PDA

View Full Version : [Truyện ngắn] Kawauso Heinai



Acmagiro
17-04-2007, 02:56 PM
Heinai rái cá

Truyện ngắn “Heinai rái cá” (Kawauso Heinai) được đăng trong tập tiểu thuyết thời đại (Jidai Shosetsu) “Kiếm khách quần tượng” (Kenkyaku Gunzo) do Bungei Shunju xuất bản năm 1979 dựa trên cuộc đời thật của khai tổ phái kiếm Mugai Ryu. Có thể nói cuộc đời của kiếm khách này giống với Khương Tử Nha, tài năng nhưng không gặp lúc thì cũng vất vả một đời. Cùng một sự việc, cùng học một thầy như hai người đệ tử sẽ có cách kiến giải và thái độ khác nhau tùy vào “ngộ tính” của từng người.

Nguyên tác: Ikenami Shotaro
Người dịch: Hiba Nhất Như

Một

Vào đầu năm Genroku thứ nhất thì Tsuji Heinai vừa tròn bốn mươi tuổi.

- Xem kìa, với cái hông nghiêng ngả thế kia mà dạy được kiếm thuật à. Ghê thật.
- Tiên sinh đó đã qua sáu mươi rồi đó.
- Tầm bậy, đã bảy mươi hai rồi.

Heinai có một căn võ đường nho nhỏ dưới phố Koishikawa và dân sống ở khu phố ngoài vẫn thường nhìn Heinai với con mắt như vậy.
Nghe nói Heinai là kiếm sĩ phái Mugai Ryu nhưng hỏi bọn lính tráng học kiếm ở dinh thự Hatamoto gần đấy thì chúng đều lắc đầu

- Chưa nghe thấy phái này bao giờ.

Võ đường Heinai nằm trên một con đường nhỏ ở khu phố ngoài ngăn cách với cổng trước chùa Dentsuin và môn đệ không có lấy một người. Người trong vùng vẫn thường gọi Heinai là

- Ông ăn xin ở phố ngoài
- Ông rái cá
- Tiên sinh rái cá

Vâng vâng. Con đường nhỏ phía trước võ đường đổ dốc thoai thỏai và được gọi là “dốc rái cá”.
Rái cá là loài thú nhỏ lông màu nâu sậm sống gần nước, ăn cua cá, ếch nhái. Nhìn khuôn mặt của nó thì lại thấy hao hao giống loài chuột. Và chỉ cần nhìn con rái cá là có thể hình dung được dung mạo của Tsuji Heinai.
Võ đường này trước kia vốn là nơi sinh sống của một thầy thuốc họ Kunugi, vừa bước vào hiên là đến ngay sàn tập võ. Thực ra đó chỉ là một khoảng chỉ rộng chừng tám Tsubo (một Tsubo khoảng 3.3 mét vuông) sau khi người ta dẹp đi hai căn phòng mà thôi. Phía sau là phòng của Heinai và nhà bếp, ngoài ra chẳng còn gì nữa. Heinai đến đây là vào năm năm trước và nghe đâu lúc đó hòa thượng trụ trì chùa Suiko đã bỏ tiền ra giúp. Nhưng chẳng bao lâu sau thì hòa thượng viên tịch, vì vậy mà Heinai chẳng còn cớ gì để lui tới chùa Suiko nữa.

- Hôm qua tao mới ngó qua cái, thì thấy ông rái cá ngồi chồm hổm trước hiên gặm củ cải sống thay cơm.
Những lời độc địa bóng gió hay thẳng thừng như vậy đều nhắm vào Heinai. Khi thấy khói nấu cơm bốc lên từ nhà bếp Heinai thì họ lại bảo

- A nhìn kìa, thật là hiếm có. Con rái cá đang nấu cơm kìa.

Võ đường Heinai đã đìu hiu tồi tàn rồi mà dung mạo của Tsuji Heinai còn thảm hại hơn. Đầu tóc bù xù dựng đứng như tổ quạ, khuôn mặt hốc hác và dơ dáy đầy bụi bặm. Quanh năm suốt tháng, dù là đông hay hè thì Heinai chỉ mặc độc có chiếc áo gai thô chắp vá chằng chịt với cái quần Hakama đen. Vì không có môn đệ nên suốt ngày tiên sinh rái cá chỉ toàn ăn với ngủ. Rồi thỉnh thoảng cũng có ra khỏi võ đường, Heinai dựa tấm lưng còng còm cõi như ông già trên cây gậy mà lê bước. Không rõ là đi đâu.
Thành ra chẳng ai muốn đến thụ giáo học kiếm với tiên sinh.

- Thế ông rái cá ăn gì mà sống nhỉ?
- Không biết. Có lẽ là uống sương. Mà như thế chẳng phải lão là một tiên nhân trên trời sao.

Khu phố này được thành lập kể từ khi tướng quân Tokugawa đến khai phủ lập ra thành Edo. Khu bên ngoài là một dãy nhà thương nhân, hiệu buôn có tiếng trong vùng và phía trước chùa Dentsuin là hiệu sách Iseya và hiệu bán tương Kashiwaya. Thỉnh thoảng chủ hiệu Heiroku, Kiyosuke lại sai người mang cơm nắm, bánh trái đến cho Heinai.

- Hãy mang đến cho tiên sinh ở con phố ngang.

Bọn người hầu mang đến đặt trong nhà bếp, không nói tiếng nào và Heinai cũng nhận lấy không một lời lễ tạ. Thành ra người ta nghĩ rằng Tsuji Heinai sống bằng sự hỷ xả và thương hại này.
Vào buổi chiều ngày mười một tháng giêng có hai võ sĩ ăn mặc theo lối du hành, hình dong chất phát xuất hiện trước võ đường Heinai. Bọn người làm của hiệu Kashiwaya trông thấy thì làm ầm cả lên

- Có chuyện rồi, có chuyện rồi, có hai người khách Samurai đến chuồng rái cá kìa !

Khỏi nói ai cũng biết, sinh hoạt của Heinai trong năm năm nay ảm đạm đến mức nào. Hai người võ sĩ trông thấy Heinai vừa thấp thỏm xuất hiện liền xưng danh

- Chúng tôi là người ở phiên Ono xứ Echizen, Sugita Shozaemon , còn đây là tiểu đệ Yaheiji. Xin được vào diện kiến tiên sinh Tsuji.
- Tsuji, Heinai chính là ta đây.

Heinai ngồi ru rú trong căn phòng tiếp khách mục nát, đáp bằng cái giọng khàn khàn. Hai võ sĩ hết nhìn Heinai rồi lại nhìn nhau ngỡ ngàng không nói. Heinai nở nụ cười làm cái mũi bé tí trở nên nhăn nhúm

- Các vị là huynh đệ à?
- Thưa, thưa vâng.

Người anh Sugita Shozaemon tuổi chừng ba mươi, khuôn mặt chính chắn và lời ăn tiếng nói cũng chững chạc còn đứa em Yaheiji trông chừng hai mươi không khỏi lộ cả ra ngoài sự thất vọng và khinh nhờn.

- Huynh, ta về thôi.
Hắn thì thầm, Shozaemon vội trấn lại.

- Có thật ngài là tiên sinh Tsuji Heinai không?
- Vâng.

Heinai lại đáp bằng cái giọng nhỏ nhẹ, thỏ thẻ như đàn bàn khiến huynh đệ nhà Sugita không khỏi ngao ngán.

- Thế các vị có chuyện gì.
- Thật ra là….
- Vâng.
- Chúng tôi có mang đến một phong thư từ chủ hiệu quạt Kariganeya Onjiro ở Kyoto…
- Ồ, từ ông Karigane sao. Vậy là thư của ta phải không ?
- Dạ…
- Đâu, cho xem.

Đọc qua một lần, Tsuji Heinai ngước mắt nhìn huynh đệ Sugita rồi nói

- Các vị là những kẻ đi báo thù à.

Acmagiro
17-04-2007, 02:56 PM
Hai

Sugita Shozaemon vốn là võ sĩ cấp thấp hai mươi hộc trong đội lính mở đường cho chúa Doi Kainokami khi đi kinh hành. Chúa Doi cai quản phiên Ono thuộc xứ Echizen bổng lộc bốn vạn hộc.
Shozaemon cùng em trai Yaheiji rời thành Ono đi báo thù cho phụ thân Sugita Hansuke là vào tháng mười hai năm ngoái.
Chuyện xảy ra vào một đêm hè năm đó.
Lão nhân Hansuke lúc này đã về ẩn cư đến thăm con gái Okiwa đã về làm dâu một hiệu buôn giấy ở dưới thành, dùng cơm tối rồi lên đường trở về.
Phía ngoài dãy biệt thự của lớp võ sĩ cao cấp trong phiên là dinh thự của Yamana Gengoro. Yamana Gengoro là kiếm sĩ phái Shinnuki Ryu xuất thân từ phiên Obama xứ Wakasa và là nhân vật được chúa Doi cho vời vào ba năm trước. Gengoro vốn là chỗ họ hàng bà con với phu nhân của tổng quản phiên Ono là Hori Shiro Zaemon nên nhờ vào sự nâng đỡ này mà lãnh chức “Kiếm thuật chỉ nam” dạy võ nghệ cho chúa Doi Kainokami và gia thần trong phiên. Mà dù gì đi nữa thì Gengoro cũng là thân thích với tổng quản Hori vốn được chúa Doi tín nhiệm nên uy thế của hắn mỗi ngày một lớn mạnh, xét về kiếm thuật thì có thể nói rằng trong phiên chẳng có ai là đối thủ của hắn. Thành ra việc Yamana trở nên ngạo mạn cũng là điều đương nhiên, tất sớm muộn gì cũng đến. Tuy đã ba mươi hai tuổi nhưng vẫn còn độc thân, hắn thường biện bạch

- Vì ngày đêm khổ luyện nên không còn thời giờ chú ý đến nữ nhi nữa…..

Đêm đó, lão nhân Sugita Hansuke vừa bước vào khu rừng cách dinh thự của Yamana Gengoro không xa bỗng dừng chân,

- Ủa….?
Hình như từ trong rừng vọng ra tiếng kêu the thé không bình thường của nữ nhân. Lắng tai nghe kỹ thì Hansuke cảm thấy được một bầu không khí quái lạ từ sâu trong rừng. Lão nhân Sugita quyết định đi vào trong xem rõ thực hư, cất tiếng gọi

- Này…này…. Có chuyện gì…?
- Cứu…cứu với…..

Có tiếng nữ nhân vừa cất lên liền lặng ngay như bị chèn mồm. Ông lão theo hướng phát ra tiến kêu mà tiến, trong ánh lửa bập bùng của chiếc đèn ***g hiện ra một cô gái trẻ đang bị một gã đàn ông to lớn cưỡi lên toan làm nhục trên bãi cỏ. Không ai khác, hắn chính là Yamana Gengoro. Nạn nhân là con gái của Tsuyama Hohei, một người lính trơn sống tại dãy nhà dài dành cho lính tráng trong phiên.

- Ngài Yamana đấy à… Ngài đang làm…. Mà xin ngài hãy buông cô gái ấy ra ngay cho.

Đối với Yamana, thân thích với tổng quản của phiên thì lão Sugita chỉ là một kẻ thân phận quèn không đáng kể. Vì thế mà chẳng những hắn không nghe theo mà còn bực mình thét

- Cút đi !! Lão già thối….

Tuy Hansuke là thân phận kẻ dưới nhưng tính tình cũng cứng cỏi, ông không thể bỏ mặt con gái Tsuyama một mình được. Trong lúc lời qua tiếng lại, Yamana Gengoro tặc lưỡi rồi bất ngờ rút gươm chém một nhát chết ngay lão Sugita. Rồi hắn bồi thêm một nhát vào cô gái đoạn trở về dinh thự, để lại cho tổng quản Hori Shiro Zaemon một phong thư rồi ung dung rời khỏi thành. Lời lẽ hết sức đơn giản, đại khái viết là vì đã vô lễ chém chết lão nhân Sugita Hansuke và con gái Tsuyama, gây phiền hà cho các vị nên rời thành đến Edo một chuyến.
Lão Sugita không cục cựa nhưng cô gái hãy còn sống được, cố thoát về nhà thuật lại mọi chuyện cho phụ thân. Huynh đệ nhà Sugita là Shozaemon và Yaheiji nghe tin từ Tsuyama Gohei xong vội vàng chạy đến hiện trường, lúc này lão Sugita đã tắt thở. Con gái Tsuyama ba ngày xong cũng lìa trần. Hình như là bị Yamana Gengoro say rượu chém chết khi đang trên đường đến nhà thầy thuốc Muraoka Kozen bốc thuốc cho mẫu thân.
Nhưng sự kiện này bị chính quyền phiên làm mọi cách để giấu nhẹm.
Thứ nhất là, phạm nhân là thân thích của kẻ có quyền thế.
Thứ hai là, phạm nhân là gia thần sủng ái của chúa Doi.
Vả lại nạn nhân Sugita Hansuke và con gái người lính trơn Tsuyama chỉ là những kẻ thân phận thấp kém nên áp lực từ trên buộc phải làm cho câu chuyện êm xuôi đã có tác dụng. Tsuyama Gohei chỉ còn biết nuốt nước mắt mà cam chịu nhưng huynh đệ nhà Sugita thì quyết phản kháng đến cùng, không lùi một bước.

- Xin ngài ban lệnh cho chúng tôi được báo thù cho phụ thân.

Tổng quản Hori ngoài mặt thì vỗ về, bên trong thì ngầm ý

- Nếu các ngươi chịu xem như không có việc gì xảy ra thì ta sẽ xem xét cho bổng lộc năm mươi hộc và hai người hầu.

Nhưng dù cho ngon ngọt thế nào đi nữa thì huynh đệ Sugita cũng đều lắc đầu. Ngay cả chúa Doi cũng cho rằng huynh đệ Sugita là láo xược. Nhưng lỗi thuộc về bên nào….
Dù gì đi nữa thì huynh đệ Sugita cũng là những kẻ mang thân đi báo thù, mà chuyện báo thù vốn được coi là hợp pháp và là một cái nghĩa phải làm trong xã hội võ trị Nhật Bản ngày xưa, trong giai cấp võ gia thì lại càng nghiêm mật hơn. Thành ra cho dù có là tổng quản một thành, là chúa một vùng đi nữa thì cũng không thể không cho phép. Chúa Doi miễn cưỡng cấp phép cho Sugita nhưng lại ngấm ngầm ra lệnh

- Hãy bí mật trông coi Yamana Gengoro ở Edo.

Huynh đệ Sugita được phép đi báo thù liền rời phiên Ono lên đường ngay. Đó là vào cuối năm ngoái, sau khi sự kiện lão Hansuke bị chém chết khoảng sáu tháng.
Trong lúc này ở Ono, cả chúa Doi lẫn tổng quản Hori đều bắt đầu gửi mật thư đến dinh thự ở Edo ngầm bảo vệ Yamana Gengoro. Nhưng Gengoro vẫn cứ bình thản xuất đầu lộ diện tại dinh thự ở cổng ngoài Sakurada thành Edo. Nếu có ai lấy làm lo ngại thì hắn chỉ cười khảy với vẻ tự tin

- Bọn Sugita à, chỉ cần một đao là chém chết chúng ngay. Thế là xong chuyện.
- Ừ, quả nhiên.

Quả là không một ai mảy may nghi ngờ về điều này.
Rồi… theo mật lệnh của chúa Doi, một căn võ đường uy nghi được dựng lên ở phố Onando thuộc Ushigome và Yamana Gengoro nghiễm nhiên trở thành chủ võ đường. Người đến học kiếm mỗi ngày một đông, không chỉ là bọn gia thần của chúa Doi đóng tại Edo mà còn có cả người trong phủ tướng quân Tokugawa và các Hatamoto chung quanh.
Trong khi đó huynh đệ Sugita bắt đầu lên đường tìm Yamana và tìm đến hiệu giấy Mokuya Manbei từ biệt đại tỷ đã về nhà chồng. Lúc bấy giờ người anh rể Manbei mới nói:

- Chuyện xảy ra gần đây thì bọn thương nhân trong thành như chúng ta đây đều không chịu được. Chỉ mong các chú sớm lấy được đầu địch.
Rồi lại thêm
- Ta có người anh họ là Kariganeya Onjiro mở hiệu quạt ở Kyoto nhưng cũng có chi điếm ở Edo nên rất thông thạo tình hình ở đó. Ta sớm nghĩ các chú sẽ đến nên đã viết sẵn phong thư này rồi.

Rồi Kariganeya Onjiro lại trả lời rằng

- Ngày xưa phụ thân ta có chơi thân với một tiên sinh dạy kiếm, tên là Tsuji Heinai và hình như cũng có võ đường ở đâu đó. Vì tình giao hảo sâu nặng nên ta nghĩ tiên sinh Tsuji có thể giúp được.

Đoạn Kariganeya thảo một phong thư mang đến cho Heinai. Huynh đệ Sugita lần đầu đến Edo tìm đến chỗ ông rái cá là vì vậy. Tuy không nhận được sự hỗ trợ từ phiên Ono nhưng Sugita cũng nhận được một món tiền khá lớn gọi là tiễn biệt từ anh rể Manbei.

- Vậy thì, mời các vị vào trong.

Tsuji Heinai nghênh đón huynh đệ Sugita với vẻ đầy thiện cảm, rồi nói

- Ta vốn cũng chịu nhiều ơn với ông Kariganeya đời trước ở Kyoto….

Acmagiro
17-04-2007, 02:57 PM
Ba



Bắt đầu từ hôm đó huynh đệ nhà Sugita trú lại võ đường Tsuji. Nhìn thấy Heinai như vậy thì Yaheiji không khỏi ngao ngán và thất vọng đến cực độ,

- Huynh trưởng, nếu chúng ta cứ ở lại đây thì thật chẳng ra làm sao. Yamana Gengoro thậm chí chẳng thèm trốn chẳng cần chạy mà lại còn mở võ đường đâu đó trong vùng Ushigome nữa. Phải nhanh lên mới được…

Chẳng phải là Shozaemon không nghĩ đến điều này. Chẳng là khi nhận phong thư từ Kariganeya thì được trợ ngôn thêm “Nếu như được tiên sinh Tsuji giúp sức thì…”
Mà nếu là một cuộc đọ sức một mất một còn thì nói thật cả hai chẳng phải là đối thủ của Yamana. Vả lại sau lưng hắn còn có thế lực hậu thuẫn ở phiên Ono, môn đệ của hắn ở Edo cũng không ít. Thành ra Yaheiji nhìn thấy tình thế này sớm tuyệt vọng

- Chúng ta mảy may không có cơ hội thắng.

Nhưng ngược lại Heinai chẳng hề tỏ ra sốt sắng mà cứ bình chân bảo

- Việc gì nào, các vị cứ thong thả. Địch thủ chẳng hề trốn đi đâu mà lo…

Rồi chỉ dặn thêm rằng không nên tùy tiện ra ngoài.
Đúng như lời dặn.
Khi nhận được tin báo từ Echizen rằng huynh đệ Sugita đã đến Edo thì Yamana Gengoro chẳng lấy làm bận tâm lắm mà chỉ hất hàm

- Khi nào thấy chúng thì sẽ chém chết ngay.

Bọn môn nhân của chúa Doi ở Edo cũng bắt đầu lùng sục chỗ trú của bọn Shozaemon khắp nơi trong thành. Thành ra tình thế đảo ngược, bên săn đuổi giờ đây lại trở thành bên bị săn lùng. Mọi động tĩnh trong thành nhất nhất đều do người của hiệu Kariganeya chi điếm Edo và những người sống ở cổng Sakurada thương hại cảnh ngộ của anh em Sugita mà đến võ đường Tsuji cung cấp. Chi điếm Kariganeya do lão Ichi Uemon coi sóc, đây là nhân vật đã hết mình vì họ Sugita. Theo lời lão thì

- Hai vị chớ nên đến gần võ đường Yamana ở phố Onando, ở đó vô cùng nguy hiểm. Không chỉ Gengoro mà cả mười mấy tên môn nhân là võ sĩ giang hồ ngày đêm túc trực ở đó, chỉ đợi các vị xuất hiện mà ra tay thôi….

Tháng giêng trôi qua, rồi tháng hai cũng vào trung tuần.
Vì nơi trú ẩn là một võ đường nên ngày ngày Sugita Shozaemon đều mang mộc kiếm cùng Yaheiji luyện tập hăng say. Thân phận hai người chỉ là hạng võ sĩ cấp thấp, kiếm thuật cũng không có gì đặc biệt nhưng một hôm Shozaemon có ý thử Heinai
- Thưa tiên sinh, chúng tôi là những kẻ mang thân đi báo thù. Xin tiên sinh chỉ giáo một ván…
- Ờ ta có xem, có xem.
Heinai đáp.
Tức là đôi khi Heinai có xem anh em Sugita luyện tập và dường như khẩu điệu muốn nói rằng vì mình có xem nên không cần phải chỉ dạy gì thêm.
Rồi mùa xuân cũng đến đến Edo trong cuộc hành trình qua các vùng phía nam như Satsuma cho đến xứ Mutsu ở phương bắc.
Lúc này cứ khoảng ba ngày Heinai lại đi ra ngoài một lần giao võ đường cho bọn Sugita. Không rõ là đi đâu….Và Shozaemon cũng làm những việc lặt vặt như sửa chữa lại cánh cổng võ đường đã mục nát. Tuy chỉ là cổng nhỏ nhưng trụ khá to và vững chắc. Thế mà Shozaemon chỉ dùng một tay nâng lên nhẹ nhàng như nâng một ống điếu. Heinai trông thấy nhíu mày

- Ồ… Quả là đại lực. Được, được.

Vừa nói vừa gật gù nhưng “được, được” là ý gì thì không ai biết. Rồi chẳng mấy chốc mà Yaheiji tỏ ra nản lòng muốn từ bỏ tất cả mới bàn với Shozaemon

- Huynh à, cho dù chúng ta có đánh bại được Yamana Gengoro đi nữa thì khi trở về Ono thì chúa Doi, tổng quản Hori cùng các nguyên thần đại lão chưa chắc đã vui vẻ mà ra đón. May mắn là chúng ta chẳng còn ai thân thích, hay là cứ trốn quách nơi nào đó đi.

Shozaemon nghe rồi bác bỏ, vẻ thật thà

- Còn ta, chính tay ta phải xé xác Yamana Gengoro ra trăm mảnh mới hả giận. Đã là võ sĩ thì sau khi sát hại kẻ vô tội thì phải lập tức mổ bụng tạ tội tại chỗ. Vậy mà hắn lại còn bỏ trốn, chúng ta là con của kẻ bị hại thì nhất định phải xé xác hắn ra. Thù này phải báo, phải báo !
- Nhưng mà, huynh….
- Phải báo, phải báo. Thù này không thể không báo.

Vậy là ý Shozaemon đã quyết.

- Nhưng mà dù gì thì cũng nên đi khỏi đây. Ở đây mãi hóa ra chẳng phải là chúng ta mang tiền đến lo cơm nước cho lão ăn mày kia sao.
- Này đệ nói gì vậy. Chẳng lẽ đệ quên rằng ai đã cho chúng ta chỗ trú ngụ qua những ngày tháng vừa rồi sao?

Không hiểu vì sao Shozaemon lại có cái cảm giác rằng mình không muốn rời khỏi cái tổ rái cá này. Tuy đến đây chưa được lâu nhưng đã xảy ra chuyện như thế này. Một hôm khi Yaheiji đang tắm trong gian nhà đất kề bếp ăn còn Shozaemon thì đang mãi vụt kiếm một mình trong võ đường thì Heinai từ ngoài vườn bước vào.

- Thật không ngờ mỗi ngày các hạ lại tiến bộ nhanh chóng hơn trước. Ta có điều này muốn hỏi các hạ.
- Dạ, là chuyện gì?
- Trong suốt cuộc đời con người, kể từ khi mới lọt lòng mẹ thì người ta biết rõ điều gì nhất ?
- Dạ…?
Shozaemon bỗng ngẩn ngơ. Heinai liền tiếp lời.

- Đó là một ngày nào đó người ta phải chết.
- Đương, đương nhiên mà…
- Đây là chuyện đương nhiên nhưng lại là chuyện mà con người không thể chấp nhận được mà cũng không suy nghĩ đứng đắn và sâu sắc về nó. Một ngày nào đó người ta phải chấp nhận cái chết thôi. Điều quan trọng là hãy thường quán tưởng điều này, ngày ngày vừa sống vừa phải quan niệm rằng mình sẽ phải chết.
- …….
- Những người ngày ngày quán tưởng về điều này, trên có Thiên Hoàng, Tướng Quân, các vị chúa Daimyo, dưới có bách tính thường dân, đến ngay cả lão ăn mày dưới gầm cầu, từng người từng người đều có thể làm tròn bổn phận trong đời của mình.

Heinai nói xong lại đổi giọng tiếp lời rồi thủng thẳng bỏ đi.

- Đối với kẻ đi báo thù cũng giống như vậy.

Lúc này Sugita Shozaemon cảm thấy trong lời nói của Tsuji Heinai dường như có luồng điện chạy qua ***g ngực từ sâu thẳm trong lòng. Không hiểu vì sao, dường như có cái gì đó trong tâm hồn nay nhất thời bùng nổ, từ trong các mạch máu tuôn ra một sức mạnh vô hình chảy qua thân thể hắn.
Đêm đó Shozaemon đem những lời Heinai nói thuật lại cho Yaheiji nghe thì chỉ nhận được lời đáp lại

- Thật là chán….
Rồi chẳng thèm để tâm đến nửa lời. Từ đêm đó, thái độ và lời nói của Shozaemon đối với Tsuji Heinai bỗng nhiên thay đổi hẳn.

Acmagiro
17-04-2007, 02:58 PM
Bốn

Sáng mùng hai tháng ba bỗng có tin báo từ hiệu Kariganeya đến. Rằng Yamana Gengoro đã rời Edo và hình như là đến Osaka thì phải. Hắn bỗng nhiên biến mất từ khi biết huynh đệ Sugita đến Edo. Thực ra là thế lực hậu thuẫn sau lưng Gengoro biết sự kiện này đã trở thành đề tài đàm tiếu giữa các chúa Daimyo với nhau nên không tránh khỏi bất an nên mới ra lệnh

- Tạm thời cho Gengoro lánh vào nơi nào đó.

Nghe chuyện này Tsuji Heinai mới bảo Sugita Shozaemon rằng

- Vậy là cơ hội để các hạ hoàn thành tâm nguyện đã đến.
- Dạ!

Dường như Shozaemon đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên trong giọng nói không hề có chút rối loạn hay do dự. Ngược lại, SugitaYaheiji nghe xong bỗng xanh mặt. Rồi trong ngày hôm đó Shozaemon tìm đến hành dinh của phiên Ono ở thành Edo

- Huynh đệ chúng tôi mong muốn một trận đấu để báo thù cho thân phụ Hansuke. Mong các vị báo tin này cho Yamana Gengoro rõ. Thời gian là hạ khắc giờ mão (khoảng bảy giờ sáng) ngày mồng bảy tháng ba tới, địa điểm là trường ngựa Takada phía bắc thành Edo.

Bọn người của phiên Ono bấy lâu không thấy bóng dáng Sugita Shozaemon đâu, nay nhìn thấy thì không khỏi không hoảng hồn, không thể bỏ mặc được nên tức tốc báo cho Gengoro ngay. Hắn nhận được tin chỉ đáp

- Rõ rồi.
Vẻ đầy tự tin ngạo mạn. Mà người trong phiên không ai nghĩ rằng Gengoro lại bại trận dưới tay huynh đệ Sugita.

- Bấy lâu nay các hạ ở đâu?
- Có biết cũng chẳng được việc gì.

Có kẻ hỏi thì Shozaemon chỉ đáp gọn lỏn như vậy rồi bỏ đi. Tất cả đều là làm theo chỉ thị của Heinai.
Mấy hôm sau, ngày mùng năm tháng ba không rõ Tsuji Heinai bỏ đi đâu từ sáng đến tối mịt mới về

- Đây là giờ phút quan trọng, các vị chớ tùy tiện ra ngoài.

Trước khi đi Heinai có dặn dò. Và huynh đệ Sugita cũng làm đúng lời dặn, đóng cửa từ sáng không đi đâu. Khi trở về võ đường Heinai có mang theo một cái bọc dài chừng sáu thước. Bên trong bọc là một cây gậy lục giác to làm bằng gỗ sồi có gắn những vòng sắt và gai sắt ở những chỗ quan yếu. Trọng lượng khoảng bảy Kan (hơn 25 kg).

- Các hạ dùng cái này thích hợp hơn dùng kiếm.
- Tiên sinh, đây là…

Shozaemon nhấp nháy mắt ngạc nhiên thì Heinai đáp.

- Cái này ta đặt người làm. Tiền công thì phiền các hạ lo giúp.
- Dạ

Shozaemon lễ tạ rồi ôm lấy cây gậy đứng dậy, dường như là có cái gì đó như ma nhập đang chiếm lãnh toàn bộ cơ thể hắn. Yaheiji trông thấy anh trai mình và Heinai đều như những kẻ điên khùng thì không khỏi lộ vẻ thất vọng, bất mãn ra ngoài mặt.

- Cái vật này thì phỏng….

Thì phỏng có ích gì, Yaheiji thì thầm toan nói ra nhưng Heinai đã quay lại ngắt lời

- Ngươi không làm gì thì lui đi được rồi.
Nói rồi cười tủm tỉm. Yaheiji thất ý chỉ đáp “các vị muốn làm gì thì làm” rồi đứng dậy bỏ đi, chui vào chăn ngủ mất.
Cả ngày hôm sau Heinai rút mình trong võ đường chỉ ngồi nhìn Shozaemon vụt cây cậy sáu thước. Đến chiều tối sau khi cho bọn Sugita tắm rửa xong mới nói

- Ta thì không giúp được gì cho các hạ nhưng hôm trước có thăm dò được tấm bản đồ khu luyện ngựa Takada này. Hãy xem rồi nhớ kỹ đi.

Heinai nói rồi lấy ra một tẩm bản đồ ghi chú cẩn thận.

- Đa tạ tiên sinh !
- Ta cũng đã chuẩn bị một cái áo trắng tinh rồi. Tiền thì phiền các hạ lo giúp.
- Dạ.
- Tuy ta không giúp được gì nhưng cũng định theo trợ lực, không biết ý các hạ ra sao?
- Được tiên sinh giúp đỡ thật là quý hóa. Tiểu sinh không dám phiền….
- Được rồi, được rồi.

Rồi cơm tối được mang ra, có cả bình rượu hâm nóng.

- Uống chút ít thôi.

Heinai mời rượu huynh đệ Sugita, rồi không ai hỏi mà kể lại những chuyện như thế này.

- … Ta vốn xuất thân từ làng Umasugi thuộc Koga xứ Oumi, là con thứ ba của hào trưởng trong làng. Đêm nọ bỗng có một võ sĩ du hành để trọ nhà ta một đêm. Vị đó là Ito Daizen Shigemoto, cao đồ của tiên sinh Yamaguchi Bokushinsai, khai tổ phái kiếm Yamaguchi Ryu. Sau khi ân sư Yamaguchi mất, vị võ sĩ đó đến Kyoto nhận quản lý võ đường đi ngang qua làng Umasugi… âu cũng là cái duyện vậy.

Gã thiếu niên Heinai lúc ấy là đứa nghịch ngợm cứng đầu nhất làng Umasugi, không hiểu sao lại mở lòng đối với vị kiếm khách mà hắn tôn sùng nhân cách kia. Rồi rốt cuộc gã bỏ trốn khỏi làng Umasugi đến tá túc tại võ đường Daizen ở Kyoto. Heinai chỉ là con thứ ba, mà cũng như là người thừa trong nhà Tsuji.

- Ta mấy lần bảo nó về nhưng thế nào đi nữa nó cũng chẳng chịu nghe… Hay cứ xem như là cho ta vậy…

Nghe Ito Daizen nói vậy, nhà Tsuji cũng bỏ mặc hắn lại võ đường.

- Từ đó mười năm về sau… ta sống với tiên sinh Daizen. A, mà rồi gần đó có ông Karigane bán quạt. Thời trẻ ông ấy quý ta lắm, sau khi tiên sinh Daizen mất ta lang thang qua các vùng trau dồi kiếm nghệ thì ông ấy có cho một số tiền khá lớn gọi là quà tiễn biệt.

Heinai nói rồi bật cười khúc khich

- Chẳng mấy chốc mà số tiền ấy bay mất hế. Rượu chè, trai gái nữa….
-

Acmagiro
17-04-2007, 03:00 PM
Năm

Ngày mồng bảy tháng ba, từ lúc trời đất còn tờ mờ thì Tsuji Heinai đã theo huynh đệ Sugita rời võ đường ở khu phố ngoài đến trường ngựa Takada ở thành bắc. Ba người nhằm hướng Tây đi dọc theo con sông Edogawa, đến khu đất cao ráo Mejiro thì rẽ phải. Khi đến khu Waseda qua mấy mẫu ruộng và rừng cây tạp thì trường ngựa cũng chẳng còn xa nữa.
Trường ngựa Takada là một mẫu đất dài, đông tây hơn sáu trăm mét, nam bắc hơn năm chục mét được Tướng Quân đời thứ ba là Tokugawa Iemitsu xây dựng vào những năm KanEi để làm khu luyện ngựa và nơi tập bắn cung. Ở giữa là một ụ đất chia trường ngựa làm hai.
Ở một góc trong dãy cây tùng chạy dọc theo phía bắc trường ngựa có quan giám sát Meshida Shige Uemon của phiên Ono dẫn theo khoảng mười tùy tùng chủ trì trận đấu. Yamana Gengoro dẫn theo người trợ lực đồng thời cũng là môn đệ của hắn, tên là Kawai Saibei đến nơi vào giờ khắc đã định.

- Sau khi ta đánh lui bọn Sugita thì mọi mối phiền hà cho các vị sẽ được giải tỏa. Mà ta cũng lấy làm phấn khởi.

Quả nhiên Yamana Gengoro không chút mảy may nghi ngờ về thắng lợi của mình.
Màn sương dày đặc bắt đầu tan dần.
Không khí buổi sáng đậm đặc, mặt đất bốc lên cái mùi nồng nặc đặc trưng của mùa xuân. Khí tiết Nhật Bản chia làm bốn mùa rõ rệt và mỗi mùa đều có một thứ mùi riêng biệt.
Đến giờ khắc quyết định….
Huynh đệ Sugita nai nịt gọn gàng dẫn theo Tsuji Heinai đầu đội chiếc nón lá rách sùm sụp xuất hiện ở phía Tây trường ngựa. Cả bọn tiến đến thi lễ trước quan giám sát Shimeda Shige Uemon rồi

- Nào !!

Shozaemon giơ cao cây gậy vào thế thủ. Gengoro trông thấy nở nụ cười nhạt rồi thong thả rút gươm.

- Đồ ngu ngốc… thứ đó mà cũng…

Theo luật lệ thì là một đối một. Nếu Shozaemon thất thế thì Yaheiji sẽ lên thay nhưng Gengoro lại ngạo mạn bảo “ cả hai cứ xông lên cùng lúc”.
Đến khi tên môn đệ Kawai Saibei tiến lên xưng danh thì lúc này Heinai mới lặng lẽ bỏ chiếc nón ra

- Mỗ Tsuji Heinai vùng Koga, trợ lực cho huynh đệ Sugita….

Nhìn thấy mặt Heinai, cả Yamana Gengoro lẫn Kawai Saibei đều trố mắt, “A!” một tiếng rồi há hốc mồm, đứng thất thần một lúc.



Hai hôm trước, ngày mùng năm tháng ba, Tsuji Heinai bỗng nhiên xuất hiện trước võ đường Yamana mà không ai hay biết.
Trưa hôm đó, Heinai đến xưng danh

- Tại hạ là người ở Koga, tên là Sugutani Uhei, mong được thỉnh giáo với tiên sinh Yamana một chiêu.

Gengoro trông thấy nghĩ rằng chỉ là một tay kiếm ăn mày lang thang nên bảo tả hữu “Cho nó ít tiền rồi đuổi đi” nhưng dù thế nào Heinai cũng không chịu nghe, cứ nằng nặc xin đấu.
Rồi một tên môn nhân như đùa cỡn ra đấu với Heinai. Heinai mượn thanh mộc kiếm, đứng thất thần vào thế thủ hạ đoạn.

- Được chưa, chuẩn bị xong chưa. Ta đánh đây.

Heinai gật đầu, tên môn nhân ra đòn với vẻ khinh bỉ…. Trong nháy mắt, Heinai bỗng khụyu một chân. Rồi… không biết bị đánh trúng chỗ nào mà tên môn nhân bị ném văng ra như quả banh, đập vào tường bên kia la thất thanh. Hắn đau đớn giãy giụa. Cánh tay trái đã gãy mất.
Cả võ đường xao động.
Tên môn nhân tiếp theo lên thay, Heinai nghênh đón mà vẫn cứ đứng khụyu chân như lúc nãy. Hắn vừa đánh tới Heinai liền nhẹ nhàng đứng lên. Kết quả không khác trước, tên này cũng bị hất văng ra.
Tên tiếp theo vừa ra đòn, Heinai bỗng khuỳnh chân.

- Á…..
Một tiếng kêu cất lên. Trong nháy mắt hắn đã bị Heinai đánh trúng cổ.

- Những kẻ còn lại cứ lên cả đây.

Heinai vừa dứt lời thì bảy tên còn lại biến sắc, nhất tề nắm mộc kiếm xông vào. Chỉ trong nháy mắt.
Thân thể Heinai trông thì xiên xẹo lạ lùng nhưng lại nhanh nhẹn như con chim lao vào giữa đám đông.

- Eitt !!

Heinai lao đến bên tên môn nhân Ozuka bên ngoài cùng. Một tiếng thét vang lên rồi hắn ngã lăn ra. Cả bọn chưa kịp định thần thì mộc kiếm của Heinai đã đánh ngã đứa thứ hai rồi thứ ba. Kẻ thứ ba bị đánh ngã chính là Kawai Saibei.

- Khốn kiếp !!

Bốn kẻ còn lại ***g lộng, vừa toan đổi hướng thì thanh mộc kiếm của Heinai đã lao tới, chạy ngang dọc lên xuống giữa bốn thanh kiếm kia. Chỉ trong chốc lát mà bốn người lộn nhào đổ vật ra.

Lúc bấy giờ Yamana Gengoro đứng quan sát từ đầu chí cuối lấy làm kinh ngạc. “Thật ghê gớm”, nghĩ rồi không biết hắn bỏ đi đâu.
Bọn môn nhân xanh mặt không dám hó hé nửa lời trước kiếm pháp thần sầu quỷ khóc của Heinai.

- Hahaha… Đã trốn mất rồi sao.

Heinai cười rồi rời khỏi võ đường Yamana.
Thành ra khi thấy kiếm sĩ ăn mày này theo trợ lực cho huynh đệ Sugita thì Yamana Gengoro và Kawai Saibei đều không khỏi hoảng hồn.

Bắt đầu trận đấu giữa Sugita Shozaemon và Yamana Gengoro.
Shozaemon huơ vun vút cây gậy sáu thước quay vun vút như chong chóng, mắt trừng trừng nhìn thẳng vào địch không hề lộ vẻ sợ hãi.

- Khốn kiếp….

Yamana Gengoro cầm kiếm vào thế thủ, toan đón đánh nhưng lại phát hiện ra ánh mắt như luồng điện của Heinai từ sau lưng Shozaemon. Cứ mỗi lần nghĩ đến đấy là thân thể hắn cứng đờ không động đậy được. Cho dù có hạ được Sugita….”Thì tiếp theo gã kia sẽ xông lên”, một nỗi sợ hãi chiếm ngập đầu óc hắn. Vì vậy mà Gengoro sớm bị đòn đánh của Shozaemon áp đảo.

- Eitt!! Yatt !!

Dường như Shozaemon đã lâm vào trạng thái vô ngã, tay huơ cây gậy lục giác liên tiếp giáng đòn không ngớt. Đúng là quái lực. Rồi chẳng mấy chốc Gengoro hứng trọn một gậy vào đỉnh đầu, thổ huyết chết tại chỗ.
Huynh đệ Sugita báo thù được cho phụ thân Hansuke liền trở về phiên Ono xứ Echizen còn Heinai lúc trước tung hoành ở võ đường Yamana được người mục kích là Ariyoshi Tanomo gia thần của chúa Hosokawa Etchu Nokami, thành chủ Kumamoto năm mươi tư vạn hộc xứ Higo chú mục.

- Đúng là danh nhân kiếm thuật.

Tiếng tăm nổi lên như cồn, năm sau Heinai nhận được sựu bảo trợ của chúa Hosokawa dựng cho một căn võ đường đàng hoàng ở khu phố Koji. Cái tên Gettan của phái kiếm Mugai Ryu từ đó vang dội khắp thiên hạ. Gettan là hiệu của Heinai, sau khi được phép của ân sư Ito Daizen lập ra phái Mugai Ryu.
Nửa năm trôi qua…
Vào ngày mười một tháng hai năm Genroku thứ bảy…
Ở Shibata xứ Echigo có võ sĩ Nakayama Yasubei Taketsune vì nghĩa mà rút gươm trợ lực cho Kanno Rokuro Zaemon trong trận đấu với bọn năm người Murakami Saburo Uemon cũng tại trường ngựa Takada này. Trước trận đấu này Nakayama Yasubei có đến võ đường Tsuji và được Tsuji Gettan chỉ điểm cho nhiều điều, lúc này “ông rái cá” mới nói

- Trong trận đấu thì ống Hakama tới gối.

Tức là khi chiến đấu thì nên cắt ống quần Hakama cao lên đến đầu gối, như thế sẽ dễ dàng di chuyển hơn. Và Yasubei đã làm đúng như lời Gettan dặn. Yasubei này sau này là Horibe Yasubei, di thần của chúa Asano cùng bốn mươi sáu người đồng chí tập kích vào dinh thự Kira báo thù cho chủ rồi mổ bụng tự sát trong sự hoan nghênh của dân chúng. Câu chuyện bốn mươi bảy võ sĩ báo thù cho chủ thời Genroku này trở nên nổi tiếng và là đề tài cho không biết bao vở kịch, thơ ca và ngày nay là phim ảnh.
Lúc bấy giờ Sugita Shozaemon đã trở về phiên Ono xứ Echizen bỗng trở lại Edo.

- Xin tiên sinh nhận vào hàng môn đệ cho.

Shozaemon nài nỉ. Rồi từ đó ở lại võ đường Tsuji chăm sóc lo lắng cho Gettan. Khi Shozaemon nhường lại nghiệp nhà cho Yaheiji đến Edo theo Tsuji thì Gettan mới hỏi

- Thế còn quý đệ thì sao?
- Nhờ ơn tiên sinh mà chúa Doi cùng các vị đại lão không còn cái nhìn ác cảm nữa và hiện giờ hắn đang hết mình phụng sự….
- Ồ, thế thì tốt quá. Tốt quá, tốt quá.

Võ đường Tsuji cùng với võ đường của Horiuchi Gentaro phái Itto Ryu ở Koishikawa được xem là hai căn thịnh nhất trong số các võ đường ở Edo. Môn đệ của Tsuji Gettan lên đến con số hai trăm nhưng mọi thứ phẩm vật, tiền bạc ông nhận được từ họ đều mang ra chia đều cho những người khốn khó hết. Tsuji Gettan không vợ không con cùng với Sugita Shozaemon độc thân sống đến ngày mười ba tháng hai năm Kyoho thì mất. Hưởng thọ bảy mươi chín tuổi.


Hết


Sài Gòn ngày 17-4-2007.

Acmagiro
17-04-2007, 03:01 PM
Chú :
Tuy tập tiểu thuyết thời đại “Kiếm khách quần tượng” có tất cả tám truyện ngắn nhưng có lẽ đây là truyện cuối cùng mà tôi biên dịch. Biên dịch, một công tác không hề đơn giản. Phần nhiều cái hay trong nguyên tác ở mặt âm điệu, câu cú, từ ngữ đều ít nhiều bị méo mó hay mất hắn trong bản dịch. Người Tây phương vẫn thường nói “dịch tức là phản”.
Vì vậy, trong bản dịch nếu có chỗ nào độc giả thấy đắc ý thì xin hãy xem đó là tinh hoa của tác giả, nhược bằng ngược lại thì đó là sự non kém của người dịch.
Trong hầu hết các tác phẩm “thời đại” mà tôi biên dịch đều có ít nhiều ***g vào những kiến thức về lịch sử mà trong nguyên tác không có. Một cái khó của thể loại “kiếm hiệp Nhật Bản” đối với người Việt Nam, không, đối với cả thế giới còn lại thì đúng hơn, là bắt buộc phải có một nền tảng cơ bản về lịch sử, văn hóa Nhật Bản mới có thể tiếp thu, cảm nhận được cái hay của tác phẩm. Không hiểu gì về văn hóa Nhật Bản thì sẽ không lý giải được tại sao nhân vật lại hành động như vậy. Không hiểu gì về lịch sử Nhật Bản có lẽ sẽ khiến người đọc lạc lõng trong một mớ dây nhợ những trận đánh, niên hiệu này, Tướng Quân nọ. Vì vậy, với chừng mực nhất định, để giúp người đọc hiểu rõ về tác phẩm, người dịch đã mạo muội thêm vào một số đoạn như kể trên. Nghĩ rằng nó không làm ảnh hưởng đến mạch truyện
nhưng nếu ngược lại thì xin độc giả thông cảm cho.

Cái hay trong tiểu thuyết của Ikenami Shotaro, thứ nhất là hệ thống nhân vật, từ nhân vật chính cho đến những vai phụ đều được thể hiện sống động. Đó cũng là vì tác giả là một người tràn đầy kinh nghiệm sống, một bậc thầy trong đời thường. Dù là ở đâu, dù là khi nào, trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì tác giả cũng đều có nhiều dụng ý, sáng ý công phu cho tác phẩm của mình. Bất kỳ người nào Ikenami gặp trong đời cũng đều không thoát khỏi sự quan sát sâu sắc để rồi sau đó hình bóng của họ lại xuất hiện trong tác phẩm của ông. Chẳng hạn khi nhìn thấy một người đi qua con hẻm giữa các tòa nhà cao tầng thì sau này họ lại đi bộ dưới con phố cổ Matsukaze Fuku trong tác phẩm. Sự kỳ lạ, thú vị, đáng quý của con người trong thực tế đều được chắt lọc đưa vào tiểu thuyết. Vì vậy mà nhân vật dù thiện hay ác, dù chính hay phụ đều rất sinh động.
Từng địa danh, niên hiệu hay tên nhân vật đều là thực tại (có thật) trong lịch sử. Tác giả sử dụng cái nền lịch sử có sẵn để qua đó thể hiện cái nhìn của mình về thế cuộc, về con người. Dĩ nhiên vì là nhân vật, sự kiện lịch sử nên kết quả không thể thay đổi được. Nhưng tác giả luôn cố đưa ra những kiến giải, cách nhìn khác nhau về nhân vật đó, sự kiện đó. Trước khi đặt bút viết về cái gì thì tác giả đã đổ nhiều công nghiên cứu về nó. Thật là thú vị khi biết gốc gác, tên từng con phố, con sông ngày nay tại Tokyo đã từng là thế nào trong thời Edo. Nhiều khu phố vẫn còn giữ nguyên cho đến nay qua mấy trăm năm vật đổi sao dời. Tác phẩm của Ikenami không có những chỗ dừng đột ngột khi tình cảm của người đọc dâng trào hay không có những chỗ hành động ngược lại nên rất dễ đọc.
Một đặc điểm nữa của Ikenami là mượn hình để nói chuyện bóng. Điều này được thể hiện rõ qua hầu hết các tác phẩm, nhất là trong “Bí truyền” và “Nhu Thuật sư đệ ký”. Những chỗ tác giả không viết nhiều là những chỗ muốn nói nhất. “Nhu Thuật sư đệ ký” về thực chất là một truyện sắc tình, một truyện đồng tính luyến ái. Tác giả muốn nói rằng những kẻ võ nghệ vũ cốt về mặt tình cảm thì cũng không hề khác chúng ta, những người trần mắt thịt. Không rõ là bao nhiêu người nghĩ rằng đây là một truyện sắc tình sau khi đọc mà chỉ cho đó là truyện “vũ cốt” bình thường…Tuy gọi là tiểu thuyết kiếm hiệp nhưng những cảnh giao đấu dường như không có, nếu có thì thường chỉ được miêu tả một vài dòng là đủ.
Các tác giả muốn nhấn mạnh không phải là ở những trận đấu, chiêu thức mà là tư tưởng của mình được ***g vào tiểu thuyết.

Acmagiro
25-10-2008, 11:06 PM
Heinai rái cá


Truyện ngắn "Heinai rái cá" (Kawauso Heinai) được đăng trong tập tiểu thuyết thời đại "Kiếm khách quần tượng" (Kenkyaku Gunzou) của văn hào Ikenami Shou Tarou do Bungei Shunju xuất bản tháng 9 năm 1979. Tác phẩm mô tả cuộc đời của một nhân vật kiệt xuất thời Edo trong lịch sử kiếm đạo Nhật Bản.


Một



Vào đầu năm Genroku (1) thứ nhất thì Tsuji Heinai vừa tròn bốn mươi tuổi.

- Xem kìa hông lão ấy xiêu vẹo thế kia mà dạy được kiếm thuật à. Ghê thật.
- Tiên sinh đã qua sáu mươi rồi đó.
- Tầm bậy, đã bảy mươi hai rồi.

Heinai có một căn võ đường nho nhỏ dưới phố Koishikawa và dân sống ở khu phố ngoài vẫn thường nhìn Heinai với con mắt như vậy.
Nghe nói Heinai là kiếm sĩ phái Mugai Ryu, nhưng hỏi bọn lính tráng học kiếm ở các dinh thự Hatamoto (2) gần đấy thì chúng đều lắc đầu.

- Chưa nghe thấy phái này bao giờ.

Võ đường Heinai nằm trên một con đường nhỏ ở khu phố ngoài ngăn cách với cổng trước chùa Dentsuin, và môn đệ không có lấy một người. Người trong vùng vẫn thường gọi Heinai là:

- Ông ăn xin ở phố ngoài.
- Ông rái cá.
- Tiên sinh rái cá.

Con đường nhỏ phía trước võ đường đổ dốc thoai thoải và được gọi là “dốc rái cá”.
Rái cá là loài thú nhỏ lông màu nâu sậm sống gần nước, ăn cua cá, ếch nhái. Mặt của nó thì lại hao hao giống loài chuột. Và chỉ cần nhìn con rái cá là có thể hình dung được dung mạo của Tsuji Heinai.
Võ đường này trước kia vốn là nơi sinh sống của một thầy thuốc họ Kunugi, vừa bước vào hiên là đến ngay sàn tập võ. Thực ra, đó chỉ là một khoảng chỉ rộng chừng tám Tsubo (3) sau khi người ta dẹp đi hai căn phòng mà thôi. Phía sau là phòng của Heinai và nhà bếp, ngoài ra chẳng còn gì nữa. Heinai đến đây là vào năm năm trước và nghe đâu lúc đó hòa thượng trụ trì chùa Suikou đã bỏ tiền ra giúp. Nhưng chẳng bao lâu sau thì hòa thượng viên tịch, vì vậy mà Heinai chẳng còn cớ gì để lui tới chùa Suikou nữa.

- Hôm qua tao mới ngó qua cái, thì thấy ông rái cá ngồi chồm hổm trước hiên gặm củ cải sống thay cơm.

Những lời độc địa bóng gió hay thẳng thừng như vậy đều nhắm vào Heinai. Khi thấy khói thổi cơm bốc lên từ nhà bếp Heinai thì họ lại bảo:

- A nhìn kìa, thật là hiếm có. Con rái cá đang nấu cơm kìa.

Võ đường Heinai đã đìu hiu tồi tàn rồi mà dung mạo của Tsuji Heinai còn thảm hại hơn. Đầu tóc bù xù dựng đứng như tổ quạ, khuôn mặt hốc hác và dơ dáy đầy bụi bặm. Quanh năm suốt tháng, dù là đông hay hè thì Heinai chỉ mặc độc có chiếc áo gai thô chắp vá chằng chịt với cái quần Hakama đen. Vì không có môn đệ nên suốt ngày tiên sinh rái cá chỉ toàn ăn với ngủ. Rồi thỉnh thoảng cũng có ra khỏi võ đường, Heinai dựa tấm lưng còng còm cõi như ông già trên cây gậy mà lê bước. Không rõ là đi đâu.
Thành ra chẳng ai muốn đến thụ giáo học kiếm với tiên sinh rái cá.

- Thế ông rái cá ăn gì mà sống nhỉ ?
- Không biết. Có lẽ là uống sương. Mà biết đâu ổng là một tiên nhân trên trời.

Khu phố này được thành lập kể từ khi Tướng quân Tokugawa đến khai phủ lập ra thành Edo. Khu bên ngoài là một dãy nhà thương nhân, hiệu buôn có tiếng trong vùng và phía trước chùa Dentsuin là hiệu sách Iseya và hiệu bán tương Kashiwaya. Thỉnh thoảng chủ hiệu Heiroku là Kiyosuke lại sai người mang cơm nắm, bánh trái đến cho Heinai.

- Hãy mang đến cho tiên sinh ở con phố ngang.

Bọn người hầu mang đến đặt trong nhà bếp, không nói tiếng nào và Heinai cũng nhận lấy không một lời lễ tạ. Thành ra người ta nghĩ rằng Tsuji Heinai sống bằng sự hỷ xả và thương hại này.
Vào buổi chiều ngày mười một tháng giêng, có hai võ sĩ ăn mặc theo lối du hành, hình dong chất phát xuất hiện trước võ đường Heinai. Bọn người làm của hiệu Kashiwaya trông thấy thì làm ầm cả lên:

- Có chuyện rồi! Có chuyện rồi! Có hai người khách Samurai đến chuồng rái cá kìa!

Khỏi nói ai cũng biết, sinh hoạt của Heinai trong năm năm nay ảm đạm đến mức nào, chẳng một người khách viếng thăm. Hai người võ sĩ trông thấy Heinai vừa thấp thỏm xuất hiện liền xưng danh:

- Chúng tôi là người ở phiên (4) Ono xứ Echizen, Sugita Shozaemon, còn đây là tiểu đệ Yaheiji. Xin được vào diện kiến tiên sinh Tsuji.
- Tsuji Heinai chính là ta đây.

Heinai ngồi ru rú trong căn phòng tiếp khách mục nát, đáp bằng cái giọng khàn khàn. Hai võ sĩ hết nhìn Heinai rồi lại nhìn nhau ngỡ ngàng không nói. Heinai nở nụ cười làm cái mũi bé tí trở nên nhăn nhúm.

- Các vị là huynh đệ à?
- Thưa, thưa vâng.

Người anh Sugita Shozaemon tuổi chừng ba mươi, khuôn mặt chính chắn và lời ăn tiếng nói cũng chững chạc, còn đứa em Yaheiji trông chừng hai mươi không khỏi lộ cả ra ngoài sự thất vọng và khinh nhờn.

- Huynh, ta về thôi.

Hắn thì thầm, Shozaemon vội trấn lại.

- Có thật ngài là tiên sinh Tsuji Heinai không?
- Vâng.

Heinai lại đáp bằng cái giọng nhỏ nhẹ, thỏ thẻ như đàn bà trò chuyện khiến huynh đệ nhà Sugita không khỏi ngao ngán.

- Thế các vị có chuyện gì?
- Thật ra là….
- Vâng?
- Chúng tôi có mang đến một phong thư từ chủ hiệu quạt Kariganeya là Onjirou ở Kyoto.
- Ồ, từ ông Karigane sao? Vậy là thư của ta phải không ?
- Vâng.
- Đâu, cho xem.

Đọc qua một lần, Tsuji Heinai ngước mắt nhìn huynh đệ Sugita rồi nói:

- Các vị là những kẻ đi báo thù à?



Hai


Sugita Shozaemon vốn là võ sĩ cấp thấp hai mươi hộc (5) trong đội lính mở đường cho chúa Doi Kainokami khi đi kinh hành. Chúa Doi cai quản phiên Ono thuộc xứ Echizen bổng lộc bốn vạn hộc.
Shozaemon cùng em trai Yaheiji rời thành Ono đi báo thù cho phụ thân Sugita Hansuke là vào tháng mười hai năm ngoái.
Chuyện xảy ra vào một đêm hè năm đó.
Lão nhân Hansuke, lúc này đã về ẩn cư, đến thăm con gái Okiwa đã về làm dâu một hiệu buôn giấy ở dưới thành, dùng cơm tối rồi lên đường trở về.
Phía ngoài dãy biệt thự của lớp võ sĩ cao cấp trong phiên là dinh thự của Yamana Gengorou. Yamana Gengorou là kiếm sĩ phái Shinnuki Ryu, xuất thân từ phiên Obama xứ Wakasa và là nhân vật được chúa Doi cho vời vào ba năm trước. Gengorou vốn là chỗ họ hàng bà con với phu nhân của Tổng quản (6) phiên Ono là Hori Shirou Zaemon nên nhờ vào sự nâng đỡ này mà lãnh chức “Kiếm thuật chỉ nam”, dạy võ nghệ cho chúa Doi Kainokami và gia thần trong phiên. Mà dù gì đi nữa, thì Gengorou cũng là thân thích với Tổng quản Hori vốn được chúa Doi tín nhiệm nên uy thế của hắn mỗi ngày một lớn mạnh, xét về kiếm thuật thì có thể nói rằng trong phiên chẳng có ai là đối thủ của hắn. Thành ra, việc Yamana trở nên ngạo mạn cũng là điều đương nhiên, tất sớm muộn gì cũng đến. Tuy đã ba mươi hai tuổi nhưng vẫn còn độc thân, hắn thường biện bạch:

- Vì ngày đêm khổ luyện kiếm pháp nên không còn thời giờ chú ý đến nữ nhi nữa.

Đêm đó, lão nhân Sugita Hansuke vừa bước vào khu rừng cách dinh thự của Yamana Gengorou không xa bỗng dừng chân.

- Ủa?

Hình như từ trong rừng vọng ra tiếng kêu the thé không bình thường của nữ nhân. Lắng tai nghe kỹ, thì Hansuke cảm thấy được một bầu không khí quái lạ từ sâu trong rừng. Lão nhân Sugita quyết định đi vào trong xem rõ thực hư, cất tiếng gọi.

- Này… Này…. Có chuyện gì thế…?
- Cứu! …Cứu với!…

Có tiếng nữ nhân vừa cất lên liền lặng ngay như bị chèn mồm. Ông lão theo hướng phát ra tiến kêu mà tiến. Trong ánh lửa bập bùng của chiếc đèn ***g hiện ra một cô gái trẻ đang bị một gã đàn ông to lớn cưỡi lên toan làm nhục trên bãi cỏ. Không ai khác, hắn chính là Yamana Gengorou. Nạn nhân là con gái của Tsuyama Hohei, một người lính trơn sống tại dãy nhà dài dành cho lính tráng trong phiên.

- Ngài Yamana đấy à?… Ngài đang làm… …. Mà xin ngài hãy buông cô nương ấy ra ngay cho.

Đối với Yamana, thân thích của Tổng quản trong phiên thì lão Sugita chỉ là một kẻ thân phận quèn không đáng kể. Vì thế mà chẳng những hắn không nghe theo mà còn bực mình thét:

- Cút đi!! Llão già thối!!

Tuy Hansuke là thân phận kẻ dưới, nhưng tính tình cũng cứng cỏi nên không thể bỏ mặt con gái Tsuyama một mình được. Trong lúc lời qua tiếng lại, Yamana Gengoro tặc lưỡi rồi bất ngờ rút gươm chém một nhát chết ngay lão Sugita. Rồi hắn bồi thêm một nhát vào cô gái đoạn trở về dinh thự, để lại cho tổng quản Hori Shiro Zaemon một phong thư rồi ung dung rời khỏi thành. Lời lẽ phong thư hết sức đơn giản, đại khái viết là vì đã vô lễ chém chết lão nhân Sugita Hansuke và con gái Tsuyama, gây phiền hà cho các vị chức sắc nên phải rời thành đến Edo một chuyến.
Lão Sugita không cục cựa nhưng cô gái hãy còn sống, cố lết về nhà thuật lại mọi chuyện cho phụ thân nghe. Huynh đệ nhà Sugita là Shozaemon và Yaheiji nghe tin từ Tsuyama Gohei xong vội vàng chạy đến hiện trường, lúc này lão Sugita đã tắt thở. Con gái Tsuyama ba ngày xong cũng lìa trần. Hình như là bị Yamana Gengoro say rượu chém chết khi đang trên đường đến nhà thầy thuốc Muraoka Kozen bốc thuốc cho mẫu thân.
Nhưng sự kiện này bị chính quyền phiên làm mọi cách để giấu nhẹm.
Thứ nhất là, phạm nhân là thân thích của kẻ có quyền thế.
Thứ hai là, phạm nhân là gia thần sủng ái của chúa Doi.
Vả lại, nạn nhân Sugita Hansuke và con gái người lính trơn Tsuyama chỉ là những kẻ thân phận thấp kém nên áp lực từ trên buộc phải làm cho câu chuyện êm xuôi đã có tác dụng. Tsuyama Gohei chỉ còn biết nuốt nước mắt mà cam chịu, nhưng huynh đệ nhà Sugita thì quyết phản kháng đến cùng, không lùi một bước.

- Xin ngài ban lệnh cho chúng tôi được báo thù cho phụ thân.

Tổng quản Hori ngoài mặt thì vỗ về, bên trong thì ngầm ý:

- Nếu các ngươi chịu xem như không có việc gì xảy ra thì ta sẽ xem xét cho bổng lộc năm mươi hộc một năm, đủ nuôi hai người.

Nhưng dù cho ngon ngọt thế nào đi nữa thì huynh đệ Sugita cũng đều lắc đầu. Ngay cả chúa Doi cũng cho rằng huynh đệ Sugita là láo xược. Nhưng lỗi thuộc về bên nào….
Dù gì đi nữa thì huynh đệ Sugita cũng là những kẻ mang thân đi báo thù, mà chuyện báo thù vốn được coi là hợp pháp và là một cái nghĩa phải làm trong xã hội võ trị Nhật Bản ngày xưa, trong giai cấp võ gia thì quy tắc này lại càng nghiêm mật hơn. Thành ra, cho dù có là Tổng quản một thành, là chúa một vùng đi nữa thì cũng không thể không cho phép. Chúa Doi miễn cưỡng cấp phép cho Sugita nhưng lại ngấm ngầm ra lệnh:

- Hãy bí mật trông coi Yamana Gengorou ở Edo.

Huynh đệ Sugita được phép đi báo thù liền rời phiên Ono lên đường ngay. Chuyện xảy ra vào cuối năm ngoái, khi sự kiện lão Hansuke bị chém chết khoảng sáu tháng sau đó.
Trong lúc này ở Ono, cả chúa Doi lẫn tổng quản Hori đều bắt đầu gửi mật thư đến dinh thự ở Edo, ngầm bảo vệ Yamana Gengorou. Nhưng Gengoro vẫn cứ bình thản xuất đầu lộ diện tại dinh thự ở cổng ngoài Sakurada thành Edo. Nếu có ai lấy làm lo ngại thì hắn chỉ cười khảy với vẻ tự tin:

- Bọn Sugita à, chỉ cần một đao là chém chết chúng ngay. Thế là xong chuyện.
- Ừ, quả nhiên.

Quả là không một ai mảy may nghi ngờ về điều này.
Rồi… theo mật lệnh của chúa Doi, một căn võ đường uy nghi được dựng lên ở phố Onando thuộc Ushigome, và Yamana Gengorou nghiễm nhiên trở thành chủ võ đường. Người đến học kiếm mỗi ngày một đông, không chỉ là bọn gia thần của chúa Doi đóng tại Edo mà còn có cả người trong phủ Tướng quân Tokugawa và các Hatamoto chung quanh.
Trong khi đó, huynh đệ Sugita bắt đầu lên đường tìm Yamana và tìm đến hiệu giấy Mokuya Manbei từ biệt đại tỷ đã về nhà chồng. Lúc bấy giờ, người anh rể Manbei mới nói:

- Chuyện xảy ra gần đây thì bọn thương nhân trong thành như chúng ta đây đều không chịu được. Chỉ mong các chú sớm lấy được đầu địch.

Rồi lại thêm:

- Ta có người anh họ là Kariganeya Onjirou mở hiệu quạt ở Kyoto, nhưng cũng có chi điếm ở Edo nên rất thông thạo tình hình ở đó. Ta sớm nghĩ các chú sẽ đến nên đã viết sẵn phong thư này rồi.

Rồi Kariganeya Onjiro lại trả lời rằng:

- Ngày xưa phụ thân ta có chơi thân với một tiên sinh dạy kiếm, tên là Tsuji Heinai và hình như cũng có võ đường ở đâu đó. Vì tình giao hảo sâu nặng nên ta nghĩ tiên sinh Tsuji có thể giúp được.

Đoạn Kariganeya thảo một phong thư mang đến cho Heinai. Huynh đệ Sugita lần đầu đến Edo tìm đến chỗ ông rái cá là vì vậy. Tuy không nhận được sự hỗ trợ từ phiên Ono nhưng Sugita cũng nhận được một món tiền khá lớn gọi là tiễn biệt từ anh rể Manbei.

- Vậy thì, mời các vị vào trong.

Tsuji Heinai nghênh đón huynh đệ Sugita với vẻ đầy thiện cảm, rồi nói:

- Ta vốn cũng chịu nhiều ơn với ông Kariganeya đời trước ở Kyoto.



Ba


Bắt đầu từ hôm đó, huynh đệ nhà Sugita trú lại võ đường Tsuji. Nhìn thấy bộ dạng Heinai như vậy thì Yaheiji không khỏi ngao ngán và thất vọng đến cực độ.

- Huynh trưởng, nếu chúng ta cứ ở lại đây thì thật chẳng ra làm sao. Yamana Gengorou thậm chí khôngchẳng thèm trốn cũng chẳng cần chạy, mà lại còn mở võ đường đâu đó trong vùng Ushigome nữa. Phải nhanh lên mới được.

Không phải là Shozaemon không nghĩ đến điều này. Chẳng là khi nhận phong thư từ Kariganeya thì được trợ ngôn thêm rằng

“Nếu như được tiên sinh Tsuji giúp sức thì…”.

Thực tế, nếu là một cuộc đọ sức một mất một còn thì nói thật cả hai chẳng phải là đối thủ của Yamana. Vả lại sau lưng hắn còn có thế lực hậu thuẫn ở phiên Ono, môn đệ của hắn ở Edo cũng không ít. Thành ra, Yaheiji nhìn thấy tình thế này đã sớm tuyệt vọng.

- Chúng ta mảy may không có cơ hội thắng.

Nhưng ngược lại, Heinai chẳng hề tỏ ra sốt sắng mà cứ bình chân bảo:

- Việc gì nào, các vị cứ thong thả. Địch thủ chẳng hề trốn đi đâu mà lo.

Rồi chỉ dặn thêm rằng không nên tùy tiện ra ngoài.
Đúng như lời dặn.
Khi nhận được tin báo từ Echizen rằng huynh đệ Sugita đã đến Edo thì Yamana Gengorou chẳng lấy làm bận tâm lắm mà chỉ hất hàm:

- Khi nào thấy chúng thì sẽ chém chết ngay.

Bọn môn nhân của chúa Doi ở Edo cũng bắt đầu lùng sục chỗ trú của bọn Shozaemon khắp nơi trong thành. Thành ra tình thế đảo ngược, bên săn đuổi giờ đây lại trở thành bên bị săn lùng. Mọi động tĩnh trong thành nhất nhất đều do người của hiệu Kariganeya chi điếm Edo và những người sống ở cổng Sakurada thương hại cảnh ngộ của anh em Sugita mà đến võ đường Tsuji cung cấp. Chi điếm Kariganeya do lão Ichi Uemon coi sóc, đây là nhân vật đã hết mình vì họ Sugita. Theo lời lão thì:

- Hai vị chớ nên đến gần võ đường Yamana ở phố Onando, ở đó vô cùng nguy hiểm. Không chỉ Gengorou mà cả mười mấy tên môn nhân là võ sĩ giang hồ ngày đêm túc trực ở đó, chỉ đợi các vị xuất hiện là ra tay thôi.…

Tháng giêng trôi qua, rồi tháng hai cũng vào trung tuần.
Vì nơi trú ẩn là một võ đường nên ngày ngày Sugita Shozaemon đều mang mộc kiếm cùng Yaheiji luyện tập hăng say. Thân phận hai người chỉ là hạng võ sĩ cấp thấp, kiếm thuật cũng không có gì đặc biệt, nhưng một hôm Shozaemon có ý thử Heinai.

- Thưa tiên sinh, chúng tôi là những kẻ mang thân đi báo thù. Xin tiên sinh chỉ giáo một ván.
- Ờ ta có xem, có xem.

Heinai đáp.
Tức là đôi khi Heinai có xem anh em Sugita luyện tập và dường như khẩu điệu muốn nói rằng vì mình có xem nên không cần phải chỉ dạy gì thêm.
Rồi mùa xuân cũng đến Edo trong cuộc hành trình qua các vùng phía nam như Satsuma cho đến xứ Mutsu ở phương bắc.
Lúc này, cứ khoảng ba ngày Heinai lại đi ra ngoài một lần, giao võ đường lại cho bọn Sugita. Không rõ là đi đâu…. Và Shozaemon cũng làm những việc lặt vặt như sửa chữa lại cánh cổng võ đường đã mục nát. Tuy chỉ là cổng nhỏ nhưng trụ khá to và vững chắc. Thế mà Shozaemon chỉ dùng một tay nâng lên nhẹ nhàng như nâng một ống điếu. Heinai trông thấy nhíu mày:

- Ồ!… Quả là đại lực. Được, được.

Vừa nói vừa gật gù nhưng “được, được” là ý gì thì không ai biết. Rồi chẳng mấy chốc mà Yaheiji tỏ ra nản lòng muốn từ bỏ tất cả mà bàn với Shozaemon:

- Huynh à, cho dù chúng ta có đánh bại được Yamana Gengorou đi nữa thì khi trở về Ono thì chúa Doi, Tổng quản Hori cùng các nguyên thần đại lão chưa chắc đã vui vẻ ra tiếp đón. May mắn là chúng ta chẳng còn ai thân thích, hay là cứ trốn quách đến một nơi nào đó đi.

Shozaemon nghe rồi bác bỏ, vẻ thật thà.

- Còn ta, chính tay ta phải xé xác Yamana Gengorou ra trăm mảnh mới hả giận. Đã là võ sĩ, sau khi sát hại kẻ vô tội thì phải lập tức mổ bụng tạ tội tại chỗ. Vậy mà hắn lại còn bỏ trốn, chúng ta là con của kẻ bị hại thì nhất định phải xé xác hắn ra. Thù này phải báo, phải báo!
- Nhưng mà, huynh….
- Phải báo, phải báo. Thù này không thể không báo.

Vậy là ý Shozaemon đã quyết.

- Nhưng mà dù gì đi nữa thì cũng nên đi khỏi đây. Ở đây mãi hóa ra chẳng phải là chúng ta mang tiền đến lo cơm nước cho lão ăn mày kia sao.
- Này đệ nói gì vậy. Chẳng lẽ đệ quên rằng ai đã cho chúng ta chỗ trú ngụ qua những ngày tháng vừa rồi sao?

Không hiểu vì sao Shozaemon lại có cái cảm giác rằng mình không muốn rời khỏi cái tổ rái cá này. Tuy đến đây chưa được lâu nhưng đã xảy ra chuyện như thế này. Một hôm, khi Yaheiji đang tắm trong gian nhà đất kề bếp ăn còn Shozaemon thì đang mải vụt kiếm một mình trong võ đường thì Heinai từ ngoài vườn bước vào.

- Thật không ngờ mỗi ngày các hạ lại tiến bộ nhanh chóng hơn trước. Ta có điều này muốn hỏi các hạ.
- Vâng, là chuyện gì ?
- Trong suốt cuộc đời con người, kể từ khi mới lọt lòng mẹ thì người ta biết rõ điều gì nhất?
- Vâng… ?

Shozaemon bỗng ngơ ngác. Heinai liền tiếp lời.

- Đó là một ngày nào đó người ta phải chết.
- Đương… đương nhiên mà.…
- Đây là chuyện đương nhiên nhưng lại là chuyện mà con người không thể chấp nhận được, mà cũng không suy nghĩ đứng đắn và sâu sắc về nó. Một ngày nào đó, người ta phải chấp nhận cái chết thôi. Điều quan trọng là hãy thường quán tưởng điều này, ngày ngày vừa sống vừa phải tâm niệm rằng mình sẽ phải chết.
- ........
- Những người ngày ngày quán tưởng về điều này, trên có Thiên Hoàng, Tướng quân, các vị chúa Daimyou, dưới đến bách tính thường dân, đến ngay cả lão ăn mày dưới gầm cầu, từng người từng người đều có thể làm tròn bổn phận trong đời của mình.

Heinai nói xong lại đổi giọng tiếp lời rồi thủng thẳng bỏ đi.

- Đối với kẻ đi báo thù cũng giống như vậy.

Lúc này Sugita Shozaemon cảm thấy trong lời nói của Tsuji Heinai dường như có luồng điện chạy qua ***g ngực từ sâu thẳm trong lòng. Không hiểu vì sao, dường như có cái gì đó trong tâm hồn nay nhất thời bùng nổ, từ trong các mạch máu tuôn ra một sức mạnh vô hình chảy qua thân thể hắn.
Đêm đó, Shozaemon đem những lời Heinai nói thuật lại cho Yaheiji nghe thì chỉ nhận được lời đáp lại rằng

- Thật là chán !

Rồi chẳng thèm để tâm đến nửa lời. Từ đêm đó, thái độ và lời nói của Shozaemon đối với Tsuji Heinai bỗng nhiên thay đổi hẳn.



Bốn


Sáng mùng hai tháng ba bỗng có tin báo từ hiệu Kariganeya đến. Rrằng Yamana Gengorou đã rời Edo đến Osaka. Hắn bỗng nhiên biến mất từ khi biết huynh đệ Sugita đến Edo. Thực ra là thế lực hậu thuẫn sau lưng Gengorou biết sự kiện này đã trở thành đề tài đàm tiếu giữa các chúa Daimyou với nhau nên họ không tránh khỏi bất an mới ra lệnh rằng

- Tạm thời cho Gengoro lánh vào nơi nào đó.

Nghe chuyện này, Tsuji Heinai mới bảo Sugita Shozaemon rằng:

- Vậy là cơ hội để các hạ hoàn thành tâm nguyện đã đến.
- Vâng.

Dường như Shozaemon đã chuẩn bị kỹ lưỡng nên trong giọng nói không hề có chút rối loạn hay do dự. Ngược lại, SugitaYaheiji nghe xong bỗng xanh mặt. Rồi trong ngày hôm đó, Shozaemon tìm đến hành dinh của phiên Ono ở thành Edo.

- Huynh đệ chúng tôi mong muốn một trận đấu để báo thù cho thân phụ Hansuke. Mong các vị báo tin này cho Yamana Gengorou biết rõ. Thời gian là hạ khắc giờ mão (khoảng bảy giờ sáng), ngày mồng bảy tháng ba tới, địa điểm là trường ngựa Takada phía bắc thành Edo.

Bọn người của phiên Ono bấy lâu không thấy bóng dáng Sugita Shozaemon đâu, nay nhìn thấy thì không khỏi không hoảng hồn, chúng không thể bỏ mặc được nên tức tốc báo cho Gengorou ngay. Gengorou nhận được tin chỉ đáp “Rõ rồi” vẻ đầy tự tin, ngạo mạn. Mà người trong phiên, không ai nghĩ rằng Gengoro lại bại trận dưới tay huynh đệ Sugita.

- Bấy lâu nay các hạ ở đâu?
- Có biết cũng chẳng được việc gì.

Có kẻ hỏi thì Shozaemon chỉ đáp gọn lỏn như vậy rồi bỏ đi. Tất cả đều là làm theo chỉ thị của Heinai.
Mấy hôm sau, ngày mùng năm tháng ba không rõ Tsuji Heinai bỏ đi đâu từ sáng đến tối mịt mới về. Trước khi đi Heinai có dặn dò:

- Đây là giờ phút quan trọng, các vị chớ tùy tiện ra ngoài.

Và huynh đệ Sugita cũng làm đúng lời dặn, đóng cửa từ sáng không đi đâu. Khi trở về võ đường, Heinai có mang theo một cái bọc dài chừng sáu thước (7). Bên trong bọc là một cây gậy lục giác to làm bằng gỗ sồi có gắn những vòng sắt và gai sắt ở những chỗ quan yếu. Trọng lượng khoảng bảy kan (hơn 25 kg).

- Các hạ dùng cái này thích hợp hơn dùng kiếm.
- Tiên sinh, đây là…

Shozaemon nhấp nháy mắt ngạc nhiên thì Heinai đáp.

- Cái này ta đặt người làm. Tiền công thì phiền các hạ lo giúp.
- Vâng.

Shozaemon lễ tạ rồi ôm lấy cây gậy đứng dậy, dường như có cái gì đó như ma nhập đang chiếm lãnh toàn bộ cơ thể hắn. Yaheiji trông thấy anh trai mình và Heinai đều như những kẻ điên khùng thì không khỏi lộ vẻ thất vọng, bất mãn ra ngoài mặt.

- Cái vật này thì phỏng…

Thì phỏng có ích gì, Yaheiji thì thầm toan nói ra nhưng Heinai đã quay lại ngắt lời.

- Ngươi không làm gì thì lui đi được rồi.

Nói rồi cười tủm tỉm. Yaheiji thất ý chỉ đáp “các vị muốn làm gì thì làm” rồi đứng dậy bỏ đi, chui vào chăn ngủ mất.
Cả ngày hôm sau Heinai rút mình trong võ đường chỉ ngồi nhìn Shozaemon vụt cây cậy sáu thước. Đến chiều tối, sau khi cho bọn Sugita tắm rửa xong mới nói:

- Ta thì không giúp được gì cho các hạ nhưng hôm trước có thăm dò được tấm bản đồ khu luyện ngựa Takada này. Hãy xem rồi nhớ kỹ đi.

Heinai nói rồi lấy ra một tẩm bản đồ ghi chú cẩn thận.

- Đa tạ tiên sinh!
- Ta cũng đã chuẩn bị một cái áo trắng tinh rồi. Tiền thì phiền các hạ lo giúp.
- Vâng.
- Tuy ta không giúp được gì nhưng cũng định theo trợ lực, không biết ý các hạ ra sao?
- Được tiên sinh giúp đỡ thật là quý hóa. Tiểu sinh không dám phiền…
- Được rồi, được rồi.

Rồi cơm tối được mang ra, có cả bình rượu hâm nóng.

- Uống chút ít thôi.

Heinai mời rượu huynh đệ Sugita, rồi không ai hỏi mà kể lại những chuyện như thế này.

- … Ta vốn xuất thân từ làng Umasugi thuộc vùng Kouga xứ Oumi, là con thứ ba của hào trưởng trong làng. Đêm nọ có một võ sĩ du hành đến trọ nhà ta một đêm. Vị đó là Itou Daizen Shigemoto, cao đồ của tiên sinh Yamaguchi Bokushinsai, khai tổ phái kiếm Yamaguchi Ryu. Sau khi ân sư Yamaguchi mất, vị võ sĩ đó đến Kyoto nhận quản lý võ đường, đi ngang qua làng Umasugi nơi ta sinh sống… âu cũng là cái duyên vậy.

Gã thiếu niên Heinai lúc ấy là đứa nghịch ngợm cứng đầu nhất làng Umasugi, không hiểu sao lại mở lòng đối với vị kiếm khách mà hắn tôn sùng nhân cách kia. Rồi rốt cuộc, gã bỏ trốn khỏi làng Umasugi đến tá túc tại võ đường Daizen ở Kyoto. Heinai chỉ là con thứ ba mà cũng như là người thừa trong nhà Tsuji.

- Ta mấy lần bảo nó về nhưng thế nào đi nữa nó cũng chẳng chịu nghe.… Hay cứ xem như là cho ta vậy…

Nghe Itou Daizen nói vậy, nhà Tsuji cũng bỏ mặc hắn lại võ đường.

- Từ đó mười năm về sau… ta sống với tiên sinh Daizen. A! Mà rồi gần đó có ông Karigane bán quạt, thời trẻ ông ấy quý ta lắm. Sau khi tiên sinh Daizen mất, ta lang thang qua các vùng trau dồi kiếm nghệ thì được ông ấy giúp cho một số tiền khá lớn gọi là quà tiễn biệt.

Heinai nói rồi bật cười khúc khích.

- Chẳng mấy chốc mà số tiền ấy bay mất hết. Rượu chè, rồi trai gái nữa….



Năm

Ngày mồng bảy tháng ba, từ lúc trời đất còn tờ mờ thì Tsuji Heinai đã theo huynh đệ Sugita rời võ đường ở khu phố ngoài đến trường ngựa Takada ở thành bắc. Ba người nhằm hướng Tây đi dọc theo con sông Edogawa, đến khu đất cao ráo Mejiro thì rẽ phải. Khi đến khu Waseda, đi qua mấy mẫu ruộng và rừng cây tạp thì trường ngựa cũng chẳng còn xa nữa.
Trường ngựa Takada là một dãi đất dài, đông tây hơn sáu trăm mét, nam bắc hơn năm chục mét, được Tướng quân đời thứ ba là Tokugawa Iemitsu xây dựng vào những năm KanEi (8) để làm khu luyện ngựa và nơi tập bắn cung. Ở giữa là một ụ đất chia trường ngựa làm hai.
Ở một góc trong dãy cây tùng chạy dọc theo phía bắc trường ngựa có quan giám sát Meshida Shige Uemon của phiên Ono dẫn theo khoảng mười tùy tùng chủ trì trận đấu. Yamana Gengorou dẫn theo người trợ lực đồng thời cũng là môn đệ của hắn, tên là Kawai Saibei đến nơi vào giờ khắc đã định.

- Sau khi ta đánh lui bọn Sugita thì mọi mối phiền hà cho các vị sẽ được giải tỏa. Mà ta cũng lấy làm phấn khởi.

Quả nhiên, Yamana Gengorou không chút mảy may nghi ngờ về thắng lợi của mình.
Màn sương dày đặc bắt đầu tan dần.
Không khí buổi sáng đậm đặc, mặt đất bốc lên cái mùi nồng nặc đặc trưng của mùa xuân.
Đến giờ khắc quyết định, ….
Huynh đệ Sugita nai nịt gọn gàng dẫn theo Tsuji Heinai, đầu đội nón lá rách sùm sụp xuất hiện ở phía Tây trường ngựa. Cả bọn tiến đến thi lễ trước quan giám sát Shimeda Shige Uemon rồi:

- Nào!!

Shozaemon giơ cao cây gậy vào thế thủ. Gengorou trông thấy nở nụ cười nhạt rồi thong thả rút gươm.

- Đồ ngu ngốc!…Định thắng ta bằng vật đó sao…

Theo luật lệ thì là một đối một. Nếu Shozaemon thất thế thì Yaheiji sẽ lên thay nhưng Gengorou lại ngạo mạn bảo “cả hai cứ xông lên cùng lúc”.
Đến khi tên môn đệ Kawai Saibei tiến lên xưng danh thì lúc này, Heinai mới lặng lẽ bỏ chiếc nón ra.

- Mỗ là Tsuji Heinai vùng Kouga, trợ lực cho huynh đệ Sugita.….

Nhìn thấy mặt Heinai, cả Yamana Gengorou lẫn Kawai Saibei đều trố mắt, “A!” lên một tiếng rồi há hốc mồm, đứng thất thần một lúc.
Hai hôm trước, ngày mùng năm tháng ba, Tsuji Heinai bỗng nhiên xuất hiện trước võ đường Yamana mà không ai hay biết.
Trưa hôm đó, Heinai đến xưng danh:

- Tại hạ là người ở Kouga, tên là Sugutani Uhei, mong được thỉnh giáo với tiên sinh Yamana một chiêu.

Gengorou trông thấy nghĩ rằng chỉ là một tay kiếm ăn mày lang thang nên bảo tả hữu “cho nó ít tiền rồi đuổi đi”, nhưng dù thế nào Heinai cũng không chịu nghe, cứ nằng nặc xin đấu.
Rồi một tên môn nhân ra đấu với Heinai như đùa cỡn. Heinai mượn thanh mộc kiếm, đứng thất thần vào thế thủ hạ đoạn.

- Được chưa, chuẩn bị xong chưa. Ta đánh đây.

Heinai gật đầu, tên môn nhân ra đòn với vẻ khinh bỉ…. Trong nháy mắt, Heinai bỗng khuỵu một chân. Rồi… không biết bị đánh trúng chỗ nào mà tên môn nhân bị ném văng ra như quả bóng, đập vào tường bên kia la thất thanh. Hắn đau đớn giãy giụa. Cánh tay trái đã gãy mất.
Cả võ đường xao động.
Tên môn nhân tiếp theo lên thay, Heinai nghênh đón mà vẫn cứ đứng khuỵu chân như lúc nãy. Hắn vừa đánh tới, Heinai liền nhẹ nhàng đứng lên. Kết quả không khác trước, tên này cũng bị hất văng ra.
Tên tiếp theo vừa ra đòn, Heinai bỗng khuỳnh chân.

- Á!!

Một tiếng kêu cất lên. Trong nháy mắt hắn đã bị Heinai đánh trúng cổ.

- Những kẻ còn lại cứ lên cả đây.

Heinai vừa dứt lời thì bảy tên còn lại biến sắc, nhất tề nắm mộc kiếm xông vào. Chỉ trong nháy mắt, thân thể Heinai trông thì xiên xẹo lạ lùng nhưng lại nhanh nhẹn như con chim lao vào giữa đám đông.

- Khốn kiếp!!!

Bốn kẻ còn lại ***g lộng, vừa toan đổi hướng thì thanh mộc kiếm của Heinai đã lao tới, chạy ngang dọc lên xuống giữa bốn thanh kiếm kia. Chỉ trong chốc lát mà bốn người lộn nhào đổ vật ra.
Lúc bấy giờ, Yamana Gengorou đứng quan sát từ đầu chí cuối lấy làm kinh ngạc. “Thật ghê gớm”, nghĩ rồi không biết hắn bỏ đi đâu.
Bọn môn nhân xanh mặt không dám hó hé nửa lời trước kiếm pháp quỷ khóc thần sầu của Heinai.

- Hahaha… Đã trốn mất rồi sao?

Heinai bật cười rồi rời khỏi võ đường Yamana.
Vì vậy khi thấy kiếm sĩ ăn mày này theo trợ lực cho huynh đệ Sugita thì cả Yamana Gengorou và Kawai Saibei đều không khỏi hoảng hồn.
Bắt đầu trận đấu giữa Sugita Shozaemon và Yamana Gengoro.
Shozaemon huơ vun vút cây gậy sáu thước quay vun vút như chong chóng, mắt trừng trừng nhìn thẳng vào địch không hề lộ vẻ sợ hãi.

- Khốn kiếp!

Yamana Gengorou cầm kiếm vào thế thủ, toan đón đánh nhưng lại phát hiện ra ánh mắt như luồng điện của Heinai từ sau lưng Shozaemon. Cứ mỗi lần nghĩ đến đấy là thân thể hắn cứng đờ không động đậy được. Cho dù có hạ được Sugita…. ”Thhì tiếp theo gã kia sẽ xông lên”, nỗi sợ hãi ấy chiếm ngập đầu óc hắn. Vì vậy mà Gengoro sớm bị đòn đánh của Shozaemon áp đảo.

- Eitt!!!
- Yatt!!!

Dường như Shozaemon đã lâm vào trạng thái vô ngã, tay huơ cây gậy lục giác liên tiếp giáng đòn không ngớt. Đúng là quái lực. Rồi chẳng mấy chốc, Gengoro hứng trọn một gậy vào đỉnh đầu, thổ huyết chết tại chỗ.
Huynh đệ Sugita báo thù được cho phụ thân Hansuke liền trở về phiên Ono xứ Echizen, còn Heinai lúc trước tung hoành ở võ đường Yamana, được người mục kích là Ariyoshi Tanomo, gia thần của chúa Hosokawa Etchu Nokami, thành chủ Kumamoto năm mươi tư vạn hộc xứ Higo chú mục.

- Đúng là bậc danh nhân kiếm thuật.

Thế là tiếng tăm nổi lên như cồn, năm sau Heinai nhận được sự bảo trợ của chúa Hosokawa , được chúa dựng cho một căn võ đường đàng hoàng ở khu phố Koji. Cái tên Gettan của phái kiếm Mugai Ryu từ đó vang dội khắp thiên hạ. Gettan là hiệu của Heinai sau khi được phép của ân sư Ito Daizen lập ra phái Mugai Ryu.
Nửa năm trôi qua.
Vào ngày mười một tháng hai năm Genroku thứ bảy …
Vùng Shibata xứ Echigo có võ sĩ Nakayama Yasubei Taketsune vì nghĩa mà rút gươm trợ lực cho Kanno Rokuro Zaemon, trong trận đấu với bọn năm người Murakami Saburou Uemon cũng tại trường ngựa Takada này. Trước trận đấu, Nakayama Yasubei có đến võ đường Tsuji và được Tsuji Gettan chỉ điểm cho nhiều điều, lúc này “ông rái cá” mới nói:

- Trong trận đấu thì ống Hakama tới gối.

Tức là khi chiến đấu thì nên cắt vạt áo Hakama cao lên đến đầu gối, như thế sẽ dễ dàng di chuyển hơn. Và Yasubei đã làm đúng như lời Gettan dặn. Yasubei này sau đổi thành Horibe Yasubei, di thần của chúa Asano cùng bốn mươi sáu người đồng chí khác tập kích vào dinh thự Kira, báo thù cho chủ rồi mổ bụng tự sát trong sự hoan nghênh của dân chúng. Câu chuyện bốn mươi bảy võ sĩ báo thù cho chủ thời Genroku này trở nên nổi tiếng và là đề tài cho không biết bao vở kịch, thơ ca và ngày nay là phim ảnh.
Lúc bấy giờ Sugita Shozaemon đã trở về phiên Ono xứ Echizen bỗng trở lại Edo.

- Xin tiên sinh nhận vào hàng môn đệ cho.

Shozaemon nài nỉ. Rồi từ đó ở lại võ đường Tsuji chăm sóc lo lắng cho Gettan. Khi Shozaemon nhường lại nghiệp nhà cho Yaheiji đến Edo theo Tsuji thì Gettan mới hỏi:

- Thế còn quý đệ thì sao?
- Nhờ ơn tiên sinh mà chúa Doi cùng các vị đại lão không còn cái nhìn ác cảm nữa và hiện giờ hắn đang hết mình phụng sự.
- Ồ, thế thì tốt quá. Tốt quá, tốt quá.

Võ đường Tsuji cùng với võ đường của Horiguchi Gentarou phái Ittou Ryu ở Koishikawa được xem là hai căn thịnh nhất trong số các võ đường ở Edo. Môn đệ của Tsuji Gettan lên đến con số hai trăm nhưng mọi thứ phẩm vật, tiền bạc ông nhận được từ họ đều mang ra chia đều cho những người khốn khó hết. Tsuji Gettan không vợ không con cùng với Sugita Shozaemon độc thân sống đến ngày mười ba tháng hai năm Kyohou (9) thì mất. Hưởng thọ bảy mươi chín tuổi.

Hết.

__________________________________________________

Cước chú
(1) Niên hiệu kéo dài từ năm 1688~1704.


(2) Hatamoto: một chức danh võ sĩ thời Edo, bổng lộc không hơn một vạn hộc nhưng được quyền diện kiến Tướng quân.

(3) Một tsubo khoảng 3.3 mét vuông.

(4) Phiên: đơn vị hành chính địa phương ở Nhật thời phong kiến. Có thể hiểu một phiên như một tỉnh ngày nay. Đứng đầu phiên là lãnh chúa thần phục chính quyền trung ương.

(5) Hộc: đơn vị đo thể tích, chủ yếu là lúa gạo. Một hộc là mười đấu, chừng 180 lít. Thời phong kiến ở Nhật, quan lại được phát lương tính theo hộc lúa.

(6) Nguyên văn là Karou (gia lão), một chức lớn trong từng phiên thời phong kiến ở Nhật. Chức này thống lĩnh toàn bộ võ sĩ, phò tá lãnh chúa coi sóc mọi chuyện trong phiên.

(7) Một thước chừng 0.3m.

(8) Niên hiệu kéo dài từ năm 1624~1644.

(9) Niên hiệu kéo dài từ năm 1716~1736.