PDA

View Full Version : Câu chuyện về Hinomaru và Kimigayo



Acmagiro
14-10-2006, 12:35 PM
Đây là hình ảnh lá cờ Hinomaru qua Origami,gấp từ một tờ giấy
vuông không cắt dán.

2006 © Hiba

http://f.hatena.ne.jp/images/fotolife/H/Hiba/20060419/20060419100104.jpg

HINOMARU

Designed by Hiba
Diagrammed by Maruyama Kazuhiro

(http://www.geocities.jp/km_km_kmjp)

http://img242.imageshack.us/img242/4202/hinomaru1vb2.jpg


http://img242.imageshack.us/img242/6387/hinomaru2yh0.jpg


http://img242.imageshack.us/img242/8055/hinomaru3qa1.jpg




2006 ©



Dù là bất cứ nước nào đi nữa thì mỗi khi có quốc sự quan trọng và những nghi
lễ đều cử quốc kỳ và diễn quốc ca của nước mình. Biểu thị sự kính ý của mình
đối với quốc kỳ,quốc ca tức là biểu thị sự kính ý đối với tổ quốc,đối với những
con nguời sống trên đất nước mình. Sự kính ý,xem trọng quốc kỳ,quốc ca từ lâu đã là một cử chỉ lễ nghĩa của quốc tế,một cách hành xử mang tính quốc tế của nguời sống trong xã hội. Ở trường học trò được dạy phải biểu thị sưk kính ý đối với quốc kỳ,quốc ca, vì vậy ở nhà bố mẹ phải dạy cho con cái về điều này là chuyện đương nhiên. Quốc kỳ chính là biểu tượng cho một đất nước. Đất nước Nhật Bản,có liên quan mật thiết đến vầng Thái Dương nên mang tên gọi "Nhật Bản" nghĩa là nơi mặt trời sinh ra và lá quốc kỳ chính là Hinomaru,vầng mặt trời. Có lẽ,lá quốc kỳ Hinomaru mang theo nó một lịch sử lâu đời mà không có một lá quốc kỳ của nước nào khác có được. Tự ngàn xưa,người dân Nhật Bản sống chủ yếu về nông nghiệp,trồng trọt nên rất biết ơn và tỏ lòng tôn kính đối với Mặt Trời nên đã biểu thị bằng một vòng tròn đỏ. Hinomaru chính là biểu tượng của tấm lòng trong sạch,sáng suốt và ngay thẳng (Kiyoki,Akaruki,Naoki Kokoro). Ngày xưa,vào năm đầu của niên hiệu Taihou (701) trong lễ nhậm chức của Thiên Hoàng đã thấy xuất hiện biểu tượng mặt trời cách điệu. Còn hình ảnh lá cờ Hinomaru ngày nay cổ nhất được
tìm thấy vào thế kỷ thứ 14 trong cờ hiệu và trướng của Thiên Hoàng Godaigo.
Và sau đó,vào thời Sengoku,các võ tướng như Takeda Shingen, Uesugi Kenshin và Oda Nobunaga đều lần lượt sử dụng biểu tượng này trong cờ hiệu của mình. Vào thời cận đại (thời Edo bakufu),nguời ta cũng thấy biểu tượng này trong các thuyền mậu dịch với ngoại quốc và thuyền của tướng quân Tokugawa. Sau đó đến năm Kaei thứ 6 (1853), tàu sắt do tướng Perry từ Á Mỹ Lợi Gia chỉ huy đến Nhật Bản kéo theo sự hỗn độn trong xã hội. Và,một làn sóng văn minh vật chất Tây Phương,những mô thức của xã hội hiện đại ồ ạt kéo đến Nhật Bản. Lúc bấy giờ phải tiếp xúc nhiều với tàu bè ngoại quốc,nên người ta nghĩ là cần phải có một lá cờ,một biểu tượng cho thấy sự tồn tại của đất nước. Và,vị tướng quân cuối cùng của nhà Tokugawa,đã triệu tập các phiên chủ Satsuma,Mito lại để bàn bạc và đưa ra kết luận, Hinomaru là thích hợp nhất. Bakufu chấp nhận điều này và từ đó Hinomaru trở thành ấn của tổng thuyền và lá cờ của đất nước. Đến năm 1860 thì ở Broadway thành phố Nữu Ước thì cờ Hinomaru được cử ngang hàng với cờ Hoa Kỳ và những sứ
tiết như Katsu Kaishu đã được tiếp với lễ long trọng. Đây là câu chuyện về Hinomaru lần đầu được đón tiếp ở hải ngoại ra sao. Đến sau khi Meiji Ishin thành công,chính phủ mới tiếp nhận quyền lực từ Bakufu và quyết định lấy Hinomaru làm quốc kỳ vào năm Meiji thứ 3 (1870). Như vậy,với một lịch sử lâu dài tự thời cổ như là một biểu tượng,cho đến lúc đuợc thừa nhận là quốc kỳ của một quốc gia tiên tiến ở Châu Á, Hinomaru là một trường hợp hy hữu của Thế Giới. Người Nhật tự hào về lá quốc kỳ này,nó là biểu tượng cho '' tâm hồn Nhật Bản" và truyền đạt lại niềm tự hào này cho các thế hệ con cháu ngày sau.

Cho dù là bất cứ nước nào,cũng đều có quốc kỳ của riêng mình. Ở Nhật Bản đó là Hinomaru. Có thể,một số nguời cho rằng, nhất là những phần còn lại của Châu Á, Hinomaru là biểu tượng của chiến tranh. Và họ phản đối Hinomaru. Thật là bất hạnh vì lá cờ Hinomaru đã được sử dụng trong cuộc đệ nhị Thế Chiến. Nhưng,dù là bất cứ nước nào đi nữa, thì lúc chiến tranh cũng như hoà bình,họ có thể sử dụng 2 lá cờ khác nhau được sao? Từ sau khi Bakufu mở cửa cho đến tận bây giờ,nguời Nhật có ở khắp mọi nơi trên Thế Giới,cùng làm nhiều công tác khác nhau,ngoại giao,mậu dịch,từ thiện,... và bất cứ nơi nào có nguời Nhật sinh sống,nơi đó có Hinomaru. Và dĩ nhiên,không chỉ ở trong nước,mà ngay cả bên ngoài, Hinomaru đã được thừa nhận là quốc kỳ Nhật Bản. Sau chiến tranh,Nhật ký hoà ước tại San Francisco
và năm Showa thứ 2, tháng 4 ngày 28 đã hồi phục độc lập. Và đến năm Showa thứ 31 tháng 12, Nhật Bản chính thức trở thành thành viên chính thức
của Liên Hợp Quốc,và Hinomaru đã được cử lên trịnh trọng. Trong Liên Hợp Quốc,có rất nhiều quốc gia trên Thế Giới ngồi chung với nhau,trong số đó có những nước chiếm rất nhiều thuộc địa ở Châu Á và Châu Phi trước đây,có những nước đã thoát khỏi ách thực dân của những nuớc kia, có những nước trước đây là cừu địch đánh nhau. Nhưng tất cả đều tỏ lòng tôn kính quốc kỳ của nhau. Và họ cùng nhau hướng tới một nỗ lực đem lại hoà bình cho Thế Giới. Và người Nhật không bị cái bóng của quá khứ đeo đuổi,không xem Hinomaru như một biểu tượng của tội ác. Những tàu ngoại quốc cập cảng Nhật Bản đều cử Hinomaru như một biểu hiện của sự kính ý đối với đất nước Nhật và dân tộc Nhật. Và ngược lại,tàu Nhật cập cảng một nuớc khác cũng cử quốc kỳ của nước đó. Đây là một hành động lễ nghĩa của thương thuyền quốc tế. Và những nước lân cận Nhật Bản cũng không khác. Vào năm Heisei thứ 4 tháng 10, Thiên Hoàng Bệ Hạ và Hoàng Hậu có viếng thăm Trung Quốc. Về mặt lịch sử,thì đây là chuyến viếng thăm đầu tiên. Và lúc đó người Trung Quốc cũng cử quốc kỳ Nhật Bản,diễn quốc ca Kimigayo hoan nghênh đón chào
Bệ Hạ và Hoàng Hậu. Vì vậy là nguời Nhật,hãy đường đường giơ cao quốc kỳ. Đối với chúng ta,đầu tiên phải lấy lại sự tự tin nơi quốc kỳ và quốc ca và dạy cho giới trẻ về lịch sử,sự kính ý và thân thiện đối với quốc kỳ,quốc ca là điều cần thiết. Trong gia đình,ngày lễ nên giương cao Hinomaru,đối với trẻ em,hình ảnh lá quốc kỳ sẽ tự nhiên nuôi dưỡng một tâm hồn và nhận thức đứng đắn. Hãy treo cờ tổ quốc nơi khu bạn sinh sống,nơi con phố bạn cư trú.

Đối với những người phản đối Hinomaru, lý do đầu tiên vì nó là biểu tượng của
''chủ nghĩa quân phiệt,chủ nghĩa xâm lược''. Thật là bất hạnh,vì đây là thực tế, trong thời kỳ chiến tranh Hinomaru đã được sử dụng,nó gợi lại nỗi đau chiến tranh nơi nguời Châu Á. Thật là một điều đáng tiếc. Một nguời bạn Origami của tôi,và cũng là bạn thân,Gabriel Vong ( http://ori500.free.fr) người Trung Quốc nói rằng ông rất ngưỡng mộ tinh thần của người Nhật Bản. Ông cũng rất mến nguời Nhật Bản nhưng thừa nhận rằng,nếu không phải vì chuyện chiến tranh của quá khứ thì ngày nay toàn Châu Á đã xem Nhật Bản như một nguời hùng của châu lục. Nhưng hãy nhìn lại lịch sử một tí,trước cuộc chiến do Nhật Bản gây ra cả trăm năm, khắp Châu Á giăng đầy cờ của những nước Âu Mỹ. Đối với những sắc dân da màu, từ nhiều thế kỷ trước thì cờ Âu Mỹ đã là biểu tượng của sự đàn áp. Nhưng mà ngày nay thì sao? Có phải những lá cờ Âu Mỹ đó đã và đang trở thành biểu tượng của sự bảo vệ hoà bình đó chăng? Cờ Union của Đại Anh Đế Quốc (England), cờ Tinh Điều của Á Mỹ Lợi Gia (America) và cờ tam sắc của Pháp Lan Xa (France) không những không bị xem là biểu tượng của chiến tranh và xâm lược đối với các nước thuộc địa mà trái lại họ còn biểu thị sự kính ý đối với những lá cờ này.
Đây là một thường thức,một quy luật của xã hội Quốc Tế. Dĩ nhiên nguời dân Âu Mỹ rất tự hào về quốc kỳ của họ. Và Hinomaru đã được quốc tế công nhận
là quốc kỳ Nhật Bản,nguời Nhật Bản có quyền đường đường giương cao quốc kỳ của mình. Xét lại,nếu có một lá cờ nào có "vấn đề" trong quá khứ thì chắc
Hinomaru không phải duy nhất. Có những lá cờ mà bên dưới đó đã xảy ra không biết bao vụ tàn sát,cướp đi tự do của bao nguời,phá hoại về kinh tế, gây nạn chết đói. Có những lá cờ đã làm biết bao nguời từ bỏ quốc kỳ của dân tộc mình.... Có những lá cờ mà vì nó số nguời bị tàn sát nếu đem so với những thiệt hại Hinomaru gây ra thì giống như ngọn núi và hạt cát.
Goyoujin ! Goyoujin! Nihonjin wa Nihon no hata, Kokki 'Hinomaru' wo agemashou

Acmagiro
14-10-2006, 12:36 PM
HINOMARU KHÔNG PHẢI LÀ CỜ FASCIO

Khi nói về quốc kỳ Nhật Bản,có ý kiến cho rằng :'' sau khi bại chiến, 2 nước fascio đồng minh với Nhật Bản là Ý và Đức đều đổi quốc kỳ,duy chỉ có Nhật là vẫn giữ nguyên".
Ý kiến như vậy đúng chăng ? Về hiện tượng nó là như vậy. Còn về bản chất thì sao?
Hãy xét lại,đối với một quốc gia,vì sao phải đổi quốc kỳ? Một nước chỉ đổi quốc kỳ khi có một cuộc cách mạng nổ ra hay sau khi dành lại độc lập từ tay nước khác. Còn trường hợp Nhật Bản không có các sự ấy,do đó không cần thiết phải đổi quốc kỳ. Có người đồng nhất quốc kỳ Nhật Bản với cờ fascio. Hãy nghĩ lại,Đức và Ý là trường hợp khác. Lúc đầu,quốc kỳ Đức là dải tam sắc,nhưng sau khi Hitler lên nắm quyền đã đổi lá cờ fascio (cờ quốc xã)thành ra quốc kỳ mới. Và sau chiến tranh nguời Đức đã lấy lại lá cờ cũ. Năm 1945 tháng 5,Đức đầu hàng vô điều kiện và bị chiếm lãnh bởi 2 lực lượng Mỹ quốc và Liên Xô. Nhưng đến tháng 9 cùng năm,phía Liên Xô dựng lên bức tường Bá Linh ngăn cách nước Đức thành 2 miền đông tây. Và dĩ nhiên quốc kỳ cũng khác. Phía Tây Đức lấy lại dải tam sắc làm quốc kỳ của mình như lúc trước, phía Đông Đức dựa trên dải tam tài cũ đặt ra một lá quốc kỳ mới. Đến năm 1990 tháng 10,bức tường Bá Linh sụp đổ và nước Đức hợp nhất,lấy dải tam tài của nước Đức trước khi bị chia cắt (và cũng là quốc kỳ của Tây Đức) làm quốc kỳ chính thức của quốc gia. Về phía nước Ý,trước chiến tranh Musólini và đảng fasico dùng vũ lực chiếm chính quyền xây dưng một quốc gia độc tài chuyên chế. Nhưng đến năm 1943 tháng 7 chính quyền Mussolini sụp đổ,ông ta bị xử sau đó. Sau đó,vào năm 1946 dựa theo kết quả đầu phiếu, chế độ vương chính vị bãi bỏ và Ý trở thành một nước Cộng Hoà. Vì có sự thay đổi thể chế từ vương chính sang cộng hoà nên dĩ nhiên cũng phải đổi quốc kỳ.
Nhưng mà khác với Đức Ý,thể chể nước Nhật vẫn giữ nguyên sau chiến tranh.
Sau cuộc Meiji Ishin,Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ở Châu Á thi hành hiến pháp ,theo chế độ chính trị lập hiến hội nghị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Trước và sau chiến tranh,Nhật Bản không có biến động nào như trường hợp Đức,Ý cho nên lá quốc kỳ Hinomaru là nhất quán ! Và dĩ nhiên,đối với một nước chiến bại thì các nguyên thủ,thành phần chủ chốt không vong mệnh vì xử tử hay cũng vì tự sát,nhưng Thiên Hoàng ở Nhật Bản trước sau chiến tranh vẫn là Thiên Hoàng. Khi hội kiến với nguyên soái Douglas MacArthur, Thiên Hoàng Showa đã phát biểu rằng bản thân ngài ra sao cũng không thành vấn đề,ngài chỉ muốn quốc dân được cứu lấy. Vì chuyện này MacArthur đã cảm động và có nhiều nỗ lực bảo vệ ngài. Sau đó,khi đi tuần hành trong khắp nước Nhật,ngài đã nhận được nhiều sự kính ái từ phía quốc dân và trở thành một trụ cột trong việc phục hưng nước
Nhật. Trong Hiến Pháp sau chiến tranh có quy định rõ Thiên Hoàng là 'tượng trưng cho đất nước Nhật Bản',là 'biểu tượng cho sự thống nhất quốc dân' và Hoàng Thất được đại đa số quốc dân ủng hộ. Thật là một sự hiếm thấy trong lịch sử nhân loại ! Vì vậy,từ đời Meiji cho đến nay,về cơ bản đất nước vẫn không có gì thay đổi nên không cần phải thay đổi quốc kỳ. Nhưng nhìn lại Thế
Giới,trong thời kỳ đầy kích động đó,đã không biết bao nhiêu đất nước thay đổi
lá cờ của chính mình còn tại Nhật,suốt hơn 100 năm từ khi có cuộc Meiji Ishin
thì lá cờ Hinomaru vẫn nhất quán trước sau. Đối với Thế Giới,khi nghĩ đến từ
Nippon là người ta hình dung ra hình ảnh lá cờ Hinomaru.

Thường thức về quốc ca,quốc kỳ


Có câu nói rằng '' Cái thường thức tại Nhật là cái phi thường thức của Thế Giới'', và nếu nói về quốc ca,quốc kỳ thì câu này cực kỳ đúng. Hầu như tất cả các nước trên Thế Giới người ta đều có dạy về quốc kỳ,quốc ca của đất nước mình trong trường học,đưa nó vào chương trình giáo dục. Còn tại Nhật Bản thì ngược lại. Thử xem xét,tại Hiệp Chúng Quốc Á Mỹ Lợi Gia thì việc treo cờ hàng ngày tại các công trình công cộng được quy định rõ là một nghĩa vụ trong luật pháp liên bang. Và theo đó,trong trường học vẫn phải treo cờ,ở trường trung học công lập,mỗi buổi sáng học sinh phải hành lễ thề lòng trung thành trước lá cờ Tinh Điều. Họ đứng thẳng,tay để lên ngực và thề rằng''tôi thề trước lá cờ Hiệp Chúng Quốc lòng trung thành của mình,tôi là một thành phần được các vị thần bảo hộ,thề trung thành với nước cộng hoà đã bảo vệ toàn quốc dân,tự do và chính nghĩa''
Ở những nước khác như Đại Hàn,Phi Luật Tân hay Thái Lan cũng đều như vậy.
Ở Thái,người ta đưa quốc ca vào chương trình đào tạo âm nhạc. Còn tại Nhật,thì nguời ta không dạy một điều gì về quốc kỳ,quốc ca. Trong các buổi lễ nhập học,tốt nghiệp thì cũng không thấy đàng hoàng cử quốc kỳ,hát quốc ca. Và giáo viên cũng có người không tôn trọng quốc kỳ,quốc ca của đất nước mình,một điều không thể thấy ở nước khác. Và hầu hết các nước trên Thế Giới đều có quy định trong luật pháp rằng hành vi làm mất sự tôn nghiêm của lá quốc kỳ đất nước mình hay nước khác là phạm tội. Nhưng mà luật pháp
Nhật nghiêm cấm hành vi làm tổn hại,khinh nhờn quốc kỳ của nước khác nhưng lại không quy định ra sao về việc gây mất oai nghiêm,xem thường quốc kỳ của dân tộc mình. ...

Ngày lại được giương cờ Hinomaru

Sau khi chiến bại,trong suốt 6 năm 8 tháng bị ngoại quốc quản thúc,nước Nhật đã không còn chủ quyền và không được giương cờ một cách công khai. Lúc bấy giờ có một câu chuyện về trường trung học danh tiếng Lasalle ở vùng
Kagoshima như sau. Trường này được thành lập năm Showa thứ 25 tháng 4 ngày 10 do các tu sĩ nguời Gia Nã Đại thuộc dòng Catholic Lasalle vận động. Một ký giả viết rằng trong ngày khai trường,lá cờ Hinomaru được cử lên cùng với bài hát Kimigayo. Rất nhiều phụ huynh có mặt đã xúc động bật khóc khi nhìn thấy lá cờ. Kể từ sau hoà ước San Fransico ,nguời dân Nhật đã rơi vào trạng thái mất hết tinh thần,và Hinomaru,Kimigayo đã đem lại niềm tin cho họ.
Trong buổi khai trường đó,là lần đầu tiên lá cờ Hinomaru được cử lên đường đuờng chính chính kể từ sau chiến tranh cùng bài quốc ca Kimigayo. Hiệu trưởng trường Lasalle,ông Marsel Puti nguời Gia Nã Đại cho rằng việc treo cờ Hinomaru là đương nhiên và đã cho học sinh hát quốc ca. Thực ra mà nói,trước chiến tranh,giáo hội Lasalle đã chịu nhiều bức hại từ phía quân đội Nhật. Họ cho rằng cuộc chiến của Nhật là tội ác nhưng lại minh triết nói rằng Hinomaru và Kimigayo không có tội. Và họ thấy được rằng việc dạy cho thanh thiếu niên Nhật đương thời về lòng tự hào dân tộc,về văn hoá đất nước là điều hết sức cần thiết. Hiệu trưởng Marsel trong ngày khai trường đã huấn thị rằng ' các anh,những con nguời Nhật Bản đường đường' .
Và năm Showa 27 tháng 4 ngày 28 hoà ước San Fransico có hiệu lực và Nhật Bản được hồi phục quốc gia chủ quyền,vào ngày này nguời Nhật đường hoàng giương cờ Hinomaru,và ngày này,được quy vào ngày lễ đễ ghi tâm khắc
cốt quốc dân rằng đất nước đã từng có thời kỳ bị chiếm lãnh. Nhưng cũng có
một bộ phận của đất nước không hồi phục được chủ quyền,một trong số đó là
hòn đảo nhỏ phía Tây Nam Kagoshima. Sau khi bại chiến,đảo rơi vào sự thống lãnh của quân Mỹ,đến tháng 4 ngày 28 họ cũng không được quyền đòi lại chủ quyền,nguời dân đảo nhất quyết không chịu được,họ thà chết chứ không đời
nào trở thành một bộ phận cách ly với nươc Nhật. Và sau rất nhiều nỗ lực,đến năm Showa 28 tháng 12 ngày 25 lúc 0 giờ thì toàn 24 vạn nguời dân trên đảo vui sướng được trở lại là thành phần của nước Nhật,họ đã giành lại được lịch sử. Buổi sáng hôm đó,sau 8 năm lệ thuộc,khắp mọi nơi trên đảo đều rợp bóng cờ bay phần phật. Một ngày mới trên đảo bắt đầu với những cờ là cờ.

Acmagiro
14-10-2006, 12:37 PM
Câu chuyện về lá quốc kỳ Palau

Nước cộng hoà Palau là một đảo quốc thuộc Tây Thái Bình Dương,phía đông Phi Luật Tân,thuộc quần đảo Nam Dương. Diện tích chỉ cỡ đảo Awaji,nhân khẩu vào độ 1 vạn 5 ngàn nguời . Vào năm Heisei thứ 6 trở thành một nước độc lập,một trong những quốc gia mới nhất. Lá cờ của đất nước này,rất giống
lá quốc kỳ Hinomaru của Nhật Bản với vòng tròn vàng trên nền xanh. Vì sao vậy, có mối liên hệ gì đây ? Xin thưa là có.
Nước Palau cùng với quần đảo Nam Dương trước đây là thực dân địa của Đức,
đến năm Taisho thứ 9, Nhật Bản được Liên Hiệp Quốc uỷ nhiệm quản thúc nước này. Đến năm Showa thứ 9,trong cuộc Đại Đông Á chiến tranh(nói theo kiểu Mỹ là chiến tranh Thái Bình Dương) bị quân Mỹ cướp mất. Trong suốt 25 năm đó,Nhật Bản đã có nhiều nỗ lực phát triển Palau,đưa nhiều nguời sang sinh sống tại đất nước này. Về các mặt khai khoáng,nông nghiệp,ngư nghiệp,mậu dịch đều rất phát triển. Và Nhật Bản cũng đã chú trọng đến mặt giáo dục,mở nhiều trường tiểu học và trình độ chung của dân trên đảo đã hướng thượng rất nhiều. Nguời Nhật đã dạy tiếng Nhật,tinh thần Nhật Bản cho Palau. Trẻ con Palau được dạy dỗ tinh thần chăm học và cần mẫn, trong suốt 25 năm nước Nhật thống trị,văn hoá và kinh tế Palau đi lên rất nhiều,về mặt này cũng giống như Đài Loan. Nhưng thực chất,Mỹ chỉ xem các quân đảo
Thái Bình Dương này là căn cứ quân sự và dùng làm nơi thử nghiệm thuỷ lôi mà thôi. Về mặt kinh tế,Palau đã tụt hậu so với thời Nhật Bản thống trị. Chuyện lịch sử không dám nói đùa,bạn nào không tin có thể điều tra xem.
Thời Nhật Bản,mọi sinh hoạt của nguời dân Palau đều có điện,còn vào thời Mỹ,
đi sau lại đi ngược,mọi sinh hoạt đều không có điện. Phía Mỹ đã làm nhiều việc
gỡ bỏ những ảnh hưởng về văn hoá Nhật Bản trên đảo,họ phá huỷ nhiều đền thờ,tượng đài do Nhật dựng lên trong đó có tượng Ninomiya Kinjirou,một nguời có công rất lớn trong nền nông nghiệp Nhật Bản. . Người dân Palau chịu sự thống trị từ Mỹ trong suốt 49 năm. Nhưng nguời dân Palau vẫn không quên thời đại Nhật Bản,
họ được dạy lòng chính trực,ngay thẳng,tinh thần cần mẫn nên rất kính nễ nguời Nhật. Bằng chứng là nguời Palau rất nhiều nguời lấy họ là tên kiểu Nhật.
Chẳng hạn có thượng viện nghị sĩ là Umetarou, Umetarou là họ,tên là Steven.
Umetarou Steven,thượng nghị sĩ Palau. Số nguời Palau lấy tên Nhật làm họ chiếm 8 phần trong nước.
Đến năm Heisei thứ 6,Palau được độc lập,chính phủ đã trưng cầu dân ý về việc quyết định quốc kỳ. Kết quả cho ra đời một lá cờ gần giống với Hinomaru.
Cờ Palau có nền xanh biểu trưng cho đại dương Thái Bình,vòng tròn màu vàng biểu thị vằng trăng đầy nhưng vòng tròn không nằm ở trung tâm mà lệch về một bên. Vì nếu nằm chính giữa họ sợ không phải phép với Nhật Bản,đất nước
họ tôn kính. Tại đất nước này,cả lá cờ Palau và lá cờ Hinomaru đều được kính
ái như nhau. Tại vùng đất này,nhiều nguời Nhật đã làm nhiều việc đường đường,nhận được nhiều sự tôn kính. Nó nhắc cho thế hệ trẻ bây giờ cha ông họ đã có một cuộc sống tinh thần phong phú như thế nào.


Ý thức yếu kém của thanh thiếu niên Nhật về quốc kỳ,quốc ca

Đại đa số quốc dân đều cảm thấy rằng cần phải dạy cho tầng lớp thanh thiếu
niên lòng ái quốc. Năm Heisei 17 (năm ngoái) từ tháng 1~2,nội các điều tra ý kiến quốc dân về việc có cần thiết phải dạy cho thanh thiếu niên về lòng ái quốc không? Câu trả lời có là 81%,chà đây là con số cao nhất trong quá khứ.
Hiện giờ trong tình trạng căng thẳng với Trung Quốc và Đại Hàn đang vận động phản Nhật,chắc con số còn cao hơn nữa.
Vì sao ý kiến cho rằng nên dạy cho thanh thiếu niên lại cao như vậy? Vì ý thức của tầng lớp này thật yếu kém.
Theo số lượng điều tra của Zaidan Houjin Seinen Kenkyusho điều tra về tình hình thanh thiếu niên thế giới năm Heisei 16 từ tháng 9~12 ở các trường cấp 3 tại Mỹ,Nhật,Trung Quốc thì :

Đối với câu hỏi có tự hào về đất nước không?
+ Tự hào mạnh mẽ:Nhật chỉ chiếm một nữa số lượng của Mỹ và TQ.
+ Hơi hơi có tự hào : Mỹ 70%, TQ 80% và Nhật 50%
+ Hoàn toàn không có tự hào: phía Nhật chiếm hơn 30%

Đối với câu hỏi bản thân nghĩ gì khi thấy quốc kỳ
+Không cảm thấy gì hết: Nhật chiếm 56.6%
+Tự hào về lá quốc kỳ: 13.3%

Đối với câu hỏi bản thân cảm thấy gì khi nghe quốc ca,số học sinh trả lời chẳng cảm thấy gì chiếm 2 phần 3. 1% còn lại cảm thấy thân thuộc và tự hào.

Đây là thực tế ,nó chứng tỏ người ta không dạy gì về đất nước cho con trẻ trong trường học.....




Hãy nhìn lại,có bao nhiêu nước trên thế giới có quốc kỳ tương
tự nhau,và có bao nhiêu nước có lá cờ độc nhất không giống ai? Trong nhóm sau,có lẽ nhiều nguời hình dung hình ảnh lá cờ
Hinomaru. Nó cực kỳ giản dị và trong sáng,nhưng lại bộc lộ được cái dũng mãnh cương nghị và tính lãng mạn nhu hòa như một nền văn hóa Võ Sĩ Đạo. Có thể nói tóm lại trong 2 từ ; giản và tố.