PDA

View Full Version : Hôn lễ và Yến tiệc ở Nhật Bản



Kasumi
07-12-2005, 06:41 PM
Người Nhật Bản đa phần chọn mùa xuân dể tổ chức đám cưới, đặc biệt là ngày " Đại An " (taian) trong Hoàng Lịch . Ngày này những lễ đường đầy người . Ở Tokyo muốn tổ chức đám cưới phải đặt hội trường trước 6 tháng , từ lúc đính hôn đến đám cươí trung bình là chín tháng. Các kiểu đám cuới trước thần , đám cuới trước giáo hội , đám cuới trước Phật , trong đó đám cưới trước thần là nhiều nhất.
Trong đám cưới trước thần , ngoài cô dâu chú rể ra, vợ chồng nguời mai mối, người nhà , họ hàng đều tham dự . Thần Quan (shin kan) đọc lời chúc truớc thần, chú rể đọc lời thề . Sau đó cô dâu, chú rể cùng cạn "Tam Tam Cửu Độ Bối" có nghĩa là chén đại , trung, tiểu gồm 9 lần , Cuối cùng đều can chén.
Sau khi hôn lễ kết thúc thì sẽ tổ chức tiệc cưới . Ở Nhật có những lễ hội tiêc cuới chuyên dụng , các nhà hàng nói chung cũng có . Nhũng nguời dự tiệc gồm khoảng 50 nguời, bắt đầu bằng nghi thức người mai mối đọc lời chúc mừng, khách chính đọc lời chúc mừng và cắt bánh gatô cưới . Trong tiêc cưới , cô dâu sẽ thay đổi trang phục , gọi là "Sắc trực". Sau buổi tiệc , người trong họ hàng phải cảm ơn khách mời , tặng lễ vật . Cuối cùng cô dâu, chú rể đi tuần trăng mật . Chi phí tât cả khoảng 5triệu Yên . khoản này do bố mẹ hai bên cùng gồng gánh .

Giới trẻ ngày nay thường quan niệm hôn nhân là phải có tình yêu, phải trải qua một quá trình tìm hiểu kha khá mới có thể lấy nhau được. Thế nhưng ở Nhật Bản hiện giờ vẫn còn tồn tại khái niệm " miai kekkon ", nghĩa là kết hôn thông qua bà mối chứ ko phải do yêu nhau. Cha mẹ, thông qua một người trung gian, lựa chọn một người phù hợp( về lứa tuổi, ngoại hình, địa vị xã hội....)để con mình gặp mặt. 2 người này, sau buổi gặp gỡ đầu tiên nếu cảm thấy hợp thì có thể tiến xa hơn, nếu ko hợp thì thôi, cha mẹ sẽ sắp xếp một đám khác.

Trước kia, ở Nhật Bản, con trai lấy vợ là phải ở nhà vợ. Phong tục này gọi là " muko iri ". Cho đến khoảng thế kỷ thứ 13, 14, quyền lực của các Samurai bắt đầu mạnh lên, phong tục này đã chuyển thành " yome iri ", nghĩa là cô gái lấy chồng thì phải theo chồng.

Dưới thời phong kiến, cô dâu chỉ được chính thức trở thành một thành viên của gia đình nhà chồng sau khi sinh con, còn trước đó mặc dù trên danh nghĩa đã có chồng nhưng cô dâu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, và anh chồng có nhiệm vụ sang thăm vợ hàng đêm. Vào thời đó, sức lao động vẫn được coi là một yếu tố cần thiết để duy trì một gia đình. Chẳng hạn ở phía bắc vùng Tohoku có phong tục anh chồng phải ở nhà vợ để phục vụ nhà vợ một thời gian. Còn ở một số vùng khác, tuy đã lầy nhau nhưng 2 người, ai về nhà người nấy để làm việc, anh chồng chỉ được phép sang thăm vợ vào buổi tối. Còn ở đảo Izu lại có phong tục cô dâu sang lao động bên nhà chồng trong khi anh chồng thì lại ở nhà mình.

Vào thế kỷ 14, quyền lực của các võ sĩ ko chỉ hạn hẹp bên trong kinh thành Kyoto nữa mà đã lan rộng ra khắp các vùng. Hôn nhân trở thành một công cụ chính trị, ngoại giao để duy trì mối quan hệ giữa các gia tộc. Do đó hôn nhân tự nguyện và sự giao thiệp giữa những người chưa có gia đình hầu như là không có. Tất cả các cuộc hôn nhân đều là do sắp xếp, vì thế vai trò của bà mối nakado trở nên rất quan trọng ở Nhật lúc bấy giờ.

Trước lễ cưới thường có một nghi lễ rất quan trọng, ko thể thiếu là lễ Yui no ( giống như lễ ăn hỏi ở VN). Trong lễ này, cha mẹ 2 bên sẽ trao đổi với nhau các món quà: Obi ( thắt lưng ở áo kimono ) cho cô dâu, Hakama ( áo khoác ngoài của kimono ) cho chú rể. Ngoài ra còn có 9 lễ vật khác, tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn.

Ngày nay lễ cưới ở Nhật Bản có thể tổ chức theo kiểu đạo thần, đạo Phật hoặc đạo Thiên CHúa. Trong lễ cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao đổi 3 cốc rượu sake cho nhau gọi là " san san kudo " ( có nghĩa là 3 nhân 3 là 9, số 9 tượng trưng cho sự vĩnh cửu )
Mùa xuân và mùa thu là mùa cưới ở Nhật Bản. Ngày Đại An thường được chọn là ngày để tiến hành hôn lễ. Vì thế vào ngày này, các nhà hàng và khách sạn Nhật thường chật kín chỗ. Nếu muốn có được một nhà hàng ưng ý, thường người ta phải đặt trước một năm.

Khi đi dự đám cưới, người Nhật kiêng mặc đồ màu trắng vì màu trắng chỉ dành cho cô dâu. Tuy nhiên vẫn có thể mặc được màu đen. Phụ nữ đã có gia đình thường mặc quần áo màu đen hoặc tối màu.

http://img235.imageshack.us/img235/5215/img0205zb.jpg

(nguồn TTVNOL)(http://thongtinnhatban.net)

lynkloo
17-12-2011, 09:19 PM
Thế giới biết đến Nhật Bản, một cường quốc của khoa học kỹ thuật, một xứ sở của tuyết và hoa anh đào. Và thế giới cũng biết đến Nhật Bản Thanh niên của Nhật Bản dù có tân tiến, hiện đại đến mấy vẫn luôn tổ chức lễ cưới theo truyền thống dân tộc.

Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền.

Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn

Lễ yuino (lễ hỏi) giúp chính thức hóa quan hệ của hai họ. Cả hai gia đình gặp nhau tại bàn tiệc, trao đổi quà tặng và ăn mừng chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới. Thông thường nhà trai sẽ nộp tiền và lễ vật tượng trưng cho sự may mắn như kombu (rong biển- tượng trưng cho sự phát đạt của con cháu về sau) Nhà gái sẽ tặng lại một món quà tương đương phân nửa giá trị lễ vật mà họ nhận. Ngày nay, lễ này càng bị lược bỏ, thay vào đó chàng trai tặng cô gái chiếc nhẫn đính hôn và cô gái tặng lại một món quà.

Ngày cưới, người ta thường làm lễ cưới tại một đền Thần đạo để báo cáo cuộc hôn nhân với thần thánh (nghi thức Kitô giáo). Không phải hầu hết họ theo Đạo Kitô mà là xu hướng thời thượng của giới trẻ Nhật ngày nay. Cô dâu và chú rể thề khấn thuỷ chung không phải trước Chúa mà trước cha mẹ hai bên và quan khách tham dự. Sau lễ cưới là một bữa tiệc thịnh soạn tại một khách sạn hay nhà hàng sang trọng.

Cô dâu mặc bộ kimono trắng sang trọng hay một bộ áo cưới kiểu Tây. Suốt tiệc cưới, cô dâu sẽ thay một vài trang phục màu sắc khác. Tục này bắt đầu từ thời Muromachi (thế kỷ 14) ý muốn nói nghi lễ đã xong, cô dâu trở về với cuộc sống ngày thường. Nghi thức cắt bánh cũng rất quan trọng, cô dâu và chú rể cầm chung một con dao, ý nói đây là sự hợp tác đầu tiên trong đời của họ.. Khi chúc mừng, quan khách tránh dùng các từ như "cắt, chia, trả lại" (ám chỉ không tốt cho tơ duyên)

Sau tiệc cưới, cô dâu và chú rể dâng hoa đôi bên cha mẹ tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành đã cho họ một nửa của đời mình.

Mặc dù theo thời gian, tập tục đã có nhiều thay đổi nhưng những nghi thức trên không thể thiếu trong các đám cưới tại Nhật.


thongtinnhatban

lynkloo
17-12-2011, 09:34 PM
Những nét độc đáo trong đám cưới truyền thống ở Nhật

Lễ cưới ở Nhật Bản là một nghi thức phức tạp đan xen với văn hóa truyền thống Nhật. Ở đây, lễ cưới được tổ chức theo đạo Shinto. Một số cặp vợ chồng người Mỹ gốc Nhật thường kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây. Đạo Kitô, Phật giáo hoặc đạo Shinto là những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những đôi chuẩn bị làm đám cưới.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/dam20cuoi.jpg

Lễ rượu Sake

San-san-Kudo được biết đến như một trong những phong tục đám cưới truyền thống lâu đời nhất Nhật Bản. Chú rể và cô dâu nhấp ba ngụm rượu sake từ ba ly có ý nghĩa khác nhau. Sau đó, họ thể hiện lòng tôn kính của mình đến gia đình bằng cách cúi đầu: đầu tiên là cha của chú rể, sau đó là mẹ chú rể, tiếp đến cha của cô dâu và cuối cùng là mẹ cô dâu. Cử chỉ này thể hiện sự tôn trọng và lòng hiếu thảo của cô dâu chú rể đối với cha mẹ mình. Nếu đó là một buổi lễ tổ chức theo Phật giáo hay theo phong cách phương Tây, các nghi thức này được diễn ra ngay tại tiệc cưới.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/ruou20sake.jpg

Trang phục cưới

Tại Nhật Bản, các cô dâu có thể mặc một bộ kimono đầy màu sắc hoặc một chiếc shiromuku - chiếc áo choàng được sử dụng từ những thời đại xưa và ngày nay nó vẫn được sử dụng như trang phục cưới truyền thống. Tuy nhiên, cũng có cô dâu Nhật chọn mặc một bộ váy cưới hiện đại. Tại Nhật Bản, màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, sang trọng và "sự khởi đầu mới". Có những cô dâu Nhật Bản không trang điểm mặt trắng, đôi môi đỏ và một bộ tóc giả với lược đắt tiền và đồ trang trí đẹp. Với những cô dâu chọn váy cưới hiện đại thì sau đám cưới họ vẫn phải mặc một bộ kimono với màu đỏ, vàng, bạc và màu trắng. Kimono này thường có một cần trục tượng trưng cho cuộc sống lâu dài. Gần cuối buổi lễ, cô dâu thay một bộ kimono với tay áo rộng và dài được mặc bởi một người phụ nữ chưa kết hôn. Chú rể thường mặc một bộ kimono của nam giới được gọi là haoiri-hakama hoặc tuxedo.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/wedding20attire.jpg

Đón tiếp

Khách tham dự tiệc cưới có thể chọn mặc kimono. Phong cách và quy mô của tiệc cưới khác nhau tùy thuộc vào từng khu vực ở Nhật Bản. Cô dâu và chú rể sẽ tham gia vào nghi thức thắp sáng một ngọn nến biểu tượng cho sự ấm áp và hạnh phúc của họ. Âm nhạc tại tiệc cưới có thể khác nhau. Theo truyền thống, đàn dây Samisen và trống Nhật Bản được sử dụng trong buổi lễ. Khách tham dự đám cưới rất được kính trọng ở Nhật Bản. Họ thường bỏ ra $ 50 hoặc nhiều hơn để mua hikidemono – một loại quà tặng đắt tiền. Ít đắt tiền hơn là manjyu Kohaku, bánh tròn hấp với nhân đậu bên trong.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/reception.jpg

Quà cưới

Khách tham dự một tiệc cưới ở Nhật Bản dự kiến sẽ tặng Oshugi, một món quà bằng tiền mặt. Đôi khi, số tiền được quy định cụ thể trong thiệp mời. Thông thường số tiền này phụ thuộc vào mối quan hệ của khách với cặp vợ chồng đó. Tiền mặt được để trong một phong bì trang trí khá đẹp gọi là Shugi-bukuro.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/shugi-bukuro.jpg

1.000 con hạc giấy

Theo truyền thuyết Nhật Bản, hạc giấy là biểu tượng cho một cuộc sống lâu dài. Việc tặng 1.000 con hạc giấy tượng trưng cho sự may mắn, lòng trung thành và tuổi thọ.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/imagesqtbnANd9GcT8ey0e33e0L1S0aLH-IM5lVijuT9grFXhWD-SKpmG6fyGHJ8wgrzvKS4W40g.jpg


nama.edu

lynkloo
17-12-2011, 09:58 PM
Điểm Đặc Biệt Trong Đám Cưới Ở Nhật

Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/wedding_col_300.jpg


Ở Nhật Bản, khi tổ chức lễ cưới, có người tổ chức theo kiểu truyền thống nhưng cũng có người muốn tổ chức theo kiểu hiện đại. Hinh thức kết hôn có 4 kiểu.. Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.
Qui mô tổ chức lễ cưới nhỏ, thông thường chỉ có sự hiện diện người thân đôi bên gia đình cô dâu chú rể. Ngày xưa lễ cưới được tổ chức tại các đền thờ nhưng ngày nay khách sạn cũng là nơi nhiều người tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo. Lễ cưới là sự kinh doanh lớn tại Nhật Bản

Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng được tổ chức rất trang trọng. Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới. Gần đây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Sau đó tân lang và tân nương sẽ gương cao cây sakaki (đây là cây thần thánh trong đạo Shinto) trước mặt các vị thần. Tiếp đến, bà con và gia đình hai bên cô dâu chú rể sẽ mời nhau những chén rượu. Chính điều đó đã trở thành một kỉ niệm trong ngày cưới. Thường thì một thiếu nữa trẻ của đền thờ mặc áo đỏ và trắng rót rượu. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/janpanese-wedding-ceremony.jpg

Sau phần nghi lễ quan trọng dành cho cô dâu chú rể kết thúc, tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu. Tân lang và tân nương cùng chúc mừng với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Bữa tiệc thường kéo dài khoảng 2 tiếng, khoảng thời gian này thật sự vất vả đối với cô dâu chú rễ, hai người cứ cúi đầu chào khách nhiều lần và không quên nói: xin cám ơn.
Kết thúc tiệc cưới thường có thêm tăng 2, thường thì mọi người kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.
Ở Nhật Bản, mọi người thường đi quà cưới bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD) . Chi phí để tổ chức một lễ cưới rất lớn, vì vậy tiền bạc đối với cô dâu chú rể thật khó khăn. Về phía khách cũng sẽ được nhận lại món quà kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/dc1.jpg


HONG NHUNG C&Tsưu tầm

lynkloo
17-12-2011, 10:17 PM
Đám cưới trên sông ở Nhật Bản

Đám cưới trên nước là hoạt động ngoài trời thú vị và cách chúc phúc đám cưới độc đáo. Một đám cưới như thế bạn có thể sẽ bắt gặp khi đến với thành phố Sawara.
Một cặp thanh niên đã tổ chức hôn lên trên sông trong vườn thực vật nước ở thành phố Sawara, huyện Chiba trong trang phục cưới truyền thống. Đôi uyên ương ngồi trên thuyền đi xuôi theo dòng nước, hai bên bờ là cây cối um tùm,rất nhiều du khách bên bờ sông đã không ngừng chúc phúc cho họ. Đám cưới trên nước là hoạt động ngoài trời thú vị và cách chúc phúc đám cưới độc đáo của thành phố Sawara.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/dam-cuoi-nhat3.jpg

Đám cưới trên sông độc đáo này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của du khách

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/dam-cuoi-nhat4.jpg

Tân lang, tân nương hạnh phúc trong ngày vui của mình

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/dam-cuoi-nhat2.jpg

Đám cưới được diễn ra trong một khung cảnh rất đẹp và lãng mạn


Nguồn: mienhanhphuc