PDA

View Full Version : Thời trang Nhật thách thức những kẻ sành chơi



Cốm
31-08-2012, 12:01 AM
Câu chuyện về các thương hiệu lừng lẫy trên thế giới có mặt tại Ginza - khu mua sắm sầm uất nhất Nhật Bản, không chỉ xoay quanh những chiếc túi, đôi giày…

Đó là nhịp thở của cả một nền kinh tế, một nét văn hóa về mua sắm ở thời kỳ hiện đại và một cuộc chiến sôi động của các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Thánh địa mua sắm

Nhu cầu xài hàng hiệu đang ngày càng gia tăng cho dù thế giới đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.

Nhật Bản vốn được biết đến như là ngôi nhà hàng hiệu lớn nhất châu Á hiện nay với khoảng 34 cửa hiệu Bulgari, 27 cửa hiệu Chanel, 115 cửa hiệu Coach, 49 cửa hiệu Gucci, 64 cửa hiệu Salvatore Ferragamo, 50 cửa hiệu Tiffany, và 252 cửa hiệu trong dải các thương hiệu của tập đoàn LVMH... song cơn khát hàng hiệu không vẫn ngừng tăng nhiệt.


Cũng nhờ vào vị thế của Nhật Bản tại châu Á, Ginza đã trở thành một trong những địa điểm mà những người đam mê mua sắm không thể bỏ qua. Vào thập niên 1980 và đầu năm 1990, người tiêu dùng Nhật bắt đầu coi việc sở hữu một chiếc túi xách Louis Vuitton hay khăn choàng hiệu Hermès là hết sức bình thường.

Kết quả khảo sát của Hiệp hội xuất nhập khẩu Nhật Bản đưa ra một con số bất ngờ: 40% thị phần bán lẻ hàng thời trang cao cấp toàn cầu là từ Nhật Bản. Một thực tế cho thấy, phần đông các tín đồ mua sắm là phụ nữ làm văn phòng, những người sống độc thân.

Họ đều có nhu cầu mua sắm như một cách thể hiện cá tính, khẳng định vị trí bản thân trong xã hội và 70% sản phẩm cao cấp bán ra tại Nhật được 10% dân số mua, trong đó đa phần là phụ nữ độc thân.

Khảo sát mới đây của Luxury Institute (LI) càng minh chứng một điều rõ ràng rằng cơn khát hàng hiệu là bất tận khi thương hiệu quốc tế làm say lòng phụ nữ Nhật nhất lại chính là Louis Vuitton.


http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/01.jpg

Cuộc khảo sát về Chỉ số hàng xa xỉ hiện tại (LBSI) năm 2009 do LI tiến hành trên 600 người giàu của Nhật có mức thu nhập bình quân đầu người là 60 triệu yên (tương đương 525.000USD). Cuộc khảo sát này cũng được xem là thước đo công bằng đối với những nhãn hàng có uy tín hàng đầu thế giới dựa trên 6 đầu mục.


http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/louis-vuitton-flagship-store-japan.jpg

Về lĩnh vực thời trang (trang phục), Hermès - thương hiệu nổi tiếng đến từ Pháp vẫn khiến các phụ nữ Nhật đắm say khi luôn giữ vị trí đầu bảng trong 29 nhãn hàng xa xỉ, tiếp sau Chanel đứng ở vị trí thứ 2. Trong 18 nhóm giầy nữ, Malono Blahnik vẫn được xem là sự lựa chọn số 1 với những đánh giá cao ngất ngưởng về chất lượng cũng như kiểu dáng.

Jimmy Choo và Hermès cũng nằm trong danh sách những thương hiệu giầy được yêu thích của các quý bà song lại đứng ở vị trí 2, 3. Về túi xách, Hermès luôn duy trì phong độ và giữ vị trí độc tôn trong 29 mặt hàng được chọn, tiếp sau là nhãn hiệu nổi tiếng đã khẳng định đẳng cấp “bất phân thắng bại” tại thị trường “khó tính” này, Louis Vuitton.

http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/LVDeneuve.jpg

Những nhãn hàng thời trang cao cấp Ý xem ra đã khuất phục được những đấng mày râu, khi Ermenegildo Zegna, một thương hiệu đã có hơn 100 năm trên thị trường thời trang quốc tế cao cấp, đã khẳng định đẳng cấp với vẻ lịch lãm đầy lãng mạn và nam tính luôn đứng đầu trong 22 thương hiệu lớn hiện nay tại Nhật. Và những đôi giầy gắn mác Salvatore Ferragamo luôn được đánh giá cao và nhận được sự ưu ái của các đấng mày râu trong 18 nhóm hàng. Versace và Giorgio Armani đứng ngay sát sau.

Một đất nước nổi tiếng với thị trường xe hơi sôi động với nhiều thương hiệu xưng hùng xưng bá trên thị trường toàn cầu, nhưng xem ra người Nhật không mấy mặn mà với những những sản phẩm “cây nhà lá vườn” khi Mercedes - Benz đứng đầu bảng trong 20 hãng xe hơi hàng đầu thế giới được xét đến, và vị trí thứ 2 dành cho thương hiệu xe thể thao đến từ Đức, Porsche, trong khi Lexus (mang quốc tịch Nhật) chỉ khiêm tốn đứng vị trí thứ 3.


http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/mercedes-benz_paris_in_80.jpg

Điều đó khiến chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao người Nhật lại yêu thích các nhãn hiệu thời trang Âu châu đến vậy? Khách hàng Nhật từ xưa đến nay nổi tiếng về ý thức chất lượng khắt khe, và không chấp nhận dù chỉ là một lỗi nhỏ nhất.

Đây là điều kiện tiên quyết khiến thị trường Nhật Bản trở thành “đấu trường” thách thức các giá trị thương hiệu cao cấp. Đó chính là lý do khiến cho các nhãn hiệu thời trang quốc tế rất quan tâm chú ý đến thị trường này, bởi vì nếu thành công tại Nhật, đồng nghĩa với xác suất thành công khá cao ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.


Cuộc chiến của người khổng lồ

Phải nhìn nhận rằng thời trang ngày nay không còn gói gọn trong câu nói của huyền thoại Yves Saint Laurent: “Thời trang là Thời trang”. Các chiến lược gia của ngành công nghiệp thời trang ngày nay dường như luôn “đi trước đón đầu” và nắm rõ tâm lý muốn được trải nghiệm và hưởng thụ của con người.

Đặc biệt, họ nghiên cứu khá kỹ tâm lý của người Nhật, trong đó có tâm lý thích “sưu tầm” đồ độc. Chính vì vậy, cửa hàng Coach tại Ginza được mệnh danh là thiên đường mua sắm của Nhật, là nơi duy nhất trên thế giới có mặt các dòng sản phẩm độc nhất vô nhị này.

Theo nghiên cứu mới đây của Japan Market Resource Network (JMRN), 40% phụ nữ Nhật sở hữu ít nhất là một sản phẩm của Louis Vuitton, và doanh thu bán lẻ của Louis Vuitton tại Nhật đạt khoảng 150 tỉ yên, đứng đầu trong số các thị trường của hãng trên toàn thế giới (2007).

Với lợi thế là nhãn hiệu thời trang cao cấp đầu tiên chiếm thị phần lớn nhất tại Nhật Bản vào những năm đầu thập kỉ 1980, Louis Vuitton được xem như một hình mẫu cho các nhãn hiệu cao cấp sau đó noi theo.

Trong số 3 tỉ USD doanh thu toàn cầu mà nhãn hiệu Louis Vuitton đạt được năm qua, 88% do người Nhật góp phần. Năm 2002, chỉ trong ngày đầu khai trương shop mới nhất của Louis Vuitton tại Omotesando, Tokyo, doanh thu đã lên tới 1,04 triệu USD.


http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/479px-louis_vitton_omotesando1.jpg

Chính vì vậy, Louis Vuitton đang dự kiến sẽ cho ra đời một cửa hàng lớn nhất châu Á với thiết kế vô cùng đặc biệt tại Nhật vào năm 2010. Chiến thuật kép - chỉ sở hữu một vài sản phẩm đặc biệt sản xuất giới hạn, bán với giá cao ngất ngưởng, đồng thời tung ra các sản phẩm khác với giá chấp nhận được, sản xuất đại trà hơn nhằm đảm bảo doanh thu - cũng là lựa chọn phổ biến của các hãng lớn.


http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/LV-Tokyo.jpg

Gucci và Hermès là ví dụ điển hình của chiến thuật này. Quần áo, túi xách, giày dép của Gucci là sản phẩm giới hạn, trong khi nước hoa là sản phẩm đại trà chiến lược.


http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/03tokyolux636x431.jpg

Hermès cũng khôn ngoan đặt các sản phẩm đắt tiền trong những gian phòng trưng bày hào nhoáng, đồng thời bán các phụ kiện làm đẹp, khăn quàng, khăn bông thông qua trang web của hãng với giá thấp hơn.

Chẳng những thế mà những “fashionista” sành chơi như “bà Beck” cũng sở hữu đến 100 chiếc túi Hermès. Trong khi đó, Rolex trung thành với chiến thuật “càng hiếm càng đắt”.

Với chiến thuật sắc nét này, các hãng đã kiến tạo nhu cầu của khách hàng, khiến họ ao ước, khát khao và trải nghiệm cảm giác chinh phục khi sở hữu một sản phẩm độc nhất và có đẳng cấp và đây cũng là chìa khóa tạo nên tiếng tăm của thương hiệu lớn.

http://i343.photobucket.com/albums/o467/kerokomu/hermes-610x471.jpg

Thay vì tìm cách mở rộng mạng lưới phân phối, Rolex chọn hướng đi hoàn toàn ngược lại - thu hẹp và chọn lọc. Số lượng đại lý liên tiếp được cắt giảm mạnh, cuối cùng chỉ có thể tìm thấy đồng hồ Rolex tại những điểm bán nhất định.

Nhu cầu mua từ đó tăng vọt, củng cố vững chắc giá trị cũng như doanh thu của hãng. CEO của Luxury Institute, ông Milton Pedraza tỏ ra rất lạc quan khi cho rằng: “Một thực tế chúng tôi thấy rõ là hàng xa xỉ đang quay lại với những thứ đơn giản nhất.

Một số người đang dự đoán về cái chết của những sản phẩm xa xỉ trong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, song tôi vẫn tin tưởng hàng xa xỉ vẫn luôn có tầm ảnh hưởng lớn và những khách hàng có chiếc ví rủnh rỉnh vẫn luôn săn tìm những sản phẩm thượng hạng và tốt nhất. Thị trường hàng hiệu cũng tuân theo quy luật tự nhiên, lên xuống. Người Nhật Bản chưa bao giờ là kẻ tiêu dùng ngốc nghếch cả”.

Một chiêu thức mà các hãng cũng áp dụng khi “xâm chiếm” thị trường đầy tiềm năng Nhật Bản là kết hợp giữa không gian mua sắm truyền thống và những khu vui chơi giải trí, nhà hàng, rạp hát sang trọng…

Chẳng hạn như cửa hàng 10 tầng của Chanel hiện nay tại Ginza. Năm 2007, Giorgio Armani cũng khai trương siêu cửa hàng 12 tầng, với các dịch vụ trọn gói đi kèm như: spa, nhà hàng và một quầy bar dành cho khách VIP.

Cũng một chiêu thức như vậy, các đại diện Louis Vuitton và Chanel cũng tìm được một chỗ đứng ngay cạnh thương hiệu nổi tiếng nước Ý này. Tuy nhiên, không phải khi nào việc đa dạng hóa địa bàn kinh doanh cũng diễn ra “xuôi chèo mát mái”.

Một trường hợp điển hình là tập đoàn sản xuất giày Tod’s nổi tiếng của Ý, do Diego della Valle sở hữu. Tập đoàn này đã kinh doanh khá thành công tại thị trường nội địa mặc cho nền kinh tế nước này chưa khởi sắc, nhưng lại mất phương hướng khi mở rộng địa bàn kinh doanh sang thị trường Nhật.

Cuộc chiến giữa những người khổng lồ trong thế giới hàng xa xỉ đang ngày càng trở nên khốc liệt hơn trong tình cảnh suy thoái kinh tế và việc thắt chặt hầu bao của người Nhật trong chi tiêu xem ra càng là động lực kích thích các thương hiệu lớn luôn thay đổi những mũi tiến công.


Nguồn: Thế giới Vàng/Vietnam+