PDA

View Full Version : Hina Matsuri - Lễ hội búp bê



Kasumi
07-12-2005, 06:48 PM
Ngày 3-3 là ngày Hina Matsuri. Một lễ hội đặc biệt dành cho các bé gái được tổ chức vào những ngày cuối đông sắp sang xuân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc ý nghĩa cũng như những tập tục của ngày lễ quan trọng trong năm này nhé.


http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/Whatever/20080229l.jpg

Nguồn gốc của Hina Matsuri:

Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không may mắn vào những lúc giao mùa. Nguồn gốc của tập quán này bắt nguồn từ 1 lễ hội tương tự của Trung Quốc cũng bắt đầu vào tháng 3. Vào ngày này người ta sẽ làm những con búp bê hình người để gửi những điều rủi ro hay bệnh tật vào đấy và mang ra sông thả trôi đi (流しひな).

Ngày nay, Hina Matsuri trở thành 1 dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về.

Búp bê Hina

Vào ngày Hina Matsuri, để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong gia đình, người ta sẽ trang trí Búp bê Hina. Búp bê Hina là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp và là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần.

Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của năm sau. Trong những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri


Một bộ búp bê Hina gồm có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống. Đứng đầu là Dairi-sama (内裏様) tương trưng cho hoàng đế và hoàng hậu được phục trang bằng những bộ quần áo đắt tiền nhất bằng vải tơ tằm. Chúng được hộ tống bởi 2 búp bê đại tướng (右大臣và 左大臣, còn được gọi là Zuishin, 随身và 3 búp bê nữ cận thần (三人官女).

Hai đại tướng là người đi theo bảo vệ hoàng đế. Nhìn về hướng phải là 左大臣là một vị tướng lão thành, còn nhìn về hướng trái là 右大臣, một vị tướng trẻ. Ba vị nữ cận thần là những người dạy đàn, hát và dạy học cho công chúa. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có 1 vị không có chân mày. Theo tập quán xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ cạo lông mày và nhuộm răng đen nên vị cận thần này có lẽ là vị cao tuổi nhất.

Ở hàng tiếp theo là 5 nhạc công goninhayashi (五人囃子) và hàng cuối cùng là 3 người chuyên làm tạp dịch, có các gương mặt giận, buồn và cười thể hiện tình cảm rất phong phú.

Sau khi hiểu câu chuyện này, bạn hảy thử quan sát lại bục trang trí, trí tưởng tượng của bạn sẽ vẽ ra thêm rất nhiều điều thú vị đấy

Các tập tục trong ngày Hina Matsuri:

Ngày Hina Matsuri là một trong số rất ít những dịp mà các bé gái Nhật có được những buổi tiệc riêng dành cho chúng. Đó là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo được dâng cho các búp bê. Có lúc các bé cũng tự mình chuẩn bị nhửng món ăn đó. Chúng cùng uống rượu ngọt Shirozake, ăn bánh hishi-mochi và các loại kẹo trái cây, xôi đỗ - sekihan, các loại thạch v.v.. Các món ăn đều đuợc cho các màu sắc phong phú màu xanh, hồng, trắng và được chế biến từ các loại lá cỏ tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi bệnh tật

Trong ngày này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên là Momo-no-sekku (Lễ hội hoa đào). Hoa đào tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngoài ra hoa đào còn là biểu tượng cho những đức tính của người phụ nữ : điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ôn hòa, quý phái.

Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina-matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền thống trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trong và các cô dâu khi về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia đình.

(Theo SvHandai)(http://thongtinnhatban.net)


http://i272.photobucket.com/albums/jj162/costchan/Whatever/hina_matsuri_display.jpg

M14
19-03-2012, 04:10 PM
Rất đẹp và cũng rất ngon!

Ngày lễ Búp bê của Nhật Bản (Hina Matsuri) hay còn gọi ngày của các bé gái được tổ chức vào mùng 3/3 hàng năm. Một khung gỗ sẽ được trải vải đỏ với bên trên là một bộ búp bê trang trí (Hina Ningyo) đại diện cho Nhật hoàng, hoàng hậu, những quan lại chầu và các nhạc sỹ trong trang phục truyền thống từ thời kỳ Heian.

Phong tục trưng bày búp bê tại Nhật Bản bắt gần từ thời kỳ Heian (từ năm 794 đến năm 1185). Trước đây, người ta tin rằng những con búp bê ẩn chứa một sức mạnh có thể lưu giữ những linh hồn xấu xa. Hina Matsuri theo nguồn gốc về một phong tục cổ đại ở Nhật Bản có tên gọi Hina-nagashi ( nghĩa là thả trôi búp bê), theo đó những con búp bê hina bằng rơm sẽ được đặt lên một chiếc thuyền và thả xuống sông cho trôi ra biển, với niềm tin rằng chúng sẽ mang theo những linh hồn kia.


http://ione.net/files/subject/2012/03/24553/1.jpg

http://ione.net/files/subject/2012/03/24553/nb-1.jpg

Trung bày búp bê trong ngày hội dành cho các bé gái ở Nhật Bản.

Đền Shimogamo (một phần trong khu phức hợp đền Kamo ở cố đô Kyoto) tổ chức Nagashibina ( cũng là một nghi lễ trong ngày 3 tháng 3) bằng cách thả những con búp bê giữa dòng sông Takano và Kamo để cầu cho sự an toàn của trẻ em. Giờ đây người ta đã ngừng làm điều này bởi búp bê sẽ bị vướng vào lưới của ngư dân. Thay vào đó, người dân sẽ mang chúng ra biển thả, và khi người xem đã về hết, sẽ có những người đi thuyền ra vớt búp bê và đem chúng về chùa để đốt.

Các thức uống truyền thống trong ngày này là shirozake, một loại rượu sake làm từ gạo lên men. Bánh thì có hina-arare, một loại bánh quy giòn ăn với đường hoặc nước tương tùy vào vùng miền, cùng với hishimochi, một loại bánh gạo hình vuông gồm 3 lớp 3 màu.

Người ta cũng thường ăn Chirashizushi (sushi ăn với đường, dấm, có cá sống ở trên và rất nhiều gia vị). Ngoài ra còn có một loại súp muối nấu với một hoặc vài con trai nguyên vỏ tượng trưng cho cặp vợ chồng hòa thuận và hạnh phúc (vì 2 mảnh vỏ của trai vừa khớp với nhau, không mảnh nào có thể thay thế).


http://ione.net/files/subject/2012/03/24553/2.jpg

Đây là món bánh Hishimochi. Trông đẹp thế này mà ăn thì tiếc quá!

Về phần trang trí, cũng là điều hấp dẫn nhất với các bé gái, đó chính là nơi trưng bày bộ búp bê. Khung gỗ để bày thường có ít nhất 5 tầng. và được phủ vải đỏ. Tầng 1 và cũng là tầng cao nhất chỉ có 2 búp bê, cũng là búp bê vua chúa, tượng trưng cho Nhật hoàng (cầm 1 cây gậy nghi lễ) và hoàng hậu (cầm quạt). Tầng 2 là 3 cung nữ bưng rượu sake. Chỉ cung nữ ở giữa mới ở tư thế ngồi, 2 búp bê còn lại trong tư thế đứng. Ở giữa 3 búp bê này có 2 chiếc bàn tròn chân cao bày các loại bánh theo mùa, nhưng không bao gồm hishimochi.

Tầng 3 là 5 nghệ sỹ với mỗi người mang một nhạc cụ ngoại trừ người ca sỹ - chỉ cầm một chiếc quạt. Các nhạc cụ thường là các loại trống và sáo. Tầng 4 là 2 quan đại thần: người ở bên phải là là người trẻ và bên trái thì có vẻ già hơn rất nhiều. Đôi khi các búp bê này được mang theo cung và tên.

Ở tầng 5, người ta sẽ đặt vào giữa những lọ hoa 3 người cận vệ hoặc samurai - là người bảo vệ cho Nhật hoàng và hoàng hậu. Còn ở tầng 6 và tầng 7, những vận dụng tí hon được bày bao gồm đồ gỗ, hòm, các dụng cụ .v..v… Tùy vào vùng miền, cách sắp xếp và hình dạng của búp bê cũng thay đổi, nhưng tầng 1 và tầng 2 (tầng vua chúa và các cung nữ) là điều bắt buộc.


http://ione.net/files/subject/2012/03/24553/nb-2.jpg

Một bộ búp bê Hina tuy không đầy đủ nhưng các chi tiết rất cầu kỳ và đẹp mắt.

Các gia đình Nhật Bản thường trưng bày búp bê từ tháng 2 và cất chúng ngay khi ngày lễ kết thúc. Sự mê tín cho rằng nếu bày những con búp bê quá ngày 4/3 sẽ khiến cho người con gái trong gia đình lấy chồng muộn. Mặc dù đây là một nghi lễ truyền thống có từ rất lâu đời tại quốc gia mặt trời mọc, nhưng không phải bé gái nào cũng được sở hữu một bộ búp bê hoàn chỉnh (có thể thiếu tầng hoặc thiếu số lượng búp bê trên mỗi tầng). Bởi tùy vào độ hoàn chỉnh của bộ búp bê, sự tinh xảo trong chế tác của nghệ nhân đến nguyên liệu sử dụng khiến giá của “món đồ chơi” này rất cao, thấp nhất là chục triệu.


Theo Ione.net