PDA

View Full Version : Đồng tính luyến ái trong truyền thống Phật giáo Nhật Bản



KHA
04-11-2006, 11:11 PM
“Lạc thú cũng phải được học như bổn phận vậy” Ruth Benedict

Từ đầu lịch sử tới nay, tín ngưỡng bản địa Nhật Bản, đạo Shinto, đã giữ một ý thức hệ tích cực đối với tình dục, đặc biệt với vai trò của tình dục trong việc duy trì nòi giống. Tới tận bây giờ người ta vẫn có thể chứng kiến những ngày hội làng có những dương vật tạc bằng gỗ khổng lồ được đem ra khỏi điện thờ và rước quanh ruộng đồng để cầu xin sự mầu mỡ. Khác với huyền thoại trong Đạo Thiên chúa, khi mà sự ý thức về giới tính của con người cũng đánh dấu sự sa ngã của họ, dẫn đến việc họ bị đuổi khỏi Thiên đường, thì trong thần thoại Nhật Bản, hai vị tổ thần của dân tộc Nhật, izanagi và izanami đã tỏ ra rất tò mò và thích thử nghiệm về tình dục. Mặc dù đạo Shinto không có một hệ thống thần học và lý luận về tình dục, nhưng khi bàn luận về tình dục thì bao giờ cũng coi đó là một điều tốt, một “con đường/đạo” (do) xuất phát từ tổ tiên.

Sự nhập môn của Phật giáo ở thế kỷ thứ bảy là thử thách đầu tiên đối với tín ngưỡng nguyên thủy của Nhật Bản. Chính vì để phân biệt với Phật giáo, hay "đạo của Phật", nên các tín ngưỡng bản địa đã được gọi là Shinto, hay "đạo của thần thánh”. Tất nhiên, ta không thể định nghĩa một cách nhìn duy nhất của Phật giáo đối với tình dục, bởi Phật giáo luôn biến đổi qua những văn hóa và thời đại khác nhau, tiếp nhận và định nghĩa lại những yếu tố của những văn hoá mà nó du nhập vào. Tuy nhiên, cũng giống như trong Thiên chúa giáo, người ta có thể nêu ra một số đường nét và đặc điểm chung đúng cho mọi thời kỳ và có thể làm nền tảng cho một sự tổng quát hoá. Trước hết, Phật giáo thời kỳ đầu chia ra hai cách sống thích hợp cho người theo đạo: là tu sĩ và là cư sĩ. Tu sĩ không được phép sinh hoạt tình dục, còn cư sĩ thì tuân theo năm giới, trong đó giới thứ ba là không được tà dâm. Khác với sách xưng tội ở thời kỳ Trung Cổ của Thiên chúa giáo, các văn bản Phật giáo không giải thích tỉ mỉ và rõ ràng thế nào là “đúng” và thế nào là “sai”. Cũng giống như trong những lĩnh vực khác, khoái lạc tình dục nên được giữ đúng mực. “Hành động đem lại khổ đau và sầu não trong tương lai là hành động không nên làm. Hành động đem lại niềm vui và hạnh phúc là hành động nên làm” (Dhammapada). Thay vì gán cho một hành động bản chất tốt (punna) hay xấu (paapa), Phật giáo dùng mục đích của nó để đánh giá hành động ấy là khôn ngoan (kusala) hay không khôn ngoan (akusala). Đánh giá một mục đích là khôn ngoan hay không không phải dựa vào một danh sách có sẵn của một vị Chúa Trời, mà dựa vào khả năng giảm đi hay tăng lên dục vọng của nó. Trong Phật giáo, dục vọng là một vấn đề, không phải vì nó mang tính xấu, mà bởi vì nó tạo ra vướng mắc, và qua đó, khổ đau.

Về cơ bản Phật giáo không đề cao việc duy trì nòi giống, bởi qua đó chúng sinh chỉ một lần nữa đầu thai vào thế giới trần tục (samsara) mà thôi. Điều này xung khắc với những văn hoá gốc của Đông Á, những văn hoá mà, dưới ảnh hưởng của Đạo Khổng, coi việc nối dõi tông đường như một nghĩa vụ đối với tổ tiên. Nhưng, mặc dù Phật giáo không coi trọng việc duy trì nòi giống và chưa bao giờ đề cập đến chủ đề này một cách cụ thể, Phật giáo Mahayana đã sử dụng những hình tượng mạnh mẽ xung quanh hành động làm tình như một công cụ. Từ thế kỷ thứ năm, ở bắc Ấn Độ, nhiều Phật phái đã sử dụng những hình ảnh tình dục để truyền tải giáo lý, ví dụ như về sự đồng nhất (non-differentiation) giữa samsara và nirvana (niết bàn). Những vị Phật và Bồ tát nam được diễn tả trong lúc đang giao hợp với partner nữ của mình. Tu sĩ và cư sĩ đôi khi vượt qua ranh giới của sự tượng trưng và đưa tình dục vào trong nghi lễ của mình. Nhưng cũng giống như những bài tập mang tính tình dục–yoga của Đạo Giáo chỉ có mục đích kéo dài tuổi thọ, những thực hành nói trên không dụng ý dẫn đến việc xuất tinh mà là để chuyển hóa năng lượng tình dục sang năng lượng tâm linh. Giáo phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản, do Kuukai(774-835)sáng lập, đã xây dựng nên một dạng Tantra riêng của mình gọi là Tachikawa Ryu. Giáo phái này dậy rằng sự quên đi bản thân trong khi làm tình có thể dẫn đến giác ngộ. Quá trình phát triển này nói lên một khác nhau cơ bản giữa quan niệm về tình dục của Phật giáo và của Thiên chúa giáo. LaFleur nhận xét: “Ở châu Âu có lẽ không có một điều gì tương tự như việc Phật giáo Nhật Bản sử dụng tình dục như một hình tượng tôn giáo, thậm chí coi chính nó như một hành vi tôn giáo”. Điều nổi bật là có một số xu hướng trong Phật giáo Nhật Bản coi tình dục như một chuyện tính cực, tách khỏi nhiệm vụ sinh sản của nó. Việc tách tình dục ra khỏi nhiệm vụ duy trì nòi giống đã cho phép tình dục trở thành một biểu tượng tôn giáo và được nâng lên khỏi phạm trù gia đình.

Ở Nhật Bản, ảnh hưởng của những hình tượng tình dục Tantric mô tả sự giao hợp giữa nam và nữ thực ra là không đáng kể. Quan trọng hơn là ảnh hưởng của những hình tượng cảm dục đồng giới và thậm chí tình dục đồng giới trong những tổ chức Phật giáo nam, nơi mà những chú tiểu đẹp được coi như hiện thân của nguyên tắc nữ giới. Việc Đạo Phật cho phép thậm chí tu sĩ cũng có những sinh hoạt tình dục đồng tính được thể hiện rõ qua huyền thoại nổi tiếng về người sáng lập trường phái Shingon, Kooboo Daishi (Kuukai), người đã nhập môn tình dục đồng giới vào Nhật sau khi đi tu học ở Trung Quốc về vào đầu thế kỷ thứ chín. Huyền thoại này nổi tiếng tới mức thậm chí Gaspar Vilela, một nhà du hành Bồ Đào Nha cũng nghe đến. Ghi chép vào năm 1571, ông phàn nàn về thói nghiện “kê gian” (sodomy) của những tu sĩ tại núi Hiei. Những ghi chép của những người truyền đạo Jesuit chứa đầy những ca thán về sự hiện diện khắp nơi của ham mê tình dục đồng tính trong chùa chiền Nhật Bản. Điều làm những nhà truyền đạo bực dọc là xem ra những thói quen này được chấp nhận rất rộng rãi. Cha cố Francis Cabral ghi lại trong một bức thư viết năm 1596 rằng “sự ghê tởm của da thịt” và những “thói quen ma quỷ” được “coi là danh giá tại Nhật Bản. Các ông bố có chỗ đứng trong xã hội giao phó con trai mình cho những vị sư để được dạy những việc như vậy và đồng thời để thoả mãn dục vọng của họ. Một cha cố Jesuit khác nhận xét rằng điều “ma quỷ này” lan truyền “rộng rãi” tới mức người ta “không kinh lạ mà cũng chẳng sợ hãi”, và chỉ ra rằng tình dục đồng giới trong tu sĩ Phật giáo không phải là điều gì đặc biệt.

KHA
04-11-2006, 11:14 PM
Những tu viện Phật giáo là những cộng đồng thuần về giới tính và thường hay ở nơi hẻo lánh và núi non. Điều này đã khuyến khích sự phát triển của một dạng dục cảm đồng giới nhất định liên quan tới những chú tiểu trẻ hay chigo. Những chú tiểu ít tuổi nhất, gọi là kasshiki, có thể chỉ năm tuổi và không cạo đầu mà để “tóc dài tới vai và rất đúng thời trang”. Chúng trang điểm mặt bằng phấn và “mặc quần áo bằng tơ tằm mịn và vận đồ bên trong với nhiều mầu sặc sỡ”. Colcut chỉ ra những vấn đề trong những tu viện ở thời Muromachi (1333-1568), bị gây ra bởi quan hệ tình dục với nam thiếu niên. “Sự có mặt của nhiều trẻ em trong thiền viện có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ kỷ luật”. Kết quả là “những thiếu niên đẹp và quyến rũ trở thành trung tâm của sự ngưỡng mộ trong những buổi lễ xa hoa. Điều này xa rời sự tìm kiếm bản thể giản dị được dạy bởi các bậc Thiền sư ngày xưa”. Những người phụ trách kỷ cương trong các thiền viện vất vả trong vấn đề này, hệt như triều đình Shogun không cấm được các nhà hát kabuki ăn mặc phô trương. Các điều luật ra đời hồi đó cấm sử dụng một số loại vải hay mầu sắc nhất định đều không mấy hiệu lực.

Môi trường dục cảm đồng tính ở các nhà chùa thậm chí đã tạo ra hẳn một thể loại văn học, Chigo monogatari (chuyện chú tiểu), lấy tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy làm đề tài. Những quan hệ dục cảm đồng tính này bắt nguồn từ cấu trúc gia đình của cuộc sống tu viện. Một trong những đề tài thông dụng của những tích này là chuyện một vị Phật, thường là Kannon, Jizoo hay Monjuschiri, hoá thân thành một chú tiểu trẻ đẹp. Chú tiểu dùng sự quyến rũ cơ thể của mình để gần gũi một vị sư già và giúp vị sư đạt được giác ngộ. Trong tích Chigo Kannon engi ở thế kỷ thứ muời bốn, Kannon biến thành một chú tiểu và trở thành người tình của một nhà sư đang khao khát có một người bạn đồng hành trong tuổi già. Sau một số năm khăng khít, chú tiểu qua đời, để lại nhà sư già tuyệt vọng. Lúc đó Kannon hiện ra, tiết lộ rằng mình chính là chú tiểu và giảng cho nhà sư về tính phù vân của vạn vật.

Một số học giả cho rằng sự ngợi ca mang tính dục cảm đồng tính đối với những chú tiểu trẻ, quyến rũ cũng ảnh hưởng đến cách thể hiện những vị Bồ tát trong tranh và tượng. Dần dần Kannon, Monjuschiri, Jizoo, cũng như những nhân vật lịch sử khác như Kuukai và Shootoku Taishi (một hoàng tử được coi là đã đem Đạo Phật vào nước Nhật) được thể hiện là những “vị thần thiếu niên”, phản ánh những chú tiểu trẻ và đẹp trong các chùa chiền.

Phản ứng của Phật giáo Nhật Bản trước môi trường dục cảm đồng tính nảy sinh khi tu sĩ và thanh thiếu niên sống chung nhau thật khác với phản ứng của Thiên chúa giáo trước những thể hiện dục cảm đồng tính trong môi trường tu viện, coi đó còn tội lỗi hơn là loạn dâm và truy phạt hết sức khắc nghiệt. Cách nhìn thoáng của Đạo Phật đối với tình dục, cũng như với những khía cạnh khác của bản chất con người, bắt nguồn từ quan niệm upaaya (các biện pháp khôn khéo). Upaaya không đánh giá bản thân các hành động, mà đánh giá mục đích và kết quả của chúng. Vì vậy, sự hấp dẫn tình dục, mặc dù trong thời kỳ đầu của Phật giáo bị coi là không trong sạch, có thể được sử dụng như một công cụ để truyền tải Đạo. Qua đó tu sĩ, mặc dù không được phép quan hệ tình dục với phụ nữ, có thể biện minh (hoặc giải thích) được cho quan hệ của mình với thiếu niên là để tạo nên một gắn bó tâm linh sâu sắc và lâu dài.

Ngoài những chú tiểu đi tu để trở thành nhà sư, còn có nhiều thiếu niên khác lui tới môi trường tu viện, bởi tu viện cũng thường được dùng là trường học cho con cái của tầng lớp trên. “Những trẻ em này thường được sư thầy yêu mến. Chúng mặc quần áo đẹp đẽ, tỉa lông mày và trang điểm như con gái. Chúng là niềm tự hào của tu viện, và những đứa đẹp nhất và tài hoa nhất thì được khoe khắp trong vùng” (Frederic). Nhưng sự chiêm ngưỡng mang tính dục cảm đồng giới với một cậu bé học trò và việc cùng chăn gối với cậu là hai việc khác nhau. Vậy với mức độ nào thì cái không khí dục cảm đồng giới ở trong tu viện thực sự dẫn đến những hành động đồng tính luyến ái? Leupp dẫn ra một loạt những nguồn tư liệu văn học và nghệ thuật, chứng tỏ rằng quan hệ tình dục đồng tính giữa các sư và chú tiểu là rất phổ biến. Để dẫn chứng, ông trích một bản tuyên thệ với năm điều hứa của một tu sĩ 36 tuổi ở chùa Todaiji tại Nara, viết vào năm 1237:

Điều: Tôi hứa sẽ tu tại chùa Kasaki tới khi 41 tuổi
Điều: Đã ngủ với 95 đàn ông rồi, tôi hứa sẽ không dâm dục với quá 100 người.
Điều: Tôi sẽ không cặp kè với bất cứ cậu nào ngoài Ryou-Maru.
Điều: Tôi sẽ không giữ con trai lớn tuổi trong giường.
Điều: Tôi sẽ không làm nenja (vai người lớn trong một quan hệ đồng tính luyến ái) cho bất cứ ai trong số con trai lớn và nhỡ tuổi.

Đáng tiếc Leupp không chú giải bản tuyên thệ này dựa trên quan hệ với những bản tuyên thệ khác cũng được giữ trong chùa. Mặc dù đây có thể là một ngoại lệ (có 95 người bạn tình vào tuổi 36 thật không phải là ít, nhất là đối với một nhà sư), nhưng giọng văn của những lời hứa rõ ràng là nhẹ nhàng chứ không cực đoan. Ví dụ, nhà sư cho phép mình có thêm 5 người tình nữa, đó là ngoài quan hệ vẫn được giữ với Ryuo-Maru. Nhà sư cũng ghi thêm là những lời hứa này chỉ đúng cho kiếp này, chứ không áp dụng cho kiếp tới.

[bôi đen để xem]Một dẫn chứng khác là truyện tranh Chigo no sooshi, gồm một loạt năm truyện có minh hoạ, ra đời khoảng thế kỷ 14 và được giữ trong chùa Daigo-ji. Chuyện diễn giải và vẽ tỉ mỉ cảnh một chú tiểu trẻ đang được người phục vụ thoa phấn và kem trơn vào hậu môn để giúp đỡ vị trưởng chùa già làm tình. Tác giả bài viết này đã được xem một bản copy của cuộn tranh này tại Thư viện quốc gia Anh, và xem ra nó gần với những tưởng tượng dâm đãng hơn là miêu tả sự thật: có một lúc người giúp việc bị kích khích tới mức anh ta van xin chú tiểu cho phép mình làm tình trước, và chú tiểu đồng ý.
Điều này không thực tế lắm, bởi trong xã hội Nhật thì sự phân biệt đẳng cấp và coi trọng tôn ti trật tự là rất lớn. Tuy nhiên, việc cuộn tranh này được giữ tại một ngôi chùa như một báu vật quốc gia (tôi khó hình dung Vatican có thể giữ một tác phẩm tương tự trong kho của mình) nói lên rằng trong ý thức hệ của phật tử Nhật Bản tình dục có một chỗ đứng khác với quan niệm của Thiên chúa giáo. Một ý thức hệ không đánh giá một hành động là “đúng” hay “sai” về bản chất, mà dựa vào hoàn cảnh và mục đích của nó. Sự khác nhau về văn hoá này được ghi chép lại qua nhiều cuộc gặp gỡ giữa những người truyền đạo Jesuit và những nhà sư Nhật, trong đó tu sĩ Nhật bị chỉ trích là có những tập tục “không thể diễn tả nổi”. Đạo đức tình dục của xã hội Nhật tiền hiện đại không đàn áp và lên án đồng tính luyến ái như ở châu Âu, nơi mà đồng tính luyến ái bị ma quỷ hoá và bị truy đuổi bởi Nhà thờ bắt đầu từ thời Aquinas.

KHA
04-11-2006, 11:17 PM
Mặc dù việc săn đuổi sắc đẹp thiếu niên có thể là một trò tiêu khiển thông dụng của một số nhà sư Nhật thời trung cổ, nhưng trong một số văn bản, tình yêu con trai đã được bàn tới trên phương diện siêu hình (metaphysical). Shin’yuuki hay “Ghi chép của những người bạn tâm huyết”, một văn bản Phật giáo của thế kỷ 17, đưa ra lời giải thích siêu hình tường tận nhất cho tình yêu nam nam. Bản văn được viết như một sách giáo lý, trong đó một sư thầy trả lời câu hỏi của một chú tiểu về “đạo làm thiếu niên”. Trong đó, sắc đẹp của một thanh niên được coi là có một ý nghĩa siêu hình nếu như cậu bé đáp lại tình yêu do sắc đẹp của cậu mang lại ở một người lớn tuổi. Trong khi Thiên chúa giáo coi một quan hệ tình dục như vậy là mang tính quỷ Sa tăng, thì ở Nhật Bản thời đó, việc một người đàn ông cao tuổi yêu một thiếu niên được coi là một gắn bó mang tính nghiệp chướng (karma) tốt cho cả hai người. Ý niệm cơ bản ở đây là nasake, hay “đồng cảm”, một chữ quan trọng trong cả khái niệm đạo đức lẫn cái đẹp của Nhật Bản.

Nếu một thiếu niên cảm nhận được sự thành thực trong tình cảm của một người đàn ông cao tuổi hơn, và qua đồng cảm đáp lại tình cảm đó một cách không vụ lợi thì được coi là gương mẫu. Người thầy lý luận rằng thoả mãn dục vọng là cần thiết cho đời sống tình cảm và việc chống lại tình cảm còn đem lại nhiều vấn đề hơn là nghe theo tình yêu của mình.

Tuy nhiên, ta cũng không nên quên rằng những quan hệ dục tính đồng giới được tác phẩm trên ca ngợi kia chỉ xẩy ra trong một tình huống rất cụ thể: giữa một nam giới lớn tuổi và một thiếu niên trong vòng mấy năm trước khi thiếu niên trưởng thành. Sau đó, quan hệ đó sẽ mất đi tính tình dục và trở thành một quan hệ tinh thần và được coi là sẽ kéo dài vượt qua cả ranh giới của kiếp hiện tại. Ý nghĩa siêu hình của quan hệ này xuất phát từ ý thức của cả hai người về sự giới hạn thời gian của nó. Vẻ đẹp của tuổi trẻ chỉ kéo dài có vài năm và sẽ mất đi vĩnh viễn, vì vậy việc mong muốn thiết lập một quan hệ chỉ dựa trên sự hấp dẫn thể xác là vô ích. Nhưng vai trò của sự hấp dẫn thể xác trong việc làm khăng khít mối quan hệ hoàn toàn không bị phủ nhận, ngược lại, nó được coi là một điều hết sức tự nhiên. Faure có lý khi ông cho rằng quan hệ tình dục giữa sư và chú tiểu không chỉ giới hạn trong “làm tình”, mà còn đóng vai trò của một “đối thoại”. Phật giáo Nhật Bản là nơi tình yêu nam giới lộ diện rõ ràng nhất, là nơi nó đã trở thành một biểu tượng của người đàn ông lý tưởng (chứ không chỉ đơn giản là một mẫu hành động). Điều này rất gần với cái mà Foucault gọi là “kỹ thuật của bản thân” (technologies of the self), khi ông nói về quan hệ đồng tính nam giữa già và trẻ ở thời Hy Lạp cổ:

“Đó là những thực hành (practices) được suy nghĩ chín chắn và tự nguyện mà qua đó nam giới không những đặt cho mình luật ứng xử, mà còn phấn đấu chuyển đổi mình, thay đổi bản thân, và biến cuộc sống của mình thành một tác phẩm nghệ thuật [une oeuvre] mang những giá trị thẩm mỹ và đạt được những tiêu chuẩn về phong cách nhất định”

Về mặt ý thức hệ và thẩm mỹ thì quan hệ giữa chú tiểu và nhà sư tuân theo những nguyên tắc nhất định, và không chỉ đơn thuần là quan hệ (đồng tính) luyến ái.

Nhiều con trai của samurai được đào tạo trong các tu viện Phật giáo. Qua đó, mô hình tình bạn vượt thế hệ và mang tính chất tình dục của Phật giáo đã ảnh hưởng đến quan hệ nam nam trong môi trường thuần giới của samurai. Điều này đặc biệt xảy ra vào thời Tokugawa (1600-1857), khi phần lớn samurai tập trung ở những thành phố lớn như Edo (Tokio bây giờ), những nơi có ít phụ nữ. Có một mảng văn học rất lớn nói đến “giá trị đạo đức quan trọng của quan hệ tình dục nam nam của những samurai”. Những tuyển tập truyện ngắn như Nanshoku ookagami của Ihara Saikaku (“Tấm gương lớn của tình yêu nam giới”), tuyển tập thơ và truyện như Iwatsutsuji của Kitamura Kigin (“Hoa Azeleas dại”) và những sách đạo đức hướng dẫn sử sự trong tình yêu nam giới như Shin’yuuki (“Ghi chép của những người bạn tâm huyết”) hay Hagakure (“Dưới bóng lá”) vẽ nên một bức tranh cụ thể về cách làm tình lý tưởng trong tình yêu nam giới thời bấy giờ.

Tương tự như sự diễn tả truyền thống của tình yêu nam nam trong chùa chiền giữa một chú tiểu trẻ và thầy của mình, những bài văn trên lãng mạn hóa tình yêu giữa một wakashu trẻ (một thiếu niên trước khi tới lễ thành niên của mình, vẫn còn tóc trước trán) và một người tình già, nenja (nghĩa đen là người nhớ đến người tình của mình). Những thiếu niên thường được miêu tả là đẹp, duyên dáng và quyến rũ, trong khi đó người tình cao tuổi thường được thể hiện là giận dữ, trung thành và dũng cảm. Mặt tình dục của những quan hệ này không được chú trọng, mà những yếu tố giáo dục và dạy giỗ được đề cao. Schalow viết “Những quan hệ này không phải chủ yếu là quan hệ tình dục, mà gồm cả những yếu tố giáo dục, chỗ dựa trong xã hội và hỗ trợ về tinh thần. Hai người cùng thề tôn trọng lý tưởng samurai. Vị trí samurai được tăng sức mạnh nhờ một quan hệ được lựa chọn kỹ càng”. Tình yêu cùng giới giữa một samurai và một thiếu niên cũng giống như tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy ở chỗ tình dục được coi là một pha ngắn trong một quan hệ tình bạn kéo dài cả cuộc đời (sự thương mến của hai người thường được coi là số mệnh bắt nguồn từ duyên nợ của kiếp trước). Những quan hệ này không bị giấu diếm mà xảy ra công khai và phải tuân theo những quy ước nhất định.

Lịch sử của dục tính đồng giới trong Phật giáo Nhật Bản thú vị bởi nó chỉ ra rằng “giới tính” cũng như “tình dục” không phải là đặc điểm cố định của cơ thể sinh học. Hơn thế, sex và giới tính là những biến cố văn hóa phức tạp xảy ra với cơ thể, ngược lại với những thực tại “sinh học” phát sinh từ bên trong cơ thể. Nhà tâm lý học Nhật nổi tiếng Doi Takeo cho rằng sự khác biệt quan trọng nhất giữa xã hội phương Tây và xã hội Nhật Bản là ở xã hội phương Tây, quan hệ nam nữ là quan hệ được đánh giá cao nhất, trong khi đó Nhật Bản nhấn mạnh đến quan hệ nam nam cũng như nữ nữ. Ông cho rằng đàn ông phương Tây phải chứng minh rằng mình là đàn ông qua khả năng cặp đôi với phụ nữ. Trong khi đó, quan hệ với những đàn ông khác thường đi kèm với sự cẩn thận và lo lắng bởi sự gần gũi thường hay được coi là biểu hiện của đồng tính luyến ái. Chính điều này cản trở đàn ông phương Tây có những quan hệ sâu kín với người cùng giới. Doi cho rằng ở Nhật Bản “cảm giác đồng tính luyến ái” phát triển rộng rãi hơn. Đồng tính luyến ái ở đây không hiểu theo nghĩa hẹp, mà theo nghĩa “khi gắn bó về tình cảm giữa người cùng giới mạnh hơn là với người khác giới”. Sự gắn bó tình cảm mật thiết này ít khi xẩy ra giữa những người bạn bình đẳng, mà thường mang tính cách mạnh/yếu, ví dụ giữa thầy và trò, giữa thành viên cao tuổi và thành viên trẻ tuổi của một tổ chức, thậm chí giữa bố và con trai hay mẹ và con gái.

Tôi thấy ý kiến của Doi thú vị bởi những người hoạt động trong phong trào giải phóng phụ nữ và những nhà lý thuyết về giới ở phương Tây đều cho rằng “cái chết” của tình bạn nam nam trong lịch sử hiện đại và sự kỳ thị đồng tính luyến ái liên quan chặt chẽ với nhau. Doi cho rằng sự đề cao quan hệ khác giới, và cái mà Ueno Chizuko, người đấu tranh cho bình đẳng phụ nữ Nhật, gọi là “văn hoá cặp đôi” của phương Tây hiện đại, đã dẫn đến vị trí chủ đạo của quan hệ hôn nhân và sự xuống dốc của những quan hệ cùng giới. Michel Foucault cũng cho rằng trong thế giới của chúng ta quan hệ giữa người với người đã “nghèo nàn” đi bởi sự quan trọng quá mức của quan hệ gia đình:

“Chúng ta sống trong một thế giới mà luật pháp, xã hội và hiến pháp làm cho những quan hệ của chúng ta trở nên rất ít ỏi, rất nghèo nàn và rất đơn giản. Tất nhiên, chúng ta có những quan hệ cơ bản về hôn nhân và gia đình, nhưng ngoài ra còn có biết bao nhiêu những quan hệ khác nữa có thể tồn tại…”.

Dharmachari Jñanavira/ Talawas lược dịch

tanpopo
12-11-2008, 10:40 AM
Biết về cái này cũng lâu rồi, Phật giáo Nhật Bản coi tình yêu nam-nam mới là tình yêu chân chính còn tình yêu nam-nữ chỉ để duy trì nòi giống. Chính vì thế ở Nhật Bản thể loại shounen-ai hay yaoi mới công khai như vậy. Theo quan điểm chung thì moi người thường dè bỉu loai quan hệ đồng giới này, mình thì cũng ko phải là đồng tình nhưng cũng ko phản đối quá gay gắt do biết quan niệm người ta nó thế từ xưa rồi. Tuy ở Nhật Bản thoáng hơn trong quan hệ đồng giới nhưng đấy là ngày xưa, còn bây giờ thì cũng ko phải quá thoải mái như moi người tưởng.

hoahanquy
29-11-2008, 10:38 PM
dạo gần đây, vấn đề đồng giới nam có vẻ được công chúng thích thú. Điện ảnh, truyện tranh Hàn Và Nhật khai thác vấn đề này tối đa. họ ***g ghép vấn đề Gay một cách khéo léo, hài hước và giao cho toàn những hotboy thể hiện do đó lượng fan nữ tăng ko nên ko ngừng. Theo lý giải thì thay vì trong phim chỉ có một anh chàng đẹp trai, thì giờ họ đuoc ngắm tới 2 anh quả là một công đôi việc

KHA
29-11-2008, 10:46 PM
Đơn giản vì con người có tính tò mò nên họ rất chú ý những gì họ cho là "bất thường", "dị thường". Cũng một phần nữa là những nhà làm phim nhiều lúc "lợi dụng" đề tài này để câu khách.

Hà Ố Mà Rù
28-01-2009, 06:53 PM
(trích đoạn trong bức tranh Chigo Kannon engi, bên phải là vị thiền sư già đang nghe tiếng sáo của Kannon bên trái)

.

1. Gần đây có một số vụ đàn ông ở châu Âu sang Việt Nam và Cambodia tìm bé trai để làm tình. Hầu hết chúng ta đều ghê tởm hành động đó, và coi đó là tâm lí biến thái của những con quỉ người. Nhưng, hãy thận trọng khi đưa ra phán xét bởi một hành động ghê tởm nhất cũng có thể bào chữa bằng diễn ngôn.

Những điều Một Danna sắp viết dưới đây có thể ghê rợn với một số người kì thị đồng tính luyến ái nhưng người phương Tây và người Nhật Bản đã giải cấu (deconstruct) khái niệm này cách đây vài chục năm rồi mà người Việt ta còn rất mơ hồ về nó. Nào, hít thở thật sâu và tạm thời quên những những quan điểm thông thường!

.

2. Tại sao người châu Âu rất sửng sốt khi thấy đàn ông Việt Nam hay bỡn cợt với nhau, khoác tay nhau trên đường phố, ngủ cùng giường với nhau? Họ có cảm tưởng rằng phần lớn đần ông Việt Nam bị đồng tính luyến ái. Nhưng thực ra đối với người Việt Nam, đó không phải là biểu hiện của đồng tính luyến ái. Truyền thống văn hóa của Việt Nam chỉ chấp nhận chuyện tình dục sau khi đã có gia đình, tức là vợ chồng làm tình với nhau. Vì thế những tâm sự của đàn ông trước khi lấy vợ thường được trao đổi với các bạn trai. Ngay cả khi đàn ông ôm nhau ngủ cùng giường cũng là việc họ biểu lộ tình cảm băng hữu với nhau, đêm nằm ngủ tâm sự với nhau chứ tuyệt nhiên không có ham muốn làm tình. Người đàn ông Việt Nam chỉ xác nhận chuyện làm tình là khi ngủ với người vợ, còn việc nằm chung giường với bạn trai chỉ mang nghĩa tình bạn bè.

Như vậy, ít nhất là quan điểm về biểu hiện hành vi tình dục đã tồn tại sự khác biệt giữa các văn hóa khác nhau.

.

3. Hơn thế, thậm chí có việc làm tình thật giữa nam giới với nhau cũng không hẳn là vi phạm đạo đức hay là biểu hiện kì dị của tâm sinh lí. Thời trung đại ở Nhật Bản có rất nhiều truyện sư già quan hệ đồng tính với chú tiểu, thậm chí các chú tiểu đẹp được coi là biểu tượng của vẻ đẹp Phật giáo. Ví dụ điển hình nhất là truyện Chigo Kannon engi.

Chigo Kannon engi (truyện thiền sư Kannon) là một truyện dân gian Nhật Bản nổi tiếng ở thế kỷ XIV. Có một thiền sư già nhiều năm tu khắc khổ mà vẫn chưa đắc đạo. Một lần ông đến chùa Hasedera là nơi thiền sư Kannon trước đây đã tịch diệt. Một đêm, vị thiền sư già thấy một chú tiểu rất đẹp đang thổi sáo ở vườn chùa trong làn khói hương mờ ảo. Vị sư già rất yêu chú tiểu, lập tức kéo về làm đệ tử đồng thời làm người tình riêng cho mình. Sau ba năm yêu thương nồng ấm, chú tiểu ốm rồi qua đời, để lại nhà sư già với trái tim tan nát. Lúc đó Kannon hiện ra, tiết lộ rằng mình chính là chú tiểu và giảng cho nhà sư về tính phù hoa vô thường của vạn vật, về ảo ảnh của sắc dục. Vị thiền sư già chợt giác ngộ.

Qua câu chuyện này ta thấy hiện tượng đồng tính luyến ái trong Phật giáo Nhật Bản xảy ra không ít, vì thế mới có chuyện dân gian huyền hoặc như trên. Văn hóa Nhật Bản không hề đánh giá nặng nề về vấn đề đồng tính luyến ái. Nhà tâm lí học Nhật Bản nổi tiếng Doi Takeo cho rằng sự khác biệt quan trọng nhất giữa xã hội phương Tây và xã hội Nhật Bản là ở xã hội phương Tây, quan hệ nam nữ là quan hệ được đánh giá cao nhất, trong khi đó Nhật Bản nhấn mạnh đến quan hệ đồng giới như tình bạn, chủ tớ, thầy trò... Ông cho rằng đàn ông phương Tây phải chứng minh rằng mình là đàn ông qua khả năng cặp đôi với phụ nữ. Trong khi đó, quan hệ với những đàn ông khác thường đi kèm với sự cẩn thận và lo lắng bởi sự gần gũi thường được coi là bất bình thường, thậm chí là biểu hiện của đồng tính luyến ái. Chính điều này cản trở đàn ông phương Tây có những quan hệ sâu kín với người cùng giới.

Dường như Doi Takeo rất có lí khi nhận xét như vậy bởi một chúng minh khác mà ta dễ thấy là đàn ông phương Tây trước đây thường đấu súng vì lí do liên quan đến phụ nữ trong khi đó đàn ông Nhật Bản thường mổ bụng tự sát vì các mối quan hệ xã hội cùng giới như bạn bè, trách nhiệm với ông chủ…
.

4. Nếu nhìn lại lịch sử châu Âu một cách xa hơn, đến thời Hy Lạp cổ đại thì ta cũng thấy những ví dụ đa dạng và bất ngờ về tình dục đồng giới. Mấy năm trước (2004) các sử gia Hy Lạp hiện đại đã rất tức giận khi các nhà làm phim Mĩ xây dựng hình ảnh Alexander Đại đế là người đồng tính luyến ái trong bộ phim khá ăn khách là Alexander. Thực ra, ý tưởng của các nhà làm phim không phải không có lí vì có tồn tại bằng chứng lịch sử mối quan hệ đồng tính giữa Alexander và người bạn thiếu thời Hephaistion. Hơn nữa, hiện tượng quan hệ đồng tính ở xã hội Hy Lạp cổ đã phát triển rất mạnh. Trong một cuộc đối thoại ở trong tác phẩm Luật của Plato, người đối thoại cho rằng sự ngăn cấm tình dục cùng giới sẽ không được người dân các thành bang chấp thuận mặc dù Plato cho rằng tình dục cùng giới là chống lại tự nhiên.

Trong quân đội Hy Lạp quan hệ xác thịt cùng giới cũng khá phổ biến và nó làm tăng cường sức chiến đấu và đoàn kết giữa các chiến binh, như trường hợp đội quân của thành Thebes (Sacred Band of Thebes). Trong trường ca Iliad của Homer cũng nói đến mối quan hệ dồng tính giữa Achilles và Patroclus. Dưới đây là bức tranh cổ minh họa cho mối tình này.









.
.

5. Tình yêu là một nghệ thuật đặc biệt của cảm xúc. Có lẽ sự ham muốn tìm tòi và thử nghiệm về một nghệ thuật mới trong tình yêu đã dẫn đến những ham muốn của con người với một kẻ không phải là khác giới. Khi nghiên cứu về hiện tượng đồng tính thời Hy Lạp cổ, triết gia Foucault cho rằng đó là những thực hành được suy nghĩ chín chắn và tự nguyện mà qua đó nam giới không những đặt cho mình luật ứng xử, mà còn phấn đấu chuyển đổi mình, thay đổi bản thân, và biến cuộc sống của mình thành một tác phẩm nghệ thuật mang những giá trị thẩm mĩ và đạt được những tiêu chuẩn về phong cách nhất định.

Gần đây đôi khi xảy ra chuyện các phi công trẻ thích lái máy bay bà già, đó cũng là sự tìm tòi về những giá trị thẩm mĩ mới của đàn ông. Đàn ông muốn sáng tạo ra một môi trường ngôn ngữ mới, một mĩ học mới về vẻ đẹp của phụ nữ. Không có gì là điên khùng ở những hành động sáng tạo.

Rồi khi xem lại lịch sử ta thấy có rất nhiều các trường hợp vĩ nhân có cái nhìn về tình dục và vẻ đẹp phụ nữ theo những cách mà chúng ta tạm coi là lạ lùng. Đó là trường hợp đồng tính luyến ái của Alexander Đại đế như đã nhắc ở trên. Đó là trường hợp yêu gái điếm như Jesus Christ (chuyện tình cảm giữa Maria Magdaleine và Jesus dẫu còn đang tranh cãi nhưng Một Danna tin là có chuyện đó, và tình yêu lứa đôi đó gắn liền với tình yêu Chúa). Đó là chuyện Gia Cát Lượng tài hoa, thông minh tuyệt đỉnh lại lấy một người vợ cực kì xấu xí như Hoàng Thị. Đó là chuyện nhà tiên tri vĩ đại Mohamed lấy một bà góa già… Những vĩ nhân phi thường đó có quan điểm mĩ học về tình dục khác xa so với người bình thường chúng ta mặc dù thế giới ngày hôm nay đã có vẻ tự do và hiện đại rất nhiều.

.

6. Theo như thiền sư Lu Lu (thiềng ku Lú Lẫn) thì người theo học thiền vốn không quan tâm đến sự phân biệt nam và nữ, không quan trọng đến việc duy trì nòi giống. Trong khi đó lòng ái dục và ham muốn được chia sẻ vẫn chưa đoạn diệt, cộng với môi trường những ngôi chùa hẻo lánh chỉ toàn đàn ông thì sự xuất hiện của những chú tiểu đẹp biết nghe lời rất dễ dẫn đến tình yêu của các sư già. Hơn nữa, thiếu niên dậy thì tuy tiết lộ vẻ đẹp non tơ ra ngoài nhưng sự phân biệt giới tính vẫn chưa rõ ràng bằng người đàn ông lớn tuổi nên sự ham muốn tình dục của các sư già mang ý nghĩa tìm đến cái đẹp để thỏa mãn ham muốn thẩm mĩ hơn là giải quyết nhu cầu tình dục thông thường. Chúng ta phải biết rằng mĩ học thiền tông rất coi trọng đến vẻ đẹp của cái bất nhị (không sáng không tối, không nam không nữ…)

.

7. Trong một số bài trước Một Danna có nói về sự lệch pha giữa giới tính và giống. Trong khi giống là sự khác biệt bộ phận sinh dục giữa cơ thể nam và nữ để duy trì nòi giống thì giới tính là yếu tố do môi trường ngôn ngữ tạo ra. Một đứa con trai sống trong môi trường toàn con gái thì khi lớn lên nó sẽ bị ảnh hưởng cách suy nghĩ hành động của đàn bà giống như nhân vật Giả Bảo Ngọc trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng. Chính vì thế mà người ta hay chê Bảo Ngọc không giống một trang nam tử, không lo chuyện học hành thi cử, chỉ toàn chơi những trò của đàn bà, tính tình cũng yếu đuối như đàn bà.

Chúng ta hãy nhìn những đứa trẻ trong nhà trẻ mà xem, chúng chơi với nhau rất bình đẳng, không phân biệt nam nữ. Chỉ khi cô giáo và bố mẹ bảo chúng phải cư xử và ăn mặc thế nào cho giống con trai hoặc con gái thì chúng mới ý thức được nam và nữ.

Người ta hay nhầm lẫn hai khái niệm giống và giới tính này, dẫn đến cái nhìn lệch lạc về tình dục. Người ta tưởng tình dục liên quan đến khái niệm giống nhằm duy trì nòi giống mà không biết rằng tình dục có thể là sự chia sẻ thông tin liên quan đến giới tính. Tình dục đồng giới thực ra không phải là sự vi phạm đạo đức hay biểu hiện của bệnh tâm lí mà chỉ là một kết quả của một môi trường ngôn ngữ khác với môi trường ngôn ngữ mà ta đang sử dụng.

.

8. Trong các mối quan hệ của xã hội loài người hiện đại thì quan hệ hôn nhân vợ chồng có một vai trò đặc biệt quan trọng, người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội mà. Điều đó làm cho mối quan hệ này mang một ý nghĩa vượt trội khi so với các mối quan hệ khác như tình bạn, đồng nghiệp, chủ tớ, cấp bậc, tình yêu, cha con, mẹ con… Xét về mặt siêu hình học thì đó là biểu hiện logos của khái niệm hôn nhân. Ông chồng sẽ chọn cứu vợ chứ không cứu con trong các ca đẻ nguy hiểm. Thanh niên sẽ lập gia đình với người mình yêu, sẽ sống cùng và chia sẻ với bạn đời chứ không phải với cha mẹ. Trong các vụ tình tay ba giữa hai người bạn với một cô gái (hay chàng trai) thì thường là tình bạn sẽ bị xếp sau tình yêu, vì tình yêu dẫn đến hôn nhân. Trong các vụ ngoại tình thì người ta sẽ ủng hộ người bạn đời đau khổ và khinh rẻ người thứ ba vì thật đơn giản: hôn nhân được coi trọng hơn tình yêu…

Rõ ràng đạo đức của xã hội hiên đại xây dựng trên cơ sở hôn nhân. Việc đó dẫn đến các mối quan hệ khác bị thiệt thòi, đồng thời cũng làm cho không gian ngôn ngữ, văn hóa của loài người bị bó hẹp. Bằng chứng rõ ràng nhất là văn chương từ thời lãng mạn tới nay xuất hiện rất nhiều kiệt tác về tình yêu và hôn nhân nhưng rất ít khi đề cao vẻ đẹp của tình bạn, vẻ đẹp của đồng tính luyến ái, vẻ đẹp của tình cha con, thầy trò. Vì vậy những tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của đồng tính luyến ái như Đẹp và buồn, Brokeback Mountain rất đáng trân trọng.

.
Trích blog Một Danna

http://blog.360.yahoo.com/blog-hjT7racnbq4Je9xTkSI8IslW?p=870#comments

0n1zuk4
28-01-2009, 11:32 PM
tại sao người châu âu rất sửng sốt khi thấy đàn ông việt nam hay bỡn cợt với nhau, khoác tay nhau trên đường phố, ngủ cùng giường với nhau? Họ có cảm tưởng rằng phần lớn đần ông việt nam bị đồng tính luyến ái. Nhưng thực ra đối với người việt nam, đó không phải là biểu hiện của đồng tính luyến ái. Truyền thống văn hóa của việt nam chỉ chấp nhận chuyện tình dục sau khi đã có gia đình, tức là vợ chồng làm tình với nhau. Vì thế những tâm sự của đàn ông trước khi lấy vợ thường được trao đổi với các bạn trai. Ngay cả khi đàn ông ôm nhau ngủ cùng giường cũng là việc họ biểu lộ tình cảm băng hữu với nhau, đêm nằm ngủ tâm sự với nhau chứ tuyệt nhiên không có ham muốn làm tình. Người đàn ông việt nam chỉ xác nhận chuyện làm tình là khi ngủ với người vợ, còn việc nằm chung giường với bạn trai chỉ mang nghĩa tình bạn bè.

Như vậy, ít nhất là quan điểm về biểu hiện hành vi tình dục đã tồn tại sự khác biệt giữa các văn hóa khác nhau.

=)) .

Hà Ố Mà Rù
29-01-2009, 11:14 AM
Chẳng có gì là đáng cười cả. Ở đây tôi không bênh vực cho "đồng tính luyến ái" nhưng chúng ta cần phải có cái nhìn thẳng thắng hơn về vấn đề này.

Tại sao đàn ông mê phụ nữ đẹp lại được chấp nhận? Họ yêu phụ nữ vì phụ nữ đẹp (ngoại hình , tính cách) tức yêu cái đẹp. Như vậy thì khi gặp một đàn ông khác đẹp trai, giỏi giang, tốt bụng thì ta cũng có cớ để yêu anh ta như yêu người đàn bà lý tưởng vậy.

Có gì khác nhau nếu xét về mặt tâm lý?

Khác biệt duy nhất chỉ là về mặt sinh học mà thôi, đàn ông VS đàn ông không có lợi về mặt duy trì nòi giống (không sinh con được).

Thế thôi, hãy chấn chỉnh lại suy nghĩ của bạn trước khi cười về điều gì đó mà bạn chưa hiểu rõ.

0n1zuk4
29-01-2009, 08:49 PM
Ko phải là tớ ko hiểu rõ mà tự nhiên cười đó thôi :))=))

hanamichi
29-01-2009, 10:44 PM
Phật giáo Nhật Bản coi tình yêu nam-nam mới là tình yêu chân chính còn tình yêu nam-nữ chỉ để duy trì nòi giống.

wow,giờ mới biết chuyện này đó.
Đúng là ko đọc cái topic này thì ko bít đc điều này ha.Phật giáo nc ngoài cũng có nhiều điều lạ thật.Ko pít phật giáo VN có giống vậy ko.Nhưng nói chung thì mối quan hệ nào cũng đáng đc tôn trọng.Ko nên có sự phân biệt giới tính.Dù nam-nữ,nam-nam hay nữ-nữ thì cũng điều như nhau.Phải bình đẳng :D

supershit
30-01-2009, 11:03 AM
hồi đọc Kaze mới biết ở NB ng` ta coi tình iêu nam -nam mới là chân chính còn nam-nữ lại chỉ là duy trì nòi giống :-?
hơi lạ
dù nói thế nào thì mình cũng ko thix kiểu cùng hệ như thế :-s
nghe cứ làm sao í ( k có í fân biệt à nha :">)