PDA

View Full Version : Uchiwa và Sensu - Các loại quạt giấy của Nhật



Kasumi
21-02-2007, 02:28 PM
Uchiwa

http://www.kainoa.co.jp/hp_sum/uchiwa.jpg

Uchiwa là một loại quạt được làm từ tre và giấy.Người ta dán một loại giấy của Nhật lên một khung tre,phía cuối của cán quạt được vót thành dạng tròn.Uchiwa đơn giản cũng chỉ là một loại quạt để quạt mát nhưng nó còn được xem như là một biểu tượng cùa mùa hè giống như chuông gió,pháo hoa …Và nó còn rất hợp với những bộ Yukata.

Các kiểu uchiwa


http://www.shop-japan.co.jp/shop/image-matsuri-youhin/uchiwa-red-s6325.jpg

http://www2u.biglobe.ne.jp/~bokutei/images/miyage/mokuami-uchiwa.jpg

http://www.kainoa.co.jp/hp_sum2005/image/yukata.gif

Sensu
http://www.kacyofugetu.com/sensu/sensu_dpu_c_a_1.jpg

Sensu là một loại quạt xếp của Nhật,cũng được làm từ tre và giấy,trên bề mặt quạt,người ta thường vẽ một bức tranh hay đề một bài thơ.Ngoài chức năng để quạt mát vào những ngày hè nóng nực,sensu còn được xem như là một vật lấy may (engimono) biểu thị cho tình bạn,cho sự tôn kính và cho lòng thiện chí.Ngoài ra nó còn được coi là một vật dùng để trao đổi, đính ước giữa hai nhà.Nó còn là vật không thể thiếu trong những vũ điệu kịch Noh.Trong những buổi tiệc trà,những vị khách được mời cũng phải mang theo một chiếc quạt sensu để tỏ lòng kính trọng gia chủ.


http://www4.ocn.ne.jp/~t-hibaku/goods/img/sensu.jpg


trungtamtiengnhat

Sayuri_chan
23-03-2010, 12:58 AM
Nếu các bạn để ý 1 chút thì sẽ thấy có nhiều công ty Nhật thường hay sử dụng sensu hoặc uchiwa làm quà tặng.
Ở trung tâm Tiếng Nhật mà Say học dạo trước, có 1 công ty đến tham quan, và có quà tặng là Uchiwa và móc treo điện thoại.

http://www.momiji-ya.com/2eng/02shop/01new/newtempimage/sensu.jpg

http://tokaido.files.wordpress.com/2008/03/r3s3-0004488_01.jpg

http://haikugirl.files.wordpress.com/2008/06/800px-sensu.jpg

http://www.j-flats.co.jp/jflats/front/IBASEN/pic/img21598p1.jpg


(bàn luận ngoài lề: khi nghe người Nhật khen "sensu ga ii" hoặc "sensu ga warui" thì có nghĩa là họ khen /chê cách trình bày của bạn đẹp/xấu đấy :p. Đây chỉ là cách chơi chữ thôi nha ;)))

Sergeant Keroro
09-05-2011, 09:46 PM
Quạt giấy Nhật Bản thường được gọi là Uchiwa – là một loại quạt được làm từ tre và giấy. Người ta dán một loại giấy của Nhật lên một khung tre,phía cuối của cán quạt được vót thành dạng tròn.Uchiwa đơn giản cũng chỉ là một loại quạt để quạt mát nhưng nó còn được xem như là một biểu tượng cùa mùa hè giống như chuông gió, pháo hoa …

Gần đây, trước tình trạng ngày càng nóng lên của trái đất, những người làm quạt giấy của tỉnh Kagawa (Nhật Bản) hướng tới làm những chiếc quạt mà “nhìn thôi cũng thấy mát”, với những họa tiết vui mắt để mọi người có thể sự dụng quạt một cách hữu ích, thay cho việc sử dụng điều hòa nhằm bảo vệ môi trường

http://www.duhocnhatban.edu.vn/images/stories/thang7/anh3.jpg



Quạt giấy Nhật Bản thường được gọi là Uchiwa – là một loại quạt được làm từ tre và giấy. Người ta dán một loại giấy của Nhật lên một khung tre,phía cuối của cán quạt được vót thành dạng tròn.Uchiwa đơn giản cũng chỉ là một loại quạt để quạt mát nhưng nó còn được xem như là một biểu tượng cùa mùa hè giống như chuông gió, pháo hoa …Và nó còn rất hợp với những bộ Yukata (Kimono mùa hè của Nhật).Quạt Nhật Bản

Yukata và Uchiwa được xem như biểu tượng đặc trưng vào mùa hè của Nhật với những lễ hội nhộn nhịp và trang phục bắt mắt. Được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản nhưng Uchiwa lại có bắt nguồn từ Trung Quốc. Phải đến thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên thì loại quạt này mới có mặt tại Nhật Bản

Ban đầu, chỉ có các gia đình quý tộc hay hoàng gia mới sử dụng những chiếc quạt có dáng vẻ thanh mảnh tao nhã này. Thời kỳ này Uchiwa có hình vuông. Họa tiết trang trí ngày đó thường là vẽ những mẫu đồ vật được sử dụng trong các nghi thức truyền thống. Người ta sử dụng uchiwa để biểu diễn trong tiệc trà, các vở kịch Noh hay các nghi lễ trang trọng khác.

Từ thế kỷ 17 nó mới có hình tròn như ngày nay. Cũng kể từ đó thì uchiwa được sử dụng phổ biến trong cuộc sống đời thường như nhảy múa trong lễ hội, quạt mát và thậm chí cả…quạt bếp nữa. Uchiwa được sử dụng trong một trò chơi náo nhiệt tại lễ hội với nhiều trò chơi như “Cchiwatori”, nghĩa là “tay không bắt quạt”.

Lý do mà Uchiwa được xếp vào danh sách các biểu tượng mùa hè là bởi vì công dụng “tạo gió” biến nó trở thành một vật dụng được sử dụng nhiều nhất trong cái mùa oi bức này. Ngoài ra cũng còn vì nó gắn bó với các điệu nhảy trong lễ hội mùa hè Bon Odori (Lễ Vu Lan của người Nhật được tổ chức vào rằm tháng 7 hàng năm). Hình ảnh những cô gái mặc yukata có màu sắc sặc sỡ cầm chiếc quạt Uchiwa đã trở thành một hình ảnh thân thương gắn bó với mỗi mùa hè của người Nhật.


http://www.duhocnhatban.edu.vn/images/stories/thang7/anh4.jpg


Điều thú vị của chiếc quạt Uchiwa là nó là một sản phẩm được làm bằng tay từ A-Z, bao gồm thân làm từ tre và đầu quạt được làm từ vải hoặc giấy có trang trí. Phần nan quạt được làm từ loại tre vót rất mảnh và có tính đàn hồi chứ không dễ gãy như một số loại quạt giấy mà chúng ta hay sử dụng.

Người ta sử dụng giấy washi (một loại giấy truyền thống có hoa văn rất đẹp) để tạo nên phần đầu quạt song phổ biến hơn cả là dùng loại vải hoa (vải cotton thường dùng để may các bộ yukata) nên hoa văn trên quạt cũng rất phong phú. Các mẫu vải hoa dùng để tạo ra quạt uchiwa thường có hoạt tiết hình chuồn chuồn, chuông gió, bông lúa, cỏ lau, hoa bìm bìm…Chúng đều là những hình ảnh thân quen của mùa hạ không chỉ của Nhật Bản mà còn ở các nước nhiệt đới trên thế giới.

hongnhung C&T sưu tầm

Kasumi
18-02-2012, 03:17 PM
Cách làm quạt giấy của người Nhật Bản

Một số người dân ở Kyoto khi làm quạt thường sử dụng chất liệu là gỗ, trong khi những người khác lại thực hiện bằng những miếng tre nẹp hoặc bằng giấy hoặc lụa. Nói chung, để làm ra được những chiếc quạt độc đáo, họ phải mất khá nhiều thời gian. Một số quy trình chính được mô tả dưới đây.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/quat%20giay.jpg

Giai đoạn 1

Chuẩn bị nẹp: Sự đa dạng của các loại tre từ các khu vực của Tamba gần Kyoto được coi là tốt nhất để chuẩn bị nẹp. Mắt được tách ra khỏi cây tre, sau đó được cắt thành những đoạn có chiều dài bằng nhau.

Giai đoạn 2

Tách tre: Để tách được những đoạn tre, người làm cần phải dùng đến một chiếc rìu bé để tách được những đoạn tre bằng nhau, từ đó hình thành các thanh nẹp của một chiếc quạt.

Giai đoạn 3

Bào thanh tre: Trước tiên, họ sẽ bào lớp vỏ của thanh tre và sau đó là lớp màng tre, làm sao cho nó trở nên rất mỏng và sau đó được giữ sạch trước khi đem sấy khô trong 24 giờ.

Giai đoạn 4

Bó tre: Một lỗ nhỏ được đục ở các thanh tre để làm trục và sau đó xiên que tre hoặc kim loại qua các lỗ bó 10 thanh hay nhiều hơn.

Giai đoạn 5

Hoàn thiện: Các thanh nẹp được kẹp lại với nhau, những người thợ hoàn thiện chúng bằng cách sử dụng một cái đục và một con dao tạo nên những hình dạng hoàn hảo.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/resized_p1407-401_w154_h116.jpg

Giai đoạn 6

Sấy khô: Nẹp được sấy khô bằng ánh sáng tự nhiên.

Giai đoạn 7

Đánh bóng: Sau khi nẹp được sấy khô sẽ được mang đi đánh bóng.

Giai đoạn 8

Lắp trục: Trục được trang bị để xử lý nẹp và định hình chiếc quạt.

Giai đoạn 9

Dán giấy: Hai mảnh giấy làm bằng tay được dán lại với nhau. Giai đoạn này phải được thực hiện cẩn thận, sau đó, nó được để khô và cắt thành hình. Giấy khô được đưa đến các nhà sản xuất bán buôn hoặc để trang trí quạt.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/90.jpg

Giai đoạn 10

Trang trí: Đôi khi, các tờ giấy đã hoàn thành được trang trí với lá vàng, đó là cắt một thanh tre nhỏ đặt trên miếng da hươu. Những miếng lá vàng có thể được rải trên quạt giấy. Trong một số trường hợp, toàn bộ một mặt của quạt giấy được bao phủ với một lá vàng cực mỏng trong một kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm đáng kể.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/100.jpg

Giai đoạn 11

Tranh vẽ: Các hình ảnh được vẽ bằng tay bằng cách sử dụng màu sắc pha trộn từ các sắc tố.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/110.jpg

Giai đoạn 12

Gấp: Những tờ giấy sau khi được trang trí đẹp mắt, nó được xếp lại thành một mô hình với các nếp gấp đủ để chứa số lượng các thanh nẹp của quạt.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/120.jpg

Giai đoạn 13

Cho nẹp tre vào giấy: Các nẹp tre được cho vào các nếp gấp giữa hai tờ giấy.

Giai đoạn 14

Cắt: Những phần thừa của giấy sẽ được cắt bỏ và những chiếc quạt đã sẵn sàng để hoàn thành.

Giai đoạn 15

Kết thúc: Túi giữa các lớp giấy được mở ra bằng cách thổi vào nó và sau đó các nẹp dán được dán lại. Giai đoạn này đòi hỏi những người thợ có tay nghề cao.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/150.jpg

Giai đoạn 16

Uốn nẹp: Trước khi hoàn thành một chiếc quạt, người làm sẽ uốn cong vào phía trong. Bề mặt bên trong của nẹp được phủ một lớp keo và sau đó gắn liền với những tờ giấy.


Công ty Tư vấn GD&ĐT Nam Á

Kasumi
18-02-2012, 04:16 PM
Bài viết sau ko hoàn toàn là quạt giấy nhưng post chung vào cho tiện theo dõi thui :">

Độc đáo những chiếc quạt tay Nhật Bản

Quạt giấy Nhật Bản được coi là một phần quan trọng trong nền văn hóa độc đáo của Nhật trong hàng nghìn năm qua. Mặc dù được sử dụng với các mục đích khác nhau nhưng quạt giấy Nhật Bản vẫn được sản xuất theo một số phong cách truyền thống.

Quạt được làm từ lông vũ


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/2263023.jpg

Quạt làm từ lông vũ xuất hiện ở Nhật Bản trong nhiều năm trước. Những chiếc quạt này được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp và sự quyền uy của nó.

Quạt được làm bằng lụa và sa tanh


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/kgrhqqokoke6fw6vc7dboviloi2ug60_1.jpg

Từ nhiều thế kỷ trước, các nhà sản xuất quạt ở Nhật Bản bắt đầu sử dụng gỗ và tre mỏng phủ bằng lụa và sa tanh. Những chiếc quạt loại này thường trở thành một bức tranh sơn dầu cho các học sĩ và nhà thơ.

Quạt được làm từ gỗ và đàn hương


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/sandalwood_fans.jpg

Những chiếc quạt loại này được thực hiện hoàn toàn bằng gỗ đàn hương cắt mỏng. Loại gỗ này có mùi thơm nhẹ, khi được sử dụng để làm quạt, nó được sơn một lớp sơn mỏng hoặc khắc chữ lên đó. Việc sản xuất quạt làm từ gỗ đàn hương hơi khó khăn vì số lượng cây gỗ này rất ít nên những chiếc quạt làm từ lụa và sa tanh được tiêu thụ nhiều hơn ở Nhật Bản.

Quạt làm từ lá cọ


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/asian-palm-hand-fans.jpg

Loại quạt này được làm từ lá cọ, khi muốn sử dụng thì họ gập những chiếc lá lại. Trong các triều đại Nhật Bản xưa, loại quạt này được những dân thường hay sử dụng.

Quạt làm từ giấy


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/solid-color-paper-folding-fans.jpg

Chiếc quạt giấy Nhật Bản có lịch sử lâu đời. Vào thời Kaine thứ 10 (năm 1663) một nhà sư tên là Yuugen trong đền Konkoin thuộc điện thờ Konbira Daigogen đã có ý tưởng về quạt giấy “Shibu Uchiwa”. Năm 1780, quạt giấy “Medake Marue Uchiwa” được khuyến khích làm tại Marugame Han - một nơi chuyên sản xuất quạt giấy. Đến năm 1880 một thương gia tại Tomiyacho đã tạo ra chiếc quạt giấy “Shiyoa Hirae Uchiwa” theo kiểu quạt giấy “Nara Uchiwa”. Bắt nguồn từ những chiếc quạt như vậy, cộng với sự kết hợp của các yếu tố của các vùng sản xuất khác nhau, quạt giấy “Marugame Uchiwa” được ra đời từ đó. Quạt giấy Nhật Bản đã được giới thiệu sang Trung Quốc trong nhiều năm trước.


Công ty Tư vấn GD&ĐT Nam Á

teenwitch
18-02-2012, 04:23 PM
Em thấy mấy cái quạt lông dễ bị dơ mà khó giặt lắm, tốt nhất vẫn là quạt nan (quạt bằng lá cọ).:40-pu:
Quạt giấy với quạt lông mà xuống nước thì cũng bị hỏng :(

Kasumi
18-02-2012, 04:26 PM
Ss thì thích quạt được làm từ gỗ và đàn hương nhất :D Sang mà ko sến ;))

teenwitch
18-02-2012, 04:30 PM
Mấy cái quạt nan ngoài công dụng làm mát còn có thể dùng để đập ruồi được:24-keke: