĩ của bố mẹ sẽ thay đổi. Thay vì trước kia khi cha mẹ sẽ hỏi mình “tại sao trẻ lại không nghe lời mình nói” thì bây giờ trong đầu cha mẹ sẽ là câu hỏi “làm thế nào để trẻ nghe theo lời cha mẹ đây nhỉ?”.

Vì quan niệm “con phải nghe lời”, bố mẹ dễ trở nên tức giận, chỉ trích khi không như ý. Còn nếu bạn nghĩ rằng “trẻ con không nghe lời bố mẹ là bình thường”, bạn sẽ thư giãn và tìm cách để con nghe lời mình. Khi con nghe lời, bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn.

Trẻ em cũng có suy nghĩ của riêng mình, không phải là vật sở hữu của bố mẹ, bố mẹ đừng bao giờ áp đặt quan niệm và suy nghĩ cá nhân lên con.

6. Đặt câu hỏi để con tự tìm ra câu trả lời

Bạn hãy nhớ lại khi mình mắc lỗi và bị sếp hỏi: “Vì sao lại để xảy ra lỗi như vậy”, “Tôi đã nói bao lần mà cô/ cậu không nghe?” Nếu bạn chỉ xin lỗi và hứa sửa thì cũng không ổn, còn nếu bạn đưa ra lí do “vì…”, sẽ bị cho là bao biện.

Thông thường, khi bị hỏi kiểu công kích, chúng ta sẽ có ý muốn phản kháng hoặc né tránh. Cũng tương tự như vậy khi con mắc lỗi, hãy tránh những câu hỏi tấn công, mang hàm ý chê trách, phê phán.

Hãy hỏi con “Làm thế nào để không… (đi muộn/ điểm kém/ bị cô phạt...) nữa nhỉ?” Đây chính là câu hỏi hiệu quả nhất để khơi gợi con tìm ra câu trả lời mà đôi khi con cũng không hề biết là mình có.

7. Im lặng và chờ đợi con thay đổi

Khi bố mẹ hỏi con và muốn có câu trả lời, bố mẹ cần nhẹ nhàng, cho con thời gian suy nghĩ. Lý thuyết là vậy nhưng thực tế ít cha mẹ có thể giữ bình tĩnh, nhất là khi hỏi mà trẻ cứ im lặng và không nói. Những lúc ấy, người bố người mẹ nào cũng dễ bực mình, khó chịu, nổi nóng. Nhìn khuôn mặt cau có nổi giận của bố mẹ, con lại càng sợ hãi và không chịu mở miệng trả lời.

Vậy thì nếu trẻ không nói và trước khi cơn nổi giận kéo đến cha mẹ hãy đếm từ 1 đến 3 rồi kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi ở trẻ. Thi thoảng nếu trẻ nhất quyết không trả lời thì hãy bỏ qua và chờ đến một thời điểm khác cùng nói chuyện lại với trẻ.

8. Tin tưởng rằng con sẽ tìm được câu trả lời

Sau các bước lắng nghe, im lặng chờ đợi câu trả lời của con, cha mẹ nên tin tưởng rằng con sẽ tự mình suy nghĩ, tự mình đưa ra câu trả lời. Không phải lúc nào câu trả lời của trẻ cũng đúng, nhưng nhưng đáp án do con tự tìm ra có giá trị hơn nhiều đáp án từ bố mẹ.

Nếu con đưa ra giải pháp chưa hợp lý, bố mẹ cũng đừng phủ định “không đúng” hay thờ ơ với ý tưởng của con. Hãy khen con chịu khó suy nghĩ và cùng con tìm ra câu trả lời tốt nhất: “nhưng mà nếu là như này thì sẽ tốt hơn…” “nếu làm như vậy thì sẽ… nên có cách nào khác không nhỉ…”.

Điều quan trọng là hãy trao quyền quyết định cuối cùng cho trẻ để trẻ cảm thấy thuyết phục và tự mình đưa ra quyết định. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ tự tin và tự lập.


Theo afamily

khanh ha
21-01-2014, 11:57 AM
Mấy đứa nhỏ dễ thương ghê. Trẻ em VN mình thường rất ít khi dạn dĩ được vậy, sau nàu có con nhất định phải học theo mới được.

bstreetboys
21-01-2014, 01:05 PM
nhìn qua cách dạy dỗ của người Nhật
phải nói là quá kiên nhẫn T.T