PDA

View Full Version : Những thành phố lớn của Nhật



Kasumi
17-12-2006, 07:53 PM
Các tỉnh thành Nhật Bản (47)

Aichi - Akita - Aomori - Chiba - Ehime - Fukui - Fukuoka - Fukushima - Gifu - Gunma - Hiroshima - Hokkaido - Hyogo - Ibaraki - Ishikawa - Iwate - Kagawa - Kagoshima - Kanagawa - Kochi - Kumamoto - Kyoto - Mie - Miyagi - Miyazaki - Nagano - Nagasaki - Nara - Niigata - Oita - Okayama - Okinawa - Osaka - Saga - Saitama - Shiga - Shimane - Shizuoka - Tochigi - Tokushima - Tokyo - Tottori - Toyama - Wakayama - Yamagata - Yamaguchi - Yamanashi.

Các vùng Nhật Bản (8)

Hokkaido - Tohoku - Kanto - Chubu - Kansai - Chugoku - Shikoku - Kyushu.

Những thành phố lớn

Tokyo - Chiba - Fukuoka - Hiroshima - Kawasaki - Kitakyushu - Kobe - Kyoto -
Nagoya - Osaka - Saitama - Sakai - Sapporo - Sendai - Shizuoka - Yokohama.




Tokyo


http://img132.imageshack.us/img132/6050/tokyoshinjuku454yj3.jpg

Thủ đô
Vùng Kanto
Đảo Honshu
Thống đốc Shintaro Ishihara
Diện tích 2,187.08 km² (45th)
- % nước 1.0%
Dân số (1.06.2006)
- Dân số 12,678,395 (8,520,000 in 23 wards) (1st)
- Mật độ 5796 /km²
Quận 1
Municipalities 62
ISO 3166-2 JP-13
Web site www.metro.tokyo.jp/
Huy hiệu tỉnh
- Hoa Somei-Yoshino
- Cây Ginkgo (Ginkgo biloba)
- Chim Black-headed Gull (Larus ridibundus)

Tokyo (東京都, Tōkyō-to (Hán-Việt: Đông Kinh đô) là thủ đô của Nhật Bản.

Trong tiếng Nhật, Tokyo có nghĩa là "Thủ đô ở phía đông". Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là một mạng lưới các đô thị rộng lớn.

Lịch sử

Tầm quan trọng của Tokyo được nâng lên chủ yếu là do công của hai người: Tokugawa Ieyasu và Hoàng đế Meiji. Vào năm 1603, sau khi thống nhất các sứ quân đánh lẫn nhau ở Nhật Bản, Shogun Tokugawa Ieyasu thiết lập Edo (bây giờ là Tokyo) như là căn cứ của ông. Kết quả là, thành phố phát triển nhanh chóng và trở thành một trong những thành phố lớn nhất trên thế giới với dân số trên 1 triệu người vào thế kỉ thứ 18. Nó trở thành thủ đô de facto của Nhật Bản mặc dù hoàng đế sống ở Kyoto, thủ đô của vương quốc. Xem Edo.

Sau 263 năm, chế độ shogun bị lật đổ dưới danh nghĩa chấn hưng chế độ quân chủ. Vào năm 1869, Hoàng đế Meiji vừa 17 tuổi chuyển về Edo, được đặt tên lại là "Tokyo" ("Thủ đô phía đông") một năm trước đó. Tokyo đã là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của quốc gia, và cung điện của hoàng đế làm nó trở thành một thủ đô de facto của vương quốc cũng như là Lâu đài Edo trước đây trở thành Cung điện hoàng gia. Thành phố Tokyo được thiết lập, và tiếp tục là thủ đô cho đến khi nó trở thành một quận vào năm 1943 và sát nhập vào "Khu đô thị mở rộng" của Tokyo.


Tokyo cũng như là Osaka đã được thiết kế từ những năm 1900 như là thành phố đường sắt, nghĩa là thành phố xây xung quanh các nhà ga xe lửa lớn với một mật độ dân số cao, do đó các đường sắt nội thành có thể được xây với giá khá rẻ ở độ cao của mặt đường. Điều này khác với các thành phố trên thế giới khác như Los Angeles với mật độ dân thấp chủ yếu là cho xe hơi chạy, và mặc dù các đường cao tốc đã được xây dựng, các thiế kế cơ bản vẫn không thay đổi cho đến ngày hôm nay.

Tokyo đã trải qua hai tai họa lớn và hồi phục một cách đáng kể từ hai sự kiện đó. Một là trận động đất lớn Kanto vào năm 1923, và tai họa kia là Thế chiến thứ II. Những bom lửa năm 1945 cũng hủy diệt không kém hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nhiều khu vực trong thành phố bị san phẳng.

Sau chiến tranh, Tokyo được xây dựng lại hoàn toàn, và được trưng bày cho thế giới xem trong Thế vận hội 1964 tổ chức tại thành phố này. Tokyo trở thành thành phố lớn nhất trên thế giới vào năm 1965 (vượt qua khỏi New York). Những năm 1970 đem lại những phát triển về chiều cao như Sunshine 60, một sân bay mới và gây tranh cãi (Sân bay quốc tế Narita) tại Narita (rất xa bên ngoài Tokyo), và một dân số tăng lên khoảng 11 triệu người (trong khu vực metropolitan).

Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo và các đường xe lửa đi lại trong thành phố trở thành bận rộn nhất trên thế giới bởi vì càng nhiều người di chuyển đến khu vực này. Vào những năm 1980, giá địa ốc tăng vọt trong một bong bóng kinh tế: nhiều người giàu lên nhanh chóng, nhưng bong bóng vỡ đầu những năm 1990 và nhiều công ty, ngân hàng, và cá nhân bị vướng phải giá địa ốc suy giảm về giá trị. Một suy thoái kinh tế theo sau đó, làm những năm 1990 thành "thập kỉ bị mất" của Nhật mà bây giờ nó đang hồi phục chậm chạp.

Tokyo vẫn chứng kiến các phát triển đô thị mới trên những vùng đất ít sinh lợi hơn. Những công trình gần đây bao gồm Ebisu Garden Place, Tennozu Isle, Shiodome, Roppongi Hills, Shinagawa (bây giờ cũng là nhà ga Shinkansen), và nhà ga Tokyo (phía Marunouchi). Các tòa nhà quan trọng đã bị phá bỏ để dành chỗ cho những khu siêu thị hiện đại hơn như dãy đồi Omotesando. Các dự án đắp thêm đất ở Tokyo cũng đã diễn ra trong nhiều thế kỉ. Nổi bật nhất là khu vực Odaiba, bây giờ là một trung tâm mua bán và giải trí.

Tokyo bị tàn phá bởi các trận động đất mạnh vào năm 1703, 1782, 1812, 1855 và 1923. Trận động đất năm 1923, với ước tính cường độ vào khoảng 8.3, giết hại 142,000 người.

Cũng có nhiều dự án khác nhau được đề nghị để di chuyển các cơ quan chức năng của nhà nước từ Tokyo đến một thủ đô thứ hai ở một vùng khác của Nhật Bản, để làm giảm đi sự phát triển nhanh chóng ở Tokyo và vực dậy những vùng chậm phát triển về mặt kinh tế. Những dự án này còn nhiều tranh cãi trong Nhật bản và chưa được thực hiện.

Do sự tiến hóa trong phương pháp chữ Nhật được phiên âm ra biểu diễn roman, các văn bản cũ có thể nhắc đến thành phố như là "Tokio."


Kinh tế

Trung tâm mua bán SugamoKhông chỉ là trung tâm hành chính của Nhật Bản mà Tokyo còn là trung tâm kinh tế của cả nước.

Tokyo có nền kinh tế của khu đô thị lớn nhất thế giới: GDP của nó vào khoảng US$1.315 trillion lớn hơn kinh tế của Canada, là nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới[1]. Nó là trung tâm tài chính quốc tế, là nơi đặt trụ sở chính của một vài ngân hàng đầu tư và công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, và là đầu mối của Nhật về giao thông, công nghiệp xuất bản và phát thanh truyền hình.

Trong phát triển mang tính tập trung của nền kinh tế Nhật theo sau Thế chiến thứ 2, nhiều công ty lớn di chuyển tổng hành dinh của họ từ các thành phố như Osaka (thủ đô thương mại lịch sử của Nhật) đến Tokyo, trong cố gắng lợi dụng sự thâm nhập dễ dàng hơn vào hệ thống nhà nước. Xu hướng này đã bắt đầu chậm dần đi do sự bùng nổ dân số ở Tokyo và mức sống đắt đỏ ở đó.

Tokyo được xếp hạng bởi Economist Intelligence Unit là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới (giá sinh hoạt cao nhất) trong 14 năm liền cho đến 2006.[2] Chú ý rằng điều này chỉ đúng cho mức sống của một thương gia người phương Tây. Nhiều người Nhật vẫn sống được qua ngày một cách tiết kiệm ở Tokyo, do tỉ lệ tiết kiệm quốc gia cao.

Thị trường chứng khoán Tokyo lớn thứ nhì trên thế giới tính theo trị giá thị trường của các cổ phiếu được niêm yết, với hơn $4 trillion. Chỉ có Thị trường chứng khoán New York là lớn hơn. Tuy nhiên, tầm vóc của nó đã giảm đi đáng kể từ sau vụ bong bóng của thị trường địa ốc đạt cực đỉnh đầu những năm 1990, khi nó chiếm trên 60 phần trăm của toàn bộ trị giá chứng khoán trên thế giới.


Dân số

Tokyo là đơn vị hành chính đông dân nhất Nhật Bản, tại thời điểm 1 tháng 10 năm 2003 có 12.527.115 người, đạt mật độ trung bình 5655 người trên một km².

Kasumi
17-12-2006, 07:56 PM
Chiba

http://img287.imageshack.us/img287/5574/chibacityhalloj7.jpg
Tòa thị chính Chiba

Thành phố Chiba (千葉市 - Thiên Diệp thị) là thành phố của tỉnh Chiba, Nhật Bản. Nó nằm ở phía đông nam Tokyo, trên vịnh Tokyo, có tọa độ 35°37′7" Bắc, 140°7′51″ Đông. Thành phố Chiba là một trong những cảng biển đầu tiên của vùng Kanto. Phần lớn thành phố đều là nhà dân, mặc dù cũng có nhiều nhà máy và kho hàng nằm dọc bờ biển.


Lịch sử

Thành phố được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1921. Vào thời Heian, thành tích được ghi nhận cho thành phố là cuộc di dân của Taira Tsuneshige (平常重 - Bình Thường Trọng) đến Chiba. Ông tự tuyên bố "Chiba no Suke" (千葉介 - Thiên Diệp trợ) và thành lập chính quyền quanh khu vực thành phố Chiba ngày nay. Con cháu của ông đều có họ là Chiba và tiếp tục thống trị vùng này cho tới thời kì Muromachi. Thời kỳ Kamakura, Chiba Tsunetane (千葉常胤 - Thiên Diệp Thường Dận) đã giúp đỡ Minamoto Yoritomo (源頼朝) thành lập vương triều Kamakura Bakuhu. Điều này đã làm cho dòng họ Chiba có ảnh hưởng rất lớn trong Kamakura Bakuhu. Ông đã cho xây dựng lâu đài Inohara trên đỉnh núi Inohara và chuyển tất cả gia đình, thân tín từ lâu đài Oohji, lên Inohara.

Sức mạnh và ảnh hưởng của dòng tộc Chiba cũng suy tàn do chiến tranh quanh vùng Kanto trong thời kì Muromachi. Vào thế kỷ 16, dòng tộc Hara, vốn là dòng dõi hầu cận của dòng tộc Chiba, đã thay thế Chiba nắm giữ quyền kiểm soát khu vực. Vào thời kì Sengoku, dòng tộc Hara bị lật đổ bởi Ashikaga Yoshiaki (足利義明 - Túc Hòa Nùng Minh, hoặc 足利義昭). Sau đó, Ashikaga Yoshiaki cũng bị dòng Sakai (酒井 - Tửu Tỉnh), hầu cận của dòng Satomi (里見 - Lý Kiến), lật đổ. Cuối cùng, cả dòng Chiba và Sakai đều bị Toyotomi Hideyoshi tiêu diệt.

Thời kì Giang Hộ, cả dòng họ Oyumi (生実 - Sinh Thực),(Morikawa (森川 - Sâm Xuyên)) và dòng Sakura cùng quản lí khu vực này. Một phần của vùng được Tokugawa Bakuhu quản lí trực tiếp. Dòng Oyumi điều hành lãnh thổ của họ rất vững chắc. Phía bên kia, dòng Sakura liên tiếp thay đổi người đứng đầu, như là Takeda Nobuyoshi (武田信吉), Matsudaira Tadateru (松平忠輝). Ogasawara Yoshitsugu (小笠原吉次), Doi Toshikatsu (土井利勝)... Cuối cùng, dòng tộc Hotta(堀田 - Quật Điền) cũng lên quản lí lãnh địa của mình rất vững mạnh.


Dân số

Tòa thị chính ChibaNăm 2003, dân số thành phố là 909.497, mật độ 3.342,76 người/km² (tổng diện tích 272,08 km²).

Thành phố có 6 phường:

Chuo-ku
Hanamigawa-ku
Inage-ku
Midori-ku
Mihama-ku
Wakaba-ku

Giao thông

Hàng không
Sân bay quốc tế Narita và Sân bay quốc tế Tokyo là 2 sân bay quốc tế gần nhất.

Đường sắt
Nhà ga ChibaCông ty Đường sắt đơn đô thị Chiba điều khiển tàu chạy trong nội thành. Ga tàu chính là ga Chiba, ga Keisei và ga Soga.

Đường bộ
Xa lộ Higashikanto đến Tokyo, Narita và Kashima.
Xa lộ Tateyama đến Kisarazu.



http://img132.imageshack.us/img132/6526/800pxchibastationmay200dx5.jpg
Nhà ga Chiba

Kasumi
17-12-2006, 08:03 PM
Fukuoka

http://img224.imageshack.us/img224/9083/fukuokabeachtowrtf7.jpg
Tòa nhà Fukuoka

Fukuoka (福岡市 - Phúc Cương thị), là thành phố của tỉnh Fukuoka, thuộc đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản. Fukuoka là một trong hai thành phố hay được nhắc đến nhất khi nói đến Kyushu (thành phố kia là Kitakyushu cũng thuộc tỉnh Fukuoka). Fukuoka nằm ở tọa độ 33°35' Bắc 130°24′ Đông.

Để đi đến Fukuoka, có nhiều phương tiện như sân bay Fukuoka, đường sắt tốc độ cao tại nhà ga Hakata và bằng phà. Công ty đường sắt Nhật Bản (JR) chi nhánh Kyushu còn có điều hành loại tàu có thiết bị nâng thân trên tuyến đường nối từ ga Hakata đến Busan (Hàn Quốc). Ngoài ra còn có đường tàu điện ngầm Nanakuma, mới được khánh thành tháng 2 năm 2005.

Fukuoka là nơi sản sinh ra nhiều nghệ sỹ âm nhạc tài năng hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Những tên tuổi lớn là Ayumi Hamasaki, nữ hoàng của J-POP, Chage & Aska, Shiina Ringo, Spitz, MISIA, YUI... Từ thập niên 1970, giới nghệ sĩ ở đây rất tự hào vì họ là nguồn gốc của loại nhạc Rock địa phương, Mentai Rock. Những năm gần đây, những buổi biểu diễn âm nhạc ngày càng được trẻ hóa do sự tình nguyện biểu diễn chung của những nhạc công địa phương cùng các nghệ sĩ nước ngoài đến đây. Những ban nhạc kết hợp kiểu này có thể kể Fever, Cut Flowers, Dr. Funkinstein, F8 & The Routes...

Lịch sử


Sự xâm lược của quân Mông CổVịnh Hakata ở Fukuoka là cửa ngõ để giao thương giữa Nhật Bản với Triều Tiên và Trung Quốc. Một cửa ngõ, dĩ nhiên, là nghe rất hấp dẫn. Sau khi chinh phục và làm cả lục địa kinh hoàng, đại Hãn Hốt Tất Liệt đã chuyển sự chú ý qua Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1268.

Lúc đầu Hốt Tất Liệt đưa sứ giả qua Nhật Bản để chứng tỏ với triều đại Tướng quân (Shogun) sự bá chủ của Đại Hãn. Tướng quân Kamakura đã từ chối. Sau đó, Mông Cổ tiếp tục gởi sứ giả, mỗi lần như thế liên tục thúc đẩy tướng quân đồng ý kế hoạch của họ, nhưng không có kết quả.

Năm 1274, Hốt Tất Liệt đưa quân xâm lược phần bắc đảo Kyushu với một hạm đội gồm 900 tàu chiến, 30.000 lính chiến, bao gồm cả lính Triều Tiên. Trận chiến này đã thất bại do gặp bão.


Bức tường đá ở FukuokaSau cuộc xâm lược năm 1274, những võ sĩ Nhật Bản đã xây dựng một hàng rào đá dài 20 km, cao khoảng 2-3 m ở biên giới bờ biển vịnh Hakata, bây giờ là thành phố Fukuoka.

Năm 1281, Hốt Tất Liệt tất công lần thứ hai vào quận Fukuoka, tăng cường quân lực lên 140.000 quân lính, 4.000 tàu chiến. Quân đội Nhật Bản, vốn chỉ có 40.000, hoàn toàn không phải là đối thủ. Nhưng may mắn lớn, một cơn bão mạnh nữa đã phá hủy quân đội Nhật Bản, và cuộc xâm lược lại thất bại.

Cơn bão đó sau này được gọi là Kamikaze (Phong Quang - gió sáng).


Fukuoka thế kỷ 20

Tòa nhà Fukuoka1903: Cao đẳng y tế Fukuoka, một trường cao đẳng trực thuộc Đại học hoàng gia Kyoto, được thành lập
1910: Hệ thống xe điện đi vào hoạt động
1929: Xuất hiện những chuyến bay thương mại trên trục Fukuoka-Osaka-Tokyo
1945: Không kích tập trung vào các thành phố ở Nhật trên đảo Honshu, nhưng Fukuoka cũng là một mục tiêu
1951: Sân bay Fukuoka thành lập
1953: SỞ thú Fukuoka
1981: Tàu điện ngầm
1988: Đội bóng chày chuyên nghiệp Osaka, đội Chim ưng Nankai, chuyển tới Fukuoka và đổi tên thành "Những chú chim ưng" Fukuoka Daiei
1995: ACROS (Asian Crossroads Over the Sea - Giao lộ châu Á trên biển), một trung tâm đa năng, đã được thành lập để nối chặt quan hệ giữa Nhật với các quốc gia châu Á khác. Ở đây có khu buôn bán Tenjin, và một công viên lớn, những khu vườn bậc thang, một thư viện và nhiều tiện nghi khác để khuyến khích mối quan hệ hòa bình với những quốc gia cùng châu lục

Địa lý

Ba phía Fukuoka là ba mặt núi, và mặt phía bắc là biển Genkai.

Cách Tokyo 1.100 km, các Seoul 540 km, cách Thượng Hải 870 km, Fukuoka khá gần gũi với Hàn Quốc và Trung Quốc, có sự giao thoa vè văn hóa và kinh tế lâu đời.


Động đất

Fukuoka là nơi có kinh nghiệm chịu động đất ở Nhật Bản. Một cơn động đất gần đây vào lúc 10:53 sáng ngày 20 tháng 3 năm 2005 đã giết chết 1 người và 400 người khác bị thương. Nó phát sinh ở biển Genkai.


Dân cư

Tháng 3 năm 2005, dân số thành phố là 1.391.146 người, mật độ 4.084,40 người/km² (tổng diện tích 340,60 km²).

Fukuoka là thành phố trẻ thứ hai ở Nhật, độ tăng dân số 4,4% cũng làm Fukuoka là thành phố có tốc độ tăng dân số nhanh thứ hai ở Nhật (số liệu năm 2000).


Các phường Fukuoka có 7 phường:

Phường Hakata ở FukuokaHigashi-ku
Hakata-ku
Chuo-ku
Minami-ku
Jonan-ku
Sawara-ku
Nishi-ku


http://img183.imageshack.us/img183/8383/800pxjapanfukuokabikesrt7.jpg
Phường Hakata ở Fukuoka


Lễ hội

Yamakasa
Yamakasa (山笠 - Sơn Lạp), kéo dài 2 tuần tháng 7 hàng năm, là lễ hội lâu đời nhất ở Fukuoka, đã có 700 năm lịch sử. Từng đoàn nam (không có phụ nữ, riêng bé gái thì có thể chấp nhận), đến từ nhiều quận khác nhau, cùng học mang trên vai những cái phao nặng vài ngàn pound (ở Nhật gọi là fundoshi), vốn là những cái thắt lưng của võ sĩ sumo.


Hakata Dontaku

Hakata Dontaku (博多どんたく), tổ chức vài ngày 3 và 4 tháng 5 ở thành phố Fukuoka. Đây là lễ hội trình diễn truyền thống, với những đoàn diễu hành rất lớn. Tên đầy đủ của lễ hội là Hakata Dontaku Minato Matsuri (博多どんたく港まつり).

Lễ hội này đã bị gián đoạn 7 năm vào thời Minh trị, và vào năm thứ 12 Minh Trị, nó lại được tổ chức lại với cái tên Hakata Dontaku.


Thể thao

Fukuoka là sân nhà của đội bóng đá Avispa Fukuoka, đang đá cho giải hạng nhì J2.

Thị trưởng Fukuoka, ông Hirotaro Yamasaki, đã đem về cho Fukuoka quyền tổ chức Thế vận hội năm 2016.

Một vài sự kiện thể thao hàng năm:

Vô địch Judo nữ thế giới
Giải Marathon Fukuoka mở rộng

Giáo dục

Thành phố Fukuoka điều hành tất cả các trường tiểu học và trung học, còn các trường cao trung trực thuộc tỉnh.

Ở Fukuoka có một trường cao trung (trung học phổ thông) không yêu cầu phải mặc đồng phục, một điều rất hiếm khi thấy ở Nhật Bản. Đó là trường Hakata.

Các trường đại học:

Đại học Kyushu
Viện Mỹ thuật Kyushu
Đại học Fukuoka
Đại học Seinan Gakuin
Đại học Towa
Đại học Kyushu


http://img228.imageshack.us/img228/3140/fukuokawallhb8.jpg
Bức tường đá ở Fukuoka

Kasumi
17-12-2006, 08:11 PM
Hiroshima


http://img151.imageshack.us/img151/6324/800pxtheskylineofhiroshoj4.jpg

Hiroshima Hiroshima (広島市, Hiroshima-shi?) là thành phố, thủ phủ của huyện (cấp tỉnh) Hiroshima của Nhật Bản, là thành phố lớn nhất của Vùng Chūgoku ở phía tây Honshū. Diện tích: 905,01 km2, dân số: 1.160.956 người. Tọa độ địa lý 34°23′07″N, 132°27′19″E (Tòa thị chính). Thành phố này nổi tiếng thế giới tong lịch sử vì vụ Ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki trong Chiến tranh thế giới thứ II. Hiroshima được công nhận là thành phố ngày 1/4/1889. Thị trưởng thành phố là Tadatoshi Akiba - nhậm chức từ 23/2/1999.

Lịch sử

Hiroshima được thành lập năm 1589, bên bờ biển của Seto Inland Sea, và trở thành trung tâm đô thị chính trong thời kỳ Minh Trị. Thành phố tọa lạc trên một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, bằng phẳng của sông Ota với 6 con kênh chia thành phố làm 6 hòn đảo nhô ra Vịnh Hiroshima. Địa hình thành phố hoàn toàn bằng phẳng. Hiroshima được Mori Motonari thành lập làm thủ phủ đô của mình. Khoảng 1/2 thế kỷ sau, sau trận chiến Sekigahara, cháu ông và lãnh đọa của Đội quân phía tây Mori Terumoto bị thất trận. Bên thắng trận Tokugawa Ieyasu tước hết mọi thái ấp của Mori Terumoto bao gồm cả Hiroshima giao Tỉnh Aki cho Địa danh (daimyo) (chư hầu ở Nhật Bản) khác đã ủng hộ ông.

Cuối cùng Asano được chỉ định là daimyo của khu vực này và Hiroshima trở thành thủ phủ của huyện Hiroshima trong thời đại Edo. Sau khi huyện bị bãi bỏ thành phố trở thành thủ phủ của tỉnh Hiroshima.


Vụ ném bom nguyên tử

Atomic Bomb Dome at the Hiroshima Peace Memorial, a remnant of the city near ground zero of its nuclear bombardment.Tiêu bản:Main article Đây là một trong hai thành phố trên thế giới đã từng bị ném bom nguyên tử. Quả bom mang tên Little Boy đã được thả xuống thành phố ngày 6 tháng 8 năm 1945, thời điểm sắp kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, bởi máy bay Enola Gay của không lực Hoa Kỳ, giết chết ngay lập tức khoảng 80.000 người và phá hủy khoảng 68% các công trình xây dựng trong thành phố. [1][2] [3] Trong các tháng tiếp theo, ước tính có 60.000 người nữa chết vì thương tích do nhiễm độc phóng xạ. [4][5] Kể từ 1945, thêm nhiều ngàn hibakusha đã chết vì bệnh tật do nhiễm phóng xạn quả bom nguyên tử gây ra.

Sau vụ tấn công nguyên tử, Hiroshima được xây dựng lại và tòa nhà còn lại gần nơi bom phát nổ nhất trở thành Genbaku Dome (原爆ドーム) hay là "Vòm bom nguyên tử", một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima. Chính quyền thành phố tiếp tục ủng hộ sự loại trừ hoàn toàn tất cả vũ khí nguyên tử.


Các phường (khu)

Aki-ku
Asakita-ku
Asaminami-ku
Higashi-ku
Minami-ku
Naka-ku
Nishi-ku
Saeki-ku



Sau chiến tranh

Các thành phố kết nghĩa
Hiroshima có nhiều thành phố kết nghĩa

Montreal, Quebec, Canada
Trùng Khánh, China
Daegu, South Korea
Hannover, Germany
Harrisburg, Pennsylvania, United States
Honolulu, Hawaii, United States
Volgograd, Russia



http://img80.imageshack.us/img80/4439/hiroshimagembakudomecf2.jpg
Sau khi bị đánh bom


http://img80.imageshack.us/img80/7853/800pxdscn0282oc6.jpg
Ngày nay

Kasumi
17-12-2006, 08:29 PM
Kawasaki


http://img100.imageshack.us/img100/1612/kawasaki2ne3.jpg

Kitakyushu


http://img100.imageshack.us/img100/8263/20020814194834smy1.jpg
Thư viện ở Kitakyushu


Kobe

http://img139.imageshack.us/img139/789/800pxportofkobe02s4100hg8.jpg

http://img187.imageshack.us/img187/2646/800pxportofkobebydaijuams3.jpg

Thành phố nhìn từ đỉnh MayaKobe (神戸市, Thần Hộ thị), là một thành phố lớn của Nhật Bản nằm trên đảo Honshu. Kobe là thủ phủ của tỉnh Hyugo và là một trong những cảng biển chính ở Nhật, cùng với Yokohama, Osaka, Nagoya, Hakata (Fukuoka) và Tokyo.

Kobe nằm ở vùng Kansai, thuộc tỉnh Hyogo phía tây Osaka. Đây là một trong những thành phố đầu tiên mở rộng thông thương với phương tây từ năm 1868. Thành phố cảng biển quốc tế này có 45.500 cư dân nước ngoài đến từ 100 quốc gia.

Kobe cũng là quê hương của món thịt bò Kobe nổi tiếng thế giới. Người dân ở đây nuôi và làm thịt gia súc theo một cách riêng để lấy được thịt ngon.


Địa lý

Nằm giữa bờ biển và dãy núi Rokko, thành phố Kobe rất dài và hẹp. Ranh giới của phần đất cảng là ngọn tháp cảng thép đỏ. Hai hòn đảo nhân tạo, Đảo Cảng và đảo Rokko, được xây dựng để mở rộng phần thành phố vốn hẹp này, Cách xa bờ biển, trung tâm thành phố Kobe là quận Motomachi và Kokashita, cả khu phố tàu Nankimachi. Ở Kobe có đường xe lửa xuyên từ đông đến tây. Ga tàu chính là ga Sannomiya, vốn là nhà ga Kobe, nằm phía tây, và nhà ga Shinkansen Shin-Kobe nằm ở phía bắc.

Dãy Rokko cao hơn Kobe 931 m: vào mùa thu, ngọn núi này nổi tiếng với sự thay đổi màu sắc của những khu rừng. Rokko cũng là nơi có sân golf đầu tiên ở Nhật Bản, được một người Anh là Arthur Groom thành lập vào năm 1903.

Kobe có những cảng biển quan trọng bậc nhất ở Nhật.

Đặc sản

Ở Kobe, nổi tiếng món thịt bò Kobe; suối nước nóng Arima; ngắm nhìn thành phố đêm từ bờ biển hoặc từ núi; thành phố cảng với một không khí đẹp kì lạ đã được truyền qua lịch sử.


Lịch sử

Có một thời gian ngắn Kobe đã từng là thủ đô của Nhật Bản, từ năm 1180 cho đến hết thời kì Heian.

Thành phố được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1889, và chính thức bổ nhiệm vào ngày 1 tháng 9 năm 1956.

Trong thời kì Thế chiến thứhai, Kobe đã bị ném bom, những trái bom từmáy bay B-29, vào ngày 17 tháng 3 năm 1945, giết chết 9000 người dân và đốt cháy cả thành phố.

Từ những áp lực liên tiếp từ phía công dân, ngày 18 tháng 3 năm 1975, Hội đồng thành phố Kobe đã phải ra nghị quyết cấm mang vũ khí hạt nhân từ cảng Kobe. Hiệu quả của nghị quyết đó là ngăn ngừa tàu chiến Hoa Kỳ chứa vũ khí hạt nhân vào cảng.

Ngày 17 tháng 1 năm 1995, một cơn động đất 7.2 độ Richter, xảy ra vào 5:46 giờ sáng gần thành phố đã làm chết 6.433 người, làm cho 300.000 người vô gia cư, phá hủy phần lớn khoa cảng và nhiều phần của thành phố. Đó là một thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của thành phố. Cơn địa chấn đã phá hủy xa lộ Hanshin, nên còn được gọi là "Cơn địa chấn dữ dội Hanshin".

Kobe đã là cảng biển bận rộn nhất Nhật Bản, nằm trong 10 cảng biển châu Á cho tới khi cơn địa chấn Hanshin xảy ra. Từ đó, cảng Nagoya đã trở thành cảng biển lớn nhất Nhật. Thứ hạng quốc tế của Kobe đã tụt xuống 29 (năm 2002). Nhưng đó cũng đã là một sự phục hồi. Cảng Kobe đã leo lên vị trí thứ 3 Nhật Bản, sau thiên tai.

Để tưởng niệm nạn nhân của cơn động đất 1995, thành phố luôn làm lễ mặc niệm vào tháng 12 hàng năm, Luminarie, lúc đó cả Tòa thị chính được trang trí với những mái vòm chiếu sáng.

Các phường
Chūō-ku (中央区)
Higashinada-ku (東灘区)
Hyōgo-ku (兵庫区)
Kita-ku (北区)
Nada-ku (灘区)
Nagata-ku (長田区)
Nishi-ku (西区)
Suma-ku (須磨区)
Tarumi-ku (垂水区)


Những trường đại học ở Kobe

Đại học côngĐại học Kobe
Đại học Hyogo
Cao đẳng y tế Kobe

Đại học tư
Đại học Konan
Đại học mỹ thuật Kobe
Đại học quốc tế Kobe
Đại học dược Kobe
Đại học Kobe Yamate



http://img271.imageshack.us/img271/1963/800pxkobeharborlandp235ox7.jpg

http://img272.imageshack.us/img272/7408/800pxkobekaiganstreet01gp3.jpg

http://img272.imageshack.us/img272/145/760pxhyogoprefecturalmuzi3.jpg

Kasumi
17-12-2006, 08:42 PM
Kyoto

http://img100.imageshack.us/img100/9982/800pxkyotoautumnvj2.jpg
Kyoto vào mùa thu

Kyoto (tiếng Nhật: 京都市; Kyōto-shi Kinh Đô thị) là một thành phố Nhật Bản, có dân số hơn 1,5 triệu người. Thành phố này trước kia là thủ đô của Nhật Bản, nay là tỉnh lỵ của tỉnh Kyoto, và là một phần chính của khu đô thị Osaka-Kobe-Kyoto.




Nagoya




http://img176.imageshack.us/img176/3764/394pxosu301fx7.jpg
Khu thương mại trung tâm Osu ở NagoyaNagoya

Nagoya (tiếng Nhật: 名古屋市 nagoya-shi - Danh Cổ Ốc thị) là thành phố lớn thứ tư (vùng đô thị lớn thứ ba) và là thành phố phồn vinh thứ ba ở Nhật Bản. Nằm ở miền duyên hải Thái Bình Dương, thuộc vùng Chubu trung tâm đảo Honshu, đây là thành phố của tỉnh Aichi.

Lịch sử

Thành phố được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1889, và vào ngày 1 tháng 9 năm 1956 chính phủ ra sắc lệnh cải tổ. Cái tên của thành phố lúc đầu được viết là 那古野 (Na Cổ Dã) hoặc 名護屋 (Danh Hộ Ốc) đều phát âm là Nagoya, và vì nó nằm ở giữa Kyoto và Tokyo nên lịch sử còn gọi là "thủ đô ở giữa" (中京 Chūkyō –Trung Kinh).


Cảnh quan

Một trong những cảnh quan nổi tiếng ở Nagoya là Thành Nagoya (名古屋城 Nagoya-jō – Danh Cổ Ốc thành) và Điện Atsuta (熱田神宮 Atsuta Jingū - Nhiệt Điền thần cung).


Thành Nagoya


http://img97.imageshack.us/img97/8481/800pxnagoyacastle01ua1.jpg
Thành Nagoya

Thành Nagoya được xây dựng vào năm 1612. Toà thành được phục hồi vào năm 1959, do đã bị phá huỷ phần lớn trong Thế chiến thứ hai, và nhiều tiện nghi hiện đại được bổ sung trong lúc phục hồi, ví dụ như thang máy. Thành Nagoya rất nổi tiếng với hai con cá kình bằng vàng (金の鯱 Kin no Shachihoko) trên mái nhà. Chúng thường được dùng làm biểu tượng cho Nagoya.


Điện Atsuta
Điện Atsuta là điện thờ nghiêm trang, tôn kính thứ nhì ở Nhật. Nó lưu giữ thanh kiếm Kusanagi (草薙神剣 Kusanagi no mitsurugi - Thảo Thế Thần kiếm), một trong 3 biểu trưng cho hoàng gia Nhật. Điện thờ tổ chức gần 70 lễ hội mỗi năm, và có rất nhiều người đến thăm viếng đền. Trong điện thờ cũng có hơn 4.400 bảo vật quốc giạ tượng trưng cho 2.000 năm lịch sử của ngôi điện thờ này.

Những điểm tham quan hiện đại có thể kể đến Tháp truyền hình Nagoya và toà tháp trung tâm của công ty đường sắt Nhật Bản ở nhà ga Nagoya.


Dân số

Năm 2003, dân số thành phố là 2.190.549 người, mật độ 6.710,21 người/km² (tổng diện tích 326,45 km²). Diện tích tổng thành quy mô đến tận tỉnh Mie và Gifu, với tổng dân số 9 triệu người, chỉ thua Osaka và Tokyo.


Giao thông


http://img132.imageshack.us/img132/2340/800pxshiyakushohp5.jpg
Lối vào ga tàu điện ngầm Shiyakusho

Nagoya có cảng hàng không quốc tế trung tâm Chubu (NGO) ở thành phố Tokoname và sân bay Nagoya nằm ở Komaki và Kasugai. Vào ngày 17 tháng 2 năm 2005, tất cả những chuyến bay thương bại đến sân bay Nagoya (trừ các chuyến bay của hãng J-Air) đã chuyển về sân bay trung tâm Chubu.

Nhà ga Nagoya là nhà ga tàu lửa trên mặt đất lớn nhất thế giới.

Hãng đường sắt Nagoya và Đường sắt điện lực Kinki Nhật bản luôn cung cấp các chuyến tàu tới các điểm vùng Tokai và Kansai. Thành phố này cũng có ga tàu điện ngầm Nagoya.


Kinh tế

Ngành công nghiệp chính của Nagoya là công nghiệp ôtô, rất nhiều công ty sản xuất ôtô của Nhật đều đặt ở Nagoya, giống như ở Mỹ các nhà sản xuất ôtô đều đặt ở Detroit. Tổng hành dinh công ty Toyota đặt ở thành phố lân cận. Tổng công ty bánh kẹo Nhật bản Marukawa cũng đặt ở Nagoya, rồi công ty đồ gốm Noritake.

Tỷ trọng các hoạt động kinh tế trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005

Dịch vụ 26%
Buôn bán sỉ và lẻ 20,2%
Sản xuất 12,3%
Hàng hải và Viễn thông 10,4%
Bất động sản 9,8%
Xây dựng 5,8%
Tài chính và bảo hiểm 5,4%
Khác 3,7%
World Expo 2005, hay Aichi Expo được tổ chức trên những khu đồi phía đông Nagoya, thuộc thành phố lân cận Nagakute và Seto. Sự kiện này diễn ra từ 25 tháng 3 đến 25 tháng 9 năm 2005.

Kasumi
17-12-2006, 08:51 PM
Osaka


http://img150.imageshack.us/img150/8268/559pxumedaskybuildingyq5.jpg
Trung tâm Osaka nhìn từ Umeda Sky Building

http://img132.imageshack.us/img132/3996/osakacastleyn8.jpg
Thành Osaka

Osaka (tiếng Nhật: 大阪市 Ōsaka-shi - Đại Phản/Đại Bản thị) là thành phố của tỉnh Osaka và là thành phố lớn thứ ba ở Nhật Bản với dân số 2,7 triệu người. Nó nằm ở vùng Kansai thuộc đảo Honshu, ngay cửa sông Yodo trên vịnh Osaka.

Osaka vốn dĩ đã là trung tâm thương mại của Nhật, và bây giờ nó vẫn là trung tâm công nghiệp và hải cảng chính, trái tim của tam giác đô thị Osaka-Kobe-Kyoto với dân số 18.644.000 người.

Lịch sử

Tòa nhà chọc trời UmedaKhu vực hiện nay gồm cả thành phố Osaka, vốn có tên gọi là Naniwa (難波 – Nan Ba, 浪華 hay 浪花 – Lãng Hoa), và hiện nay ở Osaka vẫn có một quận nội thành tên là Naniwa (浪速) và Namba (難波). Hoàng đế Kōtoku đã đặt khu vực này làm trung tâm, đặt tên là Naniwa-no-miya. Vùng này luôn luôn là đường liên kết có tính sống còn, cả trên bộ lẫn dưới biển, giữa Yamato (tỉnh Nara ngày nay), Hàn Quốc và Trung Quốc.

Những nghiên cứu lịch sử cho rằng người Yamato (người Nhật) đã đến cửa sông Yodo lần đầu vào năm 663. Naniwa được Hoàng đế Temmu thành lập năm 683, trên vùng đất mà bây giờ là quận Hōenzaka thuộc Osaka. Vào thế kỉ thứ 7 và 8, có khi Naniwa là nơi xây cung điện của một vài ông vua. Thành phố này cũng là một trong những hải cảng đầu tiên có sự giao lưu văn hoá và kinh tế với nhà Đường ở Trung Quốc.

Năm 1496, Phật tử Jodo Shinshu đã thành lập tổng hành dinh, đền Ishiyama Hongan-ji trên những cung điện hoàng gia Naniwa cũ đã bị phá huỷ. Năm 1570, Oda Nobunaga bao vây ngôi đền này. Các thầy chùa cuối cùng cũng bỏ đền đi vào năm 1580, ngôi đền đã bị Toyotomi Hideyoshi san bằng để lấy chỗ xây lâu đài của mình, lâu đài Osaka.

Không có tài liệu rõ ràng về việc cái tên Ōsaka thay thế tên Naniwa, nhưng những tài liệu viết tay cũ nhất có xuất hiện cái tên này, khoảng những năm 1496, được tìm thấy trong ngôi đền Ishiyama Hongan-ji. Lúc đó, tên này được phát âm là Ōzaka. Dần dần, âm "z" phát âm nhẹ dần, đồng thời âm "o" (ō) dài cũng phát âm ngắn đi.

Thời kì đầu Minh Trị, chính phủ lần thứ 2 thay đổi cách viết chữ Hán tên Osaka, từ chữ 坂 thành 阪 bởi vì tên trước, nếu đọc rời rạc, sẽ thành "sẽ trở về với rác rưởi" (土に返る). Điều này yêu cầu trong cách đánh vần trang trọng hiện nay, tên cũ đó phải được sử dụng rất cẩn thận.

Osaka đã là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản trong một thời gian dài, với một lượng lớn dân số là tầng lớp thương gia. Trong thời kì Giang Hộ (1603-1867), Osaka trở thành một trong những thành phố chính ở Nhật, và trở về với vai trò lịch sử của nó là một hải cảng sống quan trọng. Phát triển song song với nền văn hoá đô thị của Kyoto và Edo, Osaka cũng có những nhà sản xuất bunraku và kịch kabuki đặc trưng, và một cộng đồng nghệ thuật sống.

Chính phủ đã ra sắc lệnh cải tổ thành phố hiện đại vào ngày 1 tháng 9 năm 1956.


Những điểm thu hút

Trung tâm Osaka được chia làm 2 phần: phần phía bắc Kita (北) và phía nam Minami (南). Một quận lẻ Umeda (梅田 –Mai Điền) nằm ở Kita, với khu giải trí quanh cầu Dotonbori, Công viên tam giác và Amerikamura ("làng Mỹ") ở Minami. Minami cũng là quê hương của cây cầu Shinsaibashi (心斎橋) và quận mua sắm Ebisubashi. Quận doanh nghiệp trung tâm, bao gồm toà án và ngân hàng, nằm ở vùng Yodoyabashi và Honmachi (本町 - Bản Đinh), giữa Kita và Minami. Quận doanh nghiệp này cũng có ga tàu lửa cuối, ví dụ như ga Tennoji (天王寺駅 – Thiên Vương Tự dịch) và ga Kyobashi (京橋駅 – Kinh Kiều dịch).

Osaka cũng nổi tiếng với bunraku (nhà hát rối cổ truyền), nhà hát kịch kabuki, và manzai, một hình thức hiện đại của kịch hài đứng. Những điểm thu hút du khách còn có:


Kaiyukan

Kaiyukan (海遊館 Hải du quán) là một phòng trưng bày trong vịnh Osaka, có 35.000 loài sống dưới nước trong 14 bể lớn, cái lớn nhất trong số đó cũng là lớn nhất thế giới, chứa trong đó 5.400 tấn nước và là ngôi nhà của nhiều sinh vật biển khác nhau kể cả cá voi và cá mập.


Các điểm đáng chú ý

Quận Shinsekai và Tháp Tsutenkaku
Bảo tàng thành phố Osaka
Công viên Nakanoshima
Bảo tàng đồ sứ phương đông – thành phố Osaka
Bản tàng khoa học Osaka
Thư viện công cộng Nakanoshima
Quảng trường trung tâm Osaka
Bảo tàng đồ sứ và đồ gốm: thành lập năm 1982. Có 2.000 mảnh gốm ở đây, trong đó có cái là tài sản quốc gia. Ở đây cũng có một phòng trưng bày thiên nhiên chuyên về gốm sứ xanh ngọc Hàn Quốc.
Khu làng Hoa Kỳ (American Village)
Bảo tàng Hài kịch Kamigata và nghệ thuật biểu diễn tỉnh Osaka
Công viên Tennoji
Sở thú Tennoji
Bảo tàng nghệ thuật quốc gia, Osaka
Đền Shitenno
Công viên Sumiyoshi
Điện thờ Sumiyoshi Taisha
Trung tâm thương mại châu Á-Thái Bình Dương
Toà nhà WTC Osaka
Nơi sinh của Hiromitsu Ishida
Thị trấn Den Den
Mái vòm Osaka
Bảo tàng dân tộc học quốc gia (Minpaku)
Bảo tàng nhà nông nghiệp ở công viên Hattori Ryokuchi

Giao thông

Sân bay quốc tế Kansai là sân bay chính: nó nằm trên một hòn đảo chữ nhật nhân tạo ngoài khơi vịnh Osaka, phục vụ cho Osaka và các thành phố vệ tinh như Nara, Kobe và Kyoto. Sân bay có kết nối với trung tâm thành phố và ngoại ô.

Sân bay quốc tế Osaka ở Itami và Toyonaka vẫn là nơi đến của phần lớn các chuyến bay nội địa từ các miền khác.

Bên cạnh hệ thống đường tàu điện ngầm của thành phố Osaka, còn có mạng lưới của JR và những đường tàu tư nhân, để đi từ Osaka đến các tỉnh láng giềng. Đường tàu Keihan và Hankyu đi tới Kyoto, Hanshin và Hankyu đi tới Kobe, đường Kintetsu đi đến Nara và Nagoya, và đường Nankai để tới Wakayama.


Dân số

Năm 2005 dân số thành phố là 2.640.097 người, mật độ 11.894 người/km² (tổng diện tích 221,30 km²).

Người dân Osaka nói một thứ tiếng địa phương mà người Nhật gọi là tiếng Osaka Osaka-ben, có nhiều điều khác đi so với tiếng Nhật chuẩn, vì dụ như cách dùng hậu tố hen thay vì dùng nai cho thể phủ định.

Khoảng 118.000 cư dân nước ngoài hợp pháp ở đây. 91.500 cư dân Hàn Quốc phần lớn tập trung ở phường Ikuno, nơi đây có khu phố Hàn Quốc lớn Tsuruhashi.


Kinh tế

Trong lịch sử, Osaka là trung tâm thương mại ở Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kì trung cổ và cận đại. Ngày nay, nhiều công ty lớn đã chuyển trụ sở chính về Tokyo đặc biệt là từ cuối những năm 1990, nhưng có 1 vài công ty vẫn đặt ở Osaka.

Sau đây là một vài công ty ở Osaka.
Capcom
Daimaru
Ezaki Glico
Đường sắt Hankyu
Tàu điện Hanshin
ITOCHU
Kintetsu Corporation
Công ty điện lực Kansai
Keyence
Matsushita (Panasonic)
Tàu điện Nankai
Nissin
Nova
Osaka Gas
Resona Holdings, Inc.
Roland
Sanyo
Sharp
Suntory
Takashimaya
Công ty đường sắt tây Nhật Bản

Giáo dục

Các trường tiểu học và trung học công lập ở Osaka điều hành bởi Phòng giáo dục thành phố Osaka.

Các trường cao trung công lập được điều hành bởi Sở giáo dục tỉnh Osaka.

Thành phố Osaka có một số lượng lớn các trường đại học, nhưng do sự phát triển của các trường cao đẳng nên nhiều trường đại học đã chọn giải pháp chuyển ra ngoại thành. Osaka vẫn là trung tâm của giáo dục cấp cao ở Nhật bản, có thể so sánh với Kyoto hay Tokyo.

Đại học thành phố Osaka
Đại học kinh tế Osaka
Viện kỹ thuật Osaka
Đại học Osaka Jogakuin
Đại học Osaka Seikei
Đại học SOAI
Đại học Mỹ thuật Osaka


Văn hoá

Nhiều người cho rằng người dân ở Osaka có được hiểu biết là do những người không phải ở Osaka, đặc biệt là người Tokyo. Phần lớn người dân Osaka cảm thấy một sự chia rẽ lớn giữa họ với những người Nhật vùng Kanto, nhiều người phát cáu lên khi người Tokyo có thể đem Osaka ra làm trò cười chỉ dựa vào 1 chương trình TV kể về thành phố của họ. Một ví dụ rõ ràng của chuyện này là khi nghệ sĩ hài kịch ở Tokyo (sinh ra ở Shikoku) là Saibara Rieko, trên một chương trình truyền hình, đã cảnh báo rằng ai muốn đến Osaka thì nên biết nước máy ở đó rất dơ bẩn và không nên uống. Điều này đã tác động mạnh tới Công ty cấp nước Osaka. Họ đã mời Saibara đến Osaka để thử một show diễn: bịt mắt bà lại và đố bà có thể nhận ra nước máy ở Osaka với nước máy ở Tokyo và nước khoáng. Trò thử này được chiếu trên tivi, nhưng Công ty cấp nước Osaka đã phải thất vọng vì Saibara đã nhận ra nước ở Osaka. Tuy nhiên, một lời xin lỗi được đưa ra và Saibara nói rằng nước ở Osaka cũng không tệ lắm.

Osaka nổi tiếng với đồ ăn, có một câu dân gian nói là "bạn muốn thấy Kimono thì đến Kyoto, còn muốn ăn thì hãy đến Osaka" (京の着倒れ、大阪の食い倒れ).

Ấm thực vùng Osaka bao gồm okonomiyaki (bánh cake chiên), takoyaki (bánh bao bạch tuộc), udon (một loại mì), món sushi địa phương và những thức ăn Nhật bản truyền thống khác. Người ta nói có nguyên một ngành công nghiệp phục vụ ẩm thực ở Osaka, có cả những món ăn trên trung bình, được phục vụ nhanh mà rẻ.

Là một thành phố lớn, thành phố công nghiệp, người Osaka luôn nghĩ lúc nào cũng là giờ làm việc. Một người Osaka điển hình không bao giờ chờ đúng đèn giao thông để qua đường nếu ở đó không nhiều xe cộ. Họ cũng là những người đi bộ nhanh nhất Nhật Bản - tốc độ trung bình 1,6 m/s (hơn cả người Tokyo cũng đi nhanh nhưng với vận tốc 1,56 m/s).


Các thành phố kết nghĩa, các thành phố hữu nghị và hợp tác

Osaka có 8 thành phố kết nghĩa

Chicago, Hoa Kỳ
Hamburg, Đức
San Francisco, United States
São Paulo, Brazil
Thượng Hải, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Melbourne, Australia
Milan, Italy
Saint Petersburg, Liên bang Nga

Kasumi
17-12-2006, 08:52 PM
Những nơi nên đi ở Osaka
(thongtinnhatban.net)

大阪城公園
http://www.museum.or.jp/osakajo/

Universal studio Japan
http://www.usj.co.jp/

大阪水族館
http://www.kaiyukan.com/index.html

Còn đi mua sắm thì lên UMEDA hay NAMBA (chỉ cách khách sạn của bạn ở khỏang 10-15 phút tàu điện)
http://www.usj.co.jp/e_top.html

Đây là nơi mua máy tính và projector. Đi khỏang 20-30 phút từ khách sạn của bạn
http://www.thongtinnhatban.net/fr/t4395.html
Ngoài ra ở umeda có cửa hàng sofmap cũng bán máy cũ.

Kasumi
17-12-2006, 08:58 PM
Saitama


http://img135.imageshack.us/img135/4804/saitamawq3.jpg



Sakai


http://img135.imageshack.us/img135/2250/00034002wf4.jpg
Công viên Daisen



Sapporo


http://img241.imageshack.us/img241/2544/moiwayama200519ym2.jpg
Mùa đông trên đỉnh Moiwa

Sapporo (札幌市, Trát Hoảng thị) là thành phố có dân số lớn thứ năm ở Nhật Bản, và lớn thứ ba về diện tích. Sapporo là thủ phủ của tỉnh Hokkaido.

Mọi người biết đến Sapporo là chủ nhà của Thế vận hội mùa đông 1972, Lễ hội Tuyết thường niên, yuki matsuri, đã thu hút 2 triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Đây cũng là đại bản doanh của nhà máy bia Sapporo.


Lịch sử

Từ xưa, vùng đất Sapporo là nhà của cộng đồng dân tộc [[ngườ Ainu}Ainu]]. Năm 1866, cuối thời kì Giang Hộ, bắt đầu xây dựng một con kênh đào từ Aomori qua vùng đất này, và những người đi khai hoang bắt đầu lập nên khu làng Sapporo. Cái tên này được lấy từ tiếng Ainu, và có thể hiểu là "con sông lớn chảy qua đồng bằng".

Năm 1868 (năm được coi là ra đời Sapporo), chính phủ Minh Trị thiết lập quyền hành ở Hokkaido, thời điểm mà các cảng biển ở Hakodate nằm trong khu vực bất lợi cho phát triển và quân sự. Cuối cùng, một thủ phủ mới, nằm trên đồng bằng Ishikari, được thiết lập. Đó chính là Sapporo.

Từ 1870 đến 1871, Kiyotaka Kuroda, phó chủ tịch Hội đồng phát triển Hokkaido, đã mở rộng qua hệ với chính phủ Hoa Kỳ. Thành phố được xây dựng theo phong cách Mỹ, từ đường phố đến những khu nhà ở.


Dân số

Thành phố có 10 phường:

Atsubetsu-ku (厚別区)
Chuo-ku (中央区 - Trung ương khu)
Higashi-ku (東区- Xa khu)
Kita-ku (北区- Bắc khu)
Kiyota-ku (清田区 - Thanh khu)
Minami-ku (南区 - Nam khu)
Nishi-ku (西区 - Tây khu)
Shiroishi-ku (白石区 - Bạch Thạch khu)
Teine-ku (手稲区 - Thủ chủng khu)
Toyohira-ku (豊平区)
Năm 2005 thành phố có 1.882.424 người, mật độ 1668 người/km² (tổng diện tích 1.121,12 km²).


Thể thao

Năm 1972, Sapporo tổ chức Thế vận hội mùa đông. Nhiều công trình được xây dựng phục vụ Thế vận hội vẫn còn được sử dụng.

Năm 2006 Saporo sẽ tổ chức một số trận của Giải Vô địch Bóng rổ thế giới 2006.

Năm 2007, Sapporo sẽ là chủ nhà của Giải vô địch trượt tuyết thế giới FIS Nordic.

Kasumi
17-12-2006, 09:06 PM
Sendai


http://img318.imageshack.us/img318/8544/sendaicitysymbolpf1.png
Biểu tượng của thành phố

Sendai (仙台市, Tiên Đài thị) là thủ phủ của tỉnh Miyagi (thuộc vùng Tohoku) của Nhật Bản.


Lịch sử

Mặc dù Sendai đã có người sinh sống từ cách đây 20.000 năm, nhưng lịch sử của thành phố Sendai thì mới bắt đầu từ năm 1600.

Lãnh chúa Masamune không hài lòng về phần lãnh địa và thành trì Iwadeyama trước đó của ông ta. Iwadeyama nằm ở phía bắc vùng đất của ông và từ đó rất khó khăn để đến Edo (Tokyo hiện nay). Trong khi đó, Sendai là một địa điểm lý tưởng, toạ lạc ngay trung tâm vùng đất mà Masamune mới giành được, nằm trên con đường chính đến Edo, và còn gần biển nữa. Tokugawa Ieyasu đã cho phép Masamune xây dựng thành quách ở Aobayama, Sendai sau trận thắng Sekigahara. Vào thời điểm đó, chữ Sendai được viết là "thiên đại" 千代, vì ở Aobayama có một ngôi đền với 1000 bức tượng Phật (千体 sentai – thiên thể). Masamune đã đổi cách viết chữ Hán của thành phố thành "Tiên Đài" (仙台). Masamune xây dựng thành Sendai vào tháng 12 năm 1600 và bắt tay xây dựng Sendai thành một thị trấn vào năm 1601. Những đồ án của ông ngày đó đã tạo cơ sở cho hệ thống đường sá ở trung tâm thành phố ngày nay.

Sendai được hợp nhất thành thành phố vào ngày 1 tháng 4 năm 1889, là kết quả của sự loại trừ hệ thống chữ Hán. Vào thời điểm hợp nhất, diện tích thành phố là 17,45 km² và dân số là 86.000 người. Tuy nhiên, thành phố lại qua tiếp bảy lần sáp nhập nữa, từ 1928 tới 1988. Thành phố như bây giờ bắt đầu từ tháng 4 năm 1989. Năm 1999, dân số thành phố đã vượt quá 1 triệu người.

Sendai bắt đầu được biết tới như một thành phố của cây cối (杜の都 Mori no Miyako) từ trước Thế chiến thứ hai. Đó là vì các lãnh chúa của Sendai đã khuyến khích dân trồng cây cối trong sân nhà. Kết quả là mọi ngôi nhà, ngôi đền và điện thờ ở trung tâm thành phố đều có những khu rừng gia đình (屋敷林 yashikirin - ốc phu lâm), được sử dụng như nguồn cung cấp gỗ và những nguyên liệu hàng ngày. Những cuộc oanh tạc trong Thế chiến thứhai đã phá huỷ gần hết mọi cây cỏ, và một số lượng lớn nữa bị tiêu hao cho công cuộc phát triển phục hồi đất nước sau chiến tranh. Sendai vẫn được biết đến như "Thành phố của Cây cối", vì một cố gắng rất to lớn nhằm phục hồi lại cây xanh trong thành phố.


Địa lý


http://img223.imageshack.us/img223/4331/hirosegawariverbw8.jpg
Sông Hirose nhìn từ cầu Otayama

Sendai nằm ở vị trí 38°16'05" Bắc, 140°52'11" Đông. Diện tích thành phố là 788,09 km², chạy dài từ Thái Bình Dương đến núi Ou, vốn là những ranh giới đông tay của tỉnh Miyagi. Kết quả là làm cho địa lí của thành phố này thực sự đa dạng. Đồng bằng ở phía đông, vùng đi ở giữa và núi ở phía tây thành phố. Điểm cao nhất của thành phố là Đỉnh Funagata, cao 1.500 m so với mặt biển.

Sông Hirose có 45 km chảy qua Sendai. Dòng sông này được coi là biểu tượng của thành phố Sendai, đặc biệt là khi nó xuất hiện trong bài hát Aobajō Koiuta (青葉城恋唄; Thanh Diệp Thành Luyến Bái hay "Tình ca thành Aoba"). Thành Sendai được xây dựng sát con sông, mục đích là sử dụng sông như một đường hào tự nhiên. Con sông này thường xuyên có lũ lụt đến tận thập niên 1950, khi những con đê và [[đập] nước được xây dựng từ năm 1960 đến 1970 đã làm lũ lụt giảm đi rất nhiều. Con sông bây giờ nổi tiếng với nước sạch và cảnh đẹp tự nhiên, đã từng được Bộ Môi trường Nhật Bản bầu là một trong 100 con sông nổi tiếng nhất nước Nhật.

Những ngọn núi ở Sendai là núi lửa ngừng hoạt động, già hơn nhiều ngọn núi lửa nổi tiếng như Zao và Narugo ở thành phố bên cạnh. Tuy nhiên, nhiều suối nước nóng được tìm thấy ở đây.


Khí hậu

Sendai có khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 12,1°C và lượng mưa trung bình 1.241.8 mm/năm. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 36,8°C, và thấp nhất là -11,7°C. Một năm trung bình có khoảng 16,8 ngày thành phố có nhiệt độ cao trên 30°C và chỉ 2,2 ngày mà nhiệt độ dưới 0°C, một sự cách biệt nhỏ so với phần lớn các thành phố khác trên đất Nhật. Thành phố hiếm khi gặp bão, và trung bình mỗi năm chỉ có 6 ngày có tuyết dày hơn 10 cm. Mùa mưa ở Sendai thường bắt đầu vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, trễ hơn so vớI các nơi khác ở Nhật.


Dân cư

Năm 2003, thành phố đã đạt dân số 1.020.676 người với mật độ 1302,65 người/km² (tổng diện tích 788.09 km²). Hầu hết mọi cư dân thành phố sống trong vùng đô thị nơi gần các ga xe lửa và xe điện ngầm. Cuộc điều tra dân số quốc gia năm 2000 đã cho thấy 88,5% dân số thành phố này (892.252 người) sống trong một diện tích 129.69 km² (bằng 16,6% tổng diện tích thành phố). Mật độ dân ở khu vực này là 6.879,9 người/km², gấp 5 lần mật độ dân số thành phố (lúc đó là 1.286,6 người/km²). Có khoảng 10.000 người ở Sendai không phải là công dân Nhật.

Sendai có 440.759 hộ gia đình năm 2004. Một gia đình, trung bình có khoảng 2,33 thành viên. Các hộ gia đình đã trở nên nhỏ bé hơn các năm trước, do các hộ chỉ có 1 thành viên, hoặc 1 đứa con. Tuổi trung bình của Sendai là 38,4, một trong những thành phố trẻ nhất của Nhật.


Đặc sản

Sendai là nơi phát sinh của một vài loại đồ ăn, gồm cả gyutan (牛タン, lưỡi bò), hiyashi chuka (mì nguội Trung Hoa) và robatayaki (thịt heo nướng theo phong cách Nhật). Tuy nhiên, sau đó robatayaki đã được mang đến Kushiro, nơi đã phát triển và làm cho món ăn trở nên nổi tiếng. Do đó, nhiều người đã tin rằng Kushiro là nguồn gốc của món robatayaki này. Zundamochi (ずんだ餅) và sasakamaboko (笹かまぼこ, kamaboko hình dạng giống như lá tre) cũng được coi là đặc sản của Sendai. Sendai cũng nổi tiếng vớI những món sashimi, sushi và sake. Đó là do Sendai rất gần vài cảng cá chính (như Kesennuma, Ishinomaki và Shiogama) và cũng vì tỉnh Miyagi là một nơi trồng nhiều gạo. Mặc dù, đôi lúc Sendai được cho là nguồn gốc của món "sushi băng tải" (conveyor belt sushi), nhưng nguồn gốc thực sự của nó là ở Osaka. Tuy nhiên, cửa hàng sushi băng tải đầu tiên ở phía đông Nhật bản đã được mở ở Sendai.

Rất nhiều đồ thủ công ở Sendai có nguồn gốc từ dưới thời kì lệ thuộc trong thời kì Giang hộ. Ví dụ, Sendai Hira, một loại vải lụa được dệt bằng tay, đồ gốm Tsutsumiyaki và giấy viết Yanagiu Washi.


Giáo dục

Đôi khi Sendai được gọi là "Thành phố Học viện" (学都 - học đô) vì thành phố này có rất nhiều trường đại học so với dân số của nó. Đại học Tohoku là đại học nổi tiếng nhất ở đây. Đại học này là một trong 7 trường đại học thượng hạng ở Nhật Bản và từng được xếp hạng trong những trường đại học kỷ luật và đòi hỏi nhạy bén nhất châu Á năm 1999 bởI Asiaweek.

Kasumi
17-12-2006, 09:18 PM
Shizuoka

http://img150.imageshack.us/img150/1205/shizoukahg0.jpg



Yokohama


http://img224.imageshack.us/img224/8704/06ul5.jpg

Yokohama (Tiếng Nhật:横浜市; -shi) âm Hán-Việt: Hoành Tân Thị là thủ phủ tỉnh Kanagawa của Nhật Bản. Yokohama là thành phố hợp nhất có dân số đông nhất Nhật Bản. Nơi đây cũng là cảng biển lớn nhất Nhật Bản, là một trung tâm thương mại của Vùng Đô thị Đại Tokyo.


Lịch sử

Yokohama là một làng chài nhỏ cho đến cuối thời đại Phong kiến Edo, thời kỳ Nhật Bản còn bế quan tỏa cảng không giao dịch với phương Tây. Trong giai đoạn 1853-1854 khi Commodore Matthew Perry đến phía Nam Nhật Bản với một hạm đội tàu chiến của Hoa Kỳ yêu cầu Nhật Bản mở cửa nhiều thương cảng, khiến cho chế độ tướng quân (shogun) phải chấp thuận năm 1853. Theo thỏa thuận, một trong những cảng mở cửa cho tàu buôn nước ngoài là cảng gần thành phố nhỏ nhộn nhịp Kanagawa-juku (bây giờ là Khu Kanagawa) ở Tokaido, một tuyến đường cao tốc chiến lược nối Edo với Kyoto và Osaka. Tuy nhiên, do Tokugawa quá gần Tokaido, do đó, cảng được xây dựng ở làng chài Yokohama. Cảng Yokohama được mở ngày 2/6/1859.


Trận chung kết World Cup 2002 được tổ chức tại Sân vận động "the International Stadium Yokohama".

Tòa nhà cao nhất: Yokohama Landmark Tower cao 65 tầng


http://img247.imageshack.us/img247/1319/untitledmg8.png

Yokohama có 18 quận (ku):

Aoba-ku (青葉区)
Asahi-ku (旭区)
Hodogaya-ku (保土ヶ谷区)
Isogo-ku (磯子区)
Izumi-ku (泉区)
Kanagawa-ku (神奈川区)
Kanazawa-ku (金沢区)
Kohoku-ku (港北区)
Konan-ku (港南区)
Midori-ku (緑区)
Minami-ku (南区)
Naka-ku (中区)
Nishi-ku (西区)
Sakae-ku (栄区)
Seya-ku (瀬谷区)
Totsuka-ku (戸塚区)
Tsurumi-ku (鶴見区)
Tsuzuki-ku (都筑区)

Credit all: http://vi.wikipedia.org/

Noodllez
17-12-2006, 10:21 PM
Thành phố nào cũng đẹp. Sapporo mùa đông nhìn tuyệt quá! Ước j dc sang Sapporo vào mùa này!!:adore:

Bé SORA
18-12-2006, 12:14 AM
Thích cảnh của Kyoto và Osaka. Tòa thành của Osaka nhìn rực rỡ quá!

kyakaze
18-12-2006, 01:28 AM
Ư Stone giống kei ghê , Kyoto và osaka là 2 nơi có nhìu cảnh đẹp nhứt rồi .

Yokohama có cái sân bay trên biển đó - niềm tự hào của yokohama .

takahashi
05-11-2009, 04:11 PM
mình thích nhất là đi kyoto và hiroshima + tokyo :be_eaten::be_eaten::be_eaten:

ktd_jp
09-11-2009, 09:56 AM
mình thích nagoya

mr.children_kun
23-06-2011, 11:46 PM
thực ra theo mình dịch từ wiki ra thì "ku" (ward) tương đương với quận ở VN chứ ko phải phường. Bởi vì nếu bạn đọc kỹ hơn thì họ cũng dùng "gun" (district) để chi đơn vị dưới "ward". Chẳng qua là cách dịch của người Nhật với VN mình là ngược nhau thôi :-j