PDA

View Full Version : [Truyện cổ tích] Ông già đốn trúc - Taketori Monogatari



Kasumi
11-02-2007, 10:44 PM
Chuyện bắt nguồn từ 900 năm trước, kể chuyện một công chúa xinh đẹp từ cung trăng xuống trần giới nhưng duới hình dạng của một đứa trẻ. Có một bác thợ đốn tre (trúc) (taketori) nghèo đã phát hiện ra nàng công chúa bé xíu (Nayotakeno Kaguya-hime nàng vốn là người trên cung trăng bị đọa xuống thế gian) giữa thân tre khi bác chẻ tre và phát hiện có 1 cây tre có khúc tre phát sáng và đem về nhà mình nuôi lớn. Cũng giống như một cây măng, nàng chỉ cao chưa đầy một tấc lúc được người đốn tre phát hiện và nàng đã cao lớn nhanh chóng chỉ trong vòng ba tháng. Công chúa lớn lên thành một cô gái xinh đẹp nên có rất nhiều người đến cầu hôn.
Thế nhưng cô lại khước từ tất thảy. Năm người đến cầu hôn không thực hiện được những thách đố của nàng, có người phải bỏ mạng. Năm thách thức đó là phải tìm cho được bình bát bằng đá của Đức Phật, cành cây trên ngọn núi Bồng Lai, chiếc áo bằng lông con chuột lửa, hòn ngọc đeo ở cổ rồng và ốc xà cừ trong tổ yến. Có 1 đức vua dùng vũ lực bó buộc nàng thì nàng biến mất. Rồi đến tiết trung thu, Kaguya -hime theo sứ giả Cung Trăng đến đón và bay về trời mặc cho đức vua đã cho hai nghìn lính bủa vây để truy cản. Chiếc xe đưa nàng về mặt trăng , mang theo nỗi buồn mênh mang ....

-------------------------------------


Taketori Monogatari (Trúc Thủ Vật Ngữ) :

Về « Truyện ông già đốn trúc » (Taketori Monogatari) còn được gọi là « Truyện cô tiên Kaguya » không rõ ai là tác giả (có thuyết cho là Mimurodo Inbe (Ngự Thất Hộ Trai Bộ), một viên quan coi việc tế tự thời Taika Kaishin ) và ra đời lúc nào , nhưng có thể truyện nầy đã được viết cuối thế kỷ thứ 9 bởi một ông quan hay tăng nhân giỏi chữ Hán cỡ các ông Kino Haseo, Sôshô Henjô, Minamotono Tôru hay Minamotono Shitagô vì trong ngữ vựng, cách đọc, văn phạm đều có dấu vết của văn hóa đại lục.Ví dụ như việc truyện này tuy sử dụng văn tự hiragana, dùng nhiều hình thức tu từ của waka như kakekotoba và engo, lại nhắc đến việc thưởng trăng rằm tháng tám, một tập tục chỉ bắt đầu ở Trung Quốc đời Đường vào khoảng niên hiệu Trinh Quán (859-876). Người ta còn phỏng đoán nó được viết trước năm 905 vì nội dung có nhắc thời điểm truyện ra đời là lúc núi Fuji đang phun lửa, trong khi các tài liệu lịch sử cho biết năm Enki ngũ niên (905), núi đã ngưng phun.

Chương E-awase « Cuộc thi xếp tranh » trong Truyện Genji có chỗ đánh giá Taketori là « thủy tổ của thể văn truyện kể » mà nhiều người xem là hình thức sơ khai của tiểu thuyết.

Truyện Taketori đã sử dụng khéo léo mô-típ những truyền thuyết có trước đó như truyền thuyết về con thiên nga hóa thành người con gái, từ khước lời cầu hôn của chàng trai để trở về trời (Bạch Điểu Xử Nữ Thuyết Thoại, Hakhuchô Shojo Setsuwa) mà truyện Hagoromo (Vũ Y, con hạc nhổ lông dệt áo nuôi chồng) là một biến thể, hay mô-típ người con trai (truyện của Ôkuninushi-no-Mikoto, Đại Quốc Chủ, Mệnh) thực hiện những đòi hỏi khó khăn của cha người con gái khi muốn kết hôn với nàng. Trong khi kể đến lớp các vị công tử đến cầu hôn, tác giả cũng đưa ra một số nhận xét dí dõm, châm biếm về tướng mạo cũng như tính tình lừa lọc, ngạo mạn hay dốt nát của các chàng trai ấy. Ngay cả đức vua cũng không hơn gì. Khi ngỏ lời cầu hôn, ngài mua chuộc lão tiều bằng một chức quan nhưng nàng Kaguya-hime vẫn tỏ ra dửng dưng. Truyện tuy kết cấu trên truyền thuyết cổ xưa phi hiện thực nhưng đã vẻ được một cách sinh động thế giới con người thời ấy (và có thể với dụng ý phê phán). Và đó chính là đặc điểm của thể loại văn học monogatari vậy.
Nội dung miêu tả một cách lãng mạn về cái vô nghĩa của những toan tính trần gian khi con người muốn giữ cho mình cái đẹp vĩnh viễn là điều không thể đạt được. Tuy nhiên, truyện còn kể cảnh biệt ly sướt mướt giữa lão già và cô gái. Nó cho ta thấy cõi trời là cõi vô tình, chỉ có con người mới có tình cảm. Cô tiên Kaguya chỉ có tình cha con khi mang tấm lòng trần. Như thế, tác giả đã nhấn mạnh đến cái cao đẹp của tình người.

Về hình thức, truyện được viết bằng chữ Hán đọc lối âm Nhật (kun-yomi), theo thể hồi tưởng, tạo được không khí một câu truyện kể. Dung hợp được tính hư cấu và tính hiện thực của các hình thức cổ tích, nói lên được bản tính con người, Taketori xứng đáng được xem là điểm khởi hành của văn học truyện kể. Gần đây có nhà nghiên cứu cho biết truyện cổ « Ban Trúc Cô Nương » (Cô gái trong cây trúc có đốm) của Tây Tạng có nhiều chỗ tương tự với Taketori và nhấn mạnh đến mối liên quan về nguồn gốc đại lục của truyện này.

---------------------------------------
(tổng hợp từ erct và xahoivn)