PDA

View Full Version : [11.03.2012] Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã an toàn?



nic-chan
11-03-2012, 09:59 PM
Một năm sau thảm họa động đất sóng thần, câu hỏi lớn nhất đặt ra cho giới khoa học Nhật Bản là: “Liệu vùng đất chôn rau cắt rốn của những người dân sinh sống gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã thực sự an toàn?”.



http://cms.infonet.vn/Images/Images/434/t434413.jpg

Người công nhân làm việc tại nhà máy Fukushima được các nhân viên y tế kiểm tra mức độ phơi nhiễm phóng xạ trước khi tới ca làm việc


Vào buổi chiều ngày thứ Sáu (11/3/2011) định mệnh, trận động đất mạnh 9.0 độ richter đã làm rung chuyển đất nước Nhật Bản. Không chỉ gây sập đổ nhà cửa, reo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân, trận động đất còn kích hoạt cơn sóng thần từ ngoài khơi, cuốn theo những con sóng cao tới 15 m, hung hãn xô tới khu vực bờ biển phía Đông Bắc.

Cơn sóng thần kinh hoàng đã khiến gần 19.000 người thiệt mạng và mất tích, còn với những người may mắn thoát chết, cuộc sống của họ cũng đã bước sang một trang mới đầy khó khăn.

Đăc biệt với những người dân sinh sống quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima – nơi thảm họa khép động đất sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái, gây ra cuộc khủng hoạt hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại sau thảm họa Chernobyl vào năm 1986, thì dường như khủng hoảng tinh thần với họ sẽ không bao giờ phai mờ.

Một năm sau thảm họa hạt nhân, 52/54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã bị ngừng hoạt động. Trong khi đó, lò phản ứng cuối cùng hiện đang sản xuất điện cũng sẽ ngừng hoạt động vào tháng 4 tới, khiến Nhật Bản - một trong những nước đi đầu về năng lượng hạt nhân, sẽ tạm đóng cửa ngành công nghiệp từng sản xuất 1/3 tổng điện năng cả nước.

Mặc dù nhiều người dân sinh sống gần khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã quyết định quay về nhà và tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp song chính phủ Nhật Bản vẫn duy trì một khu vực cấm rộng lớn gần nhà máy trong vòng bán kính 12 dặm (19 km).

Thảm họa kép động đất sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái đã làm tan chảy một số lò phản ứng, gây ra hàng loạt vụ rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima, khiến không ít công nhân tại nhà máy đã bị phơi nhiễm chất phóng xạ trong quá trình ứng cứu, sửa chữa, song rất may mức độ phơi nhiễm của họ vẫn trong giới hạn an toàn và không một công nhân nào bị thiệt mạng.

Theo các chuyên gia Mỹ, hàm lượng chất phóng xạ phát tán từ các lò phản ứng gặp sự cố tại nhà máy Fukushima chỉ bằng 10% so với nồng độ phóng xạ từ thảm họa Chernobyl vào năm 1986. Do đó những cảnh báo về hậu quả lâu dài liên quan tới sức khỏe của người dân sinh sống gần nhà máy và những công nhân làm việc tại nhà máy do phơi nhiễm phóng xạ là không có cơ sở.

Ông Wolfgang Weiss – chủ tịch Ủy ban Khoa học Liên Hiệp Quốc về ảnh hưởng của chất phóng xạ cho biết: “Người dân sợ phóng xạ. Trong khi chúng tôi không thể trả lời chính xác hiểm họa hạt nhân đã hoàn toàn biến mất khỏi vùng đất của họ bởi cuộc sống vẫn luôn đầy những rủi ro”.

Tại nhà máy Fukushima và những khu vực lân cận cách khu vực sơ tán 20 km, mức độ phơi nhiễm phóng xạ hàng năm là khoảng 20 millisievert tại một số khu vực và tại một số khu vực khác mức độ phơi nhiễm cao gấp 50 lần (1000 millisievert). Trong khi đó, với những công nhân làm việc tròn 1 năm trong nhà máy hạt nhân thì giới hạn phơi nhiễm phóng xạ là 50 millisievert.

Ông Lewis Pepper tại Đại học New York khẳng định: “50 millisievert là mức phóng xạ thấp. Bởi dưới 100 millisievert, các chuyên gia chưa dám chắc đã là mức phơi nhiễm an toàn, song chưa có nghiên cứu nào cho thấy những người nhiễm lượng phóng xạ như trên bị ung thư. Và nếu có thì nguy cơ mắc bệnh ở những công nhân làm việc tại nhà máy sẽ cao hơn rất nhiều so với người dân sống xung quanh nhà máy”.

Tại Nhật Bản, phóng xạ nguy hiểm iodine-131 phát tán từ nhà máy Fukushima chỉ tồn tại trong không khí có 4 ngày và nhanh chóng tiêu tan hoàn toàn. Tuy nhiên, chất cesium-137 – một phóng xạ xuất hiện trong vòng tuần hoàn nhiên liệu hạt nhân với chu kỳ bán rã lên tới 30 năm, hiện vẫn lưu lạc bên ngoài môi trường. Đây có thể là mối nguy hiểm tiềm ẩn cho người dân xứ sở hoa anh đào.

Đối với những người dân sinh sống gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cesium-137 có thể thẩm thấu từ từ vào cơ thể do tiêu thụ thực phẩm, rau quả và thịt động vật bị phơi nhiễm. Cesium sẽ tích tụ trong xương và có thể dẫn tới bệnh ung thư xương, bệnh bạch cầu.

Các nhà khoa học sẽ không thể dự đoán chính xác số người sẽ tử vong vì mắc phải những bệnh ung thư trên trong nhiều năm tới nhưng hiện tại Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng ngày càng có nhiều người chết vì mắc phải hội chứng căng thẳng sau thời gian dài vật lộn với những khó khăn từ ngày 11/3 định mệnh

Các quan chức y tế Nhật Bản ước tính khoảng 1.331 người, chủ yếu là người già đã chết vì mắc hội chứng căng thẳng gây ra những cơn đột quỵ và bệnh viêm phổi do sinh sống trong những căn lều sơ tán chật hẹp lạnh giá.

Trong khi đó, một lượng phóng xạ chứa chất cesium và iodine cũng đã bay ra khu vực Thái Bình Dương, với một hàm lượng thấp chất phóng xạ đã tràn vào khu vực lãnh thổ nước Mỹ. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích từ các thiết bị đo phóng xạ thì hàm lượng này quá nhỏ để gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư là hoàn toàn được loại bỏ.


MINH THU