PDA

View Full Version : Một người bạn Nhật nặng lòng với trẻ khuyết tật Hà Nội



Kasumi
27-03-2007, 02:02 PM
Kể từ năm 2003 đến nay, bà Masako Matsumoto (Tokyo, Nhật Bản) đã 9 lần sang thăm, tặng quà và giúp đỡ trẻ khuyết tật ở làng Hoà Bình (Thanh Xuân). Số tiền mà bà quyên góp, ủng hộ đã lên tới hàng tỉ đồng, nhưng trên hết là tấm lòng của một người phụ nữPhù Tang nặng lòng với những nạn nhân chất độc da cam, với trẻ em khuyết tật Hà Nội. Như một người bà, người mẹ của các em, và còn hơn thế, như "bà Tiên" khi một số gia đình bỏ rơi các em, bà lại cưu mang với tấm lòng thương yêu, đùm bọc.

Thấy mình vẫn chưa làm được nhiều hơn cho các em, bà lại vận động người dân nước mình, cũng như nhiều bạn bè của bà trên khắp thế giới thành lập Hiệp hội giứp đỡ trẻ em khuyết tật Việt Nam.

Cuối tuần qua, từ sân bay, bà đến thẳng làng Hoà Bình. Lần này bàtài trợ cho trung tâm mua sắm thêm nhiều trang thiết bị y tế, sửa chữa lại khu nhà A. Tất cả số tiền bà giúp đỡ trung tâm cùng nhiều lần đưa các em sang Nhật Bản chữa bệnh, cũng như kinh phí đi lại, bà đều tự bỏ tiền túi ra. Bà tâm sự với chúng tôi:

- Chừng nào còn có khả năng về kinh tế, cũng như sức khoẻ cho phép, chừng đó tôi còn sang thăm và giúp đỡ các em. Chăm sóc, thương yêu trẻ, đặc biệt trẻ khuyết tật là nghĩa vụ của người lớn. Lần đầu tiên đến Việt Nam, gặp gỡ các nạn nhân chất độc da cam, tôi không nghĩ di chứng của chiến tranh lại nặng nề đến thế. Các em không có tội, nhưng phải mang trong mình những căn bệnh quái ác, bị dị tật về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, nhìn thương xót vô cùng.

Mình thương, quan tâm tới các em thì đến thăm, chia sẻ với chúng. Còn với trẻ khuyệt tật ở Việt Nam, còn thiếu nhiều thứ lắm, chúng rất cần những tấm lòng của người lớn. Tôi sẽ còn phải có trách nhiệm với trung tâm này cho đến lúc điều kiện mình không cho phép.

Gia đình bà có ý kiến gì không khi bà làm công tác từ thiện tại Việt Nam?

- Chồng và con tôi rất ủng hộ, tạo mọi điều kiện có thể để tôi đến Việt Nam làm công việc có ích này. Con trai tôi là bác sĩ, cũng đã từng theo tôi đến Hà Nội nhiều lần giúp đỡ, chữa trị bệnh cho các em. Thấy tôi làm được những gì cho các em vui, họ cũng vui lây. Chúng tôi luôn muốn đem lại nụ cười, sức khoẻ và một cuộc sống có ý nghĩa cho các em.

Bà làm cách nàođể thu hút được nhiều thành viên đến với Hiệp hội giúp đỡ trẻ em khuyết tật Việt Nam?

- Khi mới sang Việt Nam, tôi đã chụp ảnh, ghi lại những hình ảnh đáng thương của trẻ khuyết tật. Về nước, tôi cho mọi người xem ảnh, vận động họ tham gia giúp đỡ, cứu lấy những cuộc đời bị nhiễm chất độc da cam này. Tôi cũng đã đem những sản phẩm của các em làm như vòng tay, khăn thêu, tranh... về Nhật kêu gọi mọi người mua, ủng hộ các em. Nhiều người đã từng sang du lịch ở Việt Nam, đã từng mua những sản phẩm đó, nhưng khi nghe nói, đây là sản phẩm của trẻ em khuyết tật, họ lại mua bằng tất cả tấm lòng của mình.

Nhiều người đã tự nguyện tham gia Hiệp hội để giúp đỡ các em. Hiệp hội được thành lập tại Đại học Tokyo vào tháng 5/2006, nhưng số thành viên đã lên đến 300 người, chủ yếu là người Nhật Bản, một số ít người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật và người nước ngoài. Chúng tôi phấn đấu sẽ thu hút khoảng 100.000 thành viên tham gia với mục đích giúp đỡ trẻ khuyết tật Việt Nam.

Xin cảm ơn bà Masako Matsumoto!


Hải Lý (thực hiện)
baomoi