PDA

View Full Version : [Giới thiệu] Võ Sĩ Đạo - Linh hồn của Nhật Bản - Nitobe Inazo



Kasumi
06-04-2012, 01:20 PM
http://tiki.vn/media/catalog/product/cache/1/image/9df78eab33525d08d6e5fb8d27136e95/b/i/bia_vo_si_dao.jpg


Tác giả: Nitobe Inazo
Dịch giả: Lê Ngọc Thảo
Công ty phát hành: Quảng Văn
Nhà xuất bản: NXB Thời Đại
Ngày xuất bản: 31-05-2011
Kích thước: 12×20 cm
Số trang: 223
Giá bìa: 49.000đ

“Võ sĩ đạo – Linh hồn của Nhật Bản” là tác phẩm của Nitobe Inazo – nhà văn hóa tầm cỡ của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Cuốn sách đã chỉ ra bề sâu của những nét tính cách tuyệt hảo trong quy phạm đạo đức của người Nhật là xuất phát từ võ sĩ đạo.

Khám phá “Võ sĩ đạo – Linh hồn của Nhật Bản”, người đọc sẽ thấy nguồn gốc hệ thống đạo đức “võ sĩ đạo” của nước Nhật, biết được các yếu tố cấu thành nên hệ thống đạo đức ấy. Nitobe Inazo cũng giúp độc giả hiểu bằng cách nào những ý thức đạo đức của người Nhật từ ngàn xưa vẫn được truyền lại tới hôm nay, khi mà ngày nay, từ mẫu giáo đến phổ thông, không có môn học nào về thần đạo hay võ sĩ đạo? Cuốn sách giúp bạn đọc có một cái nhìn khái quát về ý thức đạo đức và cách hành xử của người Nhật ngày xưa và qua đó hiểu được ý thức đạo đức và hành động của người Nhật ngày nay.

Được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới, đã từng được tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt tự mình đọc và phân phát bản in cho bạn bè, “Võ sĩ đạo – Linh hồn của Nhật Bản” là một cuốn sách kinh điển về văn hóa Nhật Bản.


Theo tiki.vn

ShiroiUme
17-06-2012, 07:35 PM
Một hôm lang thang trên mạng, tình cờ biết tới cuốn sách này thế là phải bấm đặt hàng mua ngay. 5 ngày sau sách về, cầm gói bưu phẩm mà rưng rưng. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 1899, tức là trước khi mình sinh tận gần một thế kỷ; đến bây giờ vẫn được tái bản, được dịch, được các bác học giả lỗi lạc hơn mình trăm vạn lần nâng niu trân trọng - chỉ thế thôi đủ thấy sức hấp dẫn và giá trị lớn lao của nó rồi!

Liếc sơ sơ, thấy quá trời "Lời tựa" với "Lời giới thiệu". Mở đầu là "Lời tựa" cho bản in lần đầu năm 1899. Tiếp đến là "Lời tựa" cho bản in lần thứ 10 năm 1905. Tiếp tục là "Lời tựa" do GS Trần Văn Thọ (ĐH Waseda) viết năm 2007. Sau nữa (^^) là "Lời người dịch" của dịch giả Lê Ngọc Thảo (2 bản, năm 2007 và năm 2011). Tiếp lại là "Lời giới thiệu" của tác giả năm 2905. Cuối cùng mới đi vào nội dung! Trịnh trọng đến mức có thể khiến ai đó sốt ruột, giống như món ngon mà bắt người ta chờ lâu quá cũng giảm phần hưng phấn T_T Biết làm sao, tác giả là người được in hình trên tờ giấy bạc 5000 Yên chứ đâu phải chuyện đùa ^^!!!


6084
Bushidou - Võ sĩ đạo

Và sau gần nửa tháng, tôi mới đọc hết lượt 1. Khác với những bài viết với ngôn từ dễ hiểu, dành cho người chưa biết nhiều về văn hóa Nhật Bản mà tôi từng được đọc về Võ sĩ đạo, cuốn sách này được viết và dịch từ góc nhìn khoa học, nghiên cứu. Điều đó khiến tôi cảm thấy nó khó hiểu hơn rất nhiều, đành tự trách mình chưa đủ trình độ thấu hiểu vậy! Có lẽ tác giả, dịch giả viết 10 mình mới thấm được non 1 phần nhỏ xíu :( Thôi tự an ủi, mới chỉ là lượt 1 mà thôi! Cô giáo tôi từng dạy, đọc 1 cuốn sách phải đọc 3 lần may ra mới nắm bắt được tinh hoa của nó. Vậy nên bài post dài dòng này tóm lại chỉ xin review vài nét sau khi con người kém cỏi này "đọc qua" cuốn sách mà chủ đề đã nêu ra ;__;

Một điểm khiến tôi thích cách viết của tác giả, đó là ông dùng danh xưng "chúng tôi" để nói về những điều khiến người Tây thấy lạ lẫm ở NB. "Chúng tôi" - một cụm từ khiến trách nhiệm của người viết bị đè nặng lên nhiều, bởi đây không chỉ là góc nhìn cá nhân, mà là tôi đại diện cho một dân tộc để nói về bản thân dân tộc, để thế giới hiểu về Nhật Bản. Sự dũng cảm đó khiến tôi khâm phục. Minh Trị Duy tân là năm 1868, cuốn sách ra đời năm 1899. Hẳn sau 30 năm va chạm, vốn hiểu biết của người Tây dương vẫn chưa đủ nhiều để không coi phép tắc của NB là "lạ lẫm". Vậy thì một người dám đứng ra làm cầu nối văn hóa giữa hai bên như Nitobe Inazo sensei, quả là đáng quý và cần thiết lắm thay!

Một điểm nữa mà khi đọc cuốn sách này, tôi không thể không chú ý đến. Đó là trong khi nhiều người Tây dương vẫn không hiểu mấy về NB, thì bản thân GS lại am hiểu các điển tích văn học, triết học, khoa học... của phương Tây tới mức liên tục trích dẫn vào bài viết của mình. Nhờ có những so sánh đa dạng và đông đảo như thế, mà hẳn cuốn sách đã trở nên dễ hiểu hơn cho người Tây dương. Tôi thích cả sự tận tâm chú giải của người dịch. Có rất nhiều đoạn GD Nitobe viết mơ hồ như "Một võ tướng xưa"; vậy mà bằng cách nào dịch giả có thể đường hoàng ghi chú họ tên của người võ tướng đó vào trong ngoặc ( ), và ghi chú thêm "- ND" (tức là ghi chú này là của người dịch thêm vào)?. Chỉ có thể nhờ vốn kiến thức cũng am tường không kém gì tác giả. Mà vốn kiến thức đó là cả về văn học sử, cả tiểu sử các triết gia và khoa học gia... Sự ăn ý giữa tác giả và dịch giả khiến tôi quả thật vô cùng kính phục!

Và tôi thích cách chuyển chương, chuyển đề tài của tác giả. Nó khiến cuốn sách đậm mùi học thuật khô khan này mềm đi - dù không được nhiều, và cho thấy tác giả đã sắp xếp chương một cách có chủ đích. Thật ra trước đây tôi ít quan tâm đến thứ tự chương lắm, mãi tới khi học ĐH, phải viết Niên luận mới thấy, để tự viết ra từ đầu tới cuối 1 tác phẩm hoàn chỉnh, ta phải vắt vào đấy bao nhiêu tâm sức. GS lại là người tiên phong trong việc đem Võ sĩ đạo nói riêng và tâm hồn Nhật Bản nói chung đến với kho tàng văn hóa chung của nhân loại, thì hẳn ông đã đầu tư vào đây nhiều công sức lắm.


***Trong quá trình đọc, tôi có đánh dấu một số câu hay và cô đọng của từng chương. Thật muốn chia sẻ với các bạn. Xin đánh dấu chủ đề để quay lại vào một ngày không xa, khi tôi đã nghiền xong lượt 2 của cuốn sách này. Bởi thiết nghĩ, "Linh hồn" của một "Thần quốc" như Nhật Bản, thì không lý nào một kẻ đầu óc nông cạn như mình lại dám đọc mà không suy nghĩ, nghiền ngẫm kĩ. Ja, mata ne! ^_^!

VMA
09-11-2012, 10:20 PM
Ko biết bây h còn bán quyển này ko nhỉ? Mình cũng muốn đọc:(. Ai biết bán ở đâu chỉ mình vz:x

maxttien
09-11-2012, 10:23 PM
Về võ sĩ đạo mình thấy nó cả tính tích cực lẫn cực đoan

Kasumi
09-11-2012, 11:32 PM
Ko biết bây h còn bán quyển này ko nhỉ? Mình cũng muốn đọc:(. Ai biết bán ở đâu chỉ mình vz:x

Bạn có thể đọc online ở link này >> http://japanest.com/forum/showthread.php/10474-Tham-khao-Bushido-The-soul-of-Japan-Nitobe-Inazo

ashi
09-11-2012, 11:48 PM
Ko biết bây h còn bán quyển này ko nhỉ? Mình cũng muốn đọc:(. Ai biết bán ở đâu chỉ mình vz:x

bạn ra Đinh Lễ có đấy. mình cũng mua ở đấy.

ANNY_3003
10-11-2012, 12:13 AM
Hồi trước mình cũng có mua cuốn này ở nhà sách Phú Thọ thì phải. Nếu bạn ở HCM có thể ra đó xem xem còn hay ko?