PDA

View Full Version : Sống ở Sài Gòn



Acmagiro
14-11-2006, 01:57 PM
Bài này lang man vài dòng các bạn coi cho biết về sinh hoạt của một số người Nhật Bản tại VN,rất tiếc là không có điều kiện tìm hiểu tại các địa phương khác nên chỉ tập trung vào thành phố Sài Gòn.
Và vì lý do riêng tư,bài viết này xin giữ kín nhân danh được đề cập đến trong bài.

Có lẽ Sài Gòn và Hà Nội là hai thành phố có số lượng người Nhật sinh sống đông nhất tại VN. Đa số họ là các doanh nhân thuộc diện theo công ty sang VN làm công tác,do đó kéo theo cả gia đình,cha mẹ,con cái sang sống tại VN. Đó là những người sống tạm tại thành phố. Còn một số ít hơn lập gia đình và định cư ngay tại VN. Trong những năm gần đây thì số lượng người Nhật đổ sang sống tại VN ngày càng tăng,cũng là vì nhiều lý do khác nhau như quan hệ hữu hảo giữa hai nước ngày một phát triển. Và phần đông người ta sống tại các quận trung tâm của thành phố,trải dài từ những con đường như Lê Thánh Tôn,Phạm Ngũ Lão đến Võ Thị Sáu . Một số ít hơn tập trung tại các quận lân cận như Bình Thạnh,Gò Vấp.

Đối với thành phần sang VN làm việc thì cuộc sống của họ cũng không đến nỗi căng thẳng như tại Nhật. Mật độ làm việc của họ tại VN không cao như tại NB,do đó họ có khá nhiều thời gian rỗi và điều này đã góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế của thành phố. Nhiều nhà hàng ăn NB mọc lên khắp con các đường trong phường Bến Nghé,Q.1 .
Vì đa số người Nhật mới sang VN đều cảm thấy không hợp khẩu vị,món ăn VN cho quá nhiều dầu mỡ và thường là cay quá,không hợp miệng. Nhưng trong đó cũng có một số trường hợp đặc biệt,như ông X,đã 59 tuổi và sang VN đã 3 năm,rất ít khi bước chân vào các nhà hàng Nhật. Bữa ăn chính của ông là ở các quán cơm bình dân dọc đường,thường thì ăn nơi gần nhà trọ,thỉnh thoảng lại lang thang khắp nơi và gặp đâu ăn đấy. Thế nhưng nhìn ông già 59 tuổi này thì nhiều người nói ông ta chỉ 40.
Và một điều nữa là không phải nguời Nhật Bản nào cũng có khả năng bước vào các nhà hàng ở SG. Rất nhiều người cho hay nó không hợp với điều kiện kinh tế của mình. Do đó khá nhiều cửa hàng cung cấp thực phẩm mọc lên xung quanh các khu vực này để cung cấp nguyên liệu cho các bà nội trợ theo chồng sang làm việc. Các cửa hàng này bán đủ thứ từ miso,soyu cho đến nori, shochu, mirin,.. không thiếu món gì và giá cả tuy có hơi đắt so với thu nhập của người VN nhưng dễ nắm hơn giá tại Nhật nhiều. Cũng là do các mặt hàng này đều được sản xuất tại VN, một số ít là nhập từ chính quốc. Đó là đối với những người mới sống tại tp,còn đối với những nguời đã định cư tại VN thì có lẽ không có sự khác biệt mấy giữa bữa ăn hàng ngày của họ với những người VN xung quanh.

Nói về những người đã định cư,thì cuộc sống của họ cũng không đơn giản. Một số ít có khả năng mở hàng quán kinh doanh cho riêng mình,nhưng lại bị bao nhiêu thứ trở ngại khác cản đường. Cho đến nay luật pháp VN vẫn chưa cho phép nguời nước ngoài sống tại VN sở hữu tài sản riêng như nhà cửa,cửa hàng,do đó những thứ này đều được đứng tên bởi một người VN mà họ quan biết,có thể là vợ chồng hoặc bạn bè. Một số khác cũng làm những việc gọi là " service" trong cộng đồng người Nhật để có thu nhập, đôi khi có cả những việc bất hợp pháp như copy phim ảnh từ Nhật sang rồi bán lại. Tiếng Việt gọi nôm na là chép đĩa lậu.

Tôi biết một chị Y nọ,đã từng du học tại và tốt nghiệp Đại Học tại nước này, theo anh bạn nguời Mỹ sang sống tại VN và để có thu nhập chị phải làm việc cho một nhà bếp Nhật Bản tại SG. Chị bảo rằng nhà chị nghèo không có điều kiện cho theo học tại Nhật nên mới gửi sang Mỹ. Cuộc sống là như thế.

Về vấn đề giao tiếp hàng ngày,phần đông họ đều gặp khó khăn bởi các trở ngại về văn hóa và ngôn ngữ. Nhưng trở ngại văn hóa thì sống lâu rồi sẽ quen, chỉ có vấn đề ngôn ngữ ! Tiếng Việt thậm khó ! Đó là suy nghĩ chung. Có những người đã sống tại VN hàng chục năm nhưng vẫn không thể nói và nghe được tiếng Việt. Như ông K nọ là giảng sư trong trường du lịch tại quận Gò Vấp đã sống hàng chục năm tại SG mà vẫn không thể nghe được bà vợ người VN nói gì. Ông có một đứa con gái và cô này nói sỏi cả 2 thứ tiếng của bố và mẹ.

Lại có anh H sống bằng nghề sữa chữa,nâng cấp máy tính cho cộng đồng người Nhật,đã sang VN khá lâu nhưng vẫn không thâm nhập nổi vào thế giới của tiếng Việt. Thằng con trai anh,một điều lạ lùng là nó không hề hiểu hay nói được tiếng Nhật. Có lẽ thời gian lúc nhỏ nó toàn theo mẹ, và anh cũng không
bình luận gì về việc này. Đây cũng là một xu hướng xấu đang diễn ra trong cộng đồng người Nhật định cư tại VN. Những đứa trẻ sinh ra không nói được tiếng Nhật. Và những ông bố bà mẹ của chúng hình như cũng không quan tâm lắm đến vấn đề này và hầu như tất cả đều có khuynh hướng cho con mình nhập tịch VN.

Mà nói đến cái A thì phải nói đến cái nghịch A. Có rất nhiều người nói sỏi tiếng Việt còn hơn cả nguời Việt!! Như anh A nọ sống tại đường Lê Thánh Tôn làm việc mười mấy năm cho một tổ chức phi chính phủ trong dự án rừng ngập mặn ở Cần Giờ, nói,nghe,đọc,viết tiếng Việt rất chuẩn. Anh chính là người phiên dịch cho vở kịch "Hạc Chiều" được diễn hồi năm ngoái,nếu bạn nào có coi qua. Anh có một cô con gái năm nay khoảng 2 tuổi và bập bẹ được một ít tiếng Nhật.

Có một chị N khác đã từng đi qua đi lại giữa 2 nước rất nhiều lần,về hình dáng cho đến giọng nói,phát âm thì chắc ai cũng tưởng chị là nguời Sài Gòn chính gốc. Với cái giọng đặc sệt Nam Bộ,chị hòa nhập vào cuộc sống tại VN rất dễ dàng. Và trừ phi chị nói ra, còn thì chẳng ai biết chị là nguời Nhật. Đặc biệt là chị này hiểu khá rõ về sự khác biệt giữa tiếng Việt Nam và tiếng Việt Bắc,một điều mà chẳng phải ai cũng tỏ tường. Chị biết rất nhiều từ ngữ và hiểu sâu đến độ... ăn đứt cả nguời Việt chính gốc. Còn một số khác đã học tiếng Việt tại Nhật,họ đều nói giọng Bắc,vì ở ĐH người ta dạy bằng tiếng Việt chuẩn,là cách phát âm của vùng Hà Nội. Nên khi sống ở SG,họ cũng gặp không ít khó khăn vì những gì họ đã học được tại Nhật đều không sử dụng được ở đây. Tiếng Việt khó thật. Học TV cứ như là phải học cùng một lúc cả 2 thứ tiếng. Đó là suy nghĩ của nhiều nguời bởi sự phân biệt Nam Bắc.

Còn đối với những người theo con cái hoặc bố mẹ sang VN công tác thì cuộc sống họ có hơi khác. Nhàn rỗi và tẻ nhạt là những điểm chung. Những người già theo con sang,họ không vượt qua được bức tường ngôn ngữ. Thành ra mỗi ngày của họ đều như nhau. Mỗi ngày đều làm những việc giống nhau là bát phố,đáp vào một quán ruợu Nhật,tìm vài nguời đồng hương nói chuyện đỡ buồn và la cà cho đến hết ngày. Nhưng cũng có rất nhiều nguời chịu khó học hỏi,quan sát những điều bình thường trong cuộc sống của nguời VN và họ luôn đưa ra những nhận xét sâu sắc. Một vài nguời lại học đuợc những ngôn ngữ đuờng phố,tục tĩu của nguời VN và họ có vẻ khoái chí khi sử dụng chúng trong câu chuyện của mình. Còn bọn học sinh còn đi học thì có thể theo học tại trường dành cho con em Nhật Bản tại quận 7,và cuộc sống của chúng có vẻ thoãi mái hơn vì làm quen được khá nhiều bạn bè VN.

Lang mang vài hàng để các bạn đọc cho biết. Toàn bộ những điều ghi trên đây là do ghi nhận được từ thực tế và có chỗ phát biểu cảm tưởng cá nhân. Có gì không phải xin được bỏ qua.

©2006

osmir
14-11-2006, 02:25 PM
he, bài của bạn hay thật, nhưng Ox cũng có thắc mắc tý, bạn biết nhiều người nhật ở SG lắm đúng ko? :D..Ox cũng là dân SG mà seo ko biết ở q.7 có trường dành cho người nhật nhỉ :((

Acmagiro
14-11-2006, 03:15 PM
Trường học cho học sinh Nhật (Nihonjin gakkou ) sống tại VN nằm ở gần khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7. Học sinh là con cái những người sống tại VN hay làm việc lâu dài tại VN.

Một khu đông người Nhật nữa nằm gần sân bay,quận Tân Bình. Khu Lê Thánh Tôn,phía sau những hàng quán Nhật cũng tập trung nhiều người. Phần lớn những người sống tại khu này thuộc thành phần không giàu có lắm.

osmir
14-11-2006, 03:39 PM
thế cho Ox hỏi trường đó dành cho mọi độ tuổi ah? hay chỉ 1 cấp bậc nhất định

KHA
14-11-2006, 04:19 PM
Người Nhật ở VN thì mình không được biết rõ lắm. Tuy nhiên, mình có một góp ý nhỏ thế này: Bạn có vẻ như phân biệt hơi sai giữa hai từ Việt Nam và Việt Bắc. Nếu như bạn để Việt "Nam" và Việt "Bắc" thì có thể hiểu được ý bạn là nói giọng của hai miền. Còn nếu bạn viết như vậy thì cách hiểu sẽ bị sai lệch. Việt Nam là tên gọi của một quốc gia chứ không ám chỉ đó là Miền Nam Việt Nam. Việt Bắc là khu vực chỉ Chiến khu cách mạng các tỉnh miền núi phía Bắc (Cao - Bắc - Lạng; Hà - Tuyên - Thái) trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chứ Việt Bắc không thể ám chỉ là Miền Bắc Việt Nam.

Rất hoan nghênh những bài viết như của bạn :D

Acmagiro
15-11-2006, 08:10 PM
Cám ơn bạn đã nhắc nhở.

ZenG
15-02-2007, 03:33 PM
có một gia đình người Nhật sống tại Hà Nội, lần trước có được mời tham gia vào chương trình "Hành trình văn hóa". Gia đình có 2 đứa con, một trai, một gái. Họ được mời để nói về lễ hội bé gái truyền thống của người NHẬT