PDA

View Full Version : Kiếm đạo Nhật Bản [Kendo]



ZenG
16-05-2007, 07:37 PM
http://i124.photobucket.com/albums/p6/toiyeumanga/ke1.jpgKendo là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Nhật Bản, phát triển từ các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật như kenjutsu. Từ năm 1975, mục đích của Kendo được phát triển bởi Liên đoàn Kendo Nhật Bản để "chuẩn hóa các đặc điểm con người thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc của Katana (Kiếm cầm tay tiêu chuẩn của Nhật Bản)" Tuy nhiên, Kendo kết hợp các giá trị võ thuật với các yếu tố thể thao, có người luyện tập ưa thích phần võ thuật cũng có người chuộng phần thể thao.
(nguồn Vikipedia)

Aburame Shino
06-06-2007, 03:15 PM
Sao đơn giản có vài dòng thôi vậy bạn? Kendo là "1 con đường" sâu rộng, không chỉ đơn thuần là 1 môn võ thuật. Kendo còn là "đạo", "con đường của 1 kiếm sĩ". Học Kendo không chỉ đơn thuần là học cách đánh kiếm mà còn là học cách điều khiển tinh thần, hòa hợp cơ thể, tinh thần và vũ trụ lại làm 1. Ứng dụng của Kendo vào cuộc sống không phải chỉ để đánh nhau mà còn là giúp bản thân luôn tĩnh tâm trước những khó khăn, thử thách.
Sensei của mình từng nói rằng: "Nếu em tinh thông được tất cả các tuyệt kỹ, chiêu thức, đánh thắng được tất cả đối thủ thì em chỉ là cây kiếm mà thôi. Nếu em hiểu rõ được ý nghĩa tối hậu của Kiếm Đạo và diễn giải được điều đó, em chính là người thầy. Nhưng... chỉ cần thực hiện được 3 bước Ki-Ken-Tai, em chính là Kendo".

Kasumi
07-06-2007, 12:56 PM
Nếu bạn đã có dịp xem biểu diễn môn Kendo, thấy các vận động viên này mặc võ phục phức tạp, nhưng khi thi đấu chỉ huơ huơ mấy cái là xong, chắc bạn sẽ vô cùng thắc mắc, không hiểu nghĩa lý ra sao. Vâng, chỉ có những người "trong nghề" mới biết thôi. Không biết, xem chán lắm. Kendo là môn kiếm thuật tinh hoa của nước NHât. Hiện có 7 triệu người NHật theo học môn này tới nơi tới chốn và có hàng triệu người khác trên thế giới luyện tập nó.

Kendo tạo nên những hiệp sĩ


http://img475.imageshack.us/img475/43/kendo11hq9.gif (http://imageshack.us)

Kendo, nghĩa là "kiếm đạo". Người học Kendo nhằm một lẽ đạo cao hơn là chỉ tập luyện kỹ thuật sát thủ. Bởi vậy ngay khi nhập môn , người võ sinh Kendo được truyền dạy 5 đức tính:

- Nhân đức: học Kendo để thực hiện mục tiêu nhân đức, tự cảm hóa và cảm hóa người khác thành người nhân hậu.

- Công bằng chính trực: bênh vực những kẻ cô thế, tôn trọng lẽ phải, công bằng.

- Tư cách cao thượng: giữ mình ở bên trên những hận thù nhỏ nhen.

- Trí tuệ minh mẫn: nhận định được lẽ phải và sự tốt đẹp ở đời.

- Trung tín: luôn luôn có lòng trung thành với mục tiêu cao cả, với đạo lý và giữ chữ tín ở đời.

Qua hơn 8 thế kỷ, môn Kendo ở Nhật đã đào tạo những anh hùng lừng danh của đất nước, những "võ sĩ đạo" mà nếu chúng ta không hiểu lý tưởng của họ, cứ ngỡ họ là những sát thủ lạnh lùng.


http://img475.imageshack.us/img475/986/kendo876rf7.jpg (http://imageshack.us)

Một kiếm sĩ Kendo thượng thừa dường như không bao giờ tuốt kiếm ra khỏi vỏ. Chỉ nhìn tư cách của họ, kẻ đối diện thường bị khuất phục. Lúc chẳng đặng đừng, một kiếm sĩ Kendo thượng thừa chỉ vừa tuốt kiếm ra khỏi vỏ, thậm chí chưa ra hêt khỏi vỏ, đối phương đã có thể ngã gục. Đường kiếm nhanh hơn cả tia chớp.

Kendo - học suốt đời

Kendo không có đẳng cấp đai đen đai nâu. như các môn võ khác. Chỉ khi nào võ sĩ Kendo vung kiếm, nghe tiếng gió của kiếm lướt đi, thì người trong nghề mới biết trình độ của võ sĩ ấy. Càng ở đẳng cấp cao, các võ sĩ Kendo càng thủ thế lâu và lặng lẽ. Đường kiếm chỉ vung lên trong tích tắc, và là đường kiếm quyết định trận đấu! Thành thử võ sĩ Kendo phải học suốt đời cho đường kiếm luôn "nhanh hơn".


http://img216.imageshack.us/img216/8309/kendozj0.jpg (http://imageshack.us)

Do tính chất cực kỳ nguy hiểm như thế, nên khi thi đấu giao hữu, võ sĩ Kendo phải dùng kiếm tre và mặc võ phục đặc biệt:


http://img237.imageshack.us/img237/1465/trajekendoje5.gif (http://imageshack.us)

- Mũ trùm đầu bằng kim loại, có mạng che mặt và cổ.

- Áo che ngực đan bằng trem có da phủ ngoài.

- Bao tay độn dày để bảo vệ bàn tay và khuỷu tay.

- Y phục bằng vải đệm có lót bông.

Một bộ võ phục Kendo giá tương đương.. 100 triệu đồng VN, được các võ đường sắm và cho võ sinh thuê.

Người ta kể rằng, khi gặp quân thù, kiếm sĩ Kendo chỉ lướt tới, rút kiếm ra nửa chừng bao kiếm, thì kẻ thù đã lìa đầu. Các huyền thoại như thế làm cho Kendo trở thành một môn võ hết sức được xem trọng tại Nhật và nhiều nước khác.


http://img216.imageshack.us/img216/8877/boguzq9.jpg (http://imageshack.us)

http://img237.imageshack.us/img237/868/kendo2ko2.jpg (http://imageshack.us)

http://img216.imageshack.us/img216/318/kendoactionsm3.jpg (http://imageshack.us)

Một số video clip để tham khảo :

http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata1.wmv
http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata2.wmv
http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata3.wmv
http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata4.wmv
http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata5.wmv
http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata6.wmv
http://kendo-world.com/downloads/video/pre-war_kata/prewar_kata7.wmv


credit all: aikidovjccshudokan

Kasumi
07-06-2007, 04:59 PM
http://img152.imageshack.us/img152/4328/01qo9.jpg (http://imageshack.us)

Kiếm được người Nhật sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến , nghe nói có nguồn gốc đầu tiên là từ Trung Quốc . Từ hình dạng thẳng , cấu trúc đơn giản thì khi qua Nhật Bản , nó đã được cải tiến với đường gươm lượn cong , cán dài , mang tính đặc thù của Nhật Bản .

Nói về thời gian ra đời thì có tài liệu ghi là thế kỷ thứ 8 nhưng có tài liệu lại cho là thế kỉ thứ 10 thanh kiếm đậm chất Nhật Bản mới xuất hiện .

Ý nghĩa: Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu , nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu , phẩm giá và danh dự cho họ . Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy , kiếm và người như hòa làm một , "Kiếm còn người còn , kiếm mất người cũng mất " . Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình , không ai được quyền sở hữu , ,những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc , thế hệ trước để lại cho thế hệ sau .

Đấy là về phần ý nghĩa , còn bây giờ sẽ giới thiệu cho mọi người về các chủng loại kiếm :

Nếu chia theo độ dài , cấu tạo thì kiếm Nhật có 3 loại :

* Trường kiếm (kiếm dài - Tachi hoặc Katana )

* Đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi) ngắn hơn một chút , cùng với kiếm dài tạo thành bộ song kiếm.

* Kiếm ngắn , gần như dao găm (Tanto hoặc Akuchi ). Kiếm ngắn dùng khi cận chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát )


http://img221.imageshack.us/img221/3208/02uk8.jpg (http://imageshack.us)

http://img152.imageshack.us/img152/5026/03wb8.jpg (http://imageshack.us)

Nếu chia về chức năng thì kiếm Nhật gồm 2 nhóm :

* Cặp kiếm chiến đấu :Tachi và Tanto

* Cặp kiếm dân sự :Katana và Wakazashi .


http://img474.imageshack.us/img474/8338/04zz5.jpg (http://imageshack.us) http://img152.imageshack.us/img152/2051/05wn0.jpg (http://imageshack.us)

Cặp kiếm chiến đấu thì thường sử dụng khi samurai mặc giáp phục , còn một khi cởi bỏ áo giáp thì họ chuyển sang sử dụng cặp Katana và Wakazashi . Katana có cấu tạo giống Tachi , chỉ khác một chút là Tachi có thêm bộ phận phụ ở vỏ bao để đeo bên hông .

Tachi lưỡi gươm có cấu tạo cong , chuôi dài có thể nắm bằng cả hai tay . Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên hông . Dùng khi mặc giáp phục .


http://img178.imageshack.us/img178/7039/06qw5.jpg (http://imageshack.us)

http://img152.imageshack.us/img152/3806/07ml8.jpg (http://imageshack.us)

Kasumi
07-06-2007, 05:07 PM
Tanto cấu tạo giống Tachi nhưng ngắn , gần giống như dao găm vậy . Dùng khi giáp chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tứ sát )


http://img178.imageshack.us/img178/2986/08dw4.jpg (http://imageshack.us)

http://img221.imageshack.us/img221/4195/09tj8.jpg (http://imageshack.us)

http://img221.imageshack.us/img221/3046/10jv4.jpg (http://imageshack.us)

http://img175.imageshack.us/img175/1937/11na3.jpg (http://imageshack.us)

http://img175.imageshack.us/img175/1577/12lj8.jpg (http://imageshack.us)

http://img476.imageshack.us/img476/7457/13ps4.jpg (http://imageshack.us)

http://img175.imageshack.us/img175/1843/14vs9.jpg (http://imageshack.us)

http://img95.imageshack.us/img95/7470/15mc1.jpg (http://imageshack.us)

http://img100.imageshack.us/img100/1719/16mn2.jpg (http://imageshack.us)

http://img95.imageshack.us/img95/8886/17fl8.jpg (http://imageshack.us)

Kasumi
07-06-2007, 05:07 PM
http://img95.imageshack.us/img95/316/18nw7.jpg (http://imageshack.us)

http://img530.imageshack.us/img530/2037/19xy3.jpg (http://imageshack.us)

http://img530.imageshack.us/img530/7561/20zq8.jpg (http://imageshack.us)


Katana có cấu tạo giống Tachi nhưng không có bộ phận phụ để đeo bên hông , và dùng khi cởi bỏ áo giáp


http://img95.imageshack.us/img95/2635/23mn9.jpg (http://imageshack.us)

http://img100.imageshack.us/img100/462/21oi6.jpg (http://imageshack.us)

http://img530.imageshack.us/img530/1148/22cf7.jpg (http://imageshack.us)

http://img513.imageshack.us/img513/3048/24bc5.jpg (http://imageshack.us)


Wakazashi có cấu tạo dài hơn Tanto và hợp với Katana thành một cặp song kiếm


http://img100.imageshack.us/img100/2382/25xd7.jpg (http://imageshack.us)

http://img513.imageshack.us/img513/3105/26sw0.jpg (http://imageshack.us)

http://img100.imageshack.us/img100/6673/27kh4.jpg (http://imageshack.us)

Kasumi
07-06-2007, 05:08 PM
Mãi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lư thuyết chung về kiếm thuật đă được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lư thuyết này được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lí về phong cách sống và hành động của giới võ sĩ đạo (Bushido).

Kiếm gỗ (Bokken)


http://img248.imageshack.us/img248/1735/28gp9.jpg (http://imageshack.us)

http://img100.imageshack.us/img100/2750/29my0.jpg (http://imageshack.us)

Theo một số thư tịch cổ để lại th́ từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người. Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu, ông đă truyền giảng cho môn sinh của ḿnh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646) - một kiếm sĩ tài ba sau này đă biên soạn cuốn "Fudochi - shinmyoroku" mà nội dung chủ yếu của nó kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono - ha Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo), đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba).


http://img166.imageshack.us/img166/7339/30id6.jpg (http://imageshack.us)

Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng.


http://img100.imageshack.us/img100/8677/31oq7.jpg (http://imageshack.us)

Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đă có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.


http://img100.imageshack.us/img100/1774/32qj3.jpg (http://imageshack.us)

Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đă trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đă dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật.Tìm hiểu Văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

(nguồn từ Blog Angel)

MyDyingDoom
24-01-2008, 05:11 PM
Phụ kiện Kendo đúng là ban đầu chi ra hơi đắt, nhưng dùng được lâu mà, có người dùng shinai đến 3 năm liền ko hỏng.

Kendo cũng giống như những môn nghệ thuật khác của Nhật, ko phải là sự nâng cấp từ mức độ dễ đến khó, mà là từ mức độ cơ bản đến cao cấp, tức là hoàn thiện dần từng động tác. Ngày nào cũng chỉ tập đi tập lại những động tác cơ bản, tưởng là sẽ nhàm chán, nhưng thực ra chính điều đó giúp những động tác chém trở nên hoàn thiện và chuẩn xác hơn.

Hiện giờ võ đường Kendo HN đã chuyển về nhà thi đấu Cầu Giấy. Mọi người có nhu cầu thì liên hệ ở đó nhé. Lịch tập là 7h tối thứ 5 và CN hàng tuần. ^___^ Sân tập rất rộng, nên hoan nghênh mọi người tham gia. :D

Mà cuối năm nay có một giải đấu giao hữu, mong chờ quá. :D

TakeshiTakamori
24-01-2008, 06:12 PM
Mình đã từng có may mắn được học Ken, nhưng sau đó vì ôn thi ĐH mà phải bỏ. Giờ thì mình không còn học nữa vì chuyển nhà, nhà xa đi lại khó khăn, nhưng nhớ lại vẫn còn thấy tiếc. Mình có vài kỉ niệm xung quanh việc học Ken kể lại sơ sơ hầu mọi người.
- lớp học Ken của mình có tất cả 6 người, 4 đai đen, 1 đai xanh 1 đai trắng (tức là mình í) 5 nam 1 nữ trong đó chị nữ là chị người Nhựt đai đen (eo oi) mà nhìn trẻ lắm, chỉ khoảng 25 đổ lại thôi., Lớp gồm có
- sư phụ người Nhật, rất lớn tuổi, trên 70
- sư phụ người Việt, ngoài 50
- 1 anh đai đen mà mình gọi là anh thông dịch, lí do vì thầy Nhật không nói được tiếng Việt, anh ấy thì ở chung nhà với thầy, vừa là thông dịch vừa là tài xế cho thầy luôn
- 1 anh người Việt đai đen, anh này biểu diễn đòn bổ rất ác liệt, tướng khoẻ, ngực đô tay săn chắc, là BF của chị người Nhật
- chị người Nhật
- 1 bác người Việt ngoài 40 tuổi đai đen
- 1 anh bạn chắc hơn mình 1 hay 2 tuổi gì đó, đai xanh
- mình :))
Tập thì rất là khó, không hề đơn giản
- Tuần đầu tiên mình không được đụng vào kiếm, đứng thế và ... đi, đi quanh quanh 1 cạnh thảm. Đi thẳng đi lùi, bước trái bước phải
- Tuần thứ hai mình kẹp kiếm sau lưng, đứng thế và ... lại đi, đi quanh quanh 1 cạnh thảm. Lại đi thẳng đi lùi, bước trái bước phải. Sư phụ cầm kiếm, lâu lâu me mình lăm lăm :((
- Tuần thứ ba cầm kiếm giơ ra đằng trước, rồi lại ... đi
- Cuối tháng, thấy mình nhìn mọi người , vẻ thèm được tập lắm rồi. Thầy cười, anh thông dịch nói: Thầy bảo em đi thử cho thầy coi
- Mình đi thử cho thầy coi
- Thầy lắc đầu, anh thông dịch "Chưa được"
- Mình lại ... đi
- Sau đó 1 thời gian lâu, dễ gần nửa tháng, không nhớ nữa, thầy ra hiệu được rồi, anh thông dịch nói mình được vào thảm tập đòn (mừng quá)

TakeshiTakamori
24-01-2008, 06:49 PM
- Đầu tiên: cầm kiếm lên và chém xuống
Đến lúc này thì mình mới thấy trời sao trên phim đánh sao dễ dàng quá, mà mình tập khổ sở như vậy trời. Chém không thẳng, đường kiếm méo xệch, đến lúc đó mới thấy Ken chẳng đơn giản chút nào hết. Ngày đầu làm không đúng kĩ thuật, tay và vai mỏi rần trời.
- Lúc bắt đầu đó là lúc mình nhớ nhất. Về sau này mình không còn nhớ rõ nữa. Tập nhiều lắm, nghe tập thì có vẻ đơn giản lắm, ví dụ như cầm kiếm vừa đi vừa chém. Chém lên chém xuống chém ngang đỡ ... thời gian cứ thế mà trôi. Chà lúc bấy giờ mới thấy "Trảm nhạn kiếm" của Kojiro hay "Ánh trăng" của nhà Yagyu là những thứ trời ơi xa xỉ đến chừng nào, hết 10 kiếp nữa cũng đừng hòng làm được.
- Kỉ niệm thì có nhiều lắm. Đó là lần đầu tiên mình tự mặc giáp. Chị người Nhật mặc giúp mình lần đầu tiên, lần đó mình tự mặc. Loay hoay mãi không tài nào cột dây được, cuối cùng cột đại ra sân. Hôm đó là đòn chém ngang bụng. Mình chém vào giáp bụng bác cao tuổi. Đến khi bác chém vào giáp bụng mình, nhát chém vừa dứt thì giáp rớt luôn xuống đất. Trời, thầy bắt mình đi mặc lại giáp
- Thứ mà mình ấn tượng nhất là xem đấu tập giữa đai đen với đai đen. Không phải xem như trên phim. Bạn phải nhìn tận mắt để cảm nhận tiếng gió. Các anh lớn đánh tiếng gió nghe rất khiếp rồi, thầy thì đánh rất khoan thai, nhẹ nhàng, nhưng đòn của thầy tiếng gió nghe rất đặc biệt, nó thanh 1 cách kì lạ. Nhưng điều mình cảm nhận được là khi di chuyển trên thảm, chân đai đen di chuyển có cảm tưởng như không chạm xuống đất
Mình học xong chưa được 6 tháng thì phải bỏ, đến bây giờ vẫn còn nhớ cảm giác nghe tiếng gió và nhìn thấy những cái chân di chuyển gần như không chạm đất ấy

Mình chưa bao giờ được thấy 2 thầy thực sự sử kiếm thật (có 1 cặp chỗ bàn tờ tổ, và trong tủ mình thấy có 1 cặp nữa) nên không mục kích câu chuyện các samurai ngày xưa chém chuối như thế nào (chuyện kể rằng samurai Nhật chém chuối để học kiếm, chém xong phần chuối lìa khỏi thân cây vẫn còn dính lại 1 chút vỏ) nhưng mình bảo đảm mình tin câu chuyện 1 khúc gỗ vào tay 1 người học Ken cũng có thể giết người, chỉ với 1 đòn mà thôi

MyDyingDoom
24-01-2008, 11:01 PM
Bạn này học kiếm lạ nhỉ. Thông thường thì Kendo ko có phân biệt gì cả, ko có đai đen hay đai trắng, ko có chuyện người mới phải tập ngoài thảm (và phải nói là sàn tập tiêu chuẩn của Kendo ko phải là thảm như Aikido, mà là sàn gỗ). Nếu nhìn vào lớp Kendo, chỉ có một cách duy nhất phân biệt người mới (tầm dưới 6 tháng) và người cũ là những người đủ kỹ thuật sẽ được mặc giáp, và cho đến nay, đội Kendo VN đã đi thi đấu, nên trên giáp của các senpai có in tên, trên áo có in logo.

Thực ra so sánh Kendo với "trạm nhạn kiếm" hay "ánh trăng" đều ko thỏa đáng, vì Kendo sử dụng kiếm tre, trong khi những đòn bạn nói lại sử dụng kiếm thật, nghĩa là phải học Iaido mới có thể đánh được. Cho nên, học Kendo thì cũng ko chém chuối được đâu, mà chỉ bổ được củi thôi (đòn Men - mặt đó =)) )

Dạo này đang phải tập lướt chân nhiều quá, rát hết cả chân >___< Nhưng thấy mình nhanh nhẹn hơn hẳn.

Dùng Shinai (kiếm tre) có thể gây chấn thương khá nặng, còn dùng Boken (kiếm gỗ) hoàn toàn có thể giết người, chưa nói gì đến dùng Katana (kiếm thật). ^___^

TakeshiTakamori
24-01-2008, 11:31 PM
Bọn mình tập trong phòng tập Aikido, võ phục cũng là võ phục Aikido, thầy mình vừa dạy Ken vừa dạy Aikido, lớp mình có bác già già và anh hơn mình 2 tuổi là vừa học Ken vừa học Aikido luôn.
Suốt 6 tháng mình học không có thi lên đai, không biết học 1 năm thì có không nữa, chỉ cắm cúi mà tập thui
Chỉ có áo tụi mình là có tên thôi, giáp thì mình không thấy cái nào có tên hết, có đến 8 bộ màu đen, chỉ có giáp của thầy là lớp lót màu tím, có tên và đẹp hơn giáp đen
Mình không biết ở nơi khác làm sao chứ tháng đầu tiên mình đâu có được tập đòn, chỉ có đi ngoài mép thảm thôi. Giữa thảm nhìn các sư huynh sư tỉ bổ chan chát phát ham.
Lớp chỉ có 6 người nên ai mới vào được trên 1 tháng cũng phải mặc giáp hết (chủ yếu là để tập đòn cho các sempai)
Ấy, chuyện trảm nhạn là lúc mình mệt quá nghĩ như vậy thôi, chứ thực ra ai cũng biết là thế nào mà làm được cơ chứ
Mình thì nghĩ dùng Shinai cũng đủ giết người, với đòn bổ của anh BF chị người Nh. Anh ấy to, khỏe nhất lớp, với 1 cây thước của giáo viên tiểu học thôi mình e anh ấy làm được ối chuyện ngoài chuyện bổ củi đấy :D
Bác MyDyingDoom lớp của bác bao nhiêu người thế, kể sơ sơ chuyện bác tập Ken đi, cho mình nghe đỡ thèm nào

MyDyingDoom
25-01-2008, 04:44 PM
Shinai thì khả năng lớn là gây sát thương nặng, chứ giết người thì khó, vì nó vừa nhẹ và lại có độ đàn hồi cao.

Lớp tớ thì đông lắm, giờ chuyển sang tập sàn gỗ ở nhà thi đấu, rộng 1000m2. Lớp cũng phải tầm 50 người, có tầm 10 senpai, đội bogu thì tầm 20 người. Giáo viên người Nhật thì có 1 cô là thường trực, còn tầm 5-6 người nữa thì thỉnh thoảng mới qua lớp, hoặc là chỉ hướng dẫn riêng các senpai tầm 3 năm trở lên.

Ngay từ đầu bọn tớ đã tập đòn rồi, và tập xen kẽ cả di chuyển nữa. Càng ngày càng hoàn thiện lên, càng ngày đòn thế càng bị đòi hỏi cao hơn. Sau này, tập được tầm 4 tháng, được mặc giáp rồi, thì bắt đầu tập các đòn liên hợp, phức tạp hơn, như Tobikobi men, Kirikaishi... Kirikaishi là đòn rất khó, nên cho đến bây giờ các senpai vẫn thường xuyên phải tập, và ngày càng tăng tốc độ lên. Lần trước có buổi giao lưu với công ty FPT ở ngoài này, có chiếu lên cả TV đoạn các senpai biểu diễn Kirikaishi, tốc độ thật khủng khiếp. >___<

quetnha92
26-01-2008, 12:14 AM
Tập môn võ nào cũng thế thôi khi nhìn và nói thì rất đơn giản còn khi tiếp xúc và thực hành nó là cả một vấn đề rất lớn. Khi tập những môn võ phai mặc đồ bảo hộ như Kendo thì ăn nhau khi mặc chứ khi ko mặc thì hầu như nhìn ai cũng giống ai. Thực ra do một bộ Bogu quá đắt nên mới có chuyện mới học thì không được mặc còn tập lâu mới được mặc mặc đó chỉ là một lí do. Nhưng cũng có cái hay là để tất cả mọi người khi tập được thành thục một thời gian tiếp cận và thành thạo với shinai (đừng tưởng shinai nhẹ nha khi cầm nó mới thấy khó khăn như thế nào).

Onion Club
30-01-2008, 07:48 PM
http://www.osi.uio.no/kendo/pdf/
trong này có nhìu sách
download dc nhưng chưa check chất lg
bà con vào xem

bam baby
30-01-2008, 09:05 PM
Ôi giời, hình như tiếng Đức hay Thổ NHĩ Kỳ thì phải, ko hiểu gì hết :((

TRích:
Noen råd om hvordan man kan trene seg selv i Kendo

Dette er en sak jeg fant på nettet (husker ikke hvor) og oversatte.
-Magnus

Trening i dojo

Under mokuso
Utnytt den relativt korte tiden effektivt. Fokuser på ett enkelt konsept. Enten på
pusten (pust s akte inn og hold i 10 sek og pust sakte ut og hold i 10 sek etc.), eller
fokuser på et abstrakt sentreringskonsept som for eksempel mushin.
Lær deg hvordan du skal bli kvitt ”parasittiske” tanker. Bli kvitt dem på samme måten
som man vifter bort en mygg uten å skade den. Få kontroll over unyttige følelser
(shikai – fear, surprise, doubt, worry), men se rolig på at de kommer og går. Dersom
du heller vil tenke på et eller annet, bør du konsentrere deg om hv

Acmagiro
30-01-2008, 09:42 PM
http://www.esnips.com/profile/dc2806b5-6795-44ea-a5c5-9ea7e449c56a

Cả một kho vũ nghệ Nhật Bản, tha hồ nghiên cứu.

MyDyingDoom
30-01-2008, 10:50 PM
Tìm tài liệu về Kendo trên mạng không khó, nhưng việc xem băng quay và tự luyện tập lại là một chuyện khác. Không phải việc sợ bạn tập quá sức dẫn đến chấn thương mà Takeshi khuyên bạn ko nên học. Kendo rất khác với thứ bạn tiếp xúc hàng ngày. Ví dụ như cách cầm kiếm, cầm shinai chủ yếu bằng lực tay không thuận (tay trái) và khi chém sử dụng sức bật của cổ tay. Ở đây có 2 vấn đề. Một là nếu ko biết sử dụng lực cổ tay đúng cách rất dễ bị sai khớp. Thứ 2 là, riêng cách cầm Shinai đã là một vấn đề rất phức tạp. Tay trái cầm ở tận cùng đốc kiếm, vị trí tay phải thì phải đo bằng một cánh tay, hai tay nắm phải xoay vào trong...

Kĩ thuật ko phải chỉ để nâng cao trình độ hay để đòn đánh đạt hiệu quả tối đa, mà còn nhằm bảo vệ chính người sử dụng. Vì vậy, nếu tùy tiện tự học mà ko có người hướng dẫn cụ thể thì sẽ rất nguy hiểm. Nếu nhẹ hơn, không bị chấn thương thì khả năng lớn là bạn sẽ mắc phải những tật mà sau này nếu có điều kiện đi học sẽ rất khó sửa, những tật đó sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tiếp tục tập luyện.

Nói chung là khuyên bạn đừng dại dột mà vác gậy ra chém chuối. T___T

Eizan
09-03-2008, 01:01 PM
Lịch sử


Một chút lịch sử cứ như định nghĩa của người Nhật thì vũ khí mà chúng ta gọi là kiếm Nhật được gọi dưới cái tên katana tức là đao theo chữ hán nhưng thường được hiểu là trường kiếm (long sword). Ngoài katana, người Nhật cũng còn tachi cũng là một loại kiếm dài, wakizashi là một loại đoản kiếm, aikuchi và tanto là những loại kiếm ngắn giống như dao găm.



Người Nhật đã có một truyền thống rèn kiếm lâu đời. kiếm, ngọc và gương là ba bảo vật truyền quốc, được coi như biểu chương của hoàng gia (imperial regalia), để tại đền ở ISE gần hoàng cung cũ ở cựu đô nara cũng là những linh vật trong thần đạo (shinto).

Ngay từ thời đại kofun và nara (300-794) đầu công nguyên, nước Nhật đã sử dụng kiếm, hồi đó lưỡi kiếm thẳng và dài chừng 80 cm theo mẫu mực của Trung Hoa và Triều Tiên. đến thế kỷ thứ 8, đầu thế kỷ thứ 9 người Nhật bắt đầu đúc kiếm có hình cong ở gần cán rồi dần dần cong hoàn toàn.

Thời đại Heian sau đó (794-1185), nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hoá khá rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp trong đó giới hiệp sĩ (samurai), giới tăng nhân (warrior monks) trở thành những lực lượng quan trọng được triều đình thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm không còn là một võ khí mà đã trở thành một tác phẩm, vừa thanh tú vừa mỹ thuật.

Người ta cũng bắt đầu khắc tên và nơi chế tạo trên chuôi kiếm, hiệp sĩ cũng mang theo những thanh kiếm ngắn hơn để thay đổi. Ngoài kiếm nhiều loại chiến cụ khác cũng phát triển điển hình là cung tên, giáp trụ và nghệ thuật binh bị cũng đạt một tầm vóc mới.

Người Nhật tìm ra cách đúc kiếm nhiều lớp, tạo được những vân thớ (jihada) khác lạ được gọi dưới những tên như itame, masame, mokume, ayasugi. Những vân đó có khi giống như mắt gỗ nhưng cũng có khi uốn lượn như làn sóng. Thanh kiếm không còn là một vũ khí mà đã thành một tác phẩm mỹ thuật.

Các thợ rèn thuộc tỉnh soshu và tìm ra được cách pha trộn thép mềm với thép cứng để làm lưỡi kiếm, vẫn sắc bén mà lại ít bị mẻ. Họ cũng tiêu chuẩn hoá chiều dài và cải thiện mũi kiếm để khi kiếm bị gãy vẫn có thể mài và dùng tiếp. Trước kia kiếm Nhật chỉ uốn cong nơi gần cán nay từ từ cong đều và cũng thuôn dần ra tới tận mũi. Người Nhật cũng chế tạo loại giáp trụ nhẹ hơn để bộ binh dễ di động, dễ phân tán đồng thời nghiên cứu cách dùng kiếm đánh sáp lá cà thay vì dùng cung bắn từ xa.

Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ, thân tâm hợp nhất và tập trung toàn bộ tinh thần từ khi bắt đầu cho tới khi hoàn tất.

Thời kỳ nước Nhật chia thành hai gọi là nam bắc triều (1333-1393). Thời kỳ này đánh dấu cao điểm của thuật đúc kiếm. Lưỡi kiếm bây giờ dài đến 1 mét gọi là tachi và kiếm đúc cho đền đài có khi còn dài hơn. Kiếm dài có lợi thế cho người đi bộ và chiến đấu trong đêm tối nên thường đeo sau lưng và rút ngược lên qua vai.



Khi ra ngoài người ta đeo trường kiếm (katana) và đoản kiếm (wakizashi) nhưng khi ở trong nhà thì chỉ đeo đoản kiếm và được tháo ra đặt ngay cạnh giường khi đi ngủ. Đối với người võ sĩ, thanh kiếm là vật bất ly thân, không rời xa trong bất cứ trường hợp nào.

Người Âu châu đã vô cùng kinh ngạc khi thấy kiếm Nhật hơn hẳn các lưỡi kiếm của người Tây Ban Nha nổi tiếng ở Âu Châu. Bộ đại từ điển Britannica của Anh (in lần thứ 6) , quyển 9 trang 37 viết là “ kiếm Nhật có thể chặt đứt một chiếc đinh lớn mà lưỡi kiếm không hề hấn gì”.

Rèn kiếm (kitaeru)

Kitaeru (forge; temper) được coi như một trong những truyền thống cần phải bảo tồn cùng với nhiều bộ môn nghệ thuật khác để duy trì tinh thần đặc thù của người Nhật. Lẽ dĩ nhiên rèn không phải nói về nghề thợ rèn một cách tổng quát mà là kỹ thuật rèn kiếm, một truyền thống lâu đời được coi trọng, vì thanh kiếm không phải chỉ là một món khí giới mà còn tượng trưng cho tinh thần cao thượng của võ sĩ đạo.



Thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dài dùng làm vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp bằng sắt mà có khi còn thí nghiệm ngay trên thân xác con người để coi có “ngọt” hay không?

Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam cũng chú trọng đến kiếm nhưng quá lắm chúng ta chỉ coi như một kỹ năng cần điêu luyện, trái lại người Nhật lại nâng thanh kiếm và cách sử dụng lên hàng “đạo” – kiếm đạo, kendo – và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng và nhân cách của người hiệp sĩ (samurai).



Trong khi kiếm Âu Châu chỉ là một lưỡi thép duy nhất, kiếm Nhật bao gồm lá thép, sắt non, và thép già, mỗi loại có hàm lượng carbon khác nhau. Lõi của thanh kiếm (shingane) được rèn bằng cách pha trộn giữa sắt thô với thép lá. Sau đó mới là vỏ bao bên ngoài (hadagane) cái lõi đó cũng bằng kỹ thuật trên nhưng dùng sắt non và thép lá. vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn nữa có thể làm thép trở nên dòn và không đều. Lưỡi kiếm sau đó được chêm vào giữa những lớp vỏ bao, rèn cho thật liền lạc khít khao. Lớp vỏ mềm giúp cho cái lõi cứng ở bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh, dẻo dai hơn kiếm đúc theo kiểu Âu tây.

Người Nhật cũng dùng phương pháp bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo nên những làn sóng trang điểm cho lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng đã hoàn thành, một loại hợp chất đặc biệt gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên trên mặt lưỡi kiếm rồi để cho khô. Sau đó người ta dùng một thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi lại để vào trong lò nung tiếp, lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Trong giai đoạn này lưỡi kiếm được bao bằng đất và tro kia phải nóng đến mức có “màu của mặt trăng tháng 2 hay tháng 8” (the colour of the moon in february or august). Lớp bùn đó chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau tuỳ theo từng khu vực. Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm mà người ta gọi là hamon có những hạt (grain) khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (boiling) tượng trưng cho tinh thần hùng dũng, cứng cỏi, nioi (visible fragrance) tượng trưng cho sự cao thượng, quí phái. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu của mỗi trường vì mỗi phương pháp có những vân riêng. Nioi mắt thường không trông thấy, chỉ gợn lên một làn sương mỏng như giải ngân hà một đêm sao. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như móc buổi sáng hay một chùm tinh tú. Những ba văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa ... cũng giống như người trung hoa đặt tên cho vân trên bảo kiếm của họ. Người thợ không phải chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn làm sao cho mỹ thuật, đó mới thực là vấn đề.

Nét cong của thanh kiếm nhật không phải chỉ do kỹ thuật rèn hay đập mà còn là một biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, chùa chiền, cung điện, kể cả thư pháp. Người Nhật vẫn cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng băng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không nói lên tính nghệ thuật của người võ sĩ. Chính vì thế, họ luôn luôn tạo những đường cong, uốn lên lượn xuống để biến một vũ khí chiến đấu thành một tác phẩm. Tiến trình rèn thép, các loại chất liệu trong mỗi giai đoạn đến nay vẫn còn là những bí mật nghề nghiệp không truyền ra ngoài và cũng là thước đo sự tài hoa, khéo léo cũng như “tay nghề” của các bậc sư.

Mài kiếm

Việc mài kiếm của một nghĩa sĩ khác hẳn công việc mài lưỡi kiếm sau khi một danh thủ đã rèn xong. Rèn kiếm mới chỉ là một chặng đường, tuy quan trọng nhưng không phải là hoàn bị mà còn nhiều công việc khác cũng cam go không kém.

Công việc hoàn chỉnh thanh kiếm chỉ là mài cho sắc (sharpening) mà phải gọi là “chà láng” hay đánh bóng (polishing). Đánh bóng một thanh kiếm phải qua 13 giai đoạn, dùng 13 loại đá mài khác nhau và 13 động tác khác nhau và mất trung bình 120 giờ. Để mài một lưỡi kiếm, kiếm sư dùng sáu cục đá mài (whetstones) khác nhau, từ loại nhám xuống dần loại mịn hơn và sau cùng để đánh bóng. Trước khi mài, phải nghiên cứu kỹ càng “thớ” (texture) và “mẫu” (pattern) của thanh kiếm, không phải cùng một lúc mà chỉ từng khoảng 3 cm một. Việc giữ sao cho tay phải và tay trái gần như cân bằng tuyệt đối (near-perfect balance) là một công tác sinh tử vì nếu hai tay chỉ lệch đi một khoảnh khắc thì có thể hỏng luôn cả lưỡi kiếm.

Sau khi mài xong, kiếm sư kẹp hai hòn đá mài mỏng dính trên đầu ngón tay và vuốt theo lưỡi kiếm để đánh bóng. Ông cầm ngang lưỡi kiếm để cho ánh nắng soi lên từng mili mét để kiểm soát công trình của mình lần cuối cùng. Không có hai thanh kiếm nào giống hệt nhau, mỗi thanh kiếm có hình dáng khác nhau và có những đặc tính khác nhau. Mài kiếm chính là làm sao cho thanh kiếm thể hiện được tối ưu cái “tinh thần” của nó, để hiển lộ cái “tận mỹ” của nó, để thoát ra cái “huy hoàng” của lưỡi thép đã hoàn thành. Kiếm mài đúng cách mới có thể hiển hiện được hết tài năng của người rèn kiếm.

Bao kiếm



Một lưỡi kiếm dù quí đến đâu nếu không được lắp vào một cán kiếm thích hợp và để trong một bao kiếm đúng cách thì vẫn không thể nào gọi là hoàn toàn. Muốn làm một bao kiếm, người kiếm sư phải làm hai mảnh vừa khít theo đường cong của lưỡi kiếm rồi dán lại với nhau. Chất keo dán là một loại hồ nấu bằng gạo rồi nghiền cho nhuyễn bằng đũa tre. Người ta không dùng các loại super-glue vì e ngại sau này phải tách hai thanh gỗ ra trong trường hợp lưỡi kiếm bị sét và chỉ có hồ làm bằng gạo mới khỏi làm hư thanh gỗ. Bí mật của cách làm bao kiếm là sao cho có cảm tưởng là bao và lưỡi khít khao từ đầu đến cuối nhưng thực ra chỉ tiếp xúc với nhau ở gần cán kiếm mà thôi và lưỡi kiếm không nơi nào quá chặt vì nếu không, độ ẩm của gỗ sẽ làm cho kiếm bị rỉ.

Tuy chỉ là một công nghệ giản dị như thế, việc làm bao kiếm đòi hỏi nghệ nhân dùng 15 loại bào (plane) khác nhau, to có, nhỏ có mỗi thứ một việc.
Tsuba tsuba (sword guard) là miếng chặn tay cầm, phân cán kiếm và lưỡi kiếm ra làm 2 phần khác nhau, người Trung Hoa gọi là kiếm cách. Tsuba cũng được coi là một nghệ phẩm và hiện nay cũng có nhiều người sưu tầm, nhiều miếng có giá cả rất cao. Tsuba được khoét ở giữa để tra lưỡi kiếm và để chặn cho kiếm của địch khỏi lướt vào tay mình.





Tuy nhiên, người ta cũng trang trí bằng nhiều hình thức khác, cây cỏ, hoa lá, thú vật ... có ý nghĩa hay mang một nguyện vọng để được may mắn. Nguyên thuỷ, kiếm cách do thợ rèn kiếm hay thợ làm áo giáp sản xuất nhưng từ thế kỷ 16 trở về sau thì do những nghệ nhân thực hiện như một tác phẩm riêng biệt. Tsuba có thể bằng sắt thuần tuý hay nạm vàng, bạc, đồng ... thử kiêm (tameshi-giri) để đối phó với sự sắc bén của thanh kiếm họ chế tạo được, người nhật cũng đưa vấn đề che chở cho khỏi bị kiếm chém đứt thành một nghệ thuật khác.

Đó là việc chế tạo một bộ áo giáp chắc chắn – bao gồm 12 món khác nhau, mặc vào rất công phu để bảo vệ tính mạng của võ sĩ. Tuy nhiên, đối với một thanh bảo kiếm trong tay một cao thủ về kiếm đạo thì bộ áo giáp kia không đủ hiệu quả. Chỉ một nhát kiếm, cả người lẫn giáp có thể xẻ làm hai. Những thanh bảo kiếm thực sự đều là của gia bảo truyền từ đời nọ sang đời kia, tham dự trong hết trận đánh này đến trận đánh khác. Những thanh kiếm đó đã được thử bằng chính sinh mạng con người.

Tuy nhiên, trước khi được dùng để chiến đấu, kiếm Nhật sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Nếu thanh kiếm có thể chặt đứt được một bó rơm, người ta sẽ thử tiếp trên thân người, thường là dùng một xác chết. Xác người được treo lên theo nhiều kiểu khác nhau để thử kiếm theo đủ mọi hướng, đủ mọi kiểu, mọi đòn. Cũng có khi thanh kiếm được thử ngay trên những tử tội. Có 16 chỗ trên thân người dùng để thí nghiệm, khó cắt nhất là chém ngang hông sao cho đứt cả hai xương đùi, dễ nhất là chém đứt cổ tay.:frozesweat:

Ngày hôm nay, những võ sư vẫn huấn luyện môn đồ phương pháp dùng kiếm để chặt đứt những bó rơm ướt, lõi bằng cọc tre. Mỗi ngày người võ sĩ phải tập hàng trăm lần cho thật nhuần nhuyễn. Kiếm thử xong sẽ được các chuyên giá đánh giá và xếp hạng.

Kết luận việc rèn một thanh kiếm đã được nâng lên thành một nghi lễ mang tính chất huyền bí. Người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy (ritual purification) và khi làm việc họ mặt một bộ đồ trắng như một thiền sư, đạo sĩ. Ngay từ thế kỷ 13, kiếm nhật đã nổi tiếng trên thế giới mà không nơi nào sánh kịp. Người Trung Hoa cũng nói đến bảo kiếm nhưng phần lớn chỉ là truyền thuyết và huyền thoại, chỉ nghe mà không thấy. Trái lại kiếm Nhật có thật và nhiều người đã bỏ một khoản tiền lớn để đặt hay mua. Theo những chuyên gia về luyện kim, mãi đến thế kỷ 19, người Âu châu mới đủ trình độ để tạo được những hợp kim tốt như thép của Nhật trước đó 600 năm và cũng phần lớn là vì học hỏi được phương pháp của xứ phù tang. Kiếm Nhật cũng nói lên một đặc tính riêng của dân tộc này, làm việc gì cũng muốn đến chỗ tận thiện, tận mỹ.

Dạo này thik kiếm Nhật kinh khủng:be_beated2:
NHưng hình như cái rẻ nhất cũng chục triệu:head_robo:

Thêm 1 số hình này

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/6c/Nihontou74.JPG

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fd/Nihontou72.JPG

http://www.japaneseswords4samurai.com/images/imperial-forge-katana-folded.JPG

Đẹp chết người :be_beated2:



Credit: Roosevelt @bacbaphi, google

†3N†
09-03-2008, 03:45 PM
bán trên lạng sơn đầy đó eiz, cũng bt thôi, chả đắt đến chục triệu đâu

trungkien978
09-03-2008, 08:06 PM
oh dizz, cho thêm hình minh họa làm chi, thèm wa' à

toroki2003
09-03-2008, 10:03 PM
Kiếm ở Lạng Sơn ko thể so sánh với kiếm Nhật xịn được, bạn mà nhìn thấy kiếm thật một lần thì đảm bảo bạn sẽ ko thèm ngó ngàng đến cái kiếm TQ dỏm đó luôn, nó rất sắc và bóng như gương vậy,khi cầm phải đeo gang tay hoặc lấy giấy lót vào ko thì có thể bị cứa vào tay mà ko hề biết......mình chỉ dám nhìn chứ hổng dám cầm, thấy ghê ghê sao ấy 0_0

bạn có thể mua một thanh katana ở Thái(có một địa chỉ rất tin cậy do hội kiếm đạo Nhật và Thái cung cấp) tuy nhiên vẫn ko bằng một cây kiếm xịn ở Nhật.
Một cây kiếm khoảng chục triệu VND là giá TB thôi,chứ kiếm của những thợ rèn nổi tiếng thì hơn trăm đấy:head_robo:(chỉ là thợ rèn đương thời thôi đấy nhé)

KHA
09-03-2008, 10:39 PM
Nói chung là chơi đồ này có ngày đứt tay - chỉ để ngắm từ xa thôi. Ko thì chơi kiếm gỗ như pé Jim :))

Eizan
09-03-2008, 10:49 PM
@3n:mua tên Lạng Sơn sẽ gọi là kiếm Lạng not kiếm Nhật :))
@Trungkien:ờ thik lắm,cho tớ 1 cái đi >:D<
@toroki:thế Eiz mới bảo là cái rẻ nhất ;) *Ebay rao thế*
Chưa bao h nhìn thấy kiếm Nhật,ghen tị với To :emptyone:

KHA
10-03-2008, 01:29 AM
Thực ra thì ở LC ở cửa khẩu bên kia có vài cái gần giống, nhưng vì thực sự ko ưa bạo lực nên ko mang về. Mới lại có mang về cũng ko có chỗ để nên thôi. Hơn nữa tính khí nóng nayr, ko kiềm chế được thì... :be_beated:

Hei
10-03-2008, 01:46 AM
:shy:áh í, *tưởng tượng* mama HOST CLUB mặc kimono cầm theo kiếm :shy:ô oa super cool

tử uyển
10-03-2008, 02:06 AM
Tuy nhiên, trước khi được dùng để chiến đấu, kiếm Nhật sau khi hoàn tất phải được thử, thường là với một người bù nhìn làm bằng rơm. Nếu thanh kiếm có thể chặt đứt được một bó rơm, người ta sẽ thử tiếp trên thân người, thường là dùng một xác chết. Xác người được treo lên theo nhiều kiểu khác nhau để thử kiếm theo đủ mọi hướng, đủ mọi kiểu, mọi đòn. Cũng có khi thanh kiếm được thử ngay trên những tử tội. Có 16 chỗ trên thân người dùng để thí nghiệm, khó cắt nhất là chém ngang hông sao cho đứt cả hai xương đùi, dễ nhất là chém đứt cổ tay.:frozesweat:


Dạo này thik kiếm Nhật kinh khủng:be_beated2:



Cứ tưởng kiếm rèn xong đem ra dùng luôn hóa ra còn phải thử như thế. Thấy sợ!
Như mấy sinh viên y khoa thực hành giải phẫu xác ý. Thử tưởng tượng cảnh ss Eiz tay lăm lăm katana thay cho dao mổ rồi cắt chỗ này xẻ chỗ kia.... Kinh dị.

Ren Shuyamaru
10-03-2008, 03:09 AM
Thực ra thì ở LC ở cửa khẩu bên kia có vài cái gần giống, nhưng vì thực sự ko ưa bạo lực nên ko mang về. Mới lại có mang về cũng ko có chỗ để nên thôi. Hơn nữa tính khí nóng nayr, ko kiềm chế được thì... :be_beated:
có kẻ vong mạng :)) .Kiếm thì đẹp rùi, but chỉ thích chém gió thoai , kẻ khác ko chết cũng ... mát mặt :))

Noir_glaciale85
10-03-2008, 02:04 PM
Mua kiếm Lạng sơn về bày trong nhà cũng Okie nhưng phải chú ý về vấn đề phong thuỷ.
Kiếm nếu treo tại các cung phúc ,đưc, tử tưc, phú, học hành là triệt luôn..Nhất là hướng kiếm cũng rất quan trọng .đầu kiếm hướng về cung nào cũng vậy.

Nếu để đúng cung hợp với mệnh gia chủ thì như hổ thêm cánh.
Dạo trước có nhà bà con treo kiếm đâm ngay cung đức được ly dị đến giờ vẫn còn kèn cự nhau vụ tài sản.
Kiếm lạng sơn cũng có vài thanh đẹp giá tầm 2tr/cây cái đấy phải quen ng ta mới cho xem mài đg răng cưa trên lưỡi kiếm, cực sắc đứt tay với nó.Còn lại toàn hàng đểu

Tuy nhiên lười kiếm Nhật chất thép sáng bóng hơn rất nhiều..nhìn sướng mắt hơn..và cầm độ năgj rất vừa tay.Cầm hai cái cũng độ dài 1 cảu Tàu với Nhật sẽ thấy cái khác nhau.Cái cảm giác chả biết diễn tả thế nào

KHA
10-03-2008, 08:29 PM
Pak nì mê kiếm và có vẻ hiểu kiếm chuyên nghiệp nhỉ :D Bái phục.

taka
10-03-2008, 08:32 PM
oh dizz, cho thêm hình minh họa làm chi, thèm wa' à

accac bạn nghĩ sao so hàng Lạng Sơn với hàng jp thế thiểm cận wá :crisp::crisp::crisp::crisp::crisp::crisp::crisp:

KHA
10-03-2008, 08:42 PM
Thì so sánh để biết được giá trị thực của kiếm Nhật mà bạn.

Azuma Sawada
11-03-2008, 01:47 PM
đây là ảnh của một vài mẫu katana (dĩ nhiên chỉ là tiêu bản sưu tầm thôi...hàng thật chắc giờ không nằm trong viện bảo tàng thì cũng mất lâu rồi...)
mấy thanh katana này được phỏng theo katana của 3 người là :
*Souji Okita
*Koudou Isami
* Hijikat Toshizo
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/kiyomitu202.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/kiyomitu201.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/15-3.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/15-2.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/kiyomitu203.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/kiyomitu210.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/14-2.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/14-3.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/16-2.jpg
http://i78.photobucket.com/albums/j104/azuma_sawada/cos/katana/16-3.jpg

Nhìn mà đầu thèm muốn....
giá một lần được cầm nó chém ai thử thì tốt biết mấy :nosey:
ước muốn quá !
có nó lấy mấy đứa dám gây sự là ....chém chém...cho mi biết kiếm Nhật nó thế nào ...:crisp::crisp:

Kasumi
11-03-2008, 07:34 PM
bên này cũng nhìu hình lắm nà :shy:

http://www.japanest.com/forum/showthread.php?t=7029

ceylon
16-03-2008, 09:12 PM
kiếm Nhật có nặng hok? nhà e có 1 cây kiếm Lạng nặng phết, để treo mà. khó cầm lắm, đau hết cả tay

makoto
16-03-2008, 10:07 PM
kiếm nhật nó có lõi bằng gang ở bên trong nên nặng lắm, đa số đều dùng kiếm nhật bằng hai tay...

Ren Shuyamaru
16-03-2008, 10:22 PM
Musashi tay kiếm lừng danh nhất lịch sử Nhật Bản chỉ xài kiếm 1 tay :D

tungsalem
16-03-2008, 10:23 PM
Kiếm Nhật thật thấy bảo chém tuýp nước như chém mía > , < .Mà đánh nhau mua kiếm làm gì mua súng bắn hiệu quả hơn =)):crisp:

songokun
17-03-2008, 01:21 PM
Kiếm Nhật thật thấy bảo chém tuýp nước như chém mía > , < .Mà đánh nhau mua kiếm làm gì mua súng bắn hiệu quả hơn =)):crisp:
Chắc là phét rồi chém sao được tuýp nước

tungsalem
17-03-2008, 05:49 PM
Nếu kiếm Nhật xịn thì không nói trước được đâu :huwet:

KatsumiTojimato
19-03-2008, 11:05 PM
đúng là ko thể so kiếm lạng với kiếm nhật đc nhg nhìn kiếm Lạng xịn cũng đã thấy mê lắm rồi :D mình vẫn chưa có hồng phúc đc nhìn tận mắt katana.
cũng thik ngắm katana từ lâu rồi, toàn lên trueswords ngắm ah`

http://i107.photobucket.com/albums/m317/boom_chicka_boost/samuaraifulltang.jpg?t=1205938638

http://i107.photobucket.com/albums/m317/boom_chicka_boost/fulltang.jpg?t=1205939042

thanh Katana nổi tiếng Koshirae

http://i107.photobucket.com/albums/m317/boom_chicka_boost/Koshirae.jpg?t=1205939073

tungsalem
22-03-2008, 01:34 PM
Nghe nói katana mà rút ra khỏi vỏ là có đầu rơi máu chảy :sadcorner:

Azuma Sawada
22-03-2008, 02:01 PM
thèm muốn...nhìn kiếm lòng đầy thèm muốn
http://www.youtube.com/watch?v=HO8Ot10hIiA
mời mọi người ngự lãm....
coi xem kiếm Nhật nó bền thế nào;;;

^^MeoXinh^^
14-04-2008, 12:10 AM
hỡi ơi võ đường tớ học có để 1 giá kiếm 3 cây. Mỗi lần nhìn là chảy nước miếng. Tận tay thầy sang Nhật bưng dzìa. hơn 200 "chai". Ặc ặc. Thêm cái giá nữa chắc cũng ná thở

toroki2003
22-04-2008, 12:00 AM
các bác cho em hỏi học kendo ở Hà Nội ở đâu, kinh phí ra sao được không?:head_robo:ở khu Thành Công, đằng sau công viên đối diện với rạp chiếu phim quốc gia(tên công viên quên mất tiêu rồi:give_up:), cứ đi vòng quanh cái công viên đó kiểu gì cũng thấy một tấm biển Kendo to uỳnh, vào hỏi bác bảo vệ là bít.
ko thì vào blog Kendo Hà Nội, hỏi anh Hưng hoặc anh Hà
kinh phí thì chuẩn bị dầm đạn vào nhé :stress: khoảng 1tr bao gồm 300k võ phục, 100k học phí, khoảng 600k tiền kiếm :frozesweat:
Nếu quyết tâm học thì cố lên nhé:aaa: mọi người vui tính và tận tình lắm, hiểu về Nhật cũng sâu sắc(1 số lĩnh vực thui)


kó pác nào bik link down mấy cái clip kendo: All japan championship ko. Hồi trước mình kó down được 1 mớ trên youtube nhưng mè máy bị virus nên mất sạch dzồi:crybaby:
giờ Youtube ko down được nên hỏng bík kiếm đâu ra.:give_up:
lên blog Kendo Hà Nội kêu kíu thử xem, mấy bác ý giữ nhìu lắm đó

zhangspievolgen
28-05-2008, 01:11 PM
Nhìn chung các bạn nghiện mà chưa học thì đừng cố học qua băng đĩa sách vân vân các thứ :">, đại loại sẽ rất có hại (nhẹ thì lâu dần quen với tư thế sai, đến lúc đi học phải sửa lại 1 cách khó khăn; nặng thì khó nói)
Nghe bạn Doom đề cập đến Kirikaeshi thì có nhớ được tương đối món này :">, tức là người người chịu đòn (momodachi hay gì đấy ko nhớ rõ) xuống kiếm thì người đánh sẽ lao vào chém men; sau đó người chịu đòn đi lui, người đánh tiếp tục chém migi/hidari men khoảng 4 hay 5 cái gì đấy, lướt qua rồi xoay lại. Tiếp tục lao tới chém men kết thúc.
Kirikaeshi hầu như để tập chém liên tiếp và phải càng ngày càng nhanh như bạn Doom nói. Tập kendo thì lúc mặc giáp có khi vẫn nguy hiểm vì ko phải ai cũng chém chính xác, & một người ngon cách mấy cũng có tí ti phần trăm chém ko chuẩn (ko có gì hoàn hảo cả), nên chuyện đứng làm tượng cho người khác tập mà có phải ăn kiếm ko đúng vào giáp mà vào người là chuyện bình thường :)), gặp đồng chí nào chém như kiểu Iaido nữa thì chỉ có khóc thét =)).

MyDyingDoom
07-06-2008, 04:41 PM
Ờ, tớ là con gái (cho nên mới chia sẻ kinh nghiệm học Kendo của-con-gái cho các bạn nữ định tập ;)) ). Hạn chế tức là bây giờ mọi người chuyển hết về Cầu Giấy rồi, ấy mà muốn tập ở Thành Công thì việc tổ chức lớp rất khó, mà nói chung muốn tập ở đâu thì cũng phải đến Cầu Giấy hỏi anh Thuấn mà xin đã, được hay không anh ấy sẽ nói.

Lịch tập từ 7h-9h tối thứ 5, CN hàng tuần.

Chấn thương với bị đau thì không phải là không có, nhưng nếu nghe lời các senpai, tập đúng thì không lo. Tuy nhiên, ban đầu thường sẽ bị đau tay phải (do dồn lực sai) và về sau thì đau chân (do tập kĩ thuật cao). :D Con gái dạo này bỏ cũng nhiều rồi, nhưng hy vọng là bọn ấy sẽ trụ lại được. :)

MyDyingDoom
10-06-2008, 06:34 PM
Úi giời, Kendo HCM mạnh lắm, có cả một trang web đây này, tha hồ mà xem:

http://kendoka.withme.us/index.htm

Nelvil
11-09-2008, 11:25 AM
Hôm nay tui post bài giới thiệu về những thanh kiếm Nhật cũng là món vu khí tui khoái nhất

Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.

Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn.

http://photo.tim1s.vn/spas12/photos/spas12_48c88ef874006.jpg (http://photo.tim1s.vn/spas12/?photoid=83986)
Thanh kiếm katana này nguyên là của hiệp sỹ samurai cuối cùng Saigo Takamori, đã tự sát năm 1877 sau cuộc nổi dậy thất bại. Ảnh: K. H. Peuker.

Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.

Biểu tượng của đẳng cấp

Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.

Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.

Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.

Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.

Lúc rèn phải hoàn toàn tối

Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.

http://photo.tim1s.vn/spas12/photos/spas12_48c88ef2149a5.jpg (http://photo.tim1s.vn/spas12/?photoid=83985)
Katana và lưỡi kiếm. Có thể nhìn thấy rõ đường vân hamon ở lưỡi kiếm.

Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.

Một phần của văn hóa Nhật

Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."

Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.

National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,...

killugon
15-09-2008, 01:01 PM
tuyệt quá .đây là thứ vũ khí tui thích nhứt đó .bạn có thông tin j về giá cả những thanh kiếm nhật bt ko vậy .

PihoNaga
17-09-2008, 05:22 PM
Kiếm Nhật hả, đây ở nhà cũng có 1 cây thỉnh thoảng thằng nào ở xóm láo láo là xách ra chơi Illusion stab liền:try:

link
29-11-2008, 03:45 AM
Văn hóa Nhật bản độc đáo là bởi nó có sự kết hợp của nét truyền thống và hiện đại , trong đó , kiếm đạo là một nét văn hóa đặc trưng mà người Nhật tự hào

http://img294.imageshack.us/img294/8493/sword3group1sa8.jpg

Kiếm được người Nhật sử dụng nhiều nhất trong các cuộc chiến tranh thời phong kiến , nghe nói có nguồn gốc đầu tiên là từ Trung Quốc . Từ hình dạng thắng , cấu trúc đơn giản thì khi qua Nhật Bản , nó đã được cải tiến với đường gươm lượn cong , cán dài , mang tính đặc thù của Nhật Bản .

Nói về thời gian ra đời thì có tài liệu ghi là thế kỷ thứ 8 nhưng có tài liệu lại cho là thế kỉ thứ 10 thanh kiếm đậm chất Nhật Bản mới xuất hiện .

Ý nghĩa:Với một samurai thì thanh kiếm là một thứ không thể thiếu , nó không những chỉ là một công cụ chiến đấu lợi hại mà còn đại diện cho tinh thần chiến đấu , phẩm giá và danh dự cho họ . Nó như tâm hồn của mỗi võ sĩ samurai vậy , kiếm và người như hòa làm một , "Kiếm còn người còn , kiếm mất người cũng mất " . Chính vì vậy mỗi samurai coi thanh kiếm như mạng sống của mình , không ai được quyền sở hữu , ,những thanh kiếm quý sẽ được lưu truyền trong dòng tộc , thế hệ trước để lại cho thế hệ sau .

Đấy là về phần ý nghĩa , còn bây giờ Juan sẽ giới thiệu cho mọi người về các chủng loại kiếm :

Nếu chia theo độ dài , cấu tạo thì kiếm Nhật có 3 loại : Trường kiếm (kiếm dài - Tachi hoặc Katana ) , đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi) ngắn hơn một chút , cùng với kiếm dài tạo thành bộ song kiếm và kiếm ngắn , gần như dao găm (Tanto hoặc Akuchi ).Kiếm ngắn dùng khi cận chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát ) .

http://img213.imageshack.us/img213/3544/katana20820lgbe2.jpg

Nếu chia về chức năng thì kiếm Nhật gồm 2 nhóm :

Cặp kiếm chiến đấu :Tachi và Tanto

Cặp kiếm dân sự :Katana và Wakazashi

http://img215.imageshack.us/img215/7039/katana2042020lgun3.jpg
http://img299.imageshack.us/img299/8915/katana20920lgdz0.jpg

Cặp kiếm chiến đấu thì thường sử dụng khi samurai mặc giáp phục , còn một khi cởi bỏ áo giáp thì họ chuyển sang sử dụng cặp Katana và Wakazashi . Katana có cấu tạo giống Tachi , chỉ khác một chút là Tachi có thêm bộ phận phụ ở vỏ bao để đeo bên hông .

Tachi: lưỡi gươm có cấu tạo cong , chuôi dài có thể nắm bằng cả hai tay . Vỏ bao có bộ phận phụ để đeo bên hông . Dùng khi mặc giáp phục .

http://img294.imageshack.us/img294/9747/sword1tachi1hk7.jpg
http://img224.imageshack.us/img224/869/swordsroyalceremonialtagy5.jpg
http://img294.imageshack.us/img294/775/swordstachiceremonialil6.jpg

Tanto: cấu tạo giống Tachi nhưng ngắn , gần giống như dao găm vậy . Dùng khi giáp chiến hoặc trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tứ sát ) Sau đây là show hàng Tanto :

http://img213.imageshack.us/img213/2603/tanto20120lgzx3.jpg
http://img215.imageshack.us/img215/5509/tanto20320lgzp0.jpg
http://img213.imageshack.us/img213/6867/tanto20620lg20copywn8.jpg
http://img154.imageshack.us/img154/2518/tanto20720lgpx5.jpg
http://img299.imageshack.us/img299/6978/tanto20820lgph1.jpg
http://img294.imageshack.us/img294/6421/tanto20620lg20copybu6.jpg
http://img299.imageshack.us/img299/9990/tanto201120lgmp5.jpg

Katana:có cấu tạo giống Tachi nhưng không có bộ phận phụ để đeo bên hông , và dùng khi cởi bỏ áo giáp

http://img205.imageshack.us/img205/4469/katana20120lglv5.jpg
http://img215.imageshack.us/img215/3061/katana20320lgtz6.jpg
http://img213.imageshack.us/img213/4692/sword2katana1rg4.jpg
http://img215.imageshack.us/img215/8597/samuraikatanang6.jpg

Wakazashi:có cấu tạo dài hơn Tanto và hợp với Katana thành một cặp song kiếm .

http://img221.imageshack.us/img221/8355/katana20520lgxe4.jpg
http://img221.imageshack.us/img221/59/samuraiwakazashibp6.jpg

Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện. Măi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lư thuyết chung về kiếm thuật đă được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lư thuyết này c̣n được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lí về phong cách sống và hành động của giới vơ sĩ đạo (Bushido).

Kiếm gỗ (Bokken)

http://img222.imageshack.us/img222/6964/bokken1nr9.jpg

Theo một số thư tịch cổ để lại th́ từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người. Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu, ông đă truyền giảng cho môn sinh của ḿnh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646) - một kiếm sĩ tài ba sau này đă biên soạn cuốn "Fudochi - shinmyoroku" mà nội dung chủ yếu của nó kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono - ha Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo), đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba).

http://img221.imageshack.us/img221/8589/4shinaixq2.jpg

Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng.

http://img221.imageshack.us/img221/5894/shinaisi5.jpg

Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, găng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đă có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.

Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đă trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đă dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật.Tìm hiểu Văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

(http://blog.360.yahoo.com/blog-sU14b30lbqcc_r3R8LtN3w--?cq=1&p=150)

assassindienro
02-12-2008, 04:42 PM
Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.

Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn.


http://www.nhatban.net/files/2008-08/kiem5.jpg
Thanh kiếm katana này nguyên là của hiệp sỹ samurai cuối cùng Saigo Takamori, đã tự sát năm 1877 sau cuộc nổi dậy thất bại. Ảnh: K. H. Peuker.


Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.

Biểu tượng của đẳng cấp

Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.

Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.

Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.

Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.

Lúc rèn phải hoàn toàn tối

Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.



http://www.nhatban.net/files/2008-08/kiem4.jpg
Katana và lưỡi kiếm. Có thể nhìn thấy rõ đường vân hamon ở lưỡi kiếm. Ảnh: K. H. Peuker.

Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.

Một phần của văn hóa Nhật

Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."

Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.

National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,...






Nguồn: nhatban.net

hanamichi
02-12-2008, 05:31 PM
Koi mấy truyện về samurai thấy mấy cây kiếm nhìn long lanh quá chừng.Trong mấy cây kiếm thì thấy kiếm Nhật đẹp nhất.Còn kiếm của mấy nc khác ko = :(

Nelvil
02-12-2008, 06:08 PM
post rồi bồ ơi

http://japanest.com/forum/showthread.php?t=16680

sunflower
04-12-2008, 01:11 AM
xem phim về samurai..hâm mộ..
nhìn kiếm đơn giản mà đẹp...

ishida
04-12-2008, 02:15 PM
kiếm nhật toát nên vẽ sắc bén và có hồn hơn kiếm của các dân tộc khác .Không chỉ ở châu á mà cả phương tây đều biết đến thanh takana.

mrsnake
14-12-2008, 02:15 PM
ở việt nam này có nơi nào bán kiếm nhật không. mình muốn mua một cây về trưng bày cho đẹp chứ không có ý j đâu

weii
14-12-2008, 04:45 PM
ở tp hcm có nơi nào dạy kendo không?

Theo như mình để ý ^^ , để ý thôi nha chứ không chắc tại vì không phải chuyên môn :)) , là các lớp Aikido , thì đa số họ khi học đến 1 trình độ nào đó mình thấy có học kendo , ngay bên hông ĐHBK có 1 lớp Aikido mà thỉnh thoảng buổi tối đi ngang đó mình thấy sau khi tập xong Aikido họ chuyển sang tập Kendo , thường chỉ những sensei hay senpai mới tập thôi ^^ , cái này không rành , toàn để ý , trong này hình như cũng có nhiều bạn Aikido lắm hỏi họ chắc biết .

Ngoài lề : Ishida có phải Ishida trong Bleach không , nếu thế thì học bắn cung chứ học kiếm làm gì :D , đùa tí ^^

nana_hachi
14-12-2008, 09:54 PM
^^ bạn ơi jới thiệu luôn luật chơi lun bạn
Nhìn mấy cây kiếm muốn có 1 cái mang bên ng` cho vui T.T

Sirius2006
19-01-2009, 12:27 AM
Kiếm Nhật nhìn mỏng manh nhưng mạnh mẽ, nhìn đơn giản nhưng hiệu quả. Ở Việt Nam muốn kiếm mấy cây giống vậy mà trưng bày là cả 1 vấn đề T T

akaiame
23-01-2009, 03:01 AM
muốn có kiếm thì không khó đâu bạn ạ.
Kiếm tre hồi tớ mua là 500k 1 thanh . Ở lớp club Kendo Hà Nội ý. club mới chuyển địa điểm , nhưng mọi người search trên google thì sẽ ra ngay blog của club. Học luôn Kendo cũng đc (thik lắm , tớ học òi nhưng jữa chừng phải bỏ vì ko có time T^T) . học Kendo thik lắm , đc thày cô ng` nhật dạy luôn (mỗi tội là siêu mệt)

còn ai muốn mua katana , thì có 2 cách. (cả 2 cách đều là bán lậu nhé ^^, và đều là đồ trung quốc nên phải cẩn thận kẻo cảnh sát bắt thì có jời cứu) ...
1 là ở tại Hà Nội thì ở Trịnh Hoài Đức. tớ ko nhớ số nhà lắm . số 2 hay 12a j đấy. Hỏi mua kiếm nhật . Người ta có hỏi mua làm j thì nhớ bảo là mua để múa biểu diễn hoặc trưng nhà. thì ng` ta mới bán . Mỗi tội là "quá đắt" ~ 400 đến 500k 1 thanh đoản kiếm, trường kiếm thì ko biết (chắc còn đắt nữa)

còn 1 chỗ nữa là lên lạng sơn. lên đấy cứ hỏi , ng` ta chỉ đường cho. 400k là có 1 thanh trường kiếm đẹp mê ly luôn. khoảng 1 triệu đến 5 triệu sẽ có 1 bộ 3 thanh luôn (tuỳ độ tinh xảo), kèm theo cả giá đỡ nữa.

ai muốn thì mua nhưng nhớ là chỉ để trưng thôi nhé ... mang ra đường là công an bắt luôn đấy .
lúc nào cũng phải có bao vải mang đi , jấu kĩ.

akaiame
23-01-2009, 04:33 AM
lịch học ở club kendo hà nội nè
Nhà thi đấu đại học Ngoại Thương- Đường Chùa Láng- Hà Nội Foreign Trade University- Chùa Láng street- Hà Nội Lịch tập luyện: 19h-21h thứ 4, thứ 6 (wednesday & friday), 9h30-11h30 chủ nhật (sunday)

Aburame Shino
14-02-2009, 05:20 AM
Thấy mọi người bàn chuyện Kendo ngoài Hà Nội dữ quá nên cũng xin bon chen vào giới thiệu 1 chút về kendo TP.HCM.
Hiện nay, những nơi chắc chắn có tập luyện Kendo là:
1/ CLB Tinh Võ.
Địa chỉ: số 1, Lão Tử, Q.5.
Lịch tập: Tối 3-5-7, 17h30-21h. Ngoài ra có thể còn lớp sáng 2-4-6 hoặc lớp sáng CN (sorry nhé, muốn biết chi tiết xin hãy cứ tới lớp 3-5-7 để hỏi)
Link: http://360.yahoo.com/profile-_cxzmdw6fqgt2TJs5jNwoIUcVw--?cq=1

3 địa chỉ dưới đây đều chung 1 hệ thống Kendo NitouKan Dojo do Kanesaki sensei hướng dẫn:
2/ CLB Tân Bình.
Địa chỉ: 364 Cách Mạng Tháng 8 phường 2 quận Tân Bình (còn được gọi là Hồ bơi Cộng Hòa, gần ngã tư Bảy Hiền)
Lịch tập: Tối 2-4-6, 19h30-21h30.
Link: http://kendoka.withme.us/forum-f23/topic-t36.htm

3/ CLB TDTT Lê Hồng Phong.
Địa chỉ: ngay kế bên trường THPT Lê Hồng Phong (Trường đó nổi tiếng trong TP lắm đấy, ai mà nói không biết nó ở đâu chắc mình chết mất)
Lịch tập: Tối 3-5-7, 19h30-21h
Link: http://kendoka.withme.us/forum-f23/topic-t299.htm

4/ CLB Phú Thọ.
Địa chỉ: Tầng lửng nhà tập luyện Phú Thọ.
Lịch tập: sáng 3-5-7, 5h30-7h.
Link: http://blog.360.yahoo.com/blog-PwyPs1E_crKUqXP0lMLWohA32OE-?cq=1&p=320

Còn đây là Link Blog của NitouKan Dojo: http://360.yahoo.com/profile-PwyPs1E_crKUqXP0lMLWohA32OE-?cq=1
Và đây là link Blog cùi chuối của mình, ai có nhã hứng thì ghé qua (^____^):
http://360.yahoo.com/my_profile-.X3tr1E_cqjXJbaWiucSucTaIMlLxL7eC.Y-;_ylt=AkfihsuiahH6RBh8YMC4qxWqAOJ3?cq=1

freeman
18-02-2009, 03:01 PM
có lẽ chính vì tính kỉ luật luôn muốn hướng đến sự toàn diện của người dân nhật mà những gì họ làm ra cũng thật tuyệt hảo

hhkk1712
19-02-2009, 12:46 AM
kiếm Nhật đc đánh giá là kiếm sắc bén nhất thế giới, và cũng là vũ khí nổi tiếng nhất thế giới. Từng coi cảnh thanh katana đấu với súng máy rồi. Phải đến viên đạn thứ 8 bắn vô cùng 1 chỗ nó mới gãy nổi. Ghê thiệt.

duongqua_8700
19-02-2009, 01:21 AM
Vết chém của nó gây những vết thương vô cùng nghiêm trọng, khác hẳn với trường kiếm của TQ ^^

Shouri Yumi
22-02-2009, 03:05 PM
cho em hỏi, cái kiếm tre dùng để tập gọi là shinai đúng không ạ? cái kiếm đó dùng được bao lâu thì hỏng? vì thấy có người bảo dùng phải thay liên tục, mà 1 cái thì 600k, chẳng có tiền thay liên tục kiểu đấy thì làm sao mà đi học được. Em muốn học kendo lắm.

mua_saobang189
23-02-2009, 08:37 AM
hie hie.tớ thik nhất kiếm của hiro ở trong phim hero. cực kì hay luôn,mà lại đẹp nữa.

phuongminhvn84
23-02-2009, 02:44 PM
iu kiếm Nhật lém...!
ước j có 1 cây cắt rau củ quả chơi

Aburame Shino
05-03-2009, 11:20 PM
Kiếm tre dùng để tập luyện đúng là Shinai. Nếu chỉ dùng duy nhất 1 cây Shinai để tập luyện thì đối với những người mới bắt đầu ít nhất là 1 năm mới cần thay, lên cao hơn 1 chút thì dù cho tập dữ dội cỡ nào thì cũng từ 3-4 tháng mới thay tiếp. Cho nên thiết nghĩ là không có vấn đề gì lớn đâu.
Đây là Blog của 1 Kendoka có giới thiệu đầy đủ và rất chi tiết về Shinai cũng như những vật dụng cần thiết khác trong Kendo:
http://blog.360.yahoo.com/blog-ZNKtQeQofrPwXvQPyssej_fj

ptd1311
26-03-2009, 11:52 AM
Võ đường nào vậy bạn? Để khi nào tui đi coi thử.

tamle_o
30-06-2009, 01:18 AM
Chắc là phét rồi chém sao được tuýp nước

Súng ko thể đọ đc với kiếm Nhật, chính mình đã coi 1 chương trình trong đó 1 viên đạm bắn tahửng vào 1 lưỡi kiếm nhật bị chẻ ra làm 2 mà cây kiếm chỉ bị run bần bật chẳng sức mẻ j. Thik nhất là hình ảnh bà OREN ISHII trong Cô dâu báo thù mặc kimono trắng tay kẹp cái kiếm sau lưng. :big_ love: ko thể nào quên đc :crybaby:

Mitsurugi
11-10-2009, 02:50 AM
Bạn đến clb Kendo Hà nội đăng ký tập luyện nhé, võ đường tại nhà thể chất trường
Đại học Ngoại thương, 91 Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội.

Đây là trang web chính thức của clb

http://www.kendo.vn/

forum : http://www.vietnamkendo.com/

facebook: http://www.facebook.com/people/Hanoi-KendoClub/1780096385

video clip về clb của đài truyền hình Hà nội:

http://www.youtube.com/watch?v=JgnZy4oBXZo

Clb có các buổi tập vào các tối thứ 4,6 từ 7h - 9h và sáng cn từ 8h 30 - 10h 30

Tiền học phí 1 tháng là 100k
Võ phục gồm kendogi + hakama 300k
Kiếm tre - shinai ban đầu sẽ được clb cho mượn, sau 1 thời gian sẽ được mua kiếm
mới, giá khoảng 450k

Sh3v
02-03-2010, 04:23 PM
Đến sân Nitoukan của thầy Kanesaki nhé bạn:

Link Facebook:
https://www.facebook.com/pages/nitou-kan-kendo-vietnam/96328808155?ref=nf

hoaimoc
11-05-2010, 04:05 PM
Theo nguyên tắc thì kiếm Nhật không được mang ra khỏi đất Nhật. Những thanh kiếm Nhật mà mang ra khỏi Nhật được thường là làm nhái thôi không đúng kiểu truyền thống đâu

kenzhu
28-05-2010, 06:21 PM
nghe mấy bác kể mà em muốn đi học luôn quá

xehoidaopho
10-07-2010, 01:49 AM
Woa! Mọi người bjt nhju wa nhj! khâm phục!:loi:

Walkin'InDaRain
10-07-2010, 10:42 AM
bạn nào bik ở sài gòn có chổ nào học kendo hem? mình mún học :crybaby::crybaby::crybaby:

Sh3v
12-07-2010, 01:08 AM
Mời bạn đến sân Nitoukan do Kanesaki Sensei đứng lớp: https://www.facebook.com/pages/nitou-kan-kendo-vietnam/96328808155?ref=nf

Ryu no Tsubasa
23-07-2010, 02:18 PM
Kiếm Nhật xịn 100% thì nằm mơ cũng chưa nhìn được trực tiếp chứ đừng nói là cầm thử hay chém vài nhát :erk:hàng giả họ Lạng tên Sơn cho nhanh

kalanhikov
23-07-2010, 02:33 PM
Kiếm Nhật xịn 100% thì nằm mơ cũng chưa nhìn được trực tiếp chứ đừng nói là cầm thử hay chém vài nhát :erk:hàng giả họ Lạng tên Sơn cho nhanh
Có chắc không thế ;))

Mitsuhide
24-07-2010, 03:01 PM
Mình có quen một anh bạn nhật trên Facebook nghe anh í kể để làm ra 1 cây kiếm mất hẳn 1 năm trời đối với loại bình thường. Còn loại mà cao cấp có thể chém bay cây sắc với 1 nhát chém thì mất gần đến 2 năm 6 tháng,
Mà thợ rèn ra cái này thì càng kinh hơn
- 3 năm học chặt than
- 2 năm học thổi lữa
- 2 năm học cách tôi thép
- 1 năm học cách sử lý chúng khi thành hình
- và 1 năm học cách mài kiếm
Một thợ rèn kiếm đạt tiêu chuẩn mất ngót gần 10 năm :D

Mitsuhide
24-07-2010, 04:48 PM
:D spam dẫn chứng cho những ai còn nghi ngờ

http://www.youtube.com/watch?v=nj1Jytiw8e0&feature=related

lekien89
13-08-2010, 11:12 AM
kiếm nhật được làm từ một loại thép của nhật. nó sắc và bén hơn loại kiếm bán ở trên lạng sơn nhiều.hjx. kiếm bán trên lạng son mua về bạn thử đem chém thử cái đoạn ilog nhỏ thôi xem. nhìn là để lại dấu vết rồi. còn kiếm nhật thật sự thì khác. chém vào mấy cái đó nhẹ như chém vào cái cành cây thôi.nghe đồn là kiếm thiệt của nhật chém sắt như chém bùn. nghe đã thấy sợ rồi. nhưng vẫn ham muốn có được một cây thứ thiệt:big_ love:

mino_ami
17-09-2010, 05:08 PM
oài, coi biểu diễn múa kiếm mà vật vã :drink1: kiếm Nhật là ước mơ thưở bé của bạn :be_eaten: từ ngày bạn nhìn thấy Sess-sama ý :big_ love:
mà tậu đc hàng giả cũng mừng rồi :))

玉瑛
17-09-2010, 05:38 PM
Uầy mình xem cái clip chỉ ấn tượng với anh samurai. Anh ý siêu thế, chém đứt cái cây sắt đấy mà tấm gỗ nó chả bị làm sao :big_ love:
Hâm mộ hâm mộ :big_ love:

alotitione
04-01-2011, 10:40 AM
Mê quá, nhưng vì nơi mình ở không có dạy môn này,tìm tài liệu tham khảo thôi...

- Đầu tiên: cầm kiếm lên và chém xuống
Đến lúc này thì mình mới thấy trời sao trên phim đánh sao dễ dàng quá, mà mình tập khổ sở như vậy trời. Chém không thẳng, đường kiếm méo xệch, đến lúc đó mới thấy Ken chẳng đơn giản chút nào hết. Ngày đầu làm không đúng kĩ thuật, tay và vai mỏi rần trời.
- Lúc bắt đầu đó là lúc mình nhớ nhất. Về sau này mình không còn nhớ rõ nữa. Tập nhiều lắm, nghe tập thì có vẻ đơn giản lắm, ví dụ như cầm kiếm vừa đi vừa chém. Chém lên chém xuống chém ngang đỡ ... thời gian cứ thế mà trôi. Chà lúc bấy giờ mới thấy "Trảm nhạn kiếm" của Kojiro hay "Ánh trăng" của nhà Yagyu là những thứ trời ơi xa xỉ đến chừng nào, hết 10 kiếp nữa cũng đừng hòng làm được.
- Kỉ niệm thì có nhiều lắm. Đó là lần đầu tiên mình tự mặc giáp. Chị người Nhật mặc giúp mình lần đầu tiên, lần đó mình tự mặc. Loay hoay mãi không tài nào cột dây được, cuối cùng cột đại ra sân. Hôm đó là đòn chém ngang bụng. Mình chém vào giáp bụng bác cao tuổi. Đến khi bác chém vào giáp bụng mình, nhát chém vừa dứt thì giáp rớt luôn xuống đất. Trời, thầy bắt mình đi mặc lại giáp
- Thứ mà mình ấn tượng nhất là xem đấu tập giữa đai đen với đai đen. Không phải xem như trên phim. Bạn phải nhìn tận mắt để cảm nhận tiếng gió. Các anh lớn đánh tiếng gió nghe rất khiếp rồi, thầy thì đánh rất khoan thai, nhẹ nhàng, nhưng đòn của thầy tiếng gió nghe rất đặc biệt, nó thanh 1 cách kì lạ. Nhưng điều mình cảm nhận được là khi di chuyển trên thảm, chân đai đen di chuyển có cảm tưởng như không chạm xuống đất
Mình học xong chưa được 6 tháng thì phải bỏ, đến bây giờ vẫn còn nhớ cảm giác nghe tiếng gió và nhìn thấy những cái chân di chuyển gần như không chạm đất ấy

Mình chưa bao giờ được thấy 2 thầy thực sự sử kiếm thật (có 1 cặp chỗ bàn tờ tổ, và trong tủ mình thấy có 1 cặp nữa) nên không mục kích câu chuyện các samurai ngày xưa chém chuối như thế nào (chuyện kể rằng samurai Nhật chém chuối để học kiếm, chém xong phần chuối lìa khỏi thân cây vẫn còn dính lại 1 chút vỏ) nhưng mình bảo đảm mình tin câu chuyện 1 khúc gỗ vào tay 1 người học Ken cũng có thể giết người, chỉ với 1 đòn mà thôi

yummy_lady
04-01-2011, 01:49 PM
Mình thấy bảo học môn này cũng tốn kém ghê lắm. Vì riêng mua được hakama, bộ áo giáp và kiếm đã là một khoản lớn rồi. Đấy là còn chưa nói tới cứ 2 tuần là phải thay kiếm nữa. TT_TT

yuki_hikari
07-01-2011, 10:16 AM
Yu cực thik' mấy thanh katana na`

Hei
07-01-2011, 02:56 PM
Hình ảnh những chàng võ sĩ samurai của Nhật Bản tả xung hữu đột đã rất đỗi quen thuộc và thanh kiếm Nhật trong tay các samurai cũng nổi tiếng trên toàn thế giới, bởi nó không chỉ là vũ khí hữu hiệu mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đích thực.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat1_634299051826030000.jpg

Những thanh kiếm là trung tâm của nền văn hóa Nhật Bản. Ngày nay, tuy chúng không được dùng trong các trận chiến, nhưng vẫn là dụng cụ của các võ sinh khi theo học kiếm đạo. Tại ngôi làng Ryujin, thuộc vùng Wakayama, Nhật Bản nghệ nhân đúc kiếm Adachi được biết đến là một trong những người làm kiếm tốt nhất Nhật Bản. Ông đã dành được giải thưởng xuất sắc của chính phủ Nhật về bảo tồn và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống trong năm 2010.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat2.jpg

http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat3.jpg

Ông Adachi Shigefumi - Nghệ nhân rèn kiếm Nhật Bản cho biết: “Một thanh kiếm sẽ mất khoảng một tháng để hoàn thiện. Nhưng nếu thực sự tạo ra một thanh kiếm nghệ thuật thì sẽ phải mất 6 tháng cho các công đoạn mài, đánh bóng và chạm khắc”.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat5.jpg

http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat6.jpg

Adachi sử dụng kĩ thuật Shihozume - một kĩ thuật làm kiếm mà còn rất ít nghệ nhân biết được. Mặc dù tại ngôi làng của ông không có truyền thống rèn kiếm lâu đời, nhưng Adachi đã làm ngạc nhiên giới chuyên gia khi tạo ra những thanh kiếm hoàn hảo.


http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat7.jpg

http://i1011.photobucket.com/albums/af238/heian_ryo/060111kiemnhat4.jpg

Rèn kiếm Nhật là một trong nhiều môn nghệ thuật truyền thống vẫn được duy trì cho đến tận ngày hôm nay. Không chỉ đơn thuần là một vũ khí, thanh kiếm Nhật mới có thể truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ, thậm chí làm cho nhiều người trên thế giới say mê.




Tác giả : Bích Vân

Sergeant Keroro
08-05-2011, 05:11 AM
http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRW3mpHhROJ8baYPiisaiThQ-O0arinrVoc7eAEbNKiozTlmX_8
Chúng là những gì cao quý nhất mà nghệ thuật rèn của con người mang lại: Kiếm Nhật katana, thanh kiếm dài của những hiệp sĩ samurai. Cho đến ngày nay, những nghệ nhân vẫn còn rèn vũ khí này theo đúng truyền thống cổ.

Nằm trên bàn là nhiều cục màu xám, xốp như đá núi lửa. Nặng, không mùi, xấu xí. Đó là thép thô mà ông Matsuba dùng để rèn.

Kunimasa Matsuba là một trong những nghệ nhân rèn kiếm Nhật giỏi nhất. Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng cho kiếm katana. Một lưỡi kiếm cong, dài hơn 60 cm làm từ hằng nghìn lớp thép được gấp lại.

http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT31chj_KPyYNTWREIKvjOBWfwGPVXio x1OgRRB6InXOupN7wGxVQ
Biểu tượng của đẳng cấp
Thanh kiếm katana đã là biểu tượng đẳng cấp của hiệp sĩ Nhật. Chỉ những samurai mới được phép mang chúng - gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật hoàng thu lại đặc quyền này năm 1867 và qua đó tước quyền lực của họ.

Ông Matsuba chỉ tự rèn lưỡi kiếm. Làm cán kiếm, vành chắn và vỏ kiếm lại là các nghệ thuật riêng biệt. Và ngay lưỡi kiếm sau khi rèn vẫn còn chưa hoàn thành, vẫn còn phải được mài bóng bằng tay 2 tuần liền với đá mài có độ mịn khác nhau.

Đặt một thanh kiếm cũ cạnh thanh kiếm vừa được ông Matsuba rèn, một người không chuyên không thể nhận ra được khoảng thời gian nhiều thế kỷ trên lưỡi kiếm. Dường như thời gian không hề đóng một vai trò nào ở những thanh kiếm này. Chúng đã được rèn để trở thành những vật hoàn hảo.

Một thanh kiếm katana mới do ông Matsuba rèn có giá tròn 18.000 euro. Giá kiếm tuân theo những quy luật khác với các vật thể nghệ thuật khác. Một thanh kiếm cổ có thể rẻ hơn một thanh kiếm mới. Ở đây thời gian cũng không còn quan trọng. Quyết định giá cả của một thanh kiếm là nghệ thuật rèn tốt hay kém chứ không phải độ tuổi. Nếu người thợ rèn một thanh kiếm không tốt cách đây 500 năm thì thời đó nó không có giá trị gì cả - và ngày nay cũng không. Một đường rạn nứt duy nhất có thể làm cho thanh kiếm trở thành vô giá trị. Katana hiện giờ là những vật sưu tập được ưa chuộng. Thêm vào đó là đắt tiền. "Tôi còn nhớ có một thanh kiếm katana năm 1845, có giá khoảng 500.000 euro", ông Karl-Heinz Peuker nói, một người sưu tầm và mua bán kiếm samurai, cũ cũng như mới.
Lúc rèn phải hoàn toàn tối
Có ba điều quyết định cho chất lượng của một lưỡi kiếm: hình dáng, cấu trúc bề mặt của lưỡi kiếm và hamon, đường chia cắt giữa lưỡi kiếm và sống kiếm. Cấu trúc biểu hiện người thợ rèn đã làm việc ra sao, đã gấp thép lại như thế nào. Bậc thầy Matsuba chỉ cần nhìn thoáng qua là có thể cho biết một lưỡi kiếm thuộc về nghệ nhân rèn nào và thời kỳ nào.

Đường hamon hình thành trong quá trình rèn. Người thợ rèn bọc lưỡi kiếm bằng một hỗn hợp đất sét được pha trộn theo công thức bí mật. Ông ép hình dáng của hamon ở phần lưỡi kiếm vào lớp đất sét còn ướt. Khi lớp đất sét khô, lưỡi kiếm được đốt nóng trong phòng rèn không có ánh sáng. Chỉ có màu sắc của lửa tiết lộ cho nghệ nhân rèn biết được nhiệt độ cần thiết – một trong những khoảnh khắc khó khăn nhất và quyết định then chốt trong toàn bộ quá trình rèn. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, nghệ nhân nhúng lưỡi kiếm vào bể nước, phần vỏ đất sét mỏng ở lưỡi kiếm nguội đi nhanh hơn, tôi lưỡi kiếm tối ưu. Đất sét ở phần còn lại dầy hơn, vì thế mà thép ở đó nguội đi chậm hơn, vẫn còn mềm dẻo hơn.


Một phần của văn hóa Nhật
Một thời gian dài, nghệ thuật rèn kiếm katana đã suýt bị lãng quên. Khi các samurai bị tước đoạt quyền lực và đặc quyền mang kiếm của họ bị phá vỡ, việc này cũng ảnh hưởng trầm trọng đến các lò rèn. "Thời đó chúng tôi đã đánh mất một phần của văn hóa", ông Matsuba nói. "Vì văn hóa samurai là văn hóa Nhật."

http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTd5R7no8r3t4ejg_NduQw1-fcRfBXcaO--oDx5wE1Hg3AyUiE66w
Và chính ngay các thanh kiếm suýt tí nữa cũng bị đánh mất: Sau Thế chiến 2, quân đội Mỹ ra lệnh hủy tất cả vũ khí – trong đó có cả các thanh kiếm katana cổ xưa quý giá. May mắn là người ta đã có thể làm cho tổng chỉ huy Tướng MacArthur thay đổi ý kiến. Các thanh kiếm samurai được giữ lại nhưng phải khai báo. Từ đó, mỗi một thanh kiếm vừa rèn xong phải được đăng ký.

National Graphics, trong chương trình Fight Science, đã đánh giá kiếm Nhật là vũ khí tuyệt vời nhất khi so sánh với kiếm thường, hay đao, côn, gậy,...

Nguồn:dulichnhatban.com.vn

Fantasy810
08-05-2011, 10:55 AM
Có thanh nào là thanh Masamune hay Murasame ko nhỉ :D

zBluemoonz
08-05-2011, 11:07 AM
Là Muramasa ^^!
Tiện cho tớ hỏi luôn, một cậy katana cosplay là khoảng bao nhiu tiền thế :D

Sergeant Keroro
08-05-2011, 12:03 PM
Là Muramasa ^^!
Tiện cho tớ hỏi luôn, một cậy katana cosplay là khoảng bao nhiu tiền thế :D

tớ nghĩ cái này thì còn tùy thuộc vào chất lượng cậu à!và cũng tùy vào kiếm đó ngắn hay dài và cả chất liệu làm ra nó nữa,có cái chỉ tầm 400k-500k có cái trên 1triệu hoặc có thể nhiều hơn nữa!

zBluemoonz
08-05-2011, 01:11 PM
tớ nghĩ cái này thì còn tùy thuộc vào chất lượng cậu à!và cũng tùy vào kiếm đó ngắn hay dài và cả chất liệu làm ra nó nữa,có cái chỉ tầm 400k-500k có cái trên 1triệu hoặc có thể nhiều hơn nữa!

tớ cũng đang định mua một cái trên http://www.swordnarmory.com/ để nghịch chơi mà không bít giá có ổn không nên hỏi cho chắc :D

cavang_chan
08-05-2011, 01:14 PM
http://raovat.acc.vn/ban_le/thoi_trang_do_cosplay/chu_de_110493__tp_hcm_nhan_lam_vu_khi_shin_s_shop_ o_.htmx?st=0

:cute_rabbit34:cậu có nhờ bạn này làm vũ khí gỗ nè, mình thấy giá cũng phải chăng ko mắc lắm, phù hợp túi tiền học sinh sinh viên :cute_rabbit34:

Sergeant Keroro
08-05-2011, 01:30 PM
uhm,tớ thấy bạn cavang_chon cũng có 1 gợi ý hay đó!nhưng cậu đó tận trong Nam mà?còn bạn zBluemoonz thì ở đâu vậy?thấy giá cả cũng đc!:D

zBluemoonz
08-05-2011, 01:50 PM
tớ ở HN :45:
mà cái này giá cũng gần tương đương giá mua trên web đấy, có cái kiếm đời Thanh cậu ấy bán 400k :30:

KyuKen
08-05-2011, 01:51 PM
Tự làm một cái bằng gỗ đi, dùng máy cưa tay là đc mà. Mình làm đc 1 cái nhìn cũng đc phết.:cute_rabbit37:

zBluemoonz
08-05-2011, 01:54 PM
năm này tớ thi nên không có thời gian làm, nhưng cái này ra hàng mộc đặt chắc cũng đc nhỉ :39:
tớ đang mún mua 1 cái katana xịn để vung vẩy cho nó oai :78:

Sergeant Keroro
08-05-2011, 02:51 PM
năm này tớ thi nên không có thời gian làm, nhưng cái này ra hàng mộc đặt chắc cũng đc nhỉ :39:
tớ đang mún mua 1 cái katana xịn để vung vẩy cho nó oai :78:

vậy à?uhm,trông cũng oai thật!hehe,kiếm Nhật mà!nhìn vào thể hiện đc tinh thần võ sĩ đạo.mà cậu thi cái gì?ĐH à?

Sergeant Keroro
08-05-2011, 02:53 PM
Tự làm một cái bằng gỗ đi, dùng máy cưa tay là đc mà. Mình làm đc 1 cái nhìn cũng đc phết.:cute_rabbit37:

cậu có thể up hình ảnh thanh kiếm tự tay cậu làm ra ko?để mọi người ngắm cái,và cũng xem để tớ làm thử 1 cái luôn.đang rỗi.:D

cavang_chan
08-05-2011, 03:57 PM
:cute_rabbit61: ship kiếm từ nước ngoài về hải quan đi ngang thấy hốt lun, là vừa tốn tiền vô ích vừa xót của đấy :cute_rabbit61: vả lại tiền ship về ko phải rẻ

:cute_rabbit130: mà bạn đó có thể làm gửi ra HN cho cậu dc mà, ship toàn quốc

zBluemoonz
08-05-2011, 05:23 PM
vậy à?uhm,trông cũng oai thật!hehe,kiếm Nhật mà!nhìn vào thể hiện đc tinh thần võ sĩ đạo.mà cậu thi cái gì?ĐH à?

ừa ĐH :((


:cute_rabbit61: ship kiếm từ nước ngoài về hải quan đi ngang thấy hốt lun, là vừa tốn tiền vô ích vừa xót của đấy
:cute_rabbit61: vả lại tiền ship về ko phải rẻ

:cute_rabbit130: mà bạn đó có thể làm gửi ra HN cho cậu dc mà, ship toàn quốc

lại còn có vụ hải quan hốt mất á :35:
nhưng mà 1 cây tầm ~400-500k tiền ship nữa cũng tầm 600k mà lại kiếm gỗ :-"

Sergeant Keroro
08-05-2011, 06:02 PM
ẹc!sao đắt dữ vậy cậu!híc,thế chẳng hóa ra mua kiếm thật à?

weii
08-05-2011, 06:12 PM
Giời mê kiếm mà không có tiền thì vác Bokken về ấy, ở SG thì ra Võ Phục Tân Việt số 189A 3/2 Q.10 bảo bán cho em một cây kiếm gỗ tập Aikido.

Bảo đảm về độ thật + cool tất nhiên là ăn đứt mấy cái cây dùng để cos hay mấy cây katana giả bằng gỗ mỏng dính rồi. Ngoài ra có thể sử dụng để tự tập luyện nếu thích.

Sản phẩm: http://shop.tanvietco.com/products/KI%E1%BA%BEM-G%E1%BB%96-AIKIDO-LO%E1%BA%A0I-D%C3%80I.html

Trước weii có mua mấy cây ở đây rồi, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Mỗi tội biết địa chỉ thì biết chứ cái shop đó nó không nổi bật lắm, hơi khó tìm.

cavang_chan
08-05-2011, 06:13 PM
:cute_rabbit90: nhờ bạn kia thì tầm 200~300k rẻ hơn vả lại cậu ấy gửi ra HN dc mà :cute_rabbit16: mình thấy lại nhanh gọn, ship về có khi phải chờ cả tháng :cute_rabbit104:


lại còn có vụ hải quan hốt mất á

có chứ, bắt đồ cấm nè, vũ khí nè, truyện 2 boy ôm nhau hôn phớt vài cái cũng hốt lun (shounen ai - yaoi ;)) )

Sergeant Keroro
08-05-2011, 06:54 PM
Giời mê kiếm mà không có tiền thì vác Bokken về ấy, ở SG thì ra Võ Phục Tân Việt số 189A 3/2 Q.10 bảo bán cho em một cây kiếm gỗ tập Aikido.

Bảo đảm về độ thật + cool tất nhiên là ăn đứt mấy cái cây dùng để cos hay mấy cây katana giả bằng gỗ mỏng dính rồi. Ngoài ra có thể sử dụng để tự tập luyện nếu thích.

Sản phẩm: http://shop.tanvietco.com/products/KI%E1%BA%BEM-G%E1%BB%96-AIKIDO-LO%E1%BA%A0I-D%C3%80I.html

Trước weii có mua mấy cây ở đây rồi, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Mỗi tội biết địa chỉ thì biết chứ cái shop đó nó không nổi bật lắm, hơi khó tìm.

uhm,mình thấy cái đó cũng đc,giá lại vừa tầm với học sinh-sinh viên,kiểu dáng cũng như chất lượng cũng ko tồi(nếu theo quảng cáo thì như vậy,hehe:D)nhưng tận trong Nam,híc!

Mattino
08-05-2011, 06:55 PM
Đúng là món gì ở Nhật nó cũng được nâng lên tầm nghệ thuật hết, rèn kiếm, dao, đồ mộc, xếp giấy... thật là ngưỡng mộ :D

zBluemoonz
08-05-2011, 08:10 PM
Giời mê kiếm mà không có tiền thì vác Bokken về ấy, ở SG thì ra Võ Phục Tân Việt số 189A 3/2 Q.10 bảo bán cho em một cây kiếm gỗ tập Aikido.

Bảo đảm về độ thật + cool tất nhiên là ăn đứt mấy cái cây dùng để cos hay mấy cây katana giả bằng gỗ mỏng dính rồi. Ngoài ra có thể sử dụng để tự tập luyện nếu thích.

Sản phẩm: http://shop.tanvietco.com/products/KI%E1%BA%BEM-G%E1%BB%96-AIKIDO-LO%E1%BA%A0I-D%C3%80I.html

Trước weii có mua mấy cây ở đây rồi, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp. Mỗi tội biết địa chỉ thì biết chứ cái shop đó nó không nổi bật lắm, hơi khó tìm.

uầy hay thế, nhưng mà có ship ko vậy :D

weii
08-05-2011, 08:15 PM
uầy hay thế, nhưng mà có ship ko vậy :D

Vụ đó thì liên hệ thử cái trang bán hàng đó chứ weii đâu có biết :))

Nhưng mà Hà Nội chắc cũng có bán mà việc gì phải ship. Cứ lân la tới mấy võ đường Aikido hoặc Kendo mà hỏi. Còn nếu ship thì chắc mắc hơn mấy chục, weii cũng không rõ.

Sergeant Keroro
08-05-2011, 08:19 PM
uhm,ở H Nội chắc chỉ có những nơi đó bán thui,hehe,bao giờ mình cũng phải ham hố 1 cái mới đc!:D

zBluemoonz
08-05-2011, 08:20 PM
ý này hay đấy, kiếm gỗ này cũng khá là dài :41:

Sergeant Keroro
08-05-2011, 08:29 PM
ý này hay đấy, kiếm gỗ này cũng khá là dài :41:

à,nếu cậu mua thì pm cho tớ nhé?để tớ xem giá cả thế nào,tậu một cái chơi mới đc!hehe:crisp::crisp::crisp:

zBluemoonz
08-05-2011, 08:46 PM
nếu sớm cũng phải tầm 2 tháng nữa thi xong mới mua đc :75:
có khi lúc đấy đăng ký học kendo lun cho khỏi phí cây kiếm :78:

KyuKen
08-05-2011, 08:46 PM
Bluemoon cũng thích kendo ah!!:cute_rabbit132:
He! He! Tớ mê kendo với kiếm lắm, cơ mà năm nay cũng thi ĐH nên đang định thi xong tậu 1 cây bokken về!:cute_rabbit23: Mà cái tớ tự làm là từ hè, để mai tớ chụp ảnh post lên cho mọi người xem thử, sơn phết vào nhìn cũng ổn lắm!:cute_rabbit130:
Ko biết trên Thái Nguyên có kendo nữa ko trời!!

zBluemoonz
08-05-2011, 08:59 PM
hờ hờ chung chí hướng :)) tớ thì kendo hay aikido cũng được, miễn là đc học kiếm :))

Sergeant Keroro
08-05-2011, 09:45 PM
Bluemoon cũng thích kendo ah!!:cute_rabbit132:
He! He! Tớ mê kendo với kiếm lắm, cơ mà năm nay cũng thi ĐH nên đang định thi xong tậu 1 cây bokken về!:cute_rabbit23: Mà cái tớ tự làm là từ hè, để mai tớ chụp ảnh post lên cho mọi người xem thử, sơn phết vào nhìn cũng ổn lắm!:cute_rabbit130:
Ko biết trên Thái Nguyên có kendo nữa ko trời!!

thiệt hông?hehe,vậy nhớ up ảnh lên cho anh em xem cái nha!xem của nhà thế nào?hehe:crisp::crisp:

KyuKen
09-05-2011, 07:06 PM
Tình hình là tớ ko mượn đc máy ảnh nên ko chụp đc, sorry mọi người:cute_rabbit126:
Tớ sẽ cố chụp trong thời gian sớm nhất:loi:

Sergeant Keroro
09-05-2011, 09:35 PM
Tình hình là tớ ko mượn đc máy ảnh nên ko chụp đc, sorry mọi người:cute_rabbit126:
Tớ sẽ cố chụp trong thời gian sớm nhất:loi:

vậy à?híc,vậy lại phải chờ rùi!mà cậu cứ lấy cái điện thoại có độ phân giải tốt tốt chụp cũng đc!:D

jerrymlb
11-05-2011, 12:49 AM
zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz

Sergeant Keroro
11-05-2011, 08:01 AM
tớ mua 1 cây bokken 180k , về tập vụt cho khỏe tay , có tham khảo giáo trình hẳn hoi .
Thế mà 1 hôm do em hứng chí cầm chắc 2 tay, vụt 1 phát vào tường :bunngu: ôi zời ơi cây bokken của em... gãy làm 2 khúc .

hôm nào phải mua 1 cây khác nhưng giờ nghĩ lại vẫn còn đau lòng:sorry: . em đúng là chơi dại mà .

èo,cậu đúng là phá hoại mà,cây bokken vậy mà cũng để gãy,mà kiếm của cậu làm bằng gỗ gì vậy?sồi đỏ,mun sọc,nghiến hay gỗ dẻ,mà sao thấy đắt vậy?tớ thấy 1 cây bokken bình thường tầm 90-150k thui mà

KyuKen
30-05-2011, 09:06 AM
Thật là ngại quá, đến giờ mới chụp và up lên đc đây...
http://cB7.upanh.com/22.1022.30039456.IiO0/img2447.jpg (http://www.upanh.com/upanh_img_2447/v/bxse7e5y5a.htm)
http://cB0.upanh.com/22.1022.30039479.6Iy0/img2453.jpg (http://www.upanh.com/upanh_img_2453/v/7xsbaedf2h.htm)
http://cB8.upanh.com/22.1022.30039457.G5B0/img2449.jpg (http://www.upanh.com/upanh_img_2449/v/1xsb9efy6p.htm)
http://cB6.upanh.com/22.1022.30039465.vtZ0/img2450.jpg (http://www.upanh.com/upanh_img_2450/v/1xs62e2f1d.htm)
http://cB3.upanh.com/22.1022.30039542.nnL0/img2455.jpg (http://www.upanh.com/upanh_img_2455/v/6xs94efm3f.htm)

iloveas
30-05-2011, 04:50 PM
toàn sung đẹp ... ứoc gì có 1 cái ha :cute_rabbit37:

Như Thị Duyên
30-05-2011, 08:41 PM
Một đoạn trích trong "Nhật Bản võ thuật thần diệu ký"

Trích:

Nếu không biết võ thuật Nhật Bản thì cũng không thể hiểu được tính quốc dân của dân tộc Nhật. Điều này thể hiện rõ ở kiếm đạo Nhật. Mỗi lưu phái có những điểm đặc sắc khác nhau nhưng tựu trung đều có điểm chung là không xem trọng việc bảo vệ bản thân mà chú trọng ở việc giết chết bản thân. Kiếm pháp của người Tây phương (fencing) dạy cầm kiếm bằng một tay, thận trọng từng bước lùi, vừa bảo vệ bản thân đến mức tối đa vừa gây sát thương tối đa cho địch. Đây là kiếm pháp phòng vệ mang tính "kinh tế". Trong khi đó thì kiếm pháp Nhật Bản dạy cầm kiếm bằng hay hai, mang toàn thân toàn lực toàn tinh thần để giáng vào địch đòn chí mạng. Đây chính là tìm kiếm "hoạt" (sống) bên trong "tử" (chết) và mang tính "siêu kinh tế". Điều này cũng phù hợp với tông chỉ của Thiền tông trong Phật giáo. Vì vậy mà kiếm pháp Nhật Bản không có sự phòng vệ, chỉ có hai trạng thái đối cực là sống hoặc chết. Từ đó, việc phân định thắng thua trong trận đấu dựa vào Aiuchi, đây chính là cực ý của các phái kiếm cổ. Tuy gọi là Aiuchi nhưng sự nông sâu, tinh thô làm nên khác biệt. Như phái kiếm Yagyū-ryū dạy rằng, nếu để địch chém vào da thì phải chém vào thịt của địch, để địch chém vào thịt thì phải chém vào xương của địch, để địch chém vào xương thì phải chém vào tận tủy của địch. Đây chính là lao mình vào cái chết để tìm kiếm hoạt sát một cách tự tại. Trận thắng phụ như vậy sẽ mang tính quyết địch, sống hoặc chết, được tất cả hoặc mất tất cả.


Nhất Như & Như Thị Duyên dịch.

flyingtiger^
15-08-2011, 09:07 PM
Một đoạn trích trong "Nhật Bản võ thuật thần diệu ký"

Trích:


Nhất Như & Như Thị Duyên dịch.
Theo mình thấy thì cũng tùy võ phái thôi, như Miyamoto Mushashi chẳng hạn trong "Ngũ luân thư" lại đề xuất cầm kiếm bằng một tay.

lynkloo
26-12-2011, 10:54 PM
Kendo - kiếm đạo Nhật Bản


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/kd1.jpg

Kendo trong tiếng Nhật nghĩa là Kiếm Đạo - Đường của kiếm (ken - Kiếm, do - Đạo). Được bắt nguồn từ môn kiếm thuật của các Bushido (Võ Sĩ Đạo) và Samurai (Hiệp Sĩ).

Kiếm Đạo được xây dựng dựa trên nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm được lưu truyền qua hàng trăm năm thực chiến và nghiên cứu. Nó rèn luyện những kĩ năng về thể lực và tâm lý cần thiết trong chiến đấu. Mục tiêu của Kiếm Đạo không chỉ là phát triển thể lực dành cho thực chiến mà còn là rèn luyện tinh thần và nghị lực, hai thứ còn rất cần thiết trong cuộc sống bình thường.

Kiếm Đạo căn bản nằm trong bốn chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất (ki, ken, tai, ichi). Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo là phải luyện làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh của cơ thể để những uy lực đó trở thành một. Người Nhật thường hay ví von môn Kiếm Đạo chính là: ‘Sửa soạn cho thời son trẻ và một niềm niềm vui xót lại cho tuổi già’.

Kiếm Đạo xuất hiện vào khoảng năm 789 tại Nhật Bản. Môn võ này có lúc được gọi là ken-jutsu, ken-no-michi ở thời Minh Trị (1868-1912). Kiếm Đạo bị cấm triệt để vào năm 1876, sau đó được cải biến thành một môn thể thao (Kiếm Đạo) bởi bậc thầy trứ danh về kiếm Sakakibara Kenkichi (1830-1894), khi các võ sĩ đạo không còn được phép cầm hay mang kiếm trước công chúng.

Rất khó để có thể nói rõ ràng rằng từ bao giờ và như thế nào, Kiếm Đạo đã được hình thành. Kiếm Đạo đã không được xây dựng hay phát triển bởi một người hay ngay cả một nhóm người. Nó được phát triển trải qua một quá trình dài, qua rất nhiều trận chiến của một nước Nhật đầy anh hùng tính. Nhật Bản lập quốc khoảng 660 năm trước Công nguyên với truyền thuyết các vị vua đều là những vị thần. Theo lịch sử có văn tự để lại, vào khoảng năm 400 của Thế kỷ 1, dòng họ Yamato kiểm soát toàn thể đất nước lên làm Hoàng Ðế, xưng danh là con cháu Thái dương Thần nữ và giòng họ đó tiếp tục trị vì cho đến ngày nay, vì thế dân Nhật gọi Hoàng đế của họ là Thiên Hoàng Bệ Hạ (Tenno Heika). Nếu người Trung Quốc thời xưa tự hào là "Nam tử Hán đại trượng phu", người Nhật cũng tự hào là "Yamato no Danji" có nghĩa là nam nhi của giòng dõi Yamato tức Thái dương Thần nữ. Thanh kiếm Nhật bản thường là trường kiếm, dài và nặng hơn kiếm Trung hoa, do đó người võ sĩ khi dùng kiếm phải sử dụng cả hai tay để nắm chuôi kiếm. Các đòn đánh thường đa phần là đòn chém, bổ từ trên xuống, hay đâm thẳng. Đòn thế kiếm đạo thường không hoa mỹ như kiếm pháp Trung Hoa nhưng chú trong ở kỹ thuật tinh tế. Cùng một tư thế, người võ sỹ đạo phải tinh luyện hàng chục năm nên khi ra đòn thường là thành công, vì thế một cuộc giao đấu thường chỉ diễn ra trong vài giây và thường là chỉ một người còn sống sót. Kiếm bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên. Người ta nói rằng kiếm thực chất vốn là một đồ vật để biểu tượng cho sứ mạng phò nguy và trung thành với lý tưởng của người mang kiếm chứ không phải đặc thù là một loại vũ khí.

Vào thời điểm đó, máy bắn đá và cung tên được sử dụng để săn bắn hoặc trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Tuy nhiên sau đó, kiếm dần dần được dùng để chiến đấu trong thời kì nội chiến thống nhất đất nước Nhật Bản. Đến khoảng thế kỉ 7 – 8, người Nhật đã tự rèn được kiếm ở trong nước. Sau thế kỉ thứ 9, khi tầng lớp Bushi (võ sĩ) được thành lập, dạng hình chuẩn của Nihonto (kiếm Nhật) được hình thành. Rất nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm và cả kĩ thuật rèn đã được phát triển. Tuy nhiên, trên chiến trường, những thanh kiếm dài hơn 6 feet và giáo vẫn là vũ khí chủ yếu đến thế kỉ 14. Những năm sau đó là những năm nội chiến liên miên, và cũng trong suốt khoảng thời gian này, những trường Kenjutsu, nghĩa là nghệ thuật dùng kiếm, ra đời. Những trường này được thành lập bởi những kiếm sĩ xuất chúng. Mỗi trường đều có một loại kĩ thuật riêng, độc đáo, phụ thuộc vào người sáng lập. Khi thời gian trôi qua và hoà bình lập lại, người ta nghiên cứu và thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện Kenjutsu đối với việc phát triển tinh thần.

Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ kiếm sư Shekisu-Sai (1527-1606),ngườ sáng lập trường phái Yagiu Shinkage, được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ.Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như là 1 vũ khí giết người và người ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do Shekisu-sai có kiến thức về đạo học và mối liên hệ gần gũi với thiền sư Takuan(1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. Người con ông là Munenori(1571-1646), 1 kiếm sĩ tài ba đã bỏ công biên soạn ‘Fudochi-Shinmyoroku’ , nội dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật. Yagiu Shinkage, cũng như Maniwa Nen, Shinkatato….là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thời đưa kiếm tre (shinnai) vào tập luyện, thi đấu để hạn chế tối đa những thương tích, tử vong do kiếm thật bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/kd3.jpg

http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/kd4.jpg


Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò thuộc, chưa có miếng là chắn che tay(tsuba). Về sau được Nakanishi Chuba, môn đệ của Ono Tadaaki cải tiến vớI bao vải thay thế bao da,thêm miếng lá chắn vào, và trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng. Những yếu tố đạo đức và xã hội này bắt nguồn từ Phật Giáo thiền phái và tư tưởng Võ sĩ đạo mà những tư tưởng chính dựa trên đạo Khổng. Bởi vì những Samurai là tầng lớp duy nhất được phép mang kiếm, trở thành một cao thủ dùng kiếm là điều không thể thiếu đối với bất kỳ Samurai nào.

Người ta khẳng định rằng điều đó thể hiện tinh thần của giới Võ sĩ. Giữa thế kỷ 18, trong suốt thời điểm này làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử với kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi. Sinh năm 1854, thụ giáo kiếm thuật vớI thân phụ từ khi còn thơ ấu, năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bại 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trải hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổi trước lưỡI kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời với kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro, mà chiến thắng vẫn thuộc về chàng, Musashi lúc này chính là 1 ‘Độc cô cầu bại’ Nhật Bản đã rời bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Chàng dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổi 50, con người bất khả chiến bại ấy đã giác ngộ. Vào tuổi lục tuần, Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư), bao hàm khái luận về Kiếm đạo của ông (không phải kiếm thuật), với lý thuyết chiến lược và triết lý cuộc sống.Tác phẩm này được xem như kinh điển, không chỉ trong võ thuật mà còn với công việc quản trị, và hơn thế nữa là cách sống như một ‘Tôn Tử Binh Pháp’ vang danh của Trung Hoa.

Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che ngực, mặt nạ, mũ che đầu, găng tay bảo vệ v.v.. cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, không còn thu hẹp trong giới Samurai. Vào giữa thế kỷ này,nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại nơi công cộng, có thu tiền. Không ít kiếm sư vang danh võ lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với ngườI khác. Nhưng chỉ vài thập niên sau, khi văn minh cơ giới phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên chiến trường, thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tại bên người quân nhân với công dụng thứ yếu (đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hội, thời điểm các lãnh chúa bị Minh Trị thiên hoàng thu hồi quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thời vàng son của giới Samurai. Những kiếm thủ phải về vườn hoặc chuyển nghề, nhiều môn phái phải đóng cửa. Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết với kiếm đạo lo âu ko ít. Năm 1910 đánh dấu sự thủ tiêu hoàn toàn của chế độ phong kiến. Một đạo luật được ban hành trong thời gian này bắt buộc việc luyện tập kiếm đạo trong trường học. Sau 2 trận thế chiến Cho dù sau này chịu nhiều đạo luật khắt khe từ phía kẻ chiến thắng nhưng dạy kiếm trong trường học vẫn là một truyền thống của Nhật Bản. Ngày nay, chế độ quân chủ không còn và giới võ sĩ đạo không còn thế đứng nhưng Kendo vẫn tồn tại và ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Việc tập luyện Kendo ngày nay không còn chỉ tăng khả năng chiến chiến đấu nữa mà còn để so tài trên cả đấu trường thể thao.

Các võ sinh đều mặc áo giáp nai nịt kỹ càng, nhưng không phải là giáp sắt mà là giáp tre, do các mảnh trúc có dây bện kỹ kết lại thành, để cuốn quanh thân người che ngực bụng, hai bên suờn và lưng. Tứ chi cũng có giáp tre tương tự, nhưng còn thêm các lằn vải dầy chắc che ở vai, khuỷu tay và đầu gối cho tiện cử động. Còn đầu đội một thứ nón chụp vừa vải vừa tre bện lại, mặt được che bằng những nan thép cho dễ nhìn và dễ thở như mặt che cầu thủ foot-ball. Nón chụp qua mặt che gáy và có các mảnh vải dầy che quanh cổ. Muốn hình dung bộ giáp này thì phải xem các bộ giáp của các hiệp sĩ Tây phương thời Trung Cổ. Mặc dù mặc giáp bảo vệ kỹ như vậy, các võ sinh Kendo giao đấu với nhau để tập luyện không dùng kiếm thật bằng thép mà dùng kiếm tre, nhưng kiếm tre này không cứng bởi vì cách chế tạo đặc biệt của nó. Kiếm không phải là một thanh tre, mà làm bằng 6 hay 8 mảnh trúc mỏng và dài ghép lại với nhau thành hình kiếm nhưng ống tròn giống một cái côn rỗng, đầu nhọn có miếng cao su dầy bao bọc giữ các mạnh tre tụ lại thành mũi kiếm. Chuôi kiếm dài như mọi thanh kiếm Nhật Bản để cầm kiếm cả hai tay.

Kiếm phải được cầm cả hai tay vì kiếm pháp Nhật Bản không đặt nặng chiêu số như múa của Trung Hoa, mà chỉ cốt nhằm chém hay chặt. Cầm cả hai tay chém mới có đủ sức mạnh để chỉ cần một nhát là có thể lấy mạng địch. Các chiêu thức trong Kendo tuy rằng không đạt đến trình độ nghệ thuật của kiếm trung hoa, nhưng cái cốt lõi của kendo chinh là khả năng chiến đấu chứ ko đặt nặng vấn đề chiêu thức, quyền thuật
Các điểm và mục tiêu xuất kiếm của Kiếm Đạo. Cũng giống như nguyên lý của Iaido, Kendo chú trọng vào tốc độ xuất kiếm, chiêu thức đơn giản gọn gàng nhưng đầy sát khí, một mất một còn, khác với các bài kiếm phức tạp rườm rà của nhiều hệ phái võ cổ truyền Trung quốc. Nhiều người đồng ý rằng kiếm pháp của Nhật nói chung, và của Kendo hay Iaido nói riêng, cực nhanh, điều này được chứng minh rõ ràng trong khi lâm chiến, ai nhanh hơn thì người đó sẽ thắng, tức là còn mạng sống trở về, vì vậy mà danh kiếm Musashi Miyamoto đã nói rằng: "muốn đạt đến cảnh giới tối cao của kiếm đạo, phải biết coi nhẹ sự sống chết của mình, bởi vì trong một trận đấu, kẻ không sợ chết bao giờ cũng là người chiến thắng"...(to win the battle is to be prepared to die).


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/kd2.png


Sau một thời gian biến cải, ngày nay Kendo là một môn kiếm thuật rất được yêu chuộng tại Nhật và khắp nơi trên thế giới. Viện nghiên cứu chuyên về Kiếm đạo được nhanh chóng xây dựng tại Tokyo vào năm 1909. Đến thế kỷ 20, kiếm đạo "cất cánh" rất nhanh tại Âu Châu, Mỹ Châu và tiếp đó lan rộng ra khắp 5 châu một cách vô cùng nhanh chóng. Môn võ này ngày nay tồn tại dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế (International Kendo Federation – IKF) được thành lập năm 1970, và tại Nhật mạnh nhất vẫn là Nhật Bản Kiếm Đạo Đoàn (Japan Kendo Federation), hiện nay số người tập luyện kiếm đạo khắp thế giới ngày càng tăng lên tới hơn 12 triệu thành viên chính thức. Ngày nay Kiếm Đạo đem đến cho nước Nhật những tinh hoa ưu tú của dân tộc hiểu và biết về lịch sử oai hùng dựng nước, nhất kiếm tung hoành thiên hạ của cha ông. Sự yêu thích của người Nhật với Kiếm Đạo không dừng ngay sau khi rời cổng trường Đại học mà đã theo họ suốt quảng đời còn lại, nhiều công ty giàu có như Toshiba, Honda, Nipondenso v.v.. đã thành lập các toán hay câu lạc bộ kiếm Đạo nổi danh nhất nhì khắp toàn nước Nhật trong nhiều thập niên liên tiếp.

Hàng năm thường có nhiều giải thi tuyển nhân tài cho môn Kiếm Đạo các tỉnh quận để vể tham dự cuộc đại hội chung kết tại Tokyo. Đặc biệt theo truyền thống chỉ có 2 cuộc tranh tài mà Nhật Hoàng hoặc đại diện của Nhật Hoàng sẽ đích thân tham dự với tư cách nhà tổ chức và đứng ra trao giải thưởng cho người vô địch, đó chính là môn vật Sumo và Kiếm Đạo. Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.

Ngoài ra, bộ môn kendo là một trong những môn võ thuật mang tính chất cực kỳ nguy hiểm. do đó các võ sinh phải mặt giáp và dùng kiếm tre khi tập đối luyện.



(Nguồn: vietvothuat)

Nếu ai có hứng thú với bộ môn này, hãy thử đến học xem sao. Lớp do thầy Kanesaki người Nhật 5 đẳng Kendo và 6 đẳng Iaido dạy.
Địa điểm tập và giờ tập :
-Nhà Tập Luyện Phú Thọ, đường Lý Thường Kiệt, Q.10.

Thời gian: các buổi sáng từ 05g30 các ngày trong tuần ( trừ CN )

( 2 , 4 ,6 : KENDO học từ 6h30 đến 7h30 , từ 5h30 đến 6h30 là dạy IAIDO )

_ Khu thể thao thuộc trường đại học quốc tế Rmit , Q7

Thời gian : thứ 2 , 4 từ 16h đến 18h.

thầy hướng dẫn: Kanesaki Sensei

*Chi phí: 130.000 đồng/ 1 tháng/ 1 học viên / 3 buổi

_ Học phí dành cho tiền sân, chứ thầy thì dạy ko lấy tiền.

*VÕ PHỤC:
+ người mới bắt đầu có thể mặc áo quần thể dục, thun, dễ co giãn cho ngày đầu tiên đến lớp tập. hoặc có thể sử dụng võ phục các môn khác cũng được.
+ võ phục chính thức là áo màu xanh đậm và hakama màu xanh đậm

*DỤNG CỤ: shinai (kiếm tre), bogu (giáp)
+ đối với người mới, những ngày đầu sẽ được thầy cho mượn shinai để tập luyện. sau 1 tuần thì phải tự sắm riêng
+ giáp, khuyến khích học viên tự sắm riêng cho mình. Sẽ được cho mượn giáp của lớp ở bên sân Phú Thọ.

lynkloo
27-12-2011, 07:53 PM
Kendo - Iaido : Cư hợp đạo


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/19543285321247062285288.jpg
Seiza no Bu - Ukenagashi biểu diễn bởi Haruna Matsuo Sensei - Iaido Hanshi 8 đẳng. Ông đã qua đời vào tháng 9 năm 2002.

IAIDO LÀ GÌ?

Iaido là nghệ thuật rút katana và tấn công khi kiếm vẫn còn nằm trong vỏ. “iai” được viết từ hai chữ 居: cư - ở, cư trú, ngồi và 合: hoà hợp, hợp lại. Có rất nhiều tranh luận tại sao “iai” là dùng để diễn tả hành động rút kiếm. Một số ý kiến cho rằng ý nghĩa của từ Iai bắt nguồn từ những bài kata trong tư thế seiza vốn không mấy khi được sử dụng trong thực tế thời xưa, khi các samurai không mang kiếm dài trong khi ngồi. Ý kiến khác cho rằng “iai” bao hàm ý nghĩa khắc chế kẻ tấn công một cách tức thời mà không phải di chuyển khỏi vị trí bị tấn công.

Cũng như kendoka, các iaidoka sử dụng kiếm không phải đề chiến đấu với đối thủ mà với chính mình. Do đó Iaido thường được luyện tập với 1 người, bằng các bài kata thông qua các tình huống chống lại một hay nhiều đối thủ giả định. Mỗi bài kata đều bắt đầu và kết thúc với bao kiếm (saya). Trong suốt qua trình thực hiện kata, đỏi hỏi người tập phải có sự tập trung cao độ, giữ cho tâm thật sự yên tĩnh, toàn tâm với từng động tác, từng cử động nhỏ một cách tỉ mỉ. Iaidoka thường được khuyến khích tập thêm kendo để có thể hiểu được một phần nào đó tinh thần trong một trận quyết đấu thực sự. Thông thường, một iaidoka trình độ cao cũng là một kendoka có hạng và ngược lại. Để thực hiện hoàn hảo các bài kata, iaidoka còn phải hiểu rõ bộ pháp. Đôi khi các iaidoka cũng tập luyện với bạn tập, qua các bài đối luyện như các bài kata trong kendo hay kenjutsu. Tuy nhiên không như kendo, iaido không bao giờ có đối kháng tự do.

IAIJUTSU LÀ GÌ?

Iaijutsu cũng là nghệ thuật khắc chế, tiêu giệt đối thủ khi katana vẫn còn trong vỏ bao. Tuy nhiên, iaijutsu thiên về các kỹ thuật sao cho kiếm được ra khỏi bao nhanh nhất có thể, và vô hiệu hoá đối thủ gần như ngay lập tức bằng các đòn trí mạng.

Trong Seitei-gata iaido(*), các động tác như là một dòng chuyển động uyển chuyển của tư duy. Mỗi động tác rút kiếm hay cắt đều rất khoan thai, trang trọng, đẹp mắt và mang nặng tính nghi lễ. Điều này hoàn toàn khác trong iaijutsu. Các kỹ thuật của iaijutsu thường mạnh mẽ hơn, ít đòi hỏi người tập hướng đến việc tĩnh tâm mà thay vào đó là việc làm sao để kết liễu được đối thủ.

Tuy vậy, iaido có rất nhiều hệ phái, do đó bên cạnh Seitei-gata, các môn sinh còn có thể luyện tập các bài kata khác của riêng môn phái mình. Tuỳ từng môn phái, mà các kỹ thuật có thể thiên về iaido hoặc iaijutsu, ranh giới là rất mong manh.

(*)Seitei-gata iaido: hệ thống các bài kata của iaido được soạn bởi Liên Minh Kiếm Đạo Toàn Nhật Bản (Zen Nippon Kendo Renmei - ZNKR).

CÁC MÔN PHÁI IAIDO VÀ IAIJUTSU.

Môn phái duy nhất được thừa nhận là “thuần” iaijutsu hiện nay là Tenshin Shoden Katori Shinto Ryu, môn phái huấn luyện các kỹ thuật chiến đấu cả tay không lẫn có binh khí. Các môn phái khác tự gọi mình là iaijutsu đều có nguồn gốc không rõ ràng.

Hai phái iaido cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay là Tatsumi Ryu và Shindo Munen Ryu. Tất cả các môn phái iaido đều có một nguồn gốc chung là từ Muso Ryu của Hayashizaki Jinsuke Shigenobu (xem bài “Muso Jikiden Eishin-ryu, lịch sử phát triển”), bao gồm Sekiguchi Ryu, Hoki Ryu, Tamiya Ryu, Jushin Ryu, Suio Ryu và Ichinomiya Ryu.

Hai môn phái iaido phổ biến nhất (xét theo số lượng môn sinh) là Muso Jikiden Eishin Ryu và Muso Shinden Ryu. Hệ thống các bài kata iaido của ZNKR chịu ảnh hưởng từ 2 môn phái này khá nhiều. Toyama Ryu (*) và Dai Nihon Batto Ho (**) không được tính là hệ phái của Muso Jikiden Eishin Ryu mặc dù tách ra từ đó.

Ngoài ra còn rất nhiều môn phái khác, đặc biệt là tại Nhật Bản. Trên đây chỉ là các môn phái phổ biến nhất.

(*)Toyama Ryu: Iaido của Quân Đội Đế Quốc Nhật Bản, được hình thành từ năm 1925 tại học viện quân sự Toyama. Ngày nay các chi nhánh của Toyama-ryu chủ yếu nằm tại vùng Kanto, Tokai và Kansai.

(**)Dai Nihon Batto Ho (大日本抜刀法): Kono Hyakuren, trưởng môn đời thứ 21 Musō Jikiden Eishin-ryū đã sáng tạo ra thêm 2 nhóm bài quyền và đặt tên là Dai Nippon Battō Hō. Battō Hō cũng được dựa trên các kỹ thuật của môn phái, tuy nhiên được thực hiện ở tư thế đứng. Vì được sáng tạo ra từ thế kỷ XX, nó không được coi là koryu(***). Các nhánh Musō Jikiden Eishin-ryū không có liên hệ trực tiếp với Kono Hyakuren thường không luyện tập nhóm bài quyền này.

(***) Koryu (古流): Hán Việt: Cổ Lưu, là từ dùng để chỉ các môn võ cổ truyền của Nhật bản. Koryu là khái niệm chung để chỉ các môn phái khởi phát từ trước thời Minh Trị Duy Tân (1866 – 1869, thời đại với những thay đổi mạnh mẽ về chính trị - xã hội Nhật Bản góp phần hình thành nên nước Nhật hiện đại). Vì không có mốc chính xác, nên năm thường được lấy là 1868 năm đầu cùa Minh Trị Duy Tân hay 1876, năm đạo luật cấm đeo kiếm, tước bỏ mọi đặc quyền của tầng lớp samurai được ban hành.

Các môn võ ra đời sau thời Minh Trị được gọi là Gendai Budo (võ đạo hiện đại), trong đó có Judo, Kendo, một số phái Iaido và Aikido.

Các Koryu luyện tập cả kỹ thuật chiến đấu tay không lẫn binh khí.


(*) Bản dịch từ tài liệu của The European Kendo Federation (EKF) - Sưu tầm từ Internet.
(**) Môn phái của thầy Kanesaki là Musō Jikiden Eishin-ryū (無双直伝英信流) một trong những cổ phái có số lượng võ sinh đông nhất tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.

Muso Jikiden Eishin-ryu, lịch sử phát triển.

Muso Jikiden Eishin-ryu (無双直伝英信流 hay 無雙直傳英信流 - Hán Việt: Vô Song Trực Truyền Anh Tín Lưu), là một trong những cổ phái Iaijutsu được luyện tập rộng rãi nhất có lịch sử hơn 450 năm, thường biết tới với tên gọi Eishin-ryu, được hình thành và phát triển từ thế kỉ XVI. Tên của nó được đặt theo tên của vị trưởng môn đời thứ 7, Hasegawa Chikaranosuke Hidenobu (長谷川主税助英信), là người có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của môn phái. “Eishin” là một cách đọc khác của “Hidenobu”.

Lịch sử phát triển


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/39343414306942062285288.jpg
Hayashizaki Jinsuke Minamoto no Shigenobu

Vị tổ sư sáng lập ra môn phái trở thành Eishin-ryu sau này là Hayashizaki Jinsuke Minamoto no Shigenobu (林崎甚助源重信). Hayashizaki sinh tại Dewa – Oshu (Yamagata ngày nay), sau đó sinh sống tại Kanagawa. Nhiều chi tiết về cuộc đời của Hayashizaki rất không rõ ràng cũng như tiểu sử của các võ sĩ thời xưa khác, hầu hết đều những là giai thoại. Thời đại của Hayashizaki là thời đại chiến quốc, giai đoạn khởi đầu cho nhiều trường phái kiếm thuật. Theo truyền thuyết, cha của Hayashizaki bị giết, và để trả thù cho cha, ông bắt đầu tập luyện kiếm thuật chăm chỉ. Ông đến đền Hayashizaki Meiji để xin lời chỉ dẫn và được thần linh truyền cho bí quyết để có khả năng rút kiếm và tấn công chỉ trong một bước di chuyển, Iaido đã ra đời từ đó. Cuối cùng ông đã trả thù được cho cha và tiếp tục con đường võ học. Ông tìm đến luyện kiếm tại võ đường của những sư phụ nổi tiếng và bước đầu chiêu mộ những môn sinh đầu tiên cho mình (trong đó có Tamiya Heibei, người sáng lập nên Tamiya-Ryu hay còn gọi là Tsumaki sau này). Sau đó, Hayashizaki thành lập môn phái cho riêng mình và gọi nó là Shinmei Musō-ryū (神明夢想流).


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/39490414307112062285288.jpg
Kamon của gia tộc Hayashizaki

Môn phái của Hayashizaki có nhiều tên gọi kể từ khi được thành lập như Hayashizaki-ryū (林崎流) hay Jūshin ryu (重信流) và nó được xem là nền móng của rất nhiều môn phái Iaijutsu lớn ngày nay, trong đó có Musō Jikiden Eishin-ryū và Musō Shinden-ryū. Trường môn đời thứ 7 của phái Hayashizaki, Hasegawa Chikaranosuke Hidenobu (Eishin), là một trong những người có ảnh hưởng to lớn nhất đến môn phái. Ông đã sửa đổi các chiêu thức vốn từng được dùng cho Tachi sang cho Katana. Ngoài ra ông còn sáng tạo nhiều chiêu thức mới là tiền thân cho nhóm bài quyền Tachihiza no Bu (Chuden) sau này. Ảnh hưởng và những sửa đổi của Hasegawa lớn đến mức đủ để hình thành một hệ phái mới với tên gọi Hasegawa Eishin-ryū. Nó còn được gọi tắt là Hasegawa-ryu, hay đơn giản chỉ là Eishin-ryū.

Một số người sau này đã nhìn nhận và đánh giá Hasegawa-ryu như là tiền thân của Eishin-ryū, và coi ông như là tổ sư của một nhánh riêng biệt chứ không phải là trưởng môn đời thứ 7 của Hayashizaki-ryu nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc coi Musō Jikiden Eishin-ryū như là một nhánh của Shinmei Musō-ryū xưa kia. Vì môn phái được khởi nguồn ở vùng Tosa, đôi khi nó còn được gọi là Tosa Eishin-ryū . Eishin-ryu và Omoi-ryu đã từng được dạy cho gia tộc Yamauchi, lãnh chúa vùng Tosa với nhiều điểm khác biệt (như kéo dài bước chân hơn một chút cho phù hợp với những chiếc Hakama thùng thình).

Sau cái chết của trưởng môn đời thứ 11, Oguro Motozaemon, môn phái chia làm hai nhánh, trở thành Tanimura-ha và Shinomura-ha cùng với các vị trưởng môn thứ 15 và 14 là Tanimura Kamenojō Takakatsu and Shimomura Shigeichi.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/38873414307372062285288.jpg
Trưởng môn đời thứ 17, Ōe Masamichi

Một trong số những người nổi bật nữa là trưởng môn đời thứ 17, Ōe Masamichi. Sinh năm 1852 tại Tosa. Thủa niên thiếu, Ōe từng là môn sinh của Kokuri-ryu và Shinkage-ryu (kenjutsu), cùng với Shinomura-ha Eishin-ryu. 15 tuổi, ông tham gia trận đánh Toba-Fushimi(*), sau đó theo học Tanimura-ha Eishin-ryū từ Gotō Magobei, ngoài ra ông được Itagaki Taisuke truyền thụ về Eishin-ryū bōjutsu (Côn Thuật). Ōe sau đó đã được chọn là người thừa kế môn phái Tanimura-ha, trở thành trưởng môn đời thứ 17. Ông đã kết hợp Tanimura-ha và Shimomura-ha, xây dựng lại hệ thống các chiêu thức, giảm hệ thống các kỹ thuật xuống còn khoảng 160 và sắp xếp vào các nhóm Seiza (Shoden), Tachihiza (Chūden), Okuiai (Okuden) và Kumitachi (đối luyện). Mặc dù vẫn giữ nguyên gốc các kỹ thuật, ông đổi tên một vài kỹ thuật cho dễ hiểu và đã lấy tên mới cho môn phái là Musō Jikiden Eishin-ryū. Vào năm 1900, ông bắt đầu dạy kendo và Eishin-ryu tại chi nhánh Kochi (phía nam đảo Shikoku) của Dai Nippon Butoku Kai(**) và một số trường học lân cận. Năm 1924, ông trở thành người thứ 2 sau Nakayama Hakudō được Dai Nippon Butoku Kai trao tặng danh hiệu Hanshi (***) Iaido. Ōe chết năm 1927, các học trò của ông tiếp tục công việc truyền bá Musō Jikiden Eishin-ryū khắp vùng Tosa và toàn Nhật Bản.

Các đời trưởng môn:
Hayashizaki Jinsuke Minamoto no Shigenobu, Tổ Sư
Tamiya Heibei Shigemasa, đời thứ 2
Nagano Muraku Nyūdō Kinrosai, đời thứ 3
Todo Gunbei Mitsushige, đời thứ 4
Arikawa Seizaemon Munetsugu, đời thứ 5
Banno Danemonnojō Nobusada, đời thứ 6
Hasegawa Chikaranosuke Hidenobu (Eishin), đời thứ 7
Arai Seitetsu Kiyonobu, đời thứ 8
Hayashi Rokudayū Morimasa, đời thứ 9
Hayashi Yasudayū Masatomo, đời thứ 10
Ōguro Motoemon Kiyokatsu, đời thứ 11
Hayashi Masunojō Masanori, đời thứ 12
Yoda Manzō Norikatsu, đời thứ 13
Hayashi Yadayū Masamoto, đời thứ 14
Tanimura Kamenojō Takakatsu, đời thứ 15
Gotō Magobei Masasuke, đời thứ 16
Ōe Masamichi, đời thứ 17

Các đời trưởng môn sau này phân ra làm nhiều chi nhánh nên không tiện thống kê, có thể tham khảo trong sơ đồ dưới đây.


http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/38898414307737062285288.jpg
http://i1186.photobucket.com/albums/z363/lynkloo/37691414309882062285288.jpg
Kanesaki Sensei (đứng trên bục), người đang hướng dẫn Muso Jikiden Eishin-ryu tại TPHCM


--------------------------------------
(*)Toba-Fushimi (trận chiến giữa phe Tôn Hoàng và phe Mạc Phủ Tokugawa từ ngày 27/1 - 31/1/1868).

(**)Dai Nippon Butoku Kai (大日本武德會 – Hán Việt: Đại Nhật Bản Vũ Đức Hội, hội võ thuật trực thuộc Bộ Giáo Dục dưới thời Thiên Hoàng Meiji (Minh Trị).

(***)Shogo là hệ thống danh hiệu trong võ thuật được áp dụng bởi Dai Nippon Butoku Kai, Kokusai Budoin (Liên Đoàn Võ Thuật Quốc Tế ) và Liên Đoàn Võ Thuật Quốc Tế Châu Âu. Bao gồm:
Renshi (錬士 : れんし): người hướng dẫn.
Kyōshi (教士 : きょうし): giảng viên cao cấp.
Hanshi (範士 : はんし): đại sư.
Meijin (名人?): hội đồng giám khảo.



Nguồn:
Wikipedia.org
meishinkan.webs.com
wiki.samurai-archives.com
www.jikishin-kai.com
www.mustlovejapan.com/subject/masaki_yamakoshi


Địa điểm và thời gian học :

Nhà tập luyện Phú Thọ , lầu 1 số 219 Lý Thường Kiệt , Quận 10 , Tp.HCM

Thứ 2-4-6: 5h30 đến 6h30 sáng

Học phí : 140 ngàn/ tháng

Hướng dẫn : thầy Kanesaki 6 đẳng Iaido, 5 đẳng Kendo - Đạo chủ võ đường Nitoukan.

Võ phục chính : Hakama + áo võ màu trắng + Obi để giắt kiếm bên hông
Mới vào thì chỉ cần 1 cái đai võ bất kỳ để quấn bên hông làm nơi giắt kiếm .
Mới học thì vào lớp sẽ cho mượn bokken có saya để tập. Nếu có điều kiện thì nên mua Iaito ( kiếm Nhật ko có lưỡi ) để tập. Vì tập = kiếm kim loại sẽ thật ( độ cong , nặng khi rút kiếm để bạt, chém ) so với kiếm gổ rất nhiều.

Lưu ý : Toàn bộ tài liệu trên được sưu tầm và dịch bởi CLB Kendo - Iaido : Nitoukan ( Nhị đao quán )
http://www.facebook.com/Nitoukan.Iaido.Vietnam

kaulitz_tracy
03-01-2012, 04:00 PM
aaa...mình có thấy thầy Kanesaki sensei ở Phú Thọ rồi. Vì mình đang học karate ở đó muh :cute_rabbit29: Nhớ có lần sáng mình đi tập sớm đang thay đồ thì nghe la Kyaaaaa.... lớn thiệt lớn ở ngoài tưởng chuyện gì hóa ra mấy anh chị đang học kendo....ax ax muh sao trên đây mình ko thấy nói tới vụ khi đấu phải la lớn như thế nhỉ :cute_rabbit133: kiểu này chắc thời gian đầu phải khan cổ lắm :cute_rabbit129: