Kasumi
05-04-2012, 02:20 AM
Daisuke Sansuki và Shunri Niszihawa là hai kiến trúc sư Nhật Bản có nhiều công trình tại Việt Nam. Họ vừa thành lập công ty S+Na Co.Ltd.
Họ chia sẻ với KT&ĐS yếu tố giúp họ “hội nhập” ở Việt Nam.
Việt Nam là xứ nhiệt đới, vậy trong việc thiết kế kiến trúc cần chú ý yếu tố nào và cách giải quyết nó như thế nào?
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, miền Nam nóng ẩm, mưa nhiều và có ánh sáng mạnh. Chúng tôi tập trung giải quyết để nhà thông gió tự nhiên, ánh sáng điều tiết tốt và đưa cây xanh vào trong nhà. Đó là vấn đề chung, nhưng mỗi công trình lại có cách giải quyết cụ thể khác nhau tuỳ vị trí, hướng nhà và nhiều yếu tố khác. Trong nhà phố, chúng tôi dùng giải pháp mở rộng không gian nhất có thể. Thay vì các vách tường cứng ngăn cách các không gian khác nhau và cản luồng đi của không khí, chúng tôi thay bằng các vách ngăn di động lùa hoặc xếp. Như vậy khi cần, ta mở các vách và nhà có gió thông thoáng hơn, khi cần khép lại vẫn có không gian riêng tư.
Phía sau nhà, các bức tường có thể thay bằng các vách cửa chớp, tạo sự kín đáo mà vẫn thoáng. Có khi mặt tiền chúng tôi làm các lam ngang, đồng thời là những bồn cây. Cách này vừa thông gió vừa có cây xanh làm mát và cản bớt ánh sáng bên ngoài. Mặt sàn sát với mặt tiền nói trên xử lý một khe trống để gió có thể đưa xuống theo chiều dọc xuống các tầng. Vấn đề ánh sáng ở đây có nhiều thú vị. Nhà ống thì dài nên có chỗ quá nhiều ánh sáng, chỗ thì thiếu. Và chúng tôi có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.
http://ashui.com/mag/images/stories/201202/anhsang_cayxanh1.jpg
Mặt trước một căn nhà phố tại TPHCM do nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Daisuke Sansuki và Shunri Niszihawa thiết kế mới hoàn thành
Người Việt Nam có cách sống, sinh hoạt và văn hóa khác, vậy các ông thiết kế những công trình sao cho phù hợp?
- Do có thời gian ở đây đã tương đối lâu, chúng tôi tìm hiểu nhiều về phong tục tập quán của người Việt. Người Việt rất thích cây xanh và hoa, từ ngày xưa đã có câu “trước cau, sau chuối”. Trong các công trình chúng tôi rất chú ý chọn lựa và suy nghĩ cẩn thận về cây xanh. Chúng tôi dùng cây xanh như một yếu tố kiến trúc nên nó xuất hiện ngay từ ý tưởng đầu tiên. Kiến trúc và cây xanh là hai yếu tố quan trọng như nhau. Xứ nhiệt đới có nhiều loại cây, hoa đẹp như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi. Cây xanh được chúng tôi đưa vào giữa nhà, thậm chí cả phòng ngủ, như một yếu tố điều hoà không khí và mang lại cảm giác tốt cho người sống trong ngôi nhà. Một điều nữa, người Việt có thói quen ngồi thấp gần sàn nhà, như ngày xưa họ ngồi trên sập gụ, đi văng thấp, nên khi thiết kế chúng tôi xử lý bàn ghế cũng như nội thất thấp. Việc ngồi thấp này cũng là điều tốt, vì trong nhà không khí nóng thường ở trên cao, còn khí mát nằm chìm xuống dưới, nên ngồi thấp bao giờ cũng mát hơn.
http://ashui.com/mag/images/stories/201202/anhsang_cayxanh.jpg
KTS Daisuke Sansuki sinh 31/7/1975. Tốt nghiệp thạc sĩ tại đại học Khoa học Tokyo, giảng viên đại học Khoa học Tokyo. Tham gia thiết kế nhiều công trình tại Việt Nam từ năm 1999 khi còn làm việc tại Nhật Bản, từ hai năm nay đã chính thức qua làm việc tại Việt Nam.
KTS Shunri Niszihawa sinh 13/4/1980. Tốt nghiệp thạc sĩ đại học Tokyo. Làm việc từ năm 2005 - 2009 tại văn phòng của kiến trúc sư nổi tiếng Tadao Ando.
Thu Thủy (Kiến trúc & Đời sống)
Họ chia sẻ với KT&ĐS yếu tố giúp họ “hội nhập” ở Việt Nam.
Việt Nam là xứ nhiệt đới, vậy trong việc thiết kế kiến trúc cần chú ý yếu tố nào và cách giải quyết nó như thế nào?
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, miền Nam nóng ẩm, mưa nhiều và có ánh sáng mạnh. Chúng tôi tập trung giải quyết để nhà thông gió tự nhiên, ánh sáng điều tiết tốt và đưa cây xanh vào trong nhà. Đó là vấn đề chung, nhưng mỗi công trình lại có cách giải quyết cụ thể khác nhau tuỳ vị trí, hướng nhà và nhiều yếu tố khác. Trong nhà phố, chúng tôi dùng giải pháp mở rộng không gian nhất có thể. Thay vì các vách tường cứng ngăn cách các không gian khác nhau và cản luồng đi của không khí, chúng tôi thay bằng các vách ngăn di động lùa hoặc xếp. Như vậy khi cần, ta mở các vách và nhà có gió thông thoáng hơn, khi cần khép lại vẫn có không gian riêng tư.
Phía sau nhà, các bức tường có thể thay bằng các vách cửa chớp, tạo sự kín đáo mà vẫn thoáng. Có khi mặt tiền chúng tôi làm các lam ngang, đồng thời là những bồn cây. Cách này vừa thông gió vừa có cây xanh làm mát và cản bớt ánh sáng bên ngoài. Mặt sàn sát với mặt tiền nói trên xử lý một khe trống để gió có thể đưa xuống theo chiều dọc xuống các tầng. Vấn đề ánh sáng ở đây có nhiều thú vị. Nhà ống thì dài nên có chỗ quá nhiều ánh sáng, chỗ thì thiếu. Và chúng tôi có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này.
http://ashui.com/mag/images/stories/201202/anhsang_cayxanh1.jpg
Mặt trước một căn nhà phố tại TPHCM do nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Daisuke Sansuki và Shunri Niszihawa thiết kế mới hoàn thành
Người Việt Nam có cách sống, sinh hoạt và văn hóa khác, vậy các ông thiết kế những công trình sao cho phù hợp?
- Do có thời gian ở đây đã tương đối lâu, chúng tôi tìm hiểu nhiều về phong tục tập quán của người Việt. Người Việt rất thích cây xanh và hoa, từ ngày xưa đã có câu “trước cau, sau chuối”. Trong các công trình chúng tôi rất chú ý chọn lựa và suy nghĩ cẩn thận về cây xanh. Chúng tôi dùng cây xanh như một yếu tố kiến trúc nên nó xuất hiện ngay từ ý tưởng đầu tiên. Kiến trúc và cây xanh là hai yếu tố quan trọng như nhau. Xứ nhiệt đới có nhiều loại cây, hoa đẹp như ở Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi. Cây xanh được chúng tôi đưa vào giữa nhà, thậm chí cả phòng ngủ, như một yếu tố điều hoà không khí và mang lại cảm giác tốt cho người sống trong ngôi nhà. Một điều nữa, người Việt có thói quen ngồi thấp gần sàn nhà, như ngày xưa họ ngồi trên sập gụ, đi văng thấp, nên khi thiết kế chúng tôi xử lý bàn ghế cũng như nội thất thấp. Việc ngồi thấp này cũng là điều tốt, vì trong nhà không khí nóng thường ở trên cao, còn khí mát nằm chìm xuống dưới, nên ngồi thấp bao giờ cũng mát hơn.
http://ashui.com/mag/images/stories/201202/anhsang_cayxanh.jpg
KTS Daisuke Sansuki sinh 31/7/1975. Tốt nghiệp thạc sĩ tại đại học Khoa học Tokyo, giảng viên đại học Khoa học Tokyo. Tham gia thiết kế nhiều công trình tại Việt Nam từ năm 1999 khi còn làm việc tại Nhật Bản, từ hai năm nay đã chính thức qua làm việc tại Việt Nam.
KTS Shunri Niszihawa sinh 13/4/1980. Tốt nghiệp thạc sĩ đại học Tokyo. Làm việc từ năm 2005 - 2009 tại văn phòng của kiến trúc sư nổi tiếng Tadao Ando.
Thu Thủy (Kiến trúc & Đời sống)