PDA

View Full Version : Không gian ZEN-STYLE – Đi tìm sự tĩnh lặng



Kasumi
27-03-2012, 07:07 PM
Ngày với tám giờ đồng hồ hoặc hơn thế, chúng ta dành cho sếp, cho nhân viên, cho khách hàng, cho mặc cả… và gần như quên mất mình. Cho đến khi stress chất chồng, nghĩ suy trĩu nặng thì mới giật mình vẫy thoát ra vòng quay ngoại giới đó. Vậy sao không tạo cho mình một không gian để lắng lòng lại mỗi ngày ngay trong ngôi nhà mình, căn hộ của mình? Để mai ngày lại thông tuệ hơn với công việc?

Không gian sống - không gian thiền

Đó là không gian đơn giản như chính tiếng Không của Thiền tông. Không rực rỡ sắc màu, không phô trương những đồ đạc tiện nghi, tất cả chỉ là không gian “rỗng” và cô đọng dưới những hình khối đơn sơ đến bất ngờ.

Không gian theo Zen-style không chỉ là sự tự giới hạn trong thể hiện hay cách hiểu về sự tối giản đơn thuần mà Zen–style còn là sự đơn giản hoá trên tổng thể, mọi sự trang trí chỉ nhằm mục đích nhấn mạnh đến khía cạnh cơ bản nhất của cái đẹp. Mục đích của việc sắp đặt một không gian Zen style là để những cá nhân trong lòng không gian không cần “nhìn” mà vẫn “thấy”; đạt đến một sự thư giãn tuyệt đối, cảm nhận được bản ngã của mình rõ ràng nhất và trong trẻo nhất.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot6/01modernminimalisthouse.jpg

Sắp đặt không gian

Làm thế nào để một căn phòng vừa đẹp, vừa tạo ra những cảm xúc tinh tế nhưng chỉ với cách trang trí ít nhất và đơn giản nhất? Một mảng tường lớn mà chỉ có một trắng toát hẳn sẽ rất chán, nhưng sẽ khác đi nhiều nếu trên bức tường đó có một hình vuông màu sắc nổi bật (ví dụ như 1 bức tranh màu đỏ chẳng hạn) hoặc dưới bức tường đó bâng quơ đặt vài chậu gốm với màu nâu của đất? Như vậy yếu tố tương phản – đối thọai là điều kiện không thể thiếu trong các không gian Zen-style.

Đó là điểm tương đồng rõ rệt nhất giữa cách sắp đặt không gian Zen hiện đại với không gian trong Thiền tông xưa. Những công án được sư phụ đặt ra cho nhằm thúc đẩy quá trình đốn ngộ của các đệ tử thì trong không gian, những mảng trang trí lớn (thường là mảng tường, vách, những vật dụng chính…) đóng vai trò là những chính đề và những điểm nhấn–sự khác biệt về kích thước, màu sắc cũng như chất liệu… chính là những phản đề để tạo ra một cảm thức thống nhất về không gian đó.


http://img440.imageshack.us/img440/4085/zendecordecorativestyle.jpg

Trong tòan bộ các phòng ốc của ngôi nhà, những nơi thích hợp nhất để ta có thể tìm đến sự tĩnh lặng có lẽ là phòng ngủ, phòng làm việc hay phòng tắm. Có lẽ vì đây là những không gian riêng tư nhất. Ta có thể sử dụng thép, crom hay những chất liệu thô mộc như tre, gỗ khối,… và màu sắc chủ đạo là màu “white-off” tức là các tông chuyển thể như trắng, kem, be, xanh chuối nhạt… hay những màu mạnh như nâu, đen hay đỏ…


http://img440.imageshack.us/img440/1629/interiorideasofbathroom.jpg

Tuy nhiên, vì những không gian này rất gọn và ngăn nắp nên khi thiết kế, nhất thiết phải lưu tâm đến việc tiện dụng trong sự ngăn nắp đó. Việc dành không gian cho những hộc, tủ , các ngăn chứa đồ… là buộc phải có và những nơi này nên bố trí khéo léo để không làm mất đi tính thẩm mỹ mà vẫn đảm bảo thuận lợi khi sử dụng.

Không gian hoàn hảo

Ngay cả việc duy trì những không gian “đơn giản” này cũng không đơn giản chút nào, vì thế thật khó cho những ai tuy thích phong cách này nhưng lại bận rộn hoặc có tính hay quên! Và đây cũng chính là nhược điểm của phong cách trang trí này: nó quá chỉnh chu. Đối với những phong cách sắp đặt khác thì việc lệch chỗ của một cái bình hay việc thêm vào vài vật dụng mới không là đáng trách – nhưng với căn phòng trang trí theo Zen thì sẽ là bất ổn.

Thế nên, Zen trong không gian hiện đại, người thiết kế chủ yếu nắm bắt cái tinh túy của Zen ở cách sắp đặt, bố cục nội thất và trình bày nó theo một cách tương đối phóng khoáng, nhẹ nhàng hơn. Cách làm này vừa đem lại sự thoải mái và vừa mang lại hiệu quả cho không gian. Sự thanh thản, đơn giản không mất đi mà lại sử dụng thoải mái tiện lợi. Hoặc một xu hướng nữa là vẫn áp dụng tinh thần giản dị của Zen nhưng có thể nhấn mạnh vào các chi tiết và vật liệu mang tính địa phương. Có thể sử dụng những vật dụng như bàn, ghế mang những đường nét trang trí cổ hay những hoa văn trang trí trên vải… thật nhẹ nhàng, đó cũng là một cách “sắc bất dị không, không bất dị sắc” trong không gian.


(LHT Tổng hợp)
Kienviet