PDA

View Full Version : Tan hoang sau cơn bão số 9



Taichi
07-12-2006, 05:30 PM
Chỉ có nền nhà, bão Durian không thể xới tung lên được, còn lại, tất cả tan hoang. Nhiều xóm, ấp trông như vừa trải qua trận bom rải thảm...

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9binhdai1.jpg
Bình Đại có 80% nhà dân bị sập hoàn toàn và hư hại. Trong hình, một trong số 2.963 căn nhà bị Durian thổi phăng.
Bến Tre, xếp thứ hai trong danh sách các tỉnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Durian, còn huyện Bình Đại đứng đầu trong số các huyện, thị gánh nặng hậu quả bão số 9 gây ra tại Bến Tre. 80% nhà cửa của dân bị hư sập (trong đó, có 2.963 căn bị sập hoàn toàn, 24.693 căn bị tốc mái, hư hỏng nặng) và 5 người bị thiệt mạng (theo thông tin mới nhất vào sáng 6/12) đã phản ánh hết đau thương, mất mát mà Bình Đại đang gánh chịu. Đi đến nơi đâu trong huyện Bình Đại cũng thấy đổ nát, hoang tàn.

Hàng chục ngàn người đang đối mặt với cảnh "màn trời", cuộc sống vốn đã khó nhọc với người dân nơi đây, nay khó lại chồng thêm khó. Những khuôn mặt mếo máo, thất thần trước đống gạch vụn và dàn kèo cột của căn nhà, giờ trông như đống củi ngổn ngang.

Câu chuyện của những người may mắn thoát khỏi bàn tay tử thần trong tích tắc, khi Durian ập vào, vẫn râm ran truyền tai nhau, như một cách để chia sẻ và tự an ủi với nỗi đau, mất mát họ đang chịu.

Vào toilet tránh bão

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9binhdai2.jpglhttp://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9binhdai3.jpg
Đứng như trời trồng trên nền nhà ngổn ngang đồ đạc và mái nhà đã đổ sập từ sáng sớm hôm qua (5/12), vợ chồng anh Phan Văn Nghĩa, ấp 4, Cây Trôm, xã Bình Thới, huyện Bình Đại vẫn chưa nguôi ám ảnh khi bão Durian ập vào. Chẳng còn gì, nhà bị sập, đồ đạc bị bão cuốn đi, hai hôm nay, kể từ lúc bão đi, anh Nghĩa vẫn độc nhất bộ đồ trên người và trong bụng chứa được 3 gói mì tôm.

Với dáng người gầy nhom, trông khổ sở đến phát tội, anh Nghĩa kể lại lúc bão đến với cặp mắt trố lên, tay hết chỉ về bên trái lại qua bên phải, diễn tả trận cuồng phong ập tới:

"Vào khoảng 5 giờ rưỡi, 6 giờ gì đó, thấy gió bắt đầu nổi lên, cũng không nghĩ là nó (bão) tới. Tự nhiên thấy nhà lung lay quá, gió càng lúc càng lớn, tui kéo bà xã chạy ra khỏi nhà thì một lúc sau nhà sập. Cùng lúc đó, gia đình anh Phương bên nhà, 2 vợ chồng ổng cũng bồng bế con chạy ra.

Thấy gió lớn quá, bụi mù trời, chẳng biết đâu mà lần. Sợ bị gió cuốn, 2 gia đình cố tìm chỗ nào kiên cố để núp, nhưng không được, vì gió càng lúc càng lớn, như muốn cuốn tui đi luôn, nên kéo nhau vào cái nhà vệ sinh đằng kia (vừa nói, ông Nghĩa vừa chỉ cái toilet chưa đầy 2m2), 2 gia đình với 6 mạng người chui vào đó, đóng cửa lại... Một lúc sau, gió thổi tốc nóc, tui tưởng như cả đám bị nó hút đi luôn rồi chớ..."

Cái toilet nhỏ bé đó, là nơi chắc chắn nhất có thể cứu 6 mạng người thoát chết, bởi sau khi vừa thoát thân ra khỏi nhà, gió lốc kéo tới, san bằng 2 căn nhà của anh Nghĩa và Phương. Mặc dù nhà đã bị đổ sập, tài sản bị hư hại, nhưng anh Trần Thế Phương vẫn không giấu vẻ mặt vui mừng, bởi cho rằng, anh có mạng lớn và thoát chết nhờ cái nhà vệ sinh nhỏ bé kia, nếu không có nó, có thể vợ chồng, con cái anh và 2 người hàng xóm đã phơi xác trên cái nền nhà kia.

Không có được nhà vệ sinh kiên cố để tránh bão như cặp vợ chồng anh Nghĩa và Phương, gia đình của anh Nguyễn Văn Lập, ở ấp 1, xã Bình Thới, với 6 mạng người không biết chạy trốn nơi đâu khi bão ập đến, nhà lung lay, có dấu hiệu sập. Họ đành cùng hàng chục người hàng xóm bỏ chạy vào vườn cây, co mình dưới gốc và ôm chùm nhau lại để... chống cự với bão.

Trong tích tắc, ngay sau khi họ vừa chạy ra khỏi nhà, dãy nhà tại nơi đây trở thành một đống đổ nát, mái nhà nằm bẹp dí dưới mặt đất. Vừa lom khom phơi lại đống sách vở ướt nhẹp, cậu bé con ông Lập ngước mặt lên nói: "Con tưởng cả nhà đi luôn rồi chớ, ai ngờ còn được phơi sách như giờ!", dứt lời, cậu bé nhoẻn miệng cười vô tư.

Mất nhà, mất cả người thân

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9binhdai4.jpg
Căn nhà tình thương, nơi che nắng mưa của bà Dỡn, nay chỉ còn đống gạch vụn
Những câu chuyện thoát chết trong bão tưởng sẽ làm người dân nơi đây nguôi ngoai một phần nỗi đau, thế nhưng, khi nhắc lại những cái chết thương tâm trong bão, không ít người đã rớm nước mắt. Họ nói rằng, cho dù đó là số phận, nhưng chết như thế đau quá.

Khi thấy chúng tôi tìm đến, anh Mai Ngọc Hà, 49 tuổi, ở ấp Bình Thới 3, xã Bình Thới, huyện Bình Đại lụi cụi đứng dậy, chui ra từ đống đổ nát. Trên nền nhà anh Hà đang đứng, từng là hiện trường cái chết của bà Lê Thị Dỡn, 82 tuổi.

Trong uất ức, anh Hà kể lại câu chuyện bi thương của gia đình mình: "Cả xóm không ai biết bão đến nhanh như vậy, mới đêm qua, nghe nó còn ở đâu ngoài biển mà, nên khi nó ập vào, trời mù mịt, không thể nhận thấy được gì. Lúc đó, tôi chỉ kịp đưa mấy cháu ra khỏi nhà, qua căn kế bên của chị Thủy. Khi quay lại, chuẩn bị đưa bà già đi tránh bão, thì lúc này, gió đã mạnh lắm rồi, muốn hất tung tui lên, tôn bay như mưa... tôi không thể quay lại căn nhà, dù chỉ cách vài bước chân...." đến đây, anh nghẹn lời.

Khi nhà sập, cả xóm cùng núp trong nhà chị Thủy nghe tiếng tường gạch đổ, tất cả đều la thét, gào khóc, nhưng vô vọng.

Căn nhà anh Hà ở cùng bà Dỡn được xây dựng từ quỹ "Vì người nghèo". Bà Dỡn vốn không phải mẹ ruột của anh Hà. Trước khi về ở với anh Hà, bà Dỡn là người lang thang ngoài đường. Thương cảm cho phận già của bà Dỡn, dù có con cái ở đó không xa nhưng không được chăm sóc, anh đưa bà về nhà sống cùng và tiện chăm sóc, an ủi cho những ngày còn lại của đời bà Dỡn.

Trong đống đổ nát, anh Hà móc lên cái bản số nhà còn bám trên viên gạch vụn với dòng chữ: "Nhà Tình Thương - do Quỹ Vì người nghèo" vẫn còn mới toanh, chỉ bám chút bụi. Tôi nhìn thấy lớp xi-măng giữa những viên gạch trên móng nhà vẫn còn mới. Anh Hà cho biết, căn "Nhà tình thương" này vừa được xây xong cách đây vài tháng.

Đối mặt với đói, rét

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9binhdai6.jpg
Chị Trần Thu Thuỷ, người tự bỏ tiền túi để mua mì tôm về cứu đói cho hàng xóm, chị đang đứng trước căn nhà đã tốc nóc của mình.
Mặc dù tỉnh Bến Tre đã xuất ngân sách 4,5 tỉ đồng, khẩn trương cứu trợ cho người dân, trong đó, chi cho huyện Bình Đại 1 tỉ đồng, đồng thời, đã chuyển đến 200 thùng mì tôm cho huyện này. Thế nhưng, khi tiếp xúc với người dân ở huyện này, nhiều người cho biết, vẫn chưa thấy gói mì tôm cứu trợ như thế nào và chưa nhận được sự hỗ trợ nào khác.

Chị Trần Thị Thanh Thủy, 45 tuổi, nhà số 184, ấp Bình Thới 3, xã Bình Thới, cho biết, từ khi bão tan đến giờ, chị dùng tiền của mình để mua mì tôm về phát cho bà con trong xóm và dùng căn nhà tốc nóc của chị làm địa điểm cứu trợ "mini".

Anh Mai Ngọc Hà cũng khẳng định, gia đình anh chưa nhận được gói mì cứu trợ nào của chính quyền, ngọai trừ, vào trưa 6/12, bà Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao tặng một phong bì tiền, để hỗ trợ và động viên gia đình anh.

Cũng như anh Hà, gia đình anh Lập, Phương, Nghĩa đều chưa nhận được sự cứu trợ khẩn cấp nào. Trong khi đó, đêm qua, họ đã trải qua cảnh "màn trời chiếu đất". Anh Nghĩa (ở ấp 4, Cây Trôn, Bình Thới) chỉ vào cái nền nhà trơ trọi, và cho biết, đêm qua (5/12), vợ chồng anh đã đánh tạm một giấc ở đó.

Ngoài những hộ dân ở nhờ nhà người quen, bà con và tạm trú tại một số cơ sở xã hội, số còn lại, đang phải đối mặt với nguy cơ đói và rét, nếu như những hành động cứu trợ khẩn cấp tiếp tục còn ì ạch, chưa đến tận từng tay người dân bị nạn đang mong chờ từng phút.



@VNN

"thương quá, vùng bị bão ơi..."

Taichi
07-12-2006, 05:32 PM
Vũng Tàu: Tang tóc vùng bão đi qua

Tới ngày 6/12/2006, trên nhiều tuyến đường trong trung tâm thành phố Vũng Tàu, xe cộ không thể đi lại được vì cây cối đổ chắn ngang. Nhiều đường phố vẫn không có điện.

Cha mẹ chết, con bơ vơ

http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9tangtoc1.jpg
Chiều ngày 6/12/2006, chúng tôi tới gia đình chị Đào Thị Hằng, SN 1982. Chị Hằng chết để lại hai con nhỏ là cháu Nguyễn Nhất Ánh (SN 2003) và Nguyễn Nhất Hạ (SN 2002). Khi thấy bão, chị Hằng cùng mẹ già 73 tuổi và 2 con nhỏ đã chui xuống gầm giường tránh bão. Thế nhưng những trận cuồng phong liên tiếp đã cuốn cả tấm ô văng của nhà mới xây bên cạnh đổ sập, chị Hằng chỉ biết che chở cho 2 con nhỏ, mẹ già còn mình gánh chịu tất cả.

Nghe tiếng bà cụ già và trẻ em kêu cứu, hàng xóm tới bới trong đống đổ nát ra thì chị Hằng đã chết. Anh Nguyễn Thanh Hoạt, chồng chị Hằng nói trong nước mắt: “Chúng em lấy nhau được 5 năm, cả hai đều là công nhân nghèo, nay vợ em chết em chưa biết xoay xở thế nào”.

Gia đình chị Đặng Thị Lan trú ở số 442/1/25/2G Bình Giã, TP Vũng Tàu cũng gặp cảnh tương tự. Bốn mẹ con trú bão trong nhà. Căn nhà hàng xóm đổ ụp xuống nhà chị Lan. Chị Lan lấy thân che chở cho 3 đứa con. Chúng chỉ bị thương nhưng chị Lan thì mãi mãi ra đi.

Trước mặt chúng tôi là ba đứa trẻ ngơ ngác trong bệnh viện, đứa nhỏ nhất tên Bùi Văn Huy, SN 1998 bị thương đang được chị bế nhưng cả chị nó cũng như người mất hồn.

Ở khu phố Hải Điền 3, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền khi cơn bão ập tới khiến căn nhà nguy cơ đổ sụp đe dọa tính mạng 3 đứa con, anh Ngô Viết Dũng cùng vợ là chị Bùi Thị Trúc đã cố gắng chống chọi với bão bảo vệ tính mạng 3 đứa con nhỏ. Nhưng rồi nhà vẫn sập, anh Dũng và chị Trúc chết để lại 3 đứa con nhỏ bơ vơ.

Bệnh viện quá tải
http://tintuconline.vietnamnet.vn/Library/myImages/15/2006/12/02/bao9tangtoc2.jpg
Bão Durian cũng tàn phá nặng nề Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu. Toàn bộ mái tôn của khoa nội, khoa sản, khu chẩn đoán bị tốc. Khoa xét nghiệm vừa được đầu tư các trang thiết bị đắt tiền đã bị bão làm hư hại. Lúc bão đổ bộ bệnh nhân phải sơ tán, trong khi một số bác sĩ phải tránh bão dưới gầm bàn.

Dẫu vậy, bệnh viện vẫn quá tải vì phải tiếp nhận nhiều người bị thương vì bão. Giám đốc bệnh viện Trần Văn Bảy, cho biết, bệnh viện tiếp nhận 210 người đến cấp cứu, trong đó có 92 người nhập viện, có 16 ca phải mổ trong đó có những ca bị vỡ gan, vỡ màng phổi, gẫy chân tay do cây đổ nhà bị sập. Khoa xét nghiệm của BV với những máy móc hiện đại cũng bị sập, thiệt hại trên 2 tỷ đồng.

Thiệt hại về người của BR-VT là quá lớn, lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã phải họp khẩn cấp bàn các biện pháp khắc phục. Chủ tịch UBND BR-VT Trần Minh Sanh cho biết, cơn bão số 9 quá phức tạp, 60 năm nay BR-VT mới có bão đổ bộ. BR-VT cũng chưa có kinh nghiệm phòng chống bão. Tỉnh đã chỉ đạo cho dân sơ tán nhưng thiệt hại nhiều lại không phải ở biển mà là ở trong đất liền. Nỗi đau này quá lớn - Chủ tịch Trần Minh Sanh nói

Trong các ngày 5 và 6/12, BR-VT đã huy động khoảng 1.000 người để lập lại giao thông, giải tỏa ách tắc. Các lực lượng cũng xuống dân khôi phục giúp những ngôi nhà bị sập, bảo vệ tài sản cho người dân. Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chia thành nhiều đoàn xuống các địa phương viếng các nạn nhân tử nạn vì bão, thăm hỏi, tặng quà cho những gia đình có người bị thương.

osmir
08-12-2006, 02:21 PM
Tin này đọc trên báo từ lâu rùi, nhưng h xem lại vẫn còn muốn khóc :((.......bão tới nhanh wá, ko ai kịp đề fòng, mà miền N thì hiếm khi có bão như thế này lắm, hồi đầu nghe HCMC cũng có, sợ gần chít, nhưng may mắn là ko bị jì cả, nhưng các vùng lân cận thì tan hoang hết.....tội nhất là mấy đứa bé, cha mẹ che chở rồi chết thảm để lại con cái thế này thì :((.......có lẽ thiên nhiên đang trừng fạt lại con người, tội wá, đi wyên góp với nhỏ bạn thui T_T