PDA

View Full Version : Koinobori - Cờ cá chép



Kasumi
21-02-2007, 03:04 PM
Ở Nhật Bản, vào dịp tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch, người ta vẫn thường dựng bên ngoài nhà một cây sào dài có treo những lá cờ đuôi nheo hình con cá chép bằng giấy hoặc bằng vải. Cùng với cờ đuôi nheo, cờ đuôi én cũng được treo lên.

Từ Koi chỉ những con cá chép, Nori là hình ảnh những con cá đó bơi ngược từ dưới sông lên những thác cao. Nó tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh trong ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 và cùng với ý nghĩa "cá vượt vũ môn", nó còn mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.

Do đó koinobori chỉ đựơc trang trí trong ngày lễ của những bé trai. Độ dài của koinobori thường là 10m do đó nó tạo nên hình ảnh đẹp mắt là những lá cờ dài đầy màu sắc rực rỡ bay trong gió trên bầu trời Nhật Bản vào tháng 5.


http://22twinklestars.blog.bai.ne.jp/images/koinobori.jpg
http://www.tymy.net/cgi/mt/archives/koinobori.jpg
http://www15.ocn.ne.jp/~e-photo/furafu/koinobori.jpg

trungtamtiengnhat

Kasumi
30-06-2008, 05:24 PM
Vào những ngày đầu tháng năm, trên những vùng quê Nhật Bản bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những chú cá chép màu sắc sặc sỡ đang bơi lội trên bầu trời xanh. Và nếu có dịp đi đến thăm những gia đình có bé trai, bạn sẽ được ngắm nhìn những bộ áo giáo, mũ của các samurai, hay những hình nộm samurai được trang trí trong phòng khách.


http://f3.yahoofs.com/blog/46e96b99z9f3170b9/51/__sr_/432b.jpg?mgIKLaIB4LmmCLuH

Tất cả những điều này là một trong những nghi thức cầu chúc cho sự trưởng thành của những chú bé trai ở những gia đình người Nhật Bản.

Ở Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó (tết đoan ngọ), là ngày báo hiệu cho một mùa xuân, mùa cây xanh đâm chồi nảy lộc, mùa sinh trưởng của tất cả mọi loài, đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh dịch bệnh, dễ đau ốm do chuyển tiết, chuyển mùa. Bắt nguồn từ những phong tục, nghi lễ được tiến hành trong dịp lễ tết Đoan ngọ của Trung Quốc, gia đình Nhật hoàng và giới quý tộc triều đình cũng tổ chức việc phân phát lá thuốc phòng bệnh, hay tổ chức những buổi lễ phi ngựa bắn cung nhằm phòng trừ tà ma ác quỷ.

Đến thời Kamakura (1185-1333: bất đầu thời kì Samurai), các tập tục này được các gia đình Samurai thay đổi bằng việc treo những lá cờ (Nobori), mũ giáp (Kabuto), hay những vũ khí chiến đấu trước cổng và hàng rào nhà mình. Còn với người dân thường thì thay thế bằng những mũ giáp và hình nộm Samurai to lớn, dũng mãnh được làm từ giấy. Dần dần, các hình nộm này được thu nhỏ lại và được trang trí phía trong nhà, và mang hình ảnh của những nhân vật lịch sử như anh hùng Benkei,Yoshitsune dũng mãnh, nhằm cầu mong sự che chở ,bảo vệ mọi người trong gia đình khỏi những tại họa, bệnh tật. Đây chính là tập tục Gogatsu Ningyo (trang trí hình nộm tháng năm) của người Nhật .

Cho đến thời Edo, việc chính phủ Nhật quy định đây là ngày lễ quan trọng trong năm càng làm cho phong tục này lang rộng trong dân gian. Có một điều khác biệt ở đây là ở các gia đình dân thường vì không có cờ để treo như các gia đình Samurai, thay vào đó là những Koinobori (cờ cá chép) rất được yêu thích .

Từ Koi chỉ những con cá chép, Nori là hình ảnh những con cá đó bơi ngược từ dưới sông lên những thác cao. Nó tượng trưng cho những bé trai khoẻ mạnh thông minh trong ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 và cùng với ý nghĩa "cá vượt vũ môn", nó còn mang theo ước nguyện của những bậc cha mẹ mong muốn cho con mình sẽ thành đạt trong cuộc sống.

Do đó koinobori chỉ đựơc trang trí trong ngày lễ của những bé trai. Độ dài của koinobori thường là 10m do đó nó tạo nên hình ảnh đẹp mắt là những lá cờ dài đầy màu sắc rực rỡ bay trong gió trên bầu trời Nhật Bản vào tháng 5.

Cờ cá chép bắt nguồn từ chuyện kể về một loại cá chép sống ở sông Hoàng Hà (Trung Quốc) vượt dốc bơi lên thượng nguồn. Do vậy người xưa cho rằng đây là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời.

Nếu bạn chú ý hơn nữa sẽ thấy cờ cá chép có ba màu sắc: đen, đỏ, xanh biểu hiện cho người cha, người mẹ và trẻ con. Chúng ta thử so sánh xem có đúng như vậy không?

Theo thuyết ngũ sắc thì màu đen biểu hiện cho nước vào mùa đông. Mùa đông là mùa vạn vật đều tĩnh lặng, ít hoạt động. Người cha theo quan điểm của người xưa là người phải trầm tính. Còn nước là nơi bắt nguồn của mọi sự sống. Màu đỏ là màu của lửa vào mùa hạ. Lửa làm cho vạn vật sinh trưởng dồi dào, cũng là biểu hiện cho trí tuệ. Mùa hạ là mùa sinh sôi nảy nở của muôn loài. Nên có thể nói là biểu trưng cho hình ảnh người mẹ. Còn màu xanh là màu biểu hiện cho cây vào mùa xuân, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, vương thẳng. Là biểu hiện cho lớn lên của đứa trẻ. Như vậy, ba chú cá chép biểu hiện cho sự an định và cung cấp nguồn sống, trí tuệ và nuôi dưỡng, sự trưởng thành và phồn vinh, là những yếu tố không thể thiếu được trong một gia đình đầm ấm, làm cơ sở cho sự trưởng thành hài hòa của những đứa trẻ .

Gần đây, do các gia đình sống trong thành phố, vì không có sân vườn để có thể treo cờ cá chép, nên cờ cá chép cũng được thu nhỏ lại để có thể treo ở ban công, cửa sổ trong nhà. Đồng thời, bên cạnh cờ cá chép còn có chong chóng, các sợi dây đủ màu sắc cũng được treo cùng, bay phất phơi trong gió, trong thật là thú vị.

Và một yếu tố nữa trong ngày này là người Nhật thường ăn bánh Chimaki, một dạng bánh trưng ở Trung Quốc, bánh tro ở Việt nam. Việc này bắt nguồn từ câu chuyện Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày này, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân ta cũng như dân Nhật, có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết hình con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết hình con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn lại để dành nấu uống quanh năm.

Quả thật là thú vị khi ta tìm thấy sự tương đồng văn hóa giữa người Nhật và người Việt mặc dù cách thể hiện có khác nhau.

Buổi sáng mùa xuân, cả rừng núi phủ một gam màu xanh tươi của cây lá. Ly trà chanh của anh Bamaguro pha vẫn còn nóng hổi, phảng phất khói. Từ cánh cửa sổ phòng, nhìn về những ngôi nhà phía xa, đâu đó vang lên tiếng vui cười của trẻ. Và trong sân, trên cột cờ, những chú cá chép vẫn bơi lội tung tăng trong gió, trông thật xinh tươi và vui vẻ.

Theo Việt trí du học
HaNhoc's Blog

Kasumi
30-06-2008, 05:29 PM
Ngày lễ trẻ em (Kodomo no Hi)

Nếu bạn ở Nhật Bản vào giữa tháng 4 sẽ thấy rất nhiều chú cá đủ loại màu sắc sặc sỡ bơi lội tung tăng trên nền trời xanh thẳm. Đây là những chú cá chép làm bằng vải hoặc giấy, tiếng Nhật gọi là koi-nobori, được dùng để trang trí nhân ngày lễ trẻ em, mồng 5/5.

Theo truyền thống, rất nhiều nghi lễ được tổ chức nhân ngày này để mong tránh được tai họa, bệnh tật và những vận rủi khác.

Ngay từ thế kỷ thứ 8, vào ngày này, người Nhật thường gắn những nhành cây có hương thơm dễ chịu như cây diên vĩ hoặc cây yomogi (giống như ngải cứu ở Việt Nam) lên quần áo hoặc trên mái nhà để xua đuổi tà ma và quỷ thần. Vì tên cây diên vĩ trong tiếng Nhật đồng âm với một thành ngữ biểu thị sự tôn sùng tinh thần thượng võ, nên nó được dùng để cầu chúc cho các em trai được khỏe mạnh ngay từ thời thơ ấu.

Vào đầu thời kỳ Edo, khoảng thế kỷ 17, có tục lệ treo các lá cờ đuôi nheo cùng với gia huy ở trước cửa nhà hoặc ở những khu tư dinh dành riêng cho các võ sĩ. Có lẽ bắt nguồn từ đó mà người dân thành phố cũng cố gắng làm cho người khác biết đến mình bằng cách treo những băng giấy màu hình cá chép trước cửa nhà.

Nhưng vì sao trong vô số các loài cá, người ta lại chọn cá chép làm vật tượng trưng. Nguồn gốc xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc, kể rằng ngày xửa ngày xưa, nước ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà thường rất hung dữ, và loài cá chép đã vượt vũ môn hóa rồng. Loài cá này đã trở thành biểu tượng cho sự thành đạt trong cuộc sống.

Bộ cá koi-nobori đầu tiên được làm bằng giấy, nhưng ngày nay hầu hết được làm bằng vải lụa cho rẻ tiền. Theo các nhà sản xuất koi-nobori thì trong nhiều gia đình, ngay từ khi bé trai mới được một tuổi, ông bà đã mua tặng một bộ. Ở những khu đô thị đông đúc, vì nhà cửa chật hẹp nên người ta thường treo trang trí ở ngay các ban-công.

Các bộ koi-nobori dài khoảng 1,5m thường bán rất chạy. Một bộ gồm cá bố màu đen, cá mẹ màu đỏ còn cá con thì màu xanh. Đặc biệt thông dụng là bộ cá chép gồm cả bánh xe chong chóng, được buộc vào sợi dây rồi gắn trên đỉnh cột, gặp gió chong chóng sẽ xoay tít, làm các chú cá cũng tung bay phấp phới. Mỗi bộ như vậy giá khoảng 240 đôla đến 480 đôla. Những gia đình có vườn rộng có thể treo những chú cá dài tới trên 5m, trên những cọc cao vút dựng giữa vườn.

toiyeunhatban.wordpress.com

Kasumi
30-06-2008, 05:39 PM
KOINOBORI - Ngày hội cá chép


http://f3.yahoofs.com/blog/459f9e98z22d9319/6/__sr_/7db5.jpg?mgIKLaIBeyk1WXhx

Ngày xưa, ngày 5 tháng Năm là ngày lễ Đoan ngọ được tổ chức ở cả Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù là Ngày trẻ em, song trên thực tế đây là ngày lễ riêng của con trai. Những nhà có con trai sẽ treo trước nhà những dải cờ hình cá chép gọi là Koinobori tượng trưng cho mỗi người đàn ông trong nhà.

Lúc mới sinh, các bé trai được ông bà mua tặng koi-nobori (hình cá chép bằng vải) và búp bê võ sĩ. Trước khi bước vào tuổi đến trường, trong ngày mùng 5 tháng 5, người ta treo koi-nobori và bày búp bê võ sĩ cầu mong bé chóng lỡn và thành đạt. Bánh nânh đậu xanh và bánh mật được bày trước búp bê.Trong ngày Tết Đoan ngọ, nguời Nhật tắm nước nóng đun bằng lá cây thạc xương bồ được coi là một phương thuốc tốt cho sức khoẻ.


http://static.flickr.com/72/165527627_32ac7b2d40.jpg

http://static.flickr.com/67/165530827_e6a724864f.jpg

http://static.flickr.com/72/165527628_961142128a.jpg

http://static.flickr.com/59/165526091_377bd90e18.jpg

http://static.flickr.com/49/165526093_31b5d5feb8.jpg

http://static.flickr.com/71/165527632_a3065c17f8.jpg

http://static.flickr.com/50/165530833_ac721ee8b0.jpg

http://static.flickr.com/75/165527634_1460aa310f.jpg

http://static.flickr.com/52/165530836_0796ab7b93.jpg

http://static.flickr.com/62/165531695_469b781056.jpg

http://static.flickr.com/67/165530830_1df5d7c0dc.jpg

http://static.flickr.com/61/165531694_8c9a9370a2.jpg

popteen_Japan 's Blog

amelya
30-04-2013, 10:53 AM
chị ơi, cho em hỏi bài này chị có dịch từ sách tiếng Nhật nào không ạ? Nếu có chị cho e cái tên sách. e cám ơn chị nhiều ạ!

Vũ Cầm
26-09-2013, 02:28 PM
:"D, đây là một lễ hội văn hoá mà mình luôn muốn trải nghiệm từ bé đến giờ. Khi có dịp nhất định sẽ phải tham gia...