PDA

View Full Version : Thầy của Kagawa kể chuyện bóng đá Nhật



Kasumi
08-03-2012, 02:44 PM
Tuổi Trẻ đã có cuộc gặp với HLV Chikara Shoji - người từng dạy tiền vệ Shinji Kagawa (CLB Borussia Dortmund, Đức) - để nghe ông nói về chiến lược đào tạo bóng đá trẻ của Nhật.


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=551725
HLV Chikara Shoji - Ảnh: N.K.

Ông Shoji hiện là giám đốc tuyến trẻ của Liên đoàn Bóng đá Nhật Bản (JFA) tại tỉnh Hyogo. Ông cho biết: “Tôi từng chăm lo tuyến trẻ của CLB chuyên nghiệp Vissel Kobe (Nhật) năm 1999. Năm 2001, tôi mở lớp bóng đá từ thiện, dạy hai ngày/tuần cho trẻ em trong vùng chơi bóng. Shinji Kagawa khi đó đang chơi bóng trong trường học đã tìm đến lớp này nhằm hoàn thiện thêm kỹ năng chơi bóng. Trong khoảng một năm đó, tôi rất ấn tượng với những gì Kagawa thể hiện trên sân cỏ”.

Ông Shoji nói thêm: “Không chỉ Kagawa mà nhiều tuyển thủ Nhật đang chơi bóng ở châu Âu hiện nay đều trưởng thành từ bóng đá trường học. Chúng tôi đã gieo hạt giống từ rất lâu để hôm nay có thể hái quả”.




http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=551726
Kagawa thăng hoa từ bóng đá học đường - Ảnh: Reuters

Nhật đặt mục tiêu vô địch World Cup 2050

Nhân dự thảo chiến lược phát triển bóng đá của VN từ đây đến năm 2030, HLV Shoji cũng nói về chiến lược phát triển của người Nhật: “Năm 2005, JFA đã phát cho những người làm bóng đá cả nước một bản tuyên ngôn có thể nhét vào ví với mục đích tất cả cùng hướng đến để thực hiện. Theo đó, mục tiêu trung hạn đến năm 2015, Nhật Bản sẽ vào tốp 10 đội mạnh nhất thế giới. Mục tiêu dài hạn đến năm 2050, Nhật Bản sẽ một lần nữa tổ chức World Cup và đội tuyển Nhật Bản sẽ vô địch”.

* Ông có thể nói rõ hơn việc này?

- JFA không chỉ hỗ trợ các LĐBĐ địa phương ở 47 tỉnh thành của Nhật, mà còn phối hợp với Bộ Giáo dục để phát triển bóng đá trong các trường học trên toàn quốc. Đồng thời các LĐBĐ địa phương cũng khuyến khích giáo viên dạy thể chất ở trường đi học lớp HLV bóng đá. Đây là điều rất quan trọng, vì nếu chỉ biết giáo dục thể chất thì không thể đào tạo nên một cầu thủ giỏi.

Năm 1986, JFA ban hành tài liệu chuẩn, thống nhất về quy trình đào tạo bóng đá trẻ khắp cả nước. Bước đi này nhằm tránh tình trạng mỗi nơi dạy một kiểu, khó cho cầu thủ trẻ thích nghi nếu phải chuyển trường. Đào tạo cầu thủ trẻ phải cho họ đất diễn, vì thế năm 1993 JFA cho ra đời giải đấu chuyên nghiệp J-League với sự tham dự của 10 CLB.

* Bóng đá học đường hay công tác đào tạo trẻ ở các CLB đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của bóng đá Nhật Bản?

- May mắn là bóng đá học đường ở Nhật Bản phát triển rất tốt. Trước những năm 1990, bóng đá Nhật rất yếu và không ai tin tuyển Nhật có thể vào VCK World Cup. Giờ thì chúng tôi đã thực hiện được điều đó nhờ vào bóng đá trường học. Các ngôi sao Nakata, Nakamura trước kia hay những Kagawa, Honda, Hasebe... hiện nay đều xuất thân từ bóng đá trường học.

Bóng đá trường học khiến các cầu thủ phải nỗ lực nhiều hơn hẳn ở CLB. Nếu như ở CLB, 30 người có thể chọn ra 15 người xuất sắc để đấu giải thì ở trường học phải chọn từ 300 người. Do đó, muốn đại diện trường mình đi thi đấu giải tỉnh hay toàn quốc, các cầu thủ học đường buộc phải nỗ lực rất nhiều trên sân tập.

* Bóng đá trường học ở VN vẫn chưa phát triển. Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm của người Nhật?

- Như tôi đã nói trên, JFA phối hợp với Bộ Giáo dục, bộ lại phối hợp với các sở về việc đưa bóng đá vào trường học. Các em chơi bóng sáu ngày/tuần, mỗi ngày hai tiếng sau giờ học văn hóa. Giáo viên dạy bóng đá của trường phần lớn đều tham gia các khóa học bóng đá và có bằng HLV nhằm có thể dạy bài bản cho các em. Những người chưa có bằng HLV do không có thời gian theo học các khóa học bóng đá cũng tự mày mò tự học qua tài liệu trên mạng. Bên cạnh đó, có những CLB liên kết với trường học để đào tạo cầu thủ cho mình.

* Thành công của bóng đá Nhật Bản hiện nay có phải còn đến từ việc đưa cầu thủ trẻ đến những nước có nền bóng đá phát triển để tập huấn dài hạn?

- JFA không có chương trình đó. JFA chỉ tập trung cho bóng đá học đường, tạo sân chơi cho các em chơi bóng và phát triển tài năng. Bên cạnh đó, JFA cố gắng tổ chức giải đấu quốc gia thật chất lượng và tạo cơ hội cho cầu thủ trẻ được thi đấu.

* Tìm hiểu nhiều về bóng đá VN trong chuyến đi lần này, ông cảm nhận được gì?

- Tôi ngạc nhiên với tình yêu bóng đá của các bạn. Trong khi người Nhật còn phân vân giữa việc chọn bóng đá hay bóng chày để chơi thì người VN rất yêu bóng đá mà vẫn chưa thể tận dụng điều đó để phát triển.


NGUYÊN KHÔI thực hiện