PDA

View Full Version : Ikuo Maeda và “linh hồn chuyển động” của Mazda



nic-chan
12-04-2012, 11:22 PM
Giống như cha mình, Ikuo Maeda có một sự nghiệp thiết kế lâu dài ở Mazda. Tốt nghiệp đại học Kỹ thuật Kyoto với tấm bằng thiết kế công nghiệp, Maeda bắt đầu đi những bước đầu tiên ở Mazda, và để rồi ông theo bước người cha để trở thành một giám đốc thiết kế.

Sau khi gia nhập hàng ngũ nhân viên thiết kế của hãng sản xuất ôtô Nhật Bản Mazda ở tuổi 23, Maeda đã để lại rất nhiều những dấu ấn với cương giám đốc thiết kế trong các studio của Mazda ở Yokohama và Hiroshima. Trong số rất nhiều những thành tích nổi bật, Maeda được biết đến nhiều nhất như cha đẻ của RX -8 và Mazda2 mới. Hiện nay, ông đang lãnh đạo 280 nhân viên làm việc trong 4 studio ở Mỹ (Irvine), Germany (Frankfurt) và Nhật Bản (Yokohama và Hiroshima). Truyền thống và nền tảng của Maeda khiến đại đa số mọi người nghĩ rằng ông được chuẩn bị để trở thành một nhà thiết kế nhưng Maeda đã phủ nhận điều giả định này.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/ikuo-maeda-011.jpg
Ikuo Maeda – Tổng giám đốc thiết kế Mazda


Cùng theo dõi cuộc phỏng vấn thú vị dưới đây để tìm hiểu điều gì khiến ông trở nên nổi tiếng.

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ điều bí mật về cách tiếp cận của ông trong thiết kế?

Ikuo Maeda: Tại trường đại học, tôi muốn chuyên về kiến trúc, nhưng cuối cùng tôi kết thúc bằng cách bằng cách chọn thiết kế công nghiệp. Tôi thực sự muốn trở thành kiến trúc sự. Tôi vô cùng yêu thích các các công trình kiến trúc, xây dựng. Tôi quan tâm nhiều đến công nghệ liên quan đến việc tạo thành một chiếc xe hơi. Vì vậy điều duy nhất về tôi chính là liên quan đến tâm lý. Tôi không phải là một nhà thiết kế bẩm sinh.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/birtwhistle-nakamuta-jenkins-maeda-334.jpg
Ikuo Maeda tại Mazda Design Worksho 2010


Phóng viên: Ông có thể mang lại những điều khác biệt gì cho Mazda so với các nhãn hiệu khác?

Ikuo Maeda: Bởi vì tôi là một người Nhật Bản. Tôi có thể mang vào từng thiết kế của Mazda văn hóa Nhật Bản, nghề thủ công Nhật Bản, và khi tôi đến để thể hiện ngôn ngữ thiết kế mang tính vận động của tôi, tôi có thể kiểm soát điều này một cách chính xác hơn nhiều.

Phóng viên: Ông coi trọng sự kích thích sáng tạo nào? Điều gì ảnh hưởng đến ông?

Ikuo Maeda: Tôi muốn nói rằng tất cả các thiết kế có thể lấy cảm hứng từ bất cứ thứ gì trong cuộc sống. Và tất nhiên, tôi đang nói về những kiến trúc ở trong đó. Có người nói rằng tôi lấy cảm hứng từ tự nhiên nhưng tôi cho rằng tôi cũng có cảm hứng bởi kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao, được thể hiện bởi những nghệ sĩ tài ba. Tôi bị thôi thúc phải sáng tạo và làm một thứ gì đó khi tôi nhìn thấy những công trình được thực hiện theo cách này.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-2-0683-296x168.jpg http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-rx8-1138-296x168.jpg

Phóng viên: Dưới thời của Laurens van den Acker và Franz van Holzhausen, có chủ đề thiết kế Nagare đã sản sinh ra 8 mẫu concept. Nhưng hiện nay chỉ có duy nhất 1 chiếc xe mang phong cách Nagare là Mazda 5 MPV. Phải chăng Koko là một bước phát triển của chủ đề Nagare?

Ikuo Maeda: Đầu tiên, tôi muốn bày tỏ rằng Mazda DNA sẽ tạo ra những thứ năng động trong chuyển động và sẽ đạt được điều đó. Nagare là một giải pháp như vậy. Chính vì thế, nó là một thách thức mới đối với chúng tôi để có những tính năng đồ họa tích hợp vào thiết kế. Bạn nghĩ về việc thể hiện dáng vẻ năng động tổng thể cho chiếc xe sau đó thì có rất nhiều phương pháp mà bạn có thể kết hợp mà nó cho phép chúng tôi làm theo nguyên lý trên. Nagare có thể được so sánh như một cách làm, còn Kodo là một cách khác.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-shinari-interior-maeda-development-9.jpg
Ikuo Maeda bên chiếc 2010 Mazda Shinari


Phóng viên: Vậy chính tầm nhìn của ông thể hiện một phần trong động lực cũng như sự tinh tế trong các thiết kế xe. Đó có phải là cách vạch rõ nó?

Ikuo Maeda: Chúng tôi tuyên bố “linh hồn của chuyển động” như chủ đề thiết kế của hãng. Vì vậy, điều mà tôi muốn làm là đặt vào đó sự ưu tiên cao nhất của chúng tôi. Tôi nghĩ với điều đó sẽ có sức sống của sự sinh tồn trong từng chuyển động. Và đó chính là thông điệp thực sự rõ ràng để dẫn lối cho những thiết kế của Mazda.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/ikuo-maeda-04.jpg

Phóng viên: Điều gì được coi là thách thức lớn nhất của ông trong vai trò hiện tại?

Ikuo Maeda: Thách thức lớn nhất của tôi là nâng cao thương hiệu Mazda. Mặc dù hình ảnh thể thao của Mazda đã nhận được một chút lửa từ phía truyền thông nhưng nếu bạn nói chuyện về nó theo một xu hướng toàn cầu hơn thì chúng tôi không mạnh như chúng tôi mong muốn. Thách thức của tôi là kết nối tất cả những nhà máy khác nhau để nâng cao thương hiệu Mazda. Bạn có sự khéo léo và bạn có chúng tôi đang nỗ lực để tạo ra những thiết kế ấn tượng hơn. Tất cả những điều này đang dẫn đường để nâng cao hình ảnh thương hiệu. Đó là thách thức của tôi.

Phóng viên: Ông có thể nêu ra một số thành tựu nổi bật trong sự nghiệp của mình?

Ikuo Maeda: Tôi có kinh nghiệm ở California cũng như ở trong các studio thiết kể ở Detroit của Ford. Nửa đầu tiên trong sự nghiệp của tôi được tập trung xung quanh các thiết kế tiên tiến và tôi đã thu thập được rất nhiều kinh nghiệm ở đó. Đã không có một chương trình riêng biệt nào mà tôi được giao nhiệm vụ nhưng nó đã được tìm thấy trong tương lai và thuyết vị lai.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-mx5-gen1.jpg
Mazda MX-5 thế hệ đầu tiên


Phóng viên: Ông có thể chỉ ra cụ thể một vài ví dụ?

Ikuo Maeda: Dòng xe hatchback hai chỗ ngồi loại nhỏ 323F, MX-5 phiên bản gốc, CD626- chiếc xe tiền nhiệm của Mazda 6 và Millenia – hay được biết đến với tên gọi Xenos 9.

Phóng viên: Kể từ khi bắt đầu sự nghiệp vào năm 1982, ông đã thay đổi như thế nào trong vai trò một nhà thiết kế?

Ikuo Maeda: Tôi nghĩ rằng tôi đã trưởng thành. Tôi có nhiều kinh nghiệm trong môi trường quốc tế, có thể phối hợp với một số lãnh đạo, thảo luận với họ và trong một môi trường đa văn hóa. Đó là điều tôi nghĩ rằng tôi đã đạt được kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của mình. Vì vậy tôi muốn nói rằng ngôn ngữ thiết kế và phạm vi kiến thức mà tôi có thực sự được mở rộng bởi những kinh nghiệm này.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-design-forum-298.jpg

Phóng viên: Ông có kế hoạch gì đối với các thị trường đang phát triển ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và thị trường Nam Mỹ. Làm thế nào mà ông có thể nắm rõ về những gì đang diễn ra ở đó. Liệu ông có ý định thành lập một studio thiết kế vệ tinh?

Ikuo Maeda: Trung Quốc là một thị trường lớn đối với chúng tôi. Vì vậy chúng tôi đã có một số văn phòng ở đó với các nhân viên tìm hiểu về nghiên cứu thiết kế ở Trung Quốc. Nhưng đó vẫn chưa phải là một studio thiết kế vệ tinh.

Phóng viên: Trong tương lai liệu nó có trở thành một studio vệ tinh?

Ikuo Maeda: Những điều chúng tôi sẽ làm trong vài năm tới là tìm kiếm các xu hướng thiết kế ở Trung Quốc mà các phong cách này là tiến bộ trong hướng chung của thế giới, so sánh và thấy rõ những điểm giống và khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi không hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một nhà tiên phong về xu hướng thiết kế theo nghĩa đó. Điều mà Mazda muốn là dựa trên những thiết kế của hãng theo văn hóa Nhật Bản nhưng vẫn có sức hút trên thị trường thế giới. Vì vậy chúng tôi đang tập trung vào châu Âu. Nếu bạn nói đến sức mạnh thiết kế ở châu Âu, Mazda là nổi bật nếu so với bất kỳ một hãng nào khác.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-626-2000-296x168.jpg http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/mazda-millenia-xedos9-2001-1-296x168.jpg

Phóng viên: Nếu thiết kế ở Trung Quốc hay Ấn độ bị ảnh hưởng bởi xu hướng địa phương, ông sẽ tìm một nhà sản xuất ôtô khác đang sản xuất những chiếc xe đặc biệt dành cho những thị trường này. Liệu ông có đoán trước được điều đó?

Ikuo Maeda: Trung Quốc hiện nay là một quốc gia có thể đi đầu về xu hướng, Nếu một vài năm tiếp theo, người Trung quốc bắt đầu bày tỏ sở thích riêng của họ thì Trung Quốc sẽ trở thành một khách hàng tiềm năng thực sự. Nhưng chúng tôi vẫn chưa ở đó.

Phóng viên: Theo ý kiến của ông, những yếu tố tiên quyết để tạo nên một thiết kế xe tốt là gì?

Ikuo Maeda: Tôi muốn nói rằng, khi bạn nhìn vào một chiếc xe hơi, chỉ cần nhìn vào nó, bạn có thể nói được cảm xúc mà người tạo ra nó đã từng trải qua trong quá trình thực hiện. Bạn có thể cảm nhận nó theo một cách bản năng. Nếu bạn có thể làm điều đó, đó là một chiếc xe tốt. Khi bạn thực sự có thể đi vào chiếc xe đó theo một cách tâm linh. Bạn cũng có thể cảm nhận thấy sự sâu sắc thâm thúy nếu đó là một chiếc xe hơi tốt.


http://autodaily.vn/wp-content/uploads/2012/04/ikuo-maeda-06.jpg

Phóng viên: Làm thế nào để ông dự đoán những điều mà khách hàng mong mỏi trong khoảng 3 -5 năm tới?

Ikuo Maeda: Một vấn đề lớn được đặt ra hiện nay đó là một vài tầng lớp trẻ đang mất dần sự thích thú trong việc mua xe. Nhưng tôi tin rằng sẽ có 1 lượng lớn nhà chức trách cùng các hãng sản xuất xe hơi quan tâm tại sao điều đó lại xảy ra. Thị trường ngày nay đầy rẫy những chiếc xe chỉ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh mà không có bất kỳ một công nghệ mới nào được sản sinh trong đó. Bạn có thể nói là những chiếc xe đó xuất hiện để tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng chính những chiếc như vậy biến thị trường thành một thị trường xe hơi nhàm chán.

Phóng viên: Ông có những thú vui nào ngoài Mazda?

Ikuo Maeda: Motor thể thao. Tôi đã thử rất nhiều loại khác nhau. Tôi bắt đầu bằng việc tham gia lái ở trong các đại hội, rồi autocross, còn bây giờ tôi đang thực hiện một chuyến du lịch đua xe. Tôi rất thích tự mình sửa những chiếc ôtô. Bảy mươi phần trăm sở thích của tôi liên quan đến ôtô.

Một sở thích khác là leo núi. Nếu bạn đã từng đến Nhật Bản, bạn sẽ biết nơi đây là xứ xở của những ngọn núi cao. Tôi đã chinh phục được tất cả. Vì vậy thời gian tới tôi muốn đến châu Âu và tiếp tục chinh phục những đỉnh núi cao hơn ở đây.

Phóng viên: Ông thường nghe thể loại âm nhạc gì?

Ikuo Maeda: Jazz

Phóng viên: Ngoài những chiếc ôtô của Mazda, trong garage của ông còn có gì nữa?

Ikuo Maeda: Lotus Elite. RX-8.


Ngọc Điệp (theo PLXH)