PDA

View Full Version : Vài nét về kính ngữ trong tiếng Nhật



trucnguyen191
15-06-2012, 04:16 PM
Không giống như phần lớn các ngôn ngữ phương Tây nhưng giống nhiều ngôn ngữ phương Đông, tiếng Nhật có một hệ thống ngữ pháp để diễn tả sự tôn kính và sự trang trọng.

Do phần lớn các mối quan hệ trong xã hội Nhật Bản là không ngang hàng, nên một người nào đó thường có một địa vị cao hơn người kia. Địa vị này được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: công việc, tuổi tác, kinh nghiệm hay thậm chí tình trạng tâm lý (ví dụ một người nhờ người khác giúp thì thường có xu hướng làm điều đó một cách lịch sự). Người có địa vị thấp hơn thường phải dùng kính ngữ còn người khác có thể dùng lối nói suồng sã. Người lạ cũng phải hỏi người khác một cách lịch sự. Trẻ con Nhật Bản hiếm khi sử dụng kính ngữ cho đến khi chúng đến tuổi thanh thiếu niên, tuổi mà chúng phải nói theo cách của người lớn.

Trong khi teineigo (丁寧語) (đinh ninh ngữ) thường là một hệ thống biến tố, sonkeigo (尊敬語) (tôn kính ngữ) và kenjōgo (謙譲語) (khiêm nhường ngữ) thường sử dụng nhiều động từ kính ngữ và khiêm nhường ngữ đặc biệt: kuru ”đến” trở thành ikimasu trong đinh ninh ngữ, nhưng được thay thế bằng irassharu trong kính ngữ và mairu trong khiêm nhường ngữ.

Sự khác biệt giữa lối nói đinh ninh ngữ và kính ngữ được phát âm khác nhau trong tiếng Nhật. Khiêm nhường ngữ thường được sử dụng để nói về chính mình hoặc nhóm của mình (người cùng đi, gia đình) trong khi kính ngữ chủ yếu được sử dụng khi miêu tả người đối thoại và nhóm của anh ta/cô ta. Ví dụ, hậu tố -san (“Ông” “Bà.” hay “Cô”) là một ví dụ về kính ngữ. Nó không được dùng để nói về chính mình hoặc nói về người nào đó trong công ty mình với một người ngoài do người cùng công ty với mình thuộc trong nhóm của người nói. Khi nói trực tiếp với người trên của mình trong nhóm của mình hoặc khi nói với người làm thuê trong công ty về một người cấp trên, một người Nhật sẽ sử dụng từ vựng và biến tố của kính ngữ để đề cập đến người đó. Khi nói với một người ở công ty khác (ví dụ một thành viên của một nhóm ngoài), thì người Nhật sẽ dùng lối văn suồng sã hoặc khiêm nhường ngữ để đề cập đến lời nói và hành động của những người cấp trên trong nhóm của mình.

Tóm lại, từ ngữ sử dụng trong tiếng Nhật đề cập đến người, lời nói hoặc hành động của từng cá nhân cụ thể sẽ thay đổi theo mối quan hệ (trong nhóm hoặc ngoài nhóm) giữa người nói và người nghe, cũng như phụ thuộc vào tình trạng quan hệ giữa người nói, người nghe và người thứ ba được đề cập. Vì lý do này, hệ thống tiếng Nhật đối với sự biểu thị từ ngữ xã hội được gọi là một hệ thống “kính ngữ tương đối.” Điều này khác với hệ thống tiếng Hàn thuộc “kính ngữ tuyệt đối,” mà trong đó từ ngữ như nhau được sử dụng để đề cập đến các nhân vật nói riêng (ví dụ như bố mình, một người chủ tịch công ty mình…) trong bất kỳ ngữ cảnh nào bất kể mối quan hệ giữa người nói và người đối thoại. Do đó, lối nói lịch sự của tiếng Triều Tiên có thể nghe rất táo bạo khi dịch đúng nguyên văn từng chữ một sang tiếng Nhật, do trong tiếng Hàn là điều bình thường và chấp nhận được khi nói những câu như “Ông giám đốc Công ty chúng tôi…” khi nói với một thành viên bên ngoài nhóm, mà điều này thì rất không phù hợp trong ngữ cảnh xã hội Nhật Bản.

Phần lớn các danh từ trong tiếng Nhật có thể trở thành thể lịch sự bằng cách thêm o- hoặc go- làm tiền tố. o- thường được dùng cho các từ có nguồn gốc tiếng Nhật bản ngữ còn go-được đưa vào tiền tố các từ có gốc Hán. Trong một số trường hợp, tiền tố đã trở thành một phần cố định của từ và được dùng kể cả trong lối nói thông thường như gohan ”cơm; đồ ăn.” Các tạo từ như thế thường chỉ phụ thuộc vào chủ của đồ vật hoặc chính chủ ngữ. Ví dụ, từ tomodachi ’bạn bè,’ sẽ trở thành o-tomodachi khi đề cập đến bạn của ai đó có địa vị cao hơn (dù các bà mẹ thường dùng hình thức này để chỉ các bạn bè của con mình). Mặt khác, một người nói lịch sự có thể thỉnh thoảng đề cập đến mizu ”nước” là o-mizu nhằm biểu thị thái độ lịch sự.

Phần lớn người Nhật sử dụng lối nói lịch sự để biểu thị sự thiếu thân mật. Điều đó có nghĩa rằng họ sử dụng lối lịch sự đối với những người mới quen nhưng nếu mối quan hệ trở nên thân mật, họ sẽ không sử dụng lối nói lịch sự này nữa. Điều này xảy ra bất kể tuổi tác, địa vị xã hôi hay giới tính.
Hệ thống từ vựng

Hệ thống từ vựng Nhật Bản khá phong phú, đa dạng. Trong Daijiten (Đại từ điển) do NXB Heibon xuất bản có khoảng 70 vạn từ. Từ điển Kokugo jiten (Quốc ngữ từ điển) của Nhà xuất bản Iwanami có 5 vạn 7 ngàn từ

Đại từ nhân xưng

Sự đa dạng của từ vựng mô tả con người trong tiếng Nhật thì rất đáng chú ý. Ví dụ như, ở mục watashi (わたし, “tôi”) của Đại từ điển đồng âm[29] liệt kê 「わたし(watashi)・わたくし(watakushi)・ あたし(atashi)・あたくし(atakushi)・あ い(atai)・わし(washi)・わい(wai)・わて( wate)・我が輩(wagahai)・僕(boku)・おれ(or e)・おれ様(oresama)・おいら(oira)・わっ し(wasshi)・こちとら(kochitora)・自分(jib un)・てまえ(temae)・小生(shousei)・それ し(soregashi)・拙者(sessha)・おら(ora)」 , mục từ anata (あなた, “bạn”) thì có 「あなた(anata)・あんた(anta)・きみ(kim i)・おまえ(omae)・おめえ(omee)・おまえ さん(omaesan)・てめえ(temee)・貴様(kisama )・おのれ(onore)・われ(ware)・お宅(otaku )・なんじ(anji)・おぬし(onushi)・その (sonokata)・貴君(kikun)・貴公(kikou)・貴 (kijo)・貴殿(kiden)・貴方(kihou)」.

Sự thật ở trên là, nếu như so sánh với việc hầu như chỉ có “I” và “you” để chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai trong tiếng Anh hiện đại, hay đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất của tiếng Pháp là “je”, đại từ nhân xưng ngôi thứ hai là “tu” “vous”, có thể thấy được sự khác biệt. Mặc dù vậy, thậm chí trong tiếng Nhật, nếu xét đến đại từ nhân xưng cần thiết, thì ngôi thứ nhất chỉ cần wa(re) hay a(re), và ngôi thứ hai là na(re).

Những từ được dùng với vai trò đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai ngày nay phần lớn là sự thay đổi từ danh từ chung[30].Hơn nữa, từ quan điểm thể hiện sự kính trọng, đối với cấp trên thì việc sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai có xu hướng lược bỏ. Ví dụ, thay vì hỏi anata wa nanji ni dekakemasuka(“mấy giờ ngài đi”), thông thường sẽ được nói nanji ni irasshaimasuka.

Bài viết sưu tầm từ Nhật ngữ SSE

aoisora_123
15-06-2012, 04:26 PM
Không biết phải học tiếng nhật bao nhiêu năm mới dùng thành thạo được kính ngữ nhỉ, mình thấy nhiều người nhật cũng còn không thành thạo việc dùng kính ngữ nữa :18-hot:

trucnguyen191
15-06-2012, 04:31 PM
Mình hay xem phim lịch sử. Đó cũng là một cách để nghe kính ngữ đỡ bị choáng

NTDLPKen1
15-06-2012, 06:53 PM
bạn có thể cho mình hỏi rõ thêm những từ san, chan... được dùng như thế nào không? Bạn có thể liệt kê thâm các kính ngữ mà người Nhật hay dùng và cách sử dụng của nó được không? Cảm ơn bạn nhiều nhé!

trucnguyen191
17-06-2012, 08:17 PM
Từ trên xuống dưới theo thứ tự từ rất lịch sự đến thông thường.
Sama: cách xưng hô rất lịch sự và trịnh trọng. Mình có thể dịch là "ngài"

Trong các ngành dịch vụ đòi hỏi sử dụng thể kính ngữ, chúng ta có thể gọi khách hàng là sama cho dù đó là một đứa trẻ. okosama chẳng hạn.

San: cách gọi lịch sự, cách gọi khá phổ biến. Bạn có thể gọi bất cứ là "san", vì cách dùng này là lịch sự

Chan, Kun: cách gọi thân mật, hoặc giữa bạn bè với nhau hoặc với người mình cực kì yêu thích (Chan:dùng cho con gái, Kun:dùng cho trai).

ShiroiUme
17-06-2012, 09:25 PM
Hình như "kun" còn được dùng để gọi mấy cô bé nghịch ngợm phải ko? Vậy có khi nào "chan" dùng cho mấy cậu nam... hơi nữ tính ko nhỉ? Mình chưa gặp 2 trường hợp này bao giờ, nhưng đoán cũng như con gái có thể mặc quần mà con trai không thể mặc váy, "kun" có thể dùng cho nữ nghịch ngợm nhưng "chan" không thể dùng cho nam điệu đà, phải hem? :P

"Chan" và "kun" được dùng để gọi mấy cô bé, cậu bé ít tuổi, kể cả ko thân với mình nữa nhỉ? :D

huong.hanu
18-06-2012, 01:54 PM
Hình như "kun" còn được dùng để gọi mấy cô bé nghịch ngợm phải ko? Vậy có khi nào "chan" dùng cho mấy cậu nam... hơi nữ tính ko nhỉ? Mình chưa gặp 2 trường hợp này bao giờ, nhưng đoán cũng như con gái có thể mặc quần mà con trai không thể mặc váy, "kun" có thể dùng cho nữ nghịch ngợm nhưng "chan" không thể dùng cho nam điệu đà, phải hem? :P

"Chan" và "kun" được dùng để gọi mấy cô bé, cậu bé ít tuổi, kể cả ko thân với mình nữa nhỉ? :D

Thường thì người ta chỉ dùng *kun* để gọi nam giới thôi! Có thể dùng để gọi mấy thằng nhóc trẻ con, gọi bạn bè mình. Cúng có trường hợp gọi đc cả người ko thân thiết là kun, nhưng với điều kiện là đã quen nhau 1 thời gian rồi, chứ lần đầu tiên gặp thì ko ai gọi như vậy cả. Ngoài ra khi xem phim, mình còn thấy con trai gọi bố là -kun nữa cơ. Tuy nhiên thì trường hợp này hiếm gặp lắm, vì quan hệ của bố con phải cực kì thân thiết, coi nhau như bạn bè sớm tối có nhau ý, thì mới gọi thế đc. Mà thường thì những đứa trẻ nhật sợ bố chúng nó như sợ núi lửa, động đất, sấm sét,... chắc ko có chuyện coi nhau như bạn bè đc đâu. :">
Còn *chan* thì dùng đc cho cả trai cả gái. Thường thì dùng cho con gái nhiều hơn. Nhưng dùng cho con trai thì cũng ko phải là hiếm, ko cần thiết là đứa con trai ấy phải... như con gái! :) Bọn trẻ con nhật vẫn hay gọi bố nó là touchan, gọi ông nó là jiichan, và gọi anh nó là niichan,niinichan...

Kính ngữ trong tiếng Nhật thì vô cùng nhiều, học cả đời cũng chả hết :">, mà học trước lại quên sau, vì ko có điều kiện sử dụng nhiều. Mình chỉ cần học những thứ cơ bản, và khi nói thì chú ý đến giọng điệu của mình. Người nghe sẽ cảm nhận *tấm lòng* của mình qua thái độ, cử chỉ mà mình thể hiện. Người Châu Á, mà nhất lại là người Nhật, họ luôn xếp chữ *Tâm* lên hàng đầu mà! :">

Lawliet07
18-06-2012, 02:00 PM
:61-xp::61-xp::61-xp::61-xp: thế vợ gọi chồng một cách thân thiết thì thường dùng từ nào???
*chớp chớp mắt chờ đợi*

bé sa
18-06-2012, 02:12 PM
:61-xp::61-xp::61-xp::61-xp: thế vợ gọi chồng một cách thân thiết thì thường dùng từ nào???
*chớp chớp mắt chờ đợi*

Gọi là "anata" giống kiểu "mình ơi" trong tiếng Việt đó. ;;)
Không thì "otousan" giống kiểu "bố nó ơi", hí hí :p

Mà lạc đề rùi nhá, đây là topic kính ngữ mà :P

Lawliet07
18-06-2012, 02:23 PM
Mình ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
Chậc chậc,thanks bạn Sa phát =)) =)) =)) nhớ rùi nhớ rùi "anata"

ShiroiUme
18-06-2012, 02:35 PM
Hồi đầu học tiếng Nhật thì được dụ dỗ là "ngôi xưng trong tiếng Nhật đơn giản lắm, watashi như là I và anata như là you trong tiếng Anh thôi!", càng học càng sinh ra lắm cách xưng hô, sau thấy nó cũng thiên hình vạn trạng chả kém gì tiếng Việt! ^^!!!

Nhân thể về cách vợ chồng gọi nhau :"> Vợ gọi chồng là anata còn chồng gọi vợ là kimi phải hem? :"> Thế còn anta là ai gọi ai nhỉ? Mấy cái này mà ko hay dùng là quên béng hết :(

P/S: Cám ơn bạn huong.hanu nha! Mình cũng gọi anh mình là nii-chan vậy mà ko nhớ ra. Nhưng ko hiểu từ ai và từ bao giờ bị ấn tượng là kun dùng được cho con gái nhỉ, chết thật thôi! :(

huong.hanu
18-06-2012, 02:48 PM
Hồi đầu học tiếng Nhật thì được dụ dỗ là "ngôi xưng trong tiếng Nhật đơn giản lắm, watashi như là I và anata như là you trong tiếng Anh thôi!", càng học càng sinh ra lắm cách xưng hô, sau thấy nó cũng thiên hình vạn trạng chả kém gì tiếng Việt! ^^!!!

Nhân thể về cách vợ chồng gọi nhau :"> Vợ gọi chồng là anata còn chồng gọi vợ là kimi phải hem? :"> Thế còn anta là ai gọi ai nhỉ? Mấy cái này mà ko hay dùng là quên béng hết :(

P/S: Cám ơn bạn huong.hanu nha! Mình cũng gọi anh mình là nii-chan vậy mà ko nhớ ra. Nhưng ko hiểu từ ai và từ bao giờ bị ấn tượng là kun dùng được cho con gái nhỉ, chết thật thôi! :(

Chả biết trả lời tiếp thế này có bị cho là lạc đề ko nữa! Nhưng bạn hỏi thì mình trả lời. :">
Thường thì anata và anta (cách gọi ngắn của anata) là người vợ dùng để gọi người chồng.
Còn chồng thì thường gọi vợ là kimi, kaasan, hoặc tên của vợ... Tuy nhiên thì cũng có người gọi vợ là anata. Mình cũng ko rõ nữa, xem phim nhiều thì nhận ra thôi. Nhiều khi cách xưng hô vợ chồng còn phụ thuộc vào quan hệ vợ chồng hiện tại như thế nào nữa. Mặn nồng thì gọi 1 kiểu, mà đang chiến tranh thì lại gọi kiểu khác! :">
Bạn cứ từ từ, rồi dần dần sẽ nghiệm ra nhiều thứ hay ho lắm! ;;)

anhdung160790
19-06-2012, 07:46 AM
cám ơn bạn!

~mèo~
19-06-2012, 07:59 AM
(gomen vì lạc đề) @shiroiume: cậu xem phim về đề tài công sở sẽ thấy nhiều cảnh các nữ nhân viên được cấp trên gọi là "kun" mà. Trường hợp khác thì tớ chưa gặp, nhưng rõ ràng không phải là do cậu "tự tưởng tượng" ra đâu ;))

huong.hanu
19-06-2012, 01:51 PM
(gomen vì lạc đề) @shiroiume: cậu xem phim về đề tài công sở sẽ thấy hầu hết các nữ nhân viên đều được cấp trên gọi là "kun" hết. Trường hợp khác thì tớ chưa gặp, nhưng rõ ràng không phải là do cậu "tự tưởng tượng" ra đâu ;))

Gomen vì lại lạc đề tiếp. :|
Nhưng bạn ơi cho mình hỏi phim bạn nói là phim nào vậy? Mình cũng ít xem phim về đề tài công sở nên cũng ko rành lắm. Mới xem đc bộ Nakanai to Kimeta hi thôi! :"> Bạn cho mình xin cái tên phim để mình đi mò với. :"> Biết đâu lại tìm thêm ra đc vài thứ mới lạ thì sao! :">

~mèo~
20-06-2012, 12:38 AM
Nếu bạn nhấn nút thanks cùng lúc với câu hỏi thì chắc tớ sẽ có hứng mò phim để khiến bạn nattoku hơn đấy.
Tạm thời tớ mới nhớ ra phim spec, toda erika thường được ông sếp gọi là Toma-kun. Ngoài ra cô tình nhân của ông bố trong phim kaseifu no mita cũng được gọi là kun thì phải. Cũng không hẳn phải là phim chuyên về đề tài công sở, phim nào chỉ cần có vài cảnh công sở là có thể nghe thấy có cô được gọi là kun rồi. Chỉ là "có thể" thôi nhé.
Nếu bạn chưa nattoku hẳn thì có thể google thử. Có rất nhiều bài viết về cách xưng hô kun-chan đấy.

jetaime_mk
20-06-2012, 02:31 AM
Cái phần này khó nhớ ghê luôn , mình học hoài mà khi gặp vẫn ngơ ngác

Enishi
20-06-2012, 02:59 AM
"kun" theo mình nhớ là để dùng cho con trai là chính, gọi mấy đứa nhóc, rồi gọi bạn trai mà mình thân thân một chút. "chan" thì thường dùng cho con gái, nhưng mà dùng cho con trai cũng được, nhưng nếu dùng để gọi con trai thì phải là cực thân mới dùng "chan" đằng sau.

rea.kute
20-06-2012, 06:30 AM
Tiếng Nhật khó thật đấy nhớ dc bộ hơn 2000 từ kanji thông dụng đã khổ sở lắm rồi xong đến Hiragana Katakana chắc cũng chết luôn. Mình thuộc loại lười nên dù có yêu tiếng Nhật đến mấy chắc cũng phải gần chục năm may ra dc hết chỗ này cũng nên :-S

renchan
27-06-2012, 10:11 AM
Kính ngữ khó quá đi ạ :(!

Tencoinsvn
11-09-2012, 05:34 PM
"kun" theo mình nhớ là để dùng cho con trai là chính, gọi mấy đứa nhóc, rồi gọi bạn trai mà mình thân thân một chút. "chan" thì thường dùng cho con gái, nhưng mà dùng cho con trai cũng được, nhưng nếu dùng để gọi con trai thì phải là cực thân mới dùng "chan" đằng sau.
Không phải đâu bạn ạ.
-nếu một người con trai lớn tuổi hơn gọi một người ít tuổi hơn: thì dùng kun hay chan cho cả trai lẫn gái đều rất phổ biến. cái này khi con trai gọi con gái ở ngôi thứ 3 thì hay dùng kun lắm. nếu cấp trên gọi con gái thì lại hay dùng kimi.
- nếu một người con gái nhiều tuổi hơn gọi một người con trai ít tuổi hơn: dùng kun.
- khi không quen biết thì thường sẽ dùng san hết,không phân biệt tuổi tác nữa.
- trong công ty thì gọi cấp trên theo chức vụ chứ không gọi tên: kachou, buchou, koujouchou....

Kenzo_Kun
06-01-2013, 05:05 AM
Cái nhân xưng trong tiếng Nhật ảo diệu vô cùng.
Trong một số phim mình xem thì thấy thế này :
Ore là cách nói suồng sã, trong văn bản thường nói chỉ dùng khi ngang hàng hay lớn tuổi hơn người nghe, thế mà có phim thấy nhân viên xưng ore với sếp như đúng rồi@@, tất nhiên giọng điệu thì nhẹ nhàng thôi.
Trong một số tài liệu thấy viết Boku k dùng trong hội nghị, thế mà một số nhân vật mình thấy xưng boku trước đám đông mới dị, mà có nhân vật thì cứ gặp ai cũng xưng ore, chẳng may vào hội nghị hay phát biểu mới xuống giọng xưng boku @@.....