PDA

View Full Version : Cầu Khủng Long ở Tokyo - Quái vật Gozilla đương đại



Kasumi
01-03-2012, 10:48 PM
Nhật Bản được biết đến như một đất nước hàng đầu về công nghệ, không chỉ trong ngành công nghiệp ôtô. Mặc dù tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, các nhà sản xuất ôtô của Nhật Bản vẫn đang tạo ra những sản phẩm đáng tin cậy nhất trên toàn thế giới.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi lĩnh vực ôtô phát triển với tốc độ rất nhanh, nhưng điều quan trọng hơn, mức tăng trưởng ấn tượng này đã thu hút được đầu tư trong một số lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thứ mà chúng ta cần nhất trong việc lưu thông một chiếc xe hơi. Đó chính là cơ sở hạ tầng.


http://plxh.vcmedia.vn/QujPjJRmDETQHlWbpwFEC49UF1Egt/Image/2012/02/tokyosdinosaurbridgeacontemporarygodzilla427561_57 979.jpg

Trong nhiều thập kỷ qua, nhiều quốc gia trên toàn thế giới, hoặc là cá nhân, hoặc như một phần của những liên minh lớn hơn, đã góp phần tạo ra những dự án khác nhau như đường cao tốc, cầu và các đường hầm, thậm chí còn có cả những đường hầm nằm sâu dưới lòng đại dương.

Kết quả là, những dự án cơ sở hạ tầng hiện đại nhất đã được khánh thành và Nhật Bản lại một lần nữa được xưng danh như một quốc gia hàng đầu về sáng tạo.



http://youtu.be/oFqpLBqo_As

Như dự kiến, những kỹ sư Nhật Bản không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc biến những ý tưởng của họ thành hiện thực. Tác phẩm của họ - cây cầu Khủng Long hay còn được biết đến với tên gọi chính thức Tokyo Gate Bridge, là một trong những dự án về cơ sở hạ tầng đầu tiên và quan trọng nhất được khánh thành vào năm 2012.

Bạn đang tự hỏi tại sao cây cầu này lại được đặt tên là cây cầu Khủng Long? Hãy nhớ đến ý tưởng của các chuyên gia Nhật Bản. Bởi vì, nó có hình dáng như một con khủng long. Nếu bạn vẫn tiếp tục băn khoăn tại sao họ có thể làm được một cây cầu như vậy, thì hãy nhớ rằng chúng ta đang nói chuyện về Nhật Bản, đất nước mà những ý tưởng công nghệ say mê và khó tin nhất được hình thành chỉ trong vòng 1 giây.

Câu chuyện đằng sau cây cầu Khủng Long khá thú vị. Tokyo là một trong những thành phố đăng ký đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 2016, và để tăng khả năng chiến thắng trước các đối thủ, Tokyo đã bắt đầu một dự án cơ sở hạ tầng mới. Được gọi là Tokyo Gate Bridge, cột mốc mới nhất của Tokyo được hình thành vào năm 2002 để phục vụ như là một liên kết giữa Tokyo và một hòn đảo nhân tạo nơi chuẩn bị thành lập một nhà ga mới đang trong quá trình xây dựng.

Thật không may, hoặc may mắn nếu chúng ta có một cái nhìn tới sự kiện gần đây, Tokyo đã thất bại trước Rio de Janeiro trong cuộc đua đến Thế vận hội mùa hè 2016.


http://plxh.vcmedia.vn/QujPjJRmDETQHlWbpwFEC49UF1Egt/Image/2012/02/tokyosdinosaurbridgeacontemporarygodzilla427562_e7 fcc.jpg

Vậy tại sao lại là Khủng Long? Không một ai biết chắc chắn nhưng các kỹ sư đã dùng không ít hơn hai năm để thiết kế các khung, cuối cùng, được gắn trên cầu với sự giúp đỡ của ba cần cẩu với một niềm kiêu hãnh mãnh liệt.

Chính thức được khai trương vào ngày 12/02/2012, cây cầu với chiều dài 2,6 km với 4 làn đường và có sức nặng thật đáng kinh ngạc, 36.000 tấn.

Khi nói đến cơ sở hạ tầng, có một thực tế rằng các kỹ sư Nhật Bản luôn làm các công việc thật tuyệt vời, và cây cầu Khủng Long cũng không phải là một ngoại lệ. Tổng vốn đầu tư ban đầu ước tính khoảng 140 tỷ yên, nhưng cuối cùng, toàn bộ cây cầu cần 113 tỷ yên (1,45 tỷ USD). Những nhà chức trách phát biểu rằng đó quả là một số tiền lớn nhưng đó không phải là vấn đề, vì chiếc cầu sẽ được hồi vốn trong thời gian rất ngắn.

Mỗi ngày ước tính sẽ có 32.000 lượt phương tiện lưu thông qua cầu Khủng Long. Các dự báo về cây cầu hiện nay là rất lạc quan. Thời gian trung bình cần thiết để đi từ quận Shin-Kiba đến đảo nhân tạo khoảng 19 phút, trong khi nếu sử dụng cầu Khủng Long, thời gian sẽ được rút ngắn chỉ còn 10 phút. Nhờ đó, theo chính quyền địa phương, mỗi năm chiếc cầu này sẽ tạo ra 19 tỷ Yên ( 246 triệu đô la).

Việc di chuyển trên một cây cầu dài 2,6 km ở một đất nước thường xuyên xảy ra động đất như Nhật Bản là một việc thật nguy hiểm, tuy nhiên, bạn có thể an tâm khi di chuyển trên chiếc cầu Khủng Long.



http://youtu.be/RSjH9sveg4o

Nhờ có sức bền, cây cầu này có thể chịu được một trận động đất mà không đe dọa tính mạng của lái xe, hành khách và người đi đường, ngay cả khi nó được diễn ra ngay dưới lòng Tokyo. Ngoài ra cây cầu này còn được thiết kế một lối đi riêng dành cho người đi bộ. Nên trong trường hợp nếu bạn cảm thấy thích đi bộ, và 2,6 km cũng không phải là một đoạn đường khá dài thì chắc chắn rằng, bạn đang chuẩn bị đón nhận một sự thú vị mới.

Tuy nhiên, việc xây dựng cây cầu là không hề đơn giản, dù đất nước ấy có là Nhật Bản đi chăng nữa. Bởi vì nó rất gần với sân bay Haneda, các kỹ sư đã phải tốn rất nhiều công sức tính toán và điều chỉnh độ cao của cây cầu để cho phép máy bay cất cánh và hạ cánh xuống sân bay. Mặt khác, nó cũng phải đủ cao để cho phép tàu thuyền đi qua một cách an toàn và nó phải được thiết kế sao cho có thể chịu được một trận động đất mạnh.

Sau khi thiết kế đã được hoàn tất, việc xây dựng cây cầu được tiến hành nhanh chóng. Các kĩ sư bắt đầu công việc của họ ở mỗi bên bờ trước khi xây dựng phần cuối cùng là trung tâm vào ngày 27/02/2011.


http://plxh.vcmedia.vn/QujPjJRmDETQHlWbpwFEC49UF1Egt/Image/2012/02/tokyosdinosaurbridgeacontemporarygodzilla427563_19 bdd.jpg

Có một điều đáng ngạc nhiên và thú vị, đó là trong ngày đầu tiên được đưa vào sử dụng sau buổi lễ khánh thành, cây cầu Khủng Long cũng phải đối mặt với những vấn đề nan giải và thường xuyên: đó là nạn tắc đường. Bị choáng ngợp bởi cảnh đẹp của bầu trời Tokyo và núi Phú Sĩ , các lái xe đã phải mất rất nhiều thời gian để chiêm ngưỡng khi đi qua cây cầu cao 87,8 m do nạn tắc đường.

Sau khi xem xét kĩ lưỡng, không còn một nghi ngờ gì khi kết luận rằng cây cầu Khủng Long mới xây dựng là một dự án hiện đại bậc nhất. Tuy nhiên, vẫn có những phê bình và chỉ trích xuất hiện. Kể từ khi Tokyo đánh rơi chiếc vé tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2016 vào tay Rio de Janeiro, cây cầu này cho phép lái xe đi từ thành phố tới bất cứ đâu. Hoặc vào một ngày nào đó không xa, bạn có thể lái xe qua cầu đến một cảng container như lời hứa của chính quyền địa phương.

Cuối cùng, cây cầu Khủng Long, không chỉ là một bước ngoặt để giải tỏa ùn tắc giao thông, mà còn là một phương pháp để thúc đẩy nền kinh tế. Những ước tính của chính phủ đã chứng minh rằng, cây cầu sẽ nhanh chóng thu hồi được vốn, và đưa Tokyo đến một tương lai thịnh vượng hơn.


Ngọc Điệp
PLXH

>>> [12.02.2012] Nhật Bản đưa "Khủng Long" dài 2,5 km vào hoạt động (http://japanest.com/forum/showthread.php/42266-12-02-2012-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n-%C4%91%C6%B0a-quot-Kh%E1%BB%A7ng-Long-quot-d%C3%A0i-2-5-km-v%C3%A0o-ho%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%99ng)

hanh muoi
18-10-2012, 08:49 AM
Tham quan "quái vật" cầu Khủng Long Tokyo

Tại sao nó lại được gọi là cầu Khủng Long? Cầu Khủng Long nối liền hai vùng đất nào? Điều gì chờ đón du khách khi tham quan cầu và các khu vực lân cận?

Cầu Khủng Long vừa mở cửa đưa vào hoạt động trong tháng hai năm nay. Cây cầu là một phần của cảng Tokyo nối liền Wakasu và Jonanjima, cho phép các phương tiện vòng qua trung tâm Tokyo để đến được phía đông và nam của nó. Cây cầu được gọi là “Cầu Khủng Long” vì nó có nhiều nét tương tự như hai con khủng long bạo chúa đối mặt với nhau.


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_03_zps22797cc0.jp g

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_04_zpsf999d2db.jp g

Nhiều người câu cá ở đê chắn sóng bên dưới cây cầu


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_05_zps77d3eb96.jp g
Những vị khách vui vẻ

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_09b_zpsbb0db9be.j pg

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_07_zpsaad95da1.jp g
Máy bay bay mỗi năm phút, cây cầu gần sân bay Haneda

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_11_zpsbb10cc03.jp g
Cảnh tháp Skytree nhìn từ cầu Khủng Long

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_10_zpsa741010a.jp g
Tháp Toky nhìn từ cầu

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_05b_zpsccaf539a.j pg
Những vị khách vui vẻ khác

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_02_zpsfa2bcb7d.jp g
Cầu Khủng Long nhìn từ Wakasu

Chỉ ở cuối Wakasu cầu mới mở cửa cho người đi bộ. Bạn có thể trở lại nơi bắt đầu và hướng đến công viên Wakasu. Đó là nơi để mọi người cắm trại, ở đó có một cái bảng đề rằng: Bạn có thể cắm trại ở đây tối đa ba đêm trong một dãy với 300 yên mỗi ngày, đó là một lựa chọn cho những vị khách có ngân sách eo hẹp.


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_06_zps59a1bb3a.jp g
Cối xay gió và quả bóng

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_09_zps7079e5c3.jp g
Cắm trại

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_13_zps6693773f.jp g
Khu cắm trại

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_12_zps6cfc5461.jp g
Nấu ăn ngoài trời

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_08_zps9182d18b.jp g

Sân chơi và không gian mở

Ở đó có một bầu không khí vui vẻ: tiếng cười sảng khoái của những người có quảng thời gian vui vẻ, những người đi xe đạp, mùi đốt than tỏa ra từ các vỉ nướng.

Ở phía tây Wakasu chủ yếu là các khu công nghiệp và nhiều bãi gỗ, như là Shin-Kiba, nằm ngay phía bắc của kênh tách hai mảnh đất. Khu vực này nằm dọc trung tâm Tokyo và nằm dọc ven biển – làm cho vùng này thích hợp trở thành trung tâm phân phối gỗ.


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_25_zpsb9b7ecda.jp g
Xưởng gỗ ở Shin-Kiba

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_26_zpsc21f3a25.jp g

Độ mặn của nước biển ngăn ngừa côn trùng bám vào gỗ


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_15_zpse318e930.jp g

Các cơ sở liên chế biến gỗ như xí nghiệp giấy


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_19_zps9bed3061.jp g

Biểu tưởng hình cây dễ thương

Ở Sinh-Kiba còn có nhiều điều thú vị khác, có nhiều xe tải chuyên chở đậu trên đường, mang biển số từ khắp nơi Nhật Bản, thậm chí đến tận Kyushu.

Bên cạnh ngành công nghiệp gỗ, còn có những ngành công nghiệp tái chế và bê tông.


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_14_zps95134cb8.jp g
Xe tải từ khắp nơi của Nhật Bản


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_17_zps48bae377.jp g
Tái chế chai nhựa ở nhà máy

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_18b_zps8558dc73.j pg
Nhà máy sản xuất bê tông và xe tải

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_18_zps73cbeb1b.jp g
Tài xế nghỉ ngơi ngay trên xe

Khi bạn đi bộ về phía Yumenoshima, bạn sẽ đi ngang qua câu lạc bộ này. Nhìn vào lượng người xếp hàng, hẳn là có một sự kiện rất thành công:


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_16_zps254aa8e0.jp g
Studio Coast

Lần đầu khi nghe về Yumenoshima, hình ảnh xuất hiện trong đầu mọi người là một thiên đường có tên “Dream Island”. Nhưng thực sự thì ngày xưa đây là một bãi chôn lấp chất thải. Nó được cải tạo thành một hòn đảo vào những năm 1960. Nhưng ngày nay, Yumenoshima gần với thiên đường hơn là một bãi chứa: ở đây có công viên, nơi tập thể dục thể thao và đường dạo mát dọc bờ sông.

Năng lượng được tạo ra từ các nhà máy đốt rác ở hòn đảo này được sử dụng để cung cấp nhiệt cho ốc đảo xanh của Vườn thực vật nhiệt đới Yumenoshima trong những tháng lạnh giá. Khu vườn có một nhà kính lớn trưng bày cây nhiệt đới.

Ở đây, bạn cũng có thể thăm nhà triển lãm Daigo Fukuryu-maru, một tàu đánh cá bằng gỗ bị hỏng bởi một thử nghiệm quả bom hydro đã diễn ra trên Bikini Atoll vào năm 1954, với hy vọng rằng những cuộc thử nghiệm như vậy sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa.


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_23_zps4e7aca82.jp g
Vườn cây nhiệt đới Yumenoshima

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_22_zps9aa6f4f7.jp g
Cây này gọi là “Càng Tôm Hùm”

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_21_zps76d8dce6.jp g
Cây Trái Sao (Khế ở Việt Nam)

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_28_zps0352eb39.jp g
Cây Bạch Tuột

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_27_zps3c4a2bb8.jp g
Daigo Fukuryu-maru

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_24_zps83cb9351.jp g
Daigo Fukuryu-maru

Ở Yumenoshima Marina, có rất nhiều du thuyền đậu lại. Mọi người đến đây để học lái du thuyền vào các kỳ thi.


http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_29_zps8ee409d1.jp g
Yumenoshima Marina

http://i1306.photobucket.com/albums/s572/hanh_muoi/120917_exploringtokyo_gatebridge_01_zps446aadf3.jp g
Một quán ăn bên cạnh Yumenoshima Marina


hanhmuoi@JPN
japan-guide