PDA

View Full Version : Người Nhật ăn Tết



Taichi
04-11-2005, 09:15 AM
Người Nhật ăn Tết


Từ thời vua Minh Trị (Thế kỷ 19), nước Nhật Bản chủ trương Âu hóa đời sống trong cả nước. Tại các thành phố người dân ăn Tết dương lịch là chủ yếu, trong khi tại các vùng quê, một số nơi vẫn ăn Tết theo âm lịch.

Người Nhật có tập quán lâu đời trong dịp tết dương lịch đó là trao đổi quà tặng. Thời nay tục lễ này được thông dụng hơn trước do không ít người muốn nhân cơ hội này tranh thủ cảm tình của cấp trên hay bè bạn đặc biệt là bạn gái. Dịp cuối năm, vào lễ Nô-en trở đi, các cửa hàng phải lấy thêm người phục vụ bán hàng nhằm đáp ứng nhu cầu các "thượng đế", những khách hàng thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Đồng thời người ta còn gửi thư, bưu thiếp chúc mừng năm mới cho người thân ở trong và ngoài nước. Theo phong tục cổ truyền, vẫn còn nhiều người ăn bánh mì làm bằng kiều mạch vào đêm giao thừa. Đúng lúc giao thừa tại các ngôi đền trong cả nước đều nổi 108 tiếng chuông. Rất đông người xuất hành vào giờ này để đến đền, đài..., cầu mong phúc lộc cho năm mới.

BioShock
09-11-2005, 06:50 PM
Những ngày đầu năm ở Nhật Bản, các món không thể thiếu trong mỗi bữa ăn đó là các sản phẩm được chế biến từ đậu đen, cá và các loại hải sản khác nhau.

Theo quan niệm của người Nhật Bản, cá gần gũi với cuộc sống của con người và loại này cũng rất thông minh. Vì vậy, khi ăn các loại động vật trên sẽ làm cho con người năng động hơn, tâm trí sẽ sáng suốt trong công ăn việc làm. Ngoài các món trên, trong ngày Tết ở Nhật Bản còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Món nước sốt nổi tiếng ở nước này có tên làozoni. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.

Người dân Nhật Bản thường tâm niệm rằng, các sản phẩm được làm từ gạo là món ăn gốc để làm nên cội nguồn thành đạt ở mỗi con người. Các loại bánh được làm từ gạo thường có tên là omochi.

Tất cả những món ăn trong năm mới thường được bảo quản trong những chiếc hộp quét sơn đỏ. Hộp gói thức ăn càng đẹp bao nhiêu thì niềm hy vọng bội thu trong năm mới càng lớn bấy nhiêu. Trước khi ăn, người Nhật Bản thường hay cầu nguyện bên cạnh những hình nộm bằng rơm để hy vọng rằng, sẽ đuổi được những ám ảnh của linh hồn ma quỷ trong chuyện làm ăn.


--------------------

Thêm thông tin đây ^^. Có vẻ tết ở Nhật rất vui đấy...

Taichi
09-11-2005, 07:16 PM
à,taichi nghe đến tên món mứt Zoni rồi.Trong truyện Doraemon.

BioShock
09-11-2005, 07:34 PM
tập nào vậy sao tui wên rùi ?? Tui chỉ nhớ đậu trừ tà thôi ^^

Golden Bear
10-11-2005, 03:34 AM
uhm, có thấy cái vụ gửi quà năm mới trong một lớp lịch sử nước Nhật mà GB học. Họ bảo đảm sẽ gửi quà đến đúng ngày 01/01, đúng là khá. Ở VN, 01/01 âm lịch có ma mà đi giao quà ^_^

Taichi
10-11-2005, 07:01 PM
tập nào vậy sao tui wên rùi ?? Tui chỉ nhớ đậu trừ tà thôi ^^
tên truyện là "ăn tết 1 mình".

BioShock
11-11-2005, 12:09 PM
vậy hả ??? vậy mà ko nhớ nữa...
Hình như lúc tết, mỗi gia đình Nhật Bản phải cử đại diện, thay mặt cho cái ác, cái xui trong gia đình, bị ném đậu (đỏ?) và sau đó luộc đậu đó mà ăn ^^

Còn lễ khiêng kiệu thần, thanh niên (nam lẫn nữ?) rước kiệu về thờ, có những ng` đi theo đàng rước kiệu, nếu thấy ai mệt thì vô thay, trang phục phải giống nhau nữa ^^

Taichi
11-11-2005, 07:16 PM
vậy hả ??? vậy mà ko nhớ nữa...
Hình như lúc tết, mỗi gia đình Nhật Bản phải cử đại diện, thay mặt cho cái ác, cái xui trong gia đình, bị ném đậu (đỏ?) và sau đó luộc đậu đó mà ăn ^^

Còn lễ khiêng kiệu thần, thanh niên (nam lẫn nữ?) rước kiệu về thờ, có những ng` đi theo đàng rước kiệu, nếu thấy ai mệt thì vô thay, trang phục phải giống nhau nữa ^^
hic hic,làm nhớ truyện "Asari tinh nghịch"!!nhỏ đó zui dễ sợ,coi truyện là cười sặc luôn!!

BioShock
11-11-2005, 07:20 PM
ừ, đúng gòi !! Nhất là tập 3 má con tranh nghe điện thọai á !! Asari siu cute lun ^^
Í, nói chiện kỉu này hình như gọai là câu bài á !!!

ZenG
01-02-2007, 05:43 PM
Như chúng ta đã buết, người Nhật dùng lịch theo Trung Quốc nhưng lại đón tết vào đầu năm Dương lịch. Họ thường vào những ngôi đền hay lên Fuji san để cầu nguyện.
Ở nhà, người Nhật thuờng cắm hai cành thông và buộc chúng chung với những cành mai, trúc. Tại then cửa, họ thương buộc vào đó hai đụm rơm. Ngay giữa cửai lại buộc vào 1 trái cam hay trái quýt. Khắp nhà họ dùng bùa đỏ và vàng để dán lên, làm như thế họ tin rằng những loại yêu ma, tà ác sẽ không thể vào nhà của họ. Trời gần sáng gia đình của ngồi xum họp bên nhau để cầu nguyện cho may mắn và sáng lạn như mặt trời. Sau đó, họ hướng về phía đông lấy rược Sake ra uống 1 hớp để ngừa tà khí:gem34:

lynkloo
07-01-2012, 10:10 PM
NGƯỜI NHẬT ĂN TẾT TÂY

Trung Quốc,Hàn Quốc, Viêt Nam vẫn coi Tết âm lịch là trọng, còn Nhật Bản không giống như các nước Á đông, họ tổ chức đón năm mới theo dương lịch, từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873.

Đã mấy thế kỷ nay, nhiều nước châu Á chúng ta tồn tại song hành 2 loại lịch, Dương lịch và âm lịch, thực ra âm lịch ngày nay đã được điều chỉnh cho phù hợp với vòng quay mặt trời nên phải nói là âm dương lịch mới đúng.
Cùng với thay đổi thể chế chính trị, người Nhật đã thay đổi ngay cả Lịch pháp để phục vụ cho con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng những gì đã diễn ra trong suốt gần 140 năm qua cho thấy: người Nhật ăn Tết Tây mà vẫn rất NHẬT. .


Thiêng liêng 108 tiếng chuông giao thừa

Phong tục ngày Tết ở Nhật dù hiện đại thì ta vẫn thấy nhiều điểm khá tương đồng với Tết Việt đầu năm âm lịch.

Có lẽ lớp trẻ ở ta bây giờ ít có dịp thấy cây NÊU ngày tết, hầu như nhiều nơi thay cây Nêu bằng tre tươi còn chùm lá bằng cột cờ, nhưng ngày xưa thì Tết bắt đầu từ lúc dựng nêu và kết thúc từ lúc hạ nêu (thường mồng bảy tháng giêng ). Ở Nhật cũng vậy, từ mấy ngày trước Tết đã dựng “Nêu” bằng Cây thông vì Cây thông luôn luôn xanh biểu hiện cho sự vĩnh hằng, và cả cây trúc tượng trưng cho tiết tháo trung thực, ngay thẳng.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/3_ab887.jpg
Cây tùng, thông biểu thị cho sự xanh tươi.

Ta kêu bận như việc ngày ba mươi tết, nhưng Nhật Bản theo dương lịch thì ngày 31/12 với tên gọi là Omisoka, ngày cuối cùng trong năm ai cũng cố dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ với niềm tin tống cựu nghinh tân, loại trừ những khó khăn vấp váp năm cũ để đón chào năm mới trong sạch đẹp, tốt lành.

Sau bữa tiệc sum họp gia đình cuối năm tối 31, vào lúc giao thừa nhiều người lên chùa đón năm mới.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/4_c7239.jpg
Đền Minh Trị nổi tiếng ở Trung tâm Tokyo.

Vào giờ giao thừa, 108 tiếng chuông ngân vang báo hiêu giờ phút thiêng liêng đến với từng người, từng gia đình….

Ngày nay, nhiều gia đình thường lên đền Shinto, chùa Phật từ sáng mồng 1 cho đến Mồng 3 Tết.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/5_79bcc.jpg
Pho tượng đồng lớn nhất nước Nhật.

Từ tối Omisoka (31/12) cho đến ngày Gantan (1/1), hầu hết người Nhật đều mặc những bộ đồ lịch sự nhất, đẹp nhất, đặc biệt phụ nữ rất duyên dáng trong những bộ kimono truyền thống khi ra đường.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/2_b3092.jpg
Mặc Kimono trong ngày tết.

Đền, chùa ở đâu cũng có cách bố trí khá giống nhau, trước khi vào Lế phải rửa tay, súc miêng, trước chính điện thường có “hòm công đức” để khách thập phương “nạp lễ” bằng hình thức tung đồng tiền kim loại vào thùng.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/6_1900f.jpg
Rửa tay súc miệng trước khi vào lễ.

Tại Tokyo, có rất nhiều đền, chùa nhưng đền Meiji thờ Thiên hoàng Meiji (Minh Trị) ở quận Harajuku, chùa Asakusa ở quận Mitano…là những di tích văn hoá lịch sử, danh lam thắng cảnh mà ai đã từng đến Tokyo cũng đều không thể bỏ qua.

Lên chùa xin quẻ đầu năm


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/1_caff8.jpg
Học sinh đi lễ chùa.

Thường thì các đền, chùa đều có các gian hàng bán các quẻ bói tương lai, những lá bùa phù hộ mẹ tròn con vuông, an toàn giao thông, làm ăn phát tài.. và thẻ cầu nguyện thi đậu, tình duyên, Mua quẻ rồi mở xem, nếu kết quả tốt, họ sẽ mang về nhà. Nếu ai có kết quả xấu, thì sẽ buộc lên các cành cây, hay các dàn gỗ trong điện. Sau dịp tết, các đền jinza sẽ làm một lễ lớn để cầu nguyện, giải trừ các kết quả xấu cho những người này.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/japanest/9_44c71.jpg
Các bậc cha mẹ ở Nhật cho con lên chùa từ nhỏ.

Ở đền, chùa còn có các thẻ mong ước “ofuda” :người hành hương viết điều mình mong ước treo lên . Sau tết, đền jinza sẽ làm lễ cầu nguyện cho các điều mong ước thành hiện thực.

Ai gặp năm tuổi thì treo các bình bầu khô lên.

Otoshidama – Lì xì

Ở ta và Trung Quốc, có tục lì xì , thì ở Nhật Bản phong tục này gọi là “otoshidama”, nhưng họ không dùng “hồng bao” mà phổ biến là dùng phong bì màu trắng có in hoa văn hoặc là các hình trang trí ngộ nghĩnh. Trẻ em thường được nhận cho hết tuổi trung học.

Đón đợi Thiên hoàng chúc mừng năm mới

Có một nét rất riêng ở Nhật trong ngày đầu năm đó là có rất nhiều người Nhật từ khắp mọi miền đất nước vào đúng sáng ngày mùng 1 tháng Giêng nô nức kéo nhau về đón đợi trước tiền sảnh của Hoàng cung ở Tokyo để mong được thấy tận mắt và trực tiếp nghe tận tai những lời chỉ bảo, chúc mừng năm mới của Thiên hoàng.

Tất cả mọi người đều coi đó là điều may mắn, hạnh phúc .

Trong những ngày đầu xuân người Nhật cũng tổ chức những trò chơi dân gian và tuy gọi là ba ngày Tết, nhưng không khí vui xuân thường kéo đến “rằm” tháng giêng. Mặc dù người Nhật không sử dung âm lịch nên không phải là rằm “ nguyên tiêu” nhưng ngày 15 tháng giêng dương lịch trở thành một ngày lễ lớn , đó là LỄ THÀNH NHÂN, ngày lễ đánh dấu sự trưởng thành của thanh niên nam, nữ vào tuổi 20. Tuổi xuân giữa ngày xuân thật đẹp.


Theo Dân Trí