PDA

View Full Version : Tiền Tệ Nhật Bản



Kasumi
16-12-2006, 10:44 PM
Kinh tế Nhật Bản phát triển, thì tất nhiên đồng "Yen" mạnh. "Yen" là âm đọc chữ Hán riêng của Nhật tương đương chữ "viên", trong tiếng Anh, chữ "Yen" này không có số nhiều như "dollars". Khi thất trận thế Chiến Thứ II năm 1945, tổng sản lượng quốc dân (GNP) của Nhật Bản chỉ bằng 1% Hoa Kỳ mà năm 1996 bằng khoảng 70%. Giữa năm 1995, khi hối suất 1 Mỹ Kim = 80 Yen thì GNP của Nhật Bản còn vượt qua cả Hoa Kỳ. Xin giới thiệu vài nét về tiền tệ Nhật Bản đang dùng.

Nhật Bản dùng hai loại tiền mặt là tiền giấy và tiền cắc. Tiền giấy trị giá lớn nhất là 10.000 Yen rồi 5.000 Yen, 1.000 Yen và 500 Yen (nay tờ 500 Yen ít thấy), khuôn khổ cũng theo trị giá mà lớn nhỏ khác nhau chứ không cùng cỡ như Mỹ Kim. Tiền cắc bằng hợp kim trông như bạc thì có 500 Yen, 100 Yen, 50 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; hợp kim đồng thì có 10 Yen, 5 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; căn bản là 1 Yen thì bằng nhôm (nhẹ và sơ sài chứ không đẹp như đồng 1 cent của Hoa Kỳ.

Tiền Nhật nói chung chế tạo rất công phu, khó làm giả, tiền lưu hành được thay đổi luôn nên đa số ở trong tình trạng tốt. Tiền tệ thế giới thường in hình các vua chúa, lãnh tụ hay nhân vật lịch sử. Tờ 10.000 Yen cũ khổ lớn độ 10 năm trước đây thì dùnh hình của Shotoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử), con Thiên Hoàng Yomei (Dụng Minh) là người có công lớn trong việc triều chính. Nhưng tiền tệ Nhật Bản hiện nay dùng hình của các nhà văn hóa, giáo dục có công trong cuộc canh tân đất nước cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Sau đây xin giới thiệu các loại tiền giấy và các nhân vật được in hình.

NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 10.000 YEN

http://img84.imageshack.us/img84/1990/0049dxoa0.gif Fukuzawa Yukichi (1834-1901)
Cha là Momosuke mất khi ông mới 3 tuổi. Năm 14, 15 tuổi bắt đầu học sách Hán. Năm 1855 nhận được tài liệu hướng dẫn về học tiếng Hòa Lan (Holland) ở Nagasaki, năm sau vào học trường của học giả bác sĩ Hòa Lan Học tên Ogata Koan ở Osaka, là học sinh giỏi nhất trường.

Năm 1858, dạy môn Lan Học ở Edo (Giang Hộ, nay là Đông Kinh), trường này sau thành Keio Gijuku. Tự học Anh Văn. Năm 1860, làm thông dịch cho Makufu (Mạc Phủ, triều đình thời bấy giờ). Năm 1862, được Makufu cử tham dự trong đoàn đi xứ thăm viếng Âu Châu. Năm 1866, viết cuốn "Seiyo Jijo" (Tây Dương Sự Tình), đã cảm hóa người Nhật trong thời kỳ canh tân. Năm 1882, kêu gọi hòa giải giữa nhà cầm quyền và dân chúng khi phong trào vận động đòi dân chủ càng lúc càng kịch liệt. Chủ trương bành trướng, ủng hộ chiến tranh Nhật-Thanh (nhà Thanh của Trung Hoa).

Đặc điểm của ông là lập trường đối lập suốt đời và lập trường chống tư tưởng phong kiến. Cho đến khi mất năm 1901, đã viết nhiều tác phẩm tạo ảnh hưởnh mạnh mẽ trong quần chúng Nhật Bản như "Gakumon No Susume" (Cổ Động Học Vấn), "Bunmeiron No Gairyo" (Khái Lược Văn Minh Luận)...


NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 5.000 YEN

http://img274.imageshack.us/img274/3002/0058ulnb9.gif Nitobe Inazo (1962-1933)
Là nhà giáo dục có tầm vóc quốc tế, đã cảm hóa sâu xa nhân cách của thanh niên và học sinh Nhật Bản từ thời Meiji (Minh Trị) qua tới đầu Showa (Chiêu Hòa). Tên thời thơ ấu là Inanosuke. Năm 1877, vào học trường Nông Học Sapporo (nay là đại học Hokkaido), theo đạo Thiên Chúa. Năm 1883, vào đại học Tokyo (Đông Kinh Đại Học, gọi tắt là Todai), học môn Anh Văn và Kinh Tế, nhưng muốn trở thành "cầu nối Thái Bình Dương" nên ông đã tự túc du học Hoa Kỳ, học 3 năm ở đại học Hopkins, thời gian này ông theo đạo Quacker. Sau đó trường Nông Học Sapporo cử ông đi du học Đức Quốc 3 năm về Nông Chính Học, tại đó ông kết hôn với bà Mary Elkinton.

Năm 1891 trở về nước, lần lượt làm giáo sư trường Nông Học Sapporo, viên chức kỹ thuật tại Phủ Tổng Đốc Đài Loan, giáo sư đại học Kyoto (Kinh Đô), Hiệu Trưởng trường trung học đệ nhị cấp Daiichi Koto Gakko, giáo sư đại học Tokyo, Thứ Trưởng Kokusai Renmei (Liên Minh Quốc Tế). Năm 1918, với tư cách là Hiệu Trưởng đầu tiên đại học Tokyo Joshi (Đông Kinh Nữ Tử Đại Học), rồi Hiệu Trưởng Tokyo Joshi Keizai Senmonko (Đông Kinh Nữ Tử Kinh Tế Chuyên Môn Hiệu) ông đã tận lực giáo dục phái nữ. Để hòa giải giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ, năm 1932 ông qua Hoa Kỳ, năm sau, sau khi tham dự Hội Nghị Thái Bình Dương thì ông mất tại Victoria thuộc Gia Nã Đại.


NHÂN VẬT TRÊN TIỀN GIẤY 1.000 YEN


http://img274.imageshack.us/img274/6605/0066lxzs9.gif Natsume Soseki (1867-1916)
Nhà văn học dân tộc tiêu biểu của Nhật Bản cận đại. Sinh ở Babashitayoko-Cho, Ushigome Edo (Hiện nay, Kikui-Cho, Shinjuku-Ku, Tokyo) là con út của ông Natsume Koheinaokatsu (một chủ nhân có tiếng) và bà vợ thứ Chie. Tên thật là Kinnosuke, sau khi được sinh ra đã được gởi nuôi hộ, rồi làm con nuôi của ông Shiohara Masanosuke. Thế nhưng năm 1888 trở lại nhập hộ gia đình Natsume. Kinnosuke kết thân và được giáo dục bởi các nhà văn hóa khóm Edo, học sách Hán, tiếng Anh. Sau thời học khoa Anh Văn ở Ichiko và Teidai (Tokyo Daigaku), kết thân với Masaoka Shiki, thường làm thơ bài cú ("haiku", loại thơ đặc thù của Nhật Bản, ngắn và dòng, mỗi dòng vài chữ).

Năm 1895, với kinh nghiệm được bổ nhiệm tới trường trung học Matsuyama, ông đã viết cuốn "Bocchan" (Công Tử Bột) bằng văn phong dí dỏm vui tươi. Tháng 4/1903 là người Nhật Bản đầu tiên làm giảng sư Anh Văn tại đại học Tokyo Teikoku Daigaku (Đông Kinh Đế Quốc Đại Học), bắt đầu luận bàn về W. Shakespeare. Năm 1905, đăng tải tiểu thuyết "Wagahai Wa Neko De Aru" (Tôi Là Con Mèo) đăng trên tạp chí Hototogisu (Đỗ Quyên, tạp chí văn học nổi tiếng ra đời từ năm 1896) đuợc khen ngợi là tiểu thuyết nhẹ nhàng, xinh tươi. Khi ông viết cuốn "Kusa Makura" (Thảo Chẩm = Gối Cỏ)... thể hiện văn tài đặc biệt của mình. Năm 1907 gia nhập tờ nhật báo Asahi (Triều Nhật) chủ nhiệm mục văn nghệ. Sau đó viết một loạt truyện như: "Sanshiro" (Tam Tứ Lang), "Mon" (Môn = Cổng), "Kokoro" (Tâm = Tấm Lòng, Con Tim)... là các loại tiểu thuyết tâm lý. Năm 1916, ông đang viết dở cuốn "Meian" (Minh Ám = Sáng Tối) thì qua đời.


ĐẶC ĐIỂM TIỀN NHẬT:


http://img136.imageshack.us/img136/3989/tiente42sxyr6.gif
1- Kỹ thuật ép giấy thành nổi đặc thù của Nhật Bản, giúp cho người mù có thể nhận ra các loại tiền dễ dàng.


http://img136.imageshack.us/img136/294/tiente69ftva7.gif
2- Đường nét cực kỳ tinh vi, dùng máy sao chụp (copier) thì không thể hiện lên được.


http://img84.imageshack.us/img84/1170/tiente89llqw7.gif
3- In bằng bản kẽm chìm, làm cho chữ nổi hẳn lên.


http://img84.imageshack.us/img84/2495/tiente76mpvp3.gif
4- Ký tự siêu vi, thoạt nhìn tưởng đường kẻ, phải phóng lớn mới nhìn thấy, tất nhiên dùng máy sao chụp (copier) thì không thể hiện lên được.

http://img447.imageshack.us/img447/7265/tiente94jdhu4.gif
5- Con dấu của Tổng Giám Đốc Ngân Hàng Nhật Bản (trung ương) dùng mực phát quang đặc biệt, khi rọi tia tử ngoại vào thì phát ra màu cam.

nguồn: http://www.accvn.net
thongtinnhatban.net

Kasumi
27-11-2011, 07:18 PM
Tiền tệ Nhật Bản – Phần 1

Đơn vị tiền tệ của Nhật Bản là đồng yên và có hai hình thức yên Nhật được lưu hành là tiền kim loại và tiền giấy.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/japanese-yen-budget1.jpg
Nhật lưu hành 2 loại hình của đồng yên là tiền kim loại và tiền giấy

Tiền kim loại có tất cả 6 mệnh giá gồm đồng 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên. Đồng 1 yên có trọng lượng 1 gram, đường kính 20mm, dày 1,2mm, được đúc bằng chất liệu nhôm nguyên chất 100%. Đồng 1 yên có giá trị thấp nhất trong các đơn vị tiền tệ Nhật Bản. Đồng 5 yên và 50 yên được thiết kế có lỗ tròn ở giữa. Hình thức trang trí này nhằm tiết kiệm nguyên liệu cũng như tạo sự khác biệt so với các loại tiền xu khác.

Đồng 500 yên có giá trị cao nhất trong 6 loại tiền xu của Nhật Bản. Đồng 500 yên được đúc với công nghệ chống giả mạo. Khi nghiêng bề mặt của đồng tiền, chúng ta có thể nhìn rõ chữ số 500 yên in chìm bên trong hai con số 0.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/japanese-yen-1-500.jpg
Đồng yên bằng kim loại

Hình thức tiền tệ thứ 2 của Nhật Bản là tiền giấy. Có tất cả 4 mệnh giá gồm 1.000, 2.000, 5.000 và 10.000 yên. Ngoại trừ tờ 2.000 yên, 3 loại bạc giấy còn lại được trang trí hình nhân vật nổi tiếng. Mặt trước của tờ 1.000 yên là chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo, người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng da.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/I-187-0207.jpg
Tờ 1.000, 5.000 và 10.000 yên được trang trí hình nhân vật nổi tiếng

Đối với tờ 5.000 yên, mặt trước của nó là chân dung của nữ nhà văn và tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Minh Trị Higuchi Ichiyo. Tờ 10.000 yên nổi bật với hình ảnh của nhà tư tưởng Fuku-zawa Yukichi sống vào cuối thời Edo đầu thời Minh Trị.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/JapanP103-2000Yen-2000_f-550.jpg
Tờ 2.000 yên với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon

Tờ 2.000 yên không được trang trí bằng chân dung của nhân vật mà được thiết kế với họa tiết hình ảnh chiếc cổng Shureimon của thành cổ Shuri thuộc Vương quốc Lưu Cầu ngày xưa trên mặt trước. Công trình lịch sử của tỉnh Okinawa này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2000.

Trong nhiều thế kỉ qua, tiền không chỉ được người Nhật sử dụng vào mục đích trao đổi thương mại mà còn mang ý nghĩa tâm linh.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/Japan-18.jpg
Ngoài mục đích trao đổi thương mại, tiền còn mang ý nghĩa tâm linh

Người Nhật có thói quen viếng chùa Phật giáo hoặc đền Thần Đạo vào những ngày đầu năm mới hay các dịp lễ để cầu Thần Phật phù hộ. Họ dâng lễ vật cầu xin bằng tiền, thường là tiền kim loại có mệnh giá thấp, tuy nhiên, cũng có nhiều người dâng tiền giấy có giá trị cao. Người Nhật tin rằng, những nơi linh thiêng như thế này có quyền năng giúp họ trở nên giàu có.

Otoshi-dama là tiền lì xì năm mới. Vào ngày mùng 1 Tết, trẻ em Nhật Bản nhận được các phong bao lì xì từ ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình.
Ngày xưa, quà năm mới cho trẻ con chỉ là những chiếc bánh gạo mochi với mong muốn các bé mau ăn, chóng lớn và thành công trong học hành. Dần dần, bánh gạo được thay thế bằng phong bao đựng tiền. Đây là món quà đầu năm được trẻ em Nhật Bản mong chờ nhất.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/k0289.jpg
Tiền mừng tuổi dịp đầu năm mới dành cho các em nhỏ có họa tiết nhí nhảnh, đáng yêu

Tiền cũng được sử dụng làm quà tặng trong các sự kiện mang tính văn hóa truyền thống khác của người Nhật. Khi tham dự lễ cưới ở Nhật, người ta mừng cô dâu chú rể bằng phong bì có chứa tiền. Phong bì dành cho sự kiện đại hỷ này có tên gọi Go-shu-gi, chúng được trang trí rất đẹp. Tiền mừng trong ngày cưới nhằm mục đích cầu chúc đôi uyên ương khởi đầu cuộc sống mới thuận lợi, hạnh phúc. Tùy mối quan hệ thân sơ giữa khách và cô dâu chú rể, số tiền trong Go-shu-ji dao động từ 10.000 đến 100.000 yên, tương đương 2,3 triệu đến 23 triệu đồng Việt Nam. Các tờ tiền phải là tiền mới.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/IMG_4945.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/IMG_4946.jpg
Go-shu-gi được trang trí rất đẹp mắt

Một số địa phương ở Nhật Bản cũng có những phong tục tập quán độc đáo liên quan đến tiền. Người dân ở ngôi làng Higashi dori thuộc tỉnh Ao-mori sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và chăn nuôi gia súc. Đến tháng 9 hàng năm, dân làng tổ chức một buổi lễ truyền thống để cầu nguyện sức khỏe vật nuôi. Vào ngày này, mọi người tụ tập bên ngoài các ngôi nhà nuôi nhiều gia súc trong vùng để nhặt những đồng xu do chủ nhà ném về phía họ.

Phong tục ném tiền xu đã tồn tại ở Higashi dori từ rất lâu. Dân làng quan niệm rằng, đây là cách họ dâng hiện kim lên thần linh để cầu mong việc làm ăn tiến triển tốt đẹp, đối với người nhặt tiền xu thì đấy là điều may mắn.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/Zeniarai2.jpg
Nhiều người tìm đến đền Thần Đạo Zenia-rai Benten…

http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/129827668_45e3cf12bb.jpg
…để rửa tiền với hy vọng được nhiều tiền hơn

Tại thành phố Kama-kura thuộc tỉnh Kana-gawa có ngôi đền Thần Đạo Zenia-rai Benten rất nổi tiếng. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi “Ngôi đền dùng để gột rửa tiền”. Người ta tin rằng, nếu dùng nguồn nước suối chảy ra từ hang động của ngôi đền để rửa tiền thì họ sẽ có được nhiều tiền hơn.


Tiền tệ Nhật Bản – Phần 2

Ngoài ý nghĩa là hiện kim dùng để chi trả trong mua bán, tiền còn là đối tượng hình thành nên những nét văn hóa, tín ngưỡng rất đặc thù của người Nhật.

Tại Nhật Bản có rất nhiều buổi tiệc mà khách mời mang phong bì tiền làm quà tặng chủ nhân. Đi cùng với phong tục này là dịch vụ kinh doanh thiệp nở rộ. Người Nhật vốn coi trọng hình thức, vì vậy, mỗi sự kiện tương ứng với một loại thiệp khác nhau.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/IMG_4944.jpg
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/IMG_49461.jpg
Đặc trưng của thiệp cưới là hoa văn tươi tắn với các màu chủ đạo: đỏ trắng hoặc vàng bạc

Đặc trưng của thiệp cưới là hoa văn tươi tắn với các màu chủ đạo: đỏ trắng hoặc vàng bạc. Tuy nhiên, đối với những thiệp cưới phong cách hiện đại, màu sắc được cách tân trông sặc sỡ hơn. Trong khi đó, những mẫu thiệp dùng cho các mục đích cá nhân được thiết kế khá đơn giản từ hoa văn đến chất liệu giấy. Chiếm số lượng nhiều nhất trong loại thiệp này là thiệp cảm ơn và thiệp chúc mừng.

Một loại thiệp không thể thiếu trên thị trường thiệp Nhật Bản là thiệp dùng cho đám tang. Tại xứ sở này, người dân cũng sử dụng phong bì tiền khi viếng người quá cố. Thiệp đám tang có màu đen trắng, bạc và xám bạc.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/3026929641_c5dc3e53b3.jpg
Thiệp dùng cho đám tang ở Nhật

Vùng Asuka thuộc tỉnh Nara, từng là trung tâm văn hóa chính trị quan trọng của nước Nhật. Tại đây, người ta đã tìm thấy đồng tiền kim loại được cho là cổ xưa nhất ở Nhật với tên gọi Fuhonsen được đúc vào thế kỉ thứ VII theo lệnh của Thiên hoàng Temmu. Fuhonsen mô phỏng theo kiểu mẫu của tiền tệ Trung Quốc thời đó. Trên đồng tiền có khắc hai chữ kanji rất đậm nét là “Phú” và “Bản”, tạm dịch “Nền tảng của sự giàu có”.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/fuhonsen01.jpg
Fuhonsen – đồng tiền kim loại được cho là cổ xưa nhất ở Nhật

Trước đó, người Nhật dùng những phiến đá đẽo thành hình đầu mũi tên, lúa và mảnh vụn của vàng để làm phương tiện trao đổi. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, tại Trung Hoa đại lục, tiền kim loại đã được lưu hành rộng rãi trong giao dịch mua bán. Trong quá trình giao lưu văn hóa, hệ thống tiền tệ của Nhật chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc.

Tiền kim loại bằng đồng Wado-kaichin được triều đình Heijo-kyo phát hành vào năm 708. 52 năm sau, khi lượng vàng nội địa trở nên dồi dào, đồng tiền kim loại bằng vàng đầu tiên của Nhật Kaiki-shoho được đưa vào giao dịch. Giai đoạn sau đó, mỗi triều đại lần lượt cho ra đời những mẫu tiền kim loại khác nhau. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu hạn chế, những đồng tiền kim loại của Nhật được đúc với kích thước khá nhỏ và chất lượng kém.

Nửa sau thế kỉ thứ X, tiền tệ Nhật Bản bước vào thời kì đen tối. Chính quyền ra lệnh tạm ngưng sản xuất tiền kim loại trong nước, thay vào đó là tăng cường nhập khẩu tiền của Trung Quốc để dùng trong mậu dịch. Tiền tệ Trung Quốc được người Nhật sử dụng xuyên suốt hơn 600 năm sau đó.

Mãi đến thế kỉ XVI, Nhật Bản mới bắt đầu đúc tiền kim loại trở lại. Lúc bấy giờ, thế lực của các lãnh chúa lớn mạnh, mỗi người hùng cứ một phương, họ thiết lập hệ thống chính trị riêng và sản xuất tiền để giao dịch trong địa hạt. Vì vậy, các lãnh chúa đẩy mạnh tìm kiếm và khai thác nguồn kim loại quí vàng và bạc tại khu vực đồi núi.

Mỏ vàng Iwami thuộc quyền quản lí của lãnh chúa Mori Moto-nari. Vị lãnh chúa này đã sử dụng số vàng dồi dào khai thác được để sản xuất vô số tiền kim loại bằng vàng có hình bầu dục. Ông dùng số tiền trên làm tài sản giao dịch thương mại để lấy các loại hàng hóa khác để tăng cường quân đội và củng cố sức mạnh. Cũng trong giai đoạn này, lãnh chúa Takeda Shingen nắm quyền chi phối khu vực hiện nay là tỉnh Yama-nashi. Shingen cũng sử dụng nguồn nguyên liệu vàng trong lãnh địa của mình để đúc những đồng kim loại bằng vàng. Tiền vàng của Shingen có hình tròn và kỹ thuật chạm khắc tinh xảo hơn tiền vàng của lãnh chúa Moto-nari.

Tuy nhiên, đồng tiền vàng được xem là xa xỉ nhất lúc bấy giờ là của lãnh chúa Toyo-tomi Hide-yoshi – nhân vật có công thống nhất Nhật Bản sau này. Hide-yoshi đã ra lệnh đúc đồng tiền vàng Tensho-oban bầu dục có chiều dài 17 cm, rộng 10 cm và nặng 160 gram. Nó được xem là đồng tiền vàng có kích thước lớn nhất trên thế giới. Nếu xét theo thời giá hiện nay, một đồng Tensho-oban tương đương 50 triệu yên, tức hơn 11 tỉ đồng Việt nam.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/Tensho_oban.jpg
Đồng Tensho-oban có hình bầu dục

Tất cả các loại tiền vàng trên đều được sử dụng với một mục đích chung là gia tăng sức mạnh của chính quyền địa phương. Nói một cách khác, tiền tệ vào thời điểm này thể hiện quyền lực của lãnh chúa.

Đến thời Edo, hệ thống tài chính của Nhật Bản dần được hình thành với chủ trương sử dụng các loại tiền chung trên cả nước. Sau khi Nhật Bản thống nhất hoàn toàn, vị Tướng quân đầu tiên của nước này là Toku-gawa Ie-yasu đã quyết định đặt mỏ vàng và mỏ bạc của các địa phương nằm dưới sự quản lí của chính quyền Mạc phủ. Điều này nhằm tránh nguy cơ lãnh chúa khu vực khai thác nguồn kim loại quí đúc tiền củng cố quyền lực để tạo phản.

Chính quyền Mạc phủ cho đúc 3 loại tiền gồm tiền vàng, bạc và đồng. Hệ thống tiền tệ sơ khởi này được chi phối chặt chẽ bởi chính quyền. Tiền tệ được sử dụng thống nhất trên cả nước đã góp phần thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế. Nó cũng giúp thiết lập nhiều hoạt động tài chính liên quan đồng thời tạo mối gắn kết cộng đồng bền vững.

Vào thời Minh Trị, Nhật Bản chủ trương hiện đại hóa đất nước bằng cách học tập văn minh phương Tây. Các lĩnh vực kinh tế, xã hội và đời sống chuyển biến mạnh mẽ. Kỹ thuật đúc tiền của Châu Âu cũng được ứng dụng để tạo ra một loại tiền mới. Nó được gọi là tiền yên, tiếng Nhật có nghĩa là “vật hình tròn”.


Tiền tệ Nhật Bản – Phần cuối

Yên trở thành đơn vị tiền tệ của nước Nhật sau khi chính quyền Minh Trị chính thức phát hành thông qua một đạo luật được kí vào ngày 10/5/1871. Trong thập niên 1870, yên Nhật bằng vàng và bạc nguyên chất với các mệnh giá khác nhau lần lượt ra đời. Đồng 1 yên vàng có trọng lượng khoảng 1.5 gram.

Năm 1929, kinh tế thế giới rơi vào thời kì đại suy thoái, Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng, chính quyền quyết định đình chỉ sử dụng tiền vàng trong giao dịch. Thay vào đó, họ dùng kim loại khác để thay thế, tiền vàng được thu hồi để làm nguồn lực thúc đẩy kinh tế.

Sau Chiến tranh Thế giới Thứ 2, nước Nhật bước vào thời kì phát triển kinh tế thần tốc, cùng với sự mở rộng kinh tế, hệ thống tiền tệ cũng được chú trọng để trở thành phương tiện giao dịch.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/EasyCapture12.bmp
http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/EasyCapture12.bmp
Hình thức của tờ 5.000 yên được phát hành năm 1957

Năm 1957, chính phủ nước này phát hành tờ 5.000 yên. Vài năm sau, tờ 10.000 yên cũng có mặt trên thị trường. 10.000 yên là tờ tiền có mệnh giá cao nhất cho đến nay dù hình thức của nó có sự thay đổi. Hiện nay, yên Nhật là một trong những đơn vị tiền tệ dùng trong giao dịch quốc tế cùng với dollar Mỹ, bảng Anh, euro và một số loại tiền tệ khác.

Qui trình chế tạo tiền yên của Nhật Bản được tiến hành rất chặt chẽ và ứng dụng kỹ thuật in ấn tiên tiến nhất trên thế giới. Đầu tiên là công nghệ hình ẩn. Bên trong hình tròn màu trắng giữa tờ tiền có hình ảnh mờ mô phỏng lại hình nhân vật được trang trí ngay góc phải của tờ tiền. Ngoài ra, nếu soi tiền trước nguồn sáng, phía bên phải của hình nhân vật hiện lên những đường vạch trắng song song. Các đường vạch này có số lượng khác nhau tùy theo mỗi tờ tiền. Tờ 10.000 yên có 3 vạch, trong khi tờ 5.000 yên có 2 vạch và tờ 1.000 yên có 1 vạch.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/yen2.jpg
Bên trong hình tròn màu trắng giữa tờ tiền có hình ảnh mờ mô phỏng lại hình được trang trí ngay góc phải của tờ tiền

Bên cạnh đó, tờ yên Nhật còn ứng dụng kỹ thuật hoa văn chìm hiếm có trên thế giới. Với kỹ thuật này, những con số ở góc trái bên dưới của tờ tiền chỉ hiện ra khi người sử dụng đặt nghiêng nó dưới ánh sáng. Yếu tố đảm bảo an toàn của kỹ thuật hoa văn chìm dựa trên sự kết hợp giữa những đường dọc và ngang để tạo sự tương phản. Sự cải tiến này đã tỏ ra rất hữu hiệu trong mục tiêu chống nạn tiền giả ở Nhật Bản.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/63065062-japanese-yen.jpg
Đồng yên Nhật áp dụng những kỹ thuật chống tiền giả tiên tiến nhất

Một công nghệ in ấn quan trọng không thể không nhắc đến trong quá trình in tiền tại quốc gia Châu Á này là kỹ thuật phát quang đặc biệt để tạo ra những màu sắc khác nhau trên các kiểu hoa văn. Yên Nhật còn ứng dụng kỹ thuật ép giấy đặc biệt giúp người khiếm thị có thể nhận dạng các loại tiền một cách dễ dàng.


http://thvl.vn/wp-content/uploads/2010/12/5540093-japanese-yen-coins-on-10000-yen-bills.jpg
Yên Nhật là một trong những đơn vị tiền tệ dùng trong giao dịch quốc tế cùng với dollar Mỹ, bảng Anh, euro và một số loại tiền tệ khác

Từ những đồng tiền kim loại đầu tiên ra đời cách đây hơn 1.300 năm, đến thời kì vay mượn đơn vị tiền tệ của Trung Quốc để giao dịch, qua nhiều lần cải tiến, đến nay, yên Nhật đã trở thành một trong những loại tiền an toàn hàng đầu trên thế giới với những kỹ thuật chống tiền giả tiên tiến nhất.

Thanh Tâm
THVL

Kasumi
19-01-2012, 11:36 PM
Bài viết của Dean Poland, Hiraganatime s số 217 tháng 11 năm 2004

Nó không sinh ra từ cây. Nó là gốc của tất cả tội ác. Nó đốt một lỗ thủng trong túi bạn. Nó là gì vậy?

Vâng, tiền đấy!Quả thật tiền phải chịu trách nhiệm về những tệ nạn trong xã hội chúng ta và làm xói mòn nền văn hóa của chúng ta. Nhưng sau khi đi du lịch đến nhiều nước, tôi bắt đầu nhận ra rằng tiền cũng là một nguồn quan trọng để thu nhận thông tin về văn hóa.


http://thonsau.files.wordpress.com/2011/07/10000en.jpg?w=600
Tờ 1 vạn Yên có hình Fukuzawa Yukichi

Khi thăm một quốc gia khác sẽ có cơ hội để thâm nhập vào bên trong nền văn hóa của quốc gia đó rất đơn giản bạn chỉ cần bỏ tay vào túi và lấy ra vài tờ giấy bạc. đồng tiền của mỗi quốc gia thường được tô điểm bằng chân dung của những người mà quốc gia đó có cảm giác rằng họ có vai trò đủ quan trọng để làm cho họ lưu danh muôn thuở( bất diệt): những biểu tượng văn hóa những người đã có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Chẳng hạn ở nước Anh những người như Shakespeare, Dikens, Newton và Darwin đã xuất hiện trên những tờ giấy bạc do những đóng góp rất quan trọng của họ về mặt văn học và khoa học cho nước Anh.

Và vì vậy khi tôi tới Nhật, tôi lập tức quan sát những chân dung xuất hiện trên các tờ giấy bạc. Nhật bản có ba loại tờ giấy bạc: 1 ngàn, năm ngàn, 10 ngàn yên. ( thực ra có cả tờ hai ngàn nữa nhưng không phổ biến lắm). Tôi đã nghiên cứu chúng một cách thật cẩn thận. Không hề ngạc nhiên, tôi đã không thể nhận ra những khuôn mặt giản dị( khắc khổ) đang nhìn tôi chằm chặp, vì thế tôi hỏi bạn bè người nhật. Tôi thật ngạc nhiên khi không cần nhìn vào tờ tiền vài người có thể biết một hoặc hai khuôn mặt nhưng không ai biết cả ba. Và có một vài người thậm chí không nhận ra được một chân dung nào cả. Liệu điều ấy có kì lạ không khi chúng ta nhìn những khuôn mặt ấy hàng ngày và chưa bao giờ thực sự ngắm nhìn họ: giác quan chúng ta đã cùn đi bởi nhịp sống xám xịt của đời thường. Tuy nhiên sau khi hoàn thành nghiên cứu tôi khám phá ra những điều sau:

1000 yên: Natsume Soseki( 1867-1916)


http://2.bp.blogspot.com/-5BdSwe_vRAw/TtNO81JGajI/AAAAAAAAXAA/LNjsa0iqgDM/s1600/1000_yen_Natsume_Soseki.jpg

Ông là tiểu thuyết gia và là học giả nghiên cứu văn học anh. Trong các tác phẩm của mình ông cố gắng phân tích nền văn minh Nhật Bản và tâm lý của những người trí thức cho dù khi đó là một quốc gia đi sau sau với các nước văn minh phương tây.

5000 yên: Nitobe Inazo (1862-1933)


http://aes.iupui.edu/rwise/banknotes/japan/JapanP101b-5000Yen-(1993-)_F.JPG

Nhà giáo dục, nhà văn hóa, và một nhân viên công vụ. Ông muốn tạo ra một cây cầu giữa Đông và Tây. Ông thậm chí còn kết hôn với một người phụ nữ mĩ. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm “ Võ sĩ đạo-tâm hồn Nhật Bản”, một cuốn sách gần đây được chuyển thành phim với tựa đề “ the last Samurai” với sự tham gia của Tom Cruise.

10000yen: Fukuzawa Yukichi (1835-1901)


http://img16.imageshack.us/img16/2025/jpy10000.jpg

Nhà giáo dục, nhà văn và là nhà truyền bá những kiến thức văn minh phương tây trong thời kì Minh Trị. Ông sáng lập đại học Keio, Ông tin rằng Nhật Bản yếu bởi vì nó thứ hai thứ: Khoa học và tinh thần độc lập. Những ý tưởng của ông đã được thấm sâu vào văn hóa Nhật.

Điều này nói gì với chúng ta về nền văn hóa Nhật Bản? Giống như Anh, Nhật bản tự hào về truyền thống văn học của mình. Tuy nhiên đáng quan tâm hơn những người được đề cập đến ở trên đều có sợi dây liên hệ với văn minh phương tây( chuyển tải văn minh phương tây vào văn hóa Nhật). Quả thật đấy là một vấn đề có tính tối quan trọng của nước Nhật từ thời Minh Trị. Vì vậy khi tôi nghe rằng những khuôn mặt trên tờ tiền nước Nhật sẽ thay đổi vào năm tới tôi tò mò muốn biết xem họ là ai.

5000 yên: Higuchi Ichiyo( 1872-1896) và 1000yen: NOGUCHI Hideyo ( 1876-1928)


http://www.funcare.com.tw/files/product_cert/burner_li_jp10(1).jpg

http://3.bp.blogspot.com/_AdeUgwXpSAM/TCKtO5JjBwI/AAAAAAAAU2I/YQesoXwEhek/s400/ichiyo+02.jpg

Noguchi Hideyo một nhà vi khuẩn học người đã cách li được vi khuẩn tạo nên bệng giang mai. Quan trọng hơn trên tờ 1000 yên sẽ là Higuchi Ichiyo. Bà là nhà văn nổi tiếng nhất thời Minh trị. Vâng, một người phụ nữ! Một người phụ nữ mà những tác phẩm chủ yếu nói về cuộc sống bất hạnh và gò bó của những người phụ nữ thời bà sống. Có phải đây phải ánh sự thay đổi thái độ đối với người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản?

Điều cũng đáng chú ý ở đây là không một ai trong những gương mặt mới này có liên hệ với phương tây. Có thể đây phản ánh xu hướng li khai khỏi sự phụ thuộc vào văn hóa phương tây?

Trong thể thao, điện ảnh, và các lĩnh vực văn hóa khác đã nổi lên niềm kiêu hãnh dân tộc: sự tăng lên của niềm tin rằng có lẽ nền văn hóa Nhật Bản đích thực không hề kém cỏi so với văn hóa phương tây, và có lẽ trong nhiều trường hợp còn cao hơn. Nhưng sự thực là Fukuzawa vẫn còn ở lại trên đồng 1000 yên. Tuy nhiên tác phẩm của ông có tính đa diện và trên thực tế ông là người đã có đóng góp lớn trong phong trào đấu tranh cho phụ nữ Nhật.

Vậy lần tới khi bạn muốn biết điều gì đó về nền văn hóa của một quốc gia khác, đừng lãng phí tiền khi mua sách mà chính những tờ tiền ấy cũng có thể nói cho bạn những điều bạn muốn tìm hiểu.


Nguyễn Quốc Vương dịch