PDA

View Full Version : [Tham khảo] Tiểu thuyết thời đại



Acmagiro
04-12-2006, 02:06 PM
Ở Nhật Bản có một thể loại tiểu thuyết gọi là Jidai Shousetsu (tiểu thuyết thời đại) thuộc loại văn học đại chúng ,kể về công tích và những câu chuyện của các võ sĩ, các vị tướng quân ,và các ninja ẩn mật. Và những bộ phim được dựng từ Jidai shousetsu được gọi là Jidai Geki . Tuy loài người đã bước sang thế kỷ 21, thời đại của khoa học kỹ thuật, của văn minh tiến bộ nhưng thể loại Jidai Shousetsu và Jidai Geki vẫn còn một vị trí đứng rất cao trong xã hội Nhậ Bản nói riêng và trong cách nhìn nhận của Thế Giới nói chung.
Tuy thời đại của võ sĩ đã kết thúc,đao kiếm bị phế bỏ nhưng thực sự những giá trị mà Đạo Võ Sĩ ( Bushido ) vẫn còn có giá trị và đến ngày nay người ta vẫn còn nghiên cứu và tìm hiểu, nếu không muốn nói rằng có người xem đó là một lẽ sống, một lý tưởng của cuộc đờii để theo đuổi. Tất nhiên, những cái không phù hợp với thời đại đã bị loại bỏ. Những cái còn lại là những gì tinh anh nhất.
Nền điện ảnh Thế Giới đã từng sửng sốt khi đạo diễn thiên tài Kurosawa Akira đưa ra hàng loạt những Jidai Geki rất có giá trị và được xem là phim kinh điển của điện ảnh Nhật Bản ( nhiều phim đoạt các giải thưởng cao quý nhất tại các liên hoan phim Quốc Tế ) như : Shichin no Samurai ( được biết dưới cái tên Seven Samurais ở Tây Phương ), Rashomon, Aka Hige (Red Beard ) , Sugata Sanshirou, Kage Musha, Ganryu Jima, Akou Roushi, Zatoichi,....
Sở dĩ loại phim này được Thế Giới đề cao là vì nó đưa ra rất nhiều giá trị nhân bản khiến người ta phải suy nghĩ, bên cạnh việc miêu tả lại thực tế cuộc sống của tầng lớp Võ Sĩ ngày trước.
Và Thế Giới đã không còn xa lạ với thể loại Jidai geki của Nhật Bản nữa, nhưng thật là đáng tiếc khi ở VN dường như người ta vẫn chưa quan tâm lắm đến Jidaigeki/ Jidai Shosetsu so với phim/truyện chưởng của Tàu. Có lẽ cũng là vì lý do cách biệt ngôn ngữ. Dịch giả Việt Nam hầu như không có ai dấn thân vào lĩnh vực này.

Trong khi đó ảnh hưởng của Jidai Shosetsu/ Jidaigeki Nhật Bản lên văn chương và điện ảnh Thế Giới có thể thấy rất rõ ràng. Không biết vô tình hay hữu ý,sau khi đọc xong một số tác phẩm tiêu biểu của Kim Dung thì có thể thấy được nhiều điểm tương đồng về tư tưởng với Shiba Ryo Taro,Yoshikawa Eiji,... những cây đại thụ trong làng Jidai Shosetsu.

Để có cái nhìn khái quát hơn về loại tiểu thuyết này xin đọc bài :

"Tiểu Thuyết Dã Sử, Kiếm Hiệp và Tình Cảm Xã Hội " của tác giả Nguyễn Nam Trân.

http://www.erct.com/2-ThoVan/NNT/VanHoc_Daichung-1.htm

Do Jidai Shosetsu/ Jidaigeki phản ảnh đời sống của các võ sĩ ngày xưa nên ngôn từ sử dụng cũng tương đối...khó chịu/khó đọc/khó hiểu đối với lớp trẻ. Từ ngữ được đi vào những khuôn vàng thước ngọc của phép lịch sự,khiêm nhường đến cực độ. Ngoài những hình thức kính ngữ,khiêm nhường như ngữ pháp hiện đại thì còn có thêm nhiều quy tắc lễ nghĩa khác bắt buộc người võ sĩ phải thuộc nằm lòng.

Một số từ ngữ thường thấy :

Sessha,Soregashi :Tôi, Mỗ, đại danh từ tự xưng của tầng lớp võ sĩ.
Temae: Tôi,lời nói nhún nhường của kẻ dưới đối với người trên.

Những đại danh từ nhân xưng ngôi thứ hau thường thấy : Kiden, Omae, Kisama, Onushi, Sonata, Nanji, Sono hou, Sochira,....

Thể văn Gozaru (gozaimasu)/Ozaru được sử dụng nhiều. Trong viết lách thư từ thì dùng thể Soro bun. (Moshi soro...)

Một số từ ngữ thông thường bị biến đổi
như Sou, Sonna --->Sayou (na)
Kou,Konna ----> Kayou (na)

Tuy có vẻ rắc rối so với tiếng Nhật hiện đại nhưng nếu đọc Jidai Shosetsu một thời gian sẽ không còn cảm thấy xa lạ nữa.