PDA

View Full Version : Samurai



MyDyingDoom
10-11-2005, 02:19 PM
Nguồn: Akebono

1.DIỆN MẠO CỦA NGƯỜI SAMURAI
Từ những thời gian xa xưa , như thời Kanbun (1662-1672), sáng nào người Samurai cũng tắm gội , cạo mặt, sức dầu thơm lên tóc , cắt móng tay , ăn mặc tươm tất và khoác áo choàng ngoài . Họ cũng lau chùi cẩn thận cả binh khí sạch bóng. Họ làm thế tuyệt nhiên chẳng phải chỉ cốt để trau chuốt vẻ ngoài , mà chính vì muốn giữ mình luôn sạch sẽ , hệt như sau lúc khâm liệm , và chính vì võ khí là thứ họ có thể cần đến bất chợt. Người võ sĩ mà thi hài quá nhếch nhác , dơ dáy , ắt sẽ bị kẻ địch nhạo báng , nếu thi thể anh ta chẳng may bị rơi vào tay đối phương . Người võ sĩ mà bất kỳ giây phút nào cũng đương đầu với cái chết , thì bao giờ cũng phải giữ mình luôn sạch sẽ để khỏi bị kẻ địch nhạo báng.


2.TRÍ LỰC NGƯỜI CHIẾN BINH
Người Samurai chỉ được quyền nghĩ đến một điều đó là các cuộc giao tranh . Muốn hữu ích cho tướng công anh , anh phải cẩn trọng thường xuyên . Phải luôn cảnh giác khi anh có mặt bên vị tướng quân mà anh phụng sự . người hết ḷòng với phận sự phải cáng đáng không bao giờ để cho tâm trí mình bị quấy nhiễu.


3.BỔN PHẬN
Người Samurai phải hiến trọn cho tướng quân mình cả thể xác lẫn linh hồn . Ngoài ra , anh ta phải sáng trí , nhân từ và gan góc . Muốn sáng trí phải học hỏi người , muốn nhân từ phải cứu giúp người , muốn gan góc phải xông thẳng vào đối phương đoạt lấy chiến thắng từ tay chúng. hết thảy những thứ ấy đều cần thiết .


4.ĐỐI MẶT VỚI CÁI CHẾT
Võ sĩ đạo - con đường của người võ sĩ - nghĩa là con đường chết. Khi phải chọn giữa hai con đường sống và chết , thì anh hăy chọn con đường nào dẫn tới cái chết trước tiên . Đừng đắn đo , hãy dồn hết tâm trí cho con đường anh thích và cứ thế mà dấn bước đi lên .
Bất giác anh tự hỏi :"Vì lẽ gì mà tôi phải chết , trong khi chết chẳng đem lại lợi lộc gì cho ai ? Vì cớ gì mà tôi phải đem tánh mạng của mình ra để đổi lấy điều hoàn toàn vô nghĩa này ?" . Đó là cách suy nghĩ thường tình của những kẻ vị kỷ . Khi phải lựa chọn , anh đừng đắn đo , đừng để cho nghững suy nghĩ về lợi lộc chia trí . Hãy nghĩ đến sự ô danh đang chờ anh , hãy nghĩ đến thân phận thảm hại của kẻ không đạt chí mà vẫn phải tiếp tục sống giữa cõi thế . Nhưng cái chết chẳng bao giờ làm ô danh ai cả . Mỗi sáng anh đều phải nghĩ rằng mình nên chết thế nào cho xứng đáng . Và mỗi tối anh đền nên tĩnh tâm bằng suy ngẫm về cái chết của chính mình ...và cứ thế mà giữ mình hàng ngày . Bổn phận anh phải lo sao cho thật chu toàn , lúc ấy thanh danh anh sẽ được muôn đời truyền tụng .
Can đảm đích thực thì có ở những ai đón nhận cái chết với nụ cười .
Nakano Siuemon nói thế này về lòng dũng cảm : " Tập luyện thế nào là tốt đối với một Samurai ? Nhắm nghiền hai mắt , tiến lên trước một bước và vung cao kiếm tỷ thí ngay , nếu không thế anh sẽ là phường vô dụng ở đời".


5.KHI CÁI CHẾT ĐẾN
Võ sĩ đạo - con đường của người võ sĩ - hạ lệnh cho anh hãy chiến đấu đến cùng , cho tới khi nào cái chết ập đến Naosige thuộc dòng dõi Nabeshima có nói :" Với bất cứ địch thủ nào mà anh đang tỷ thí thì anh hãy tả xung hữu đột như một kẻ mất trí , lúc ấy anh mới giành được nhiều chiến thắng".
Võ sĩ đạo cấm anh vùi đầu vào những đắn đo suy nghĩ , mải suy nghĩ , người võ sĩ không thể giành được lợi thế trong cuộc giao tranh .

MyDyingDoom
10-11-2005, 02:23 PM
SAMURAI NHẬT BẢN


Nửa cuối của thế kỷ 20, Nhật Bản đã làm nên một kỳ tích vĩ đại: Từ một nước bại trận trong thế chiến thứ 2 vươn mình trỗi dậy thành một “con rồng” châu Á lớn mạnh khiến cả thế giới phải nể phục. Bạn đã từng nghe nói về tinh thần võ sĩ đạo làm nên tính cách đặc biệt của người Nhật, nhưng hẳn còn ít người biết tường tận nó xuất xứ từ đâu và vì sao lại ảnh hưởng sâu đậm đến như vậy trong lịch sử đất nước mặt trời mọc ?

Lịch sử nước Nhật

http://www.tntp.org.vn/newsimgs/29_6_2005/CLICK.19.jpg Khoảng 100 dặm từ bờ biển Tây Á là ốc đảo thơ mộng - xứ sở hoa anh đào. Là một quốc gia ở châu Á, Nhật sớm biết về thuốc, thiên văn học và chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Khổng. Họ dựa vào chữ Trung Hoa để sáng tạo chữ viết riêng. Nhật cũng hình thành một nền văn hóa hấp dẫn đầy bản sắc. Địa hình nước Nhật gồm đá, núi, và chỉ một phần ít ỏi là đồng bằng thuận lợi cho việc trồng trọt, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì. Thế nhưng qua hàng ngàn năm Nhật Bản đã có nhiều thay đổi và phát triển thần kỳ bất chấp chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt.

Cách đây hơn 700 năm, vào 1274, nước Nhật đã từng bị đế chế Mông Cổ là Kublai Khan xâm lược. Nhật đã thất bại nếu như không có một trận bão khủng khiếp cùng với nhiều trận gió xoáy đã tiêu diệt hàng ngàn quân Mông Cổ. Bảy năm sau, quân Mông trở lại. Một tuần liền hai bên giao đấu và quân Nhật gần như đã thua trận. Nhưng lại một lần nữa, một trận bão lớn đã quét sạch kẻ thù. Lịch sử nước Nhật được biết đến bởi những trận bão và quân đội Nhật mang biệt danh là chiến binh cảm tử hay là “cơn bão chết”.

Các tầng lớp trong xã hội Nhật

http://www.tntp.org.vn/newsimgs/29_6_2005/CLICK.17.jpg Đầu tiên phải kể đến hoàng đế là nhân vật then chốt có quyền tối cao với mọi người dân và đại diện cho tín ngưỡng của người dân Nhật. Thứ tự tiếp theo là tướng quân- người nắm quyền lực quân sự và chính trị thực sự. Thứ ba là Daimyo- thứ bậc của những nguời có địa vị cao quý trong tầng lớp chiến binh và là người đứng đầu mỗi binh đoàn. Họ trung thành với tướng quân của mình và cũng sở hữu nhiều ruộng đất.

Thứ bậc được nể trọng nữa là quân nhân phong kiến. Họ và con trai của họ là những người trở thành chiến binh Samurai. Chỉ có tầng lớp Samurai mới được cưỡi ngựa, đeo hai gươm và xưng danh bằng hai tên cuối. Samurai là thành viên trong quân đội của Daimyo. Duới Samurai là Ronin - họ là những samurai tự do, bảo vệ cho những thương gia giàu có hay khi chiến tranh xảy ra thì họ được kêu gọi vào quân đội. Cùng với tầng lớp này là Ninja thấp hơn Ronin được sử dụng trong quân đội Daimyo và là những gián điệp, trở thành những kẻ ám sát. Tầng lớp dưới là nông dân nghèo. Họ làm việc trên cánh đồng của Daimyo và trả thuế sau khi thu hoạch mùa màng. Vì thế họ luôn trong tình trạng đói kém và ít có quyền lực để thay đổi cuộc đời.


http://www.tntp.org.vn/newsimgs/29_6_2005/CLICK.18.jpg

Tầng lớp thấp hơn là thợ thủ công, thợ mộc và thợ rèn. Họ không làm ra lúa gạo nên không được bình đẳng trong xã hội. Tầng lớp không làm ra hàng hoá mà chỉ kiếm tiền qua việc buôn bán sản phẩm do người khác làm ra. Họ là tầng lớp thương gia và bị liệt vào tầng lớp dưới đáy xã hội. Tuy nhiên họ dần tăng ảnh hưởng khi ngày càng làm ra nhiều tiền bạc.

Samurai - biểu tượng của nước Nhật phong kiến

http://www.tntp.org.vn/newsimgs/29_6_2005/CLICK.15.jpg Samurai được biết đến với những kỹ thuật chiến đấu cũng như sự dũng cảm và lòng trung thành với người chủ của mình. Họ còn thực hiện giáo lý nghiêm khắc của đạo Phật và giáo lý này cũng được thực hiện trong đời sống hàng ngày. Các Samurai sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, ngay cả cái chết cũng không lùi bước và khi thua trận, họ đều lấy cái chết để biểu hiện cho lòng trung thành tuyệt đối của mình. Trong cuộc sống thường ngày, họ cũng làm thơ, cắm hoa và viết chữ đẹp. Họ có thú ngắm trăng, thưởng thức hoa anh đào... Họ tôn sùng Phật giáo thiền tông và ngồi thiền hàng giờ để tâm hồn thanh thản và học cách kiểm soát tinh thần, tăng khả năng tập trung trong chiến đấu. Trong khuôn viên của mỗi Samurai đều có một khu vườn để thiền. Vợ của những Samurai cũng dành thời gian để luyện kiếm pháp và cũng có nhiều phụ nữ giỏi múa kiếm.

Trang phục của một Samurai cực kỳ công phu: chiến binh phải đeo bộ áo giáp trước ngực, đội mũ, đi giày, trang bị vũ khí, nón làm bằng sắt và trên đó được khắc hình con rồng để biểu lộ sức mạnh, sự dũng cảm để uy hiếp kẻ thù. Không chỉ làm bằng sắt mà chiếc áo giáp còn nặng 50 kí và càng nặng hơn khi trời mưa.

Samurai thường đeo hai kiếm bên mình, một dài và một ngắn (thay cho dao găm). Kiếm dài thường là vũ khí chủ yếu của họ và trên thanh kiếm được khắc hình con rồng hay những con vật biểu trưng khác. Con trai của Samurai đến năm tuổi cũng được trang bị kiếm và quần áo của Samurai, nhưng phải đến năm mười ba tuổi mới được học kiếm pháp. Trong khi luyện kiếm, những đứa trẻ có thể bỏ mạng. Samurai còn luyện tập bắn cung trong phòng đặc biệt, có khi sử dụng cả chó và vật nuôi làm mục tiêu. Họ cũng thích đi săn, bơi, vật và luyện tập võ thuật, nhu đạo...

Thời kỳ Samurai tan rã

http://www.tntp.org.vn/newsimgs/29_6_2005/CLICK.16.jpg Nhật có khả năng tận dụng mọi điều kiện của mình để phát triển kinh tế. Dưới thời tướng Tokugawa thì đất nước ổn định và thanh bình trong hơn 200 năm và không có chiến tranh. Nhưng trong thời kỳ này cũng có những biến động khi người ngoại quốc xâm nhập. Một người Mỹ tên Commdere Matteu Perry đặt chân lên bến cảng Tokyo. Ông đã đề xuất ý kiến với tướng quân cho Mỹ được giao thương với Nhật. Điều này gây ra những phiền toái không nhỏ đến lực lượng Samurai. Và Nhật đã đồng ý ký hiệp ước mở cửa. Anh, Pháp, Nga cũng bắt đầu buôn bán với Nhật. Qua việc thông thương hàng hóa, Nhật đã tiếp nhận hàng trăm phát minh mới. Nhưng lúc ấy người Nhật chưa thấy được những lợi ích ngay.

Người dân cho rằng những biện pháp luật lệ của Tokugawa làm cho nước Nhật chia rẽ, thay đổi căn bản. Họ lại tìm đến quyền lực của hoàng đế. Vào năm 1868, hai bộ tộc Daimyo hùng mạnh ủng hộ quyền lực hoàng đế góp sức đánh bại Tokugawa. Công chúa Mutsuhito trở thành hoàng đế mới. Vào năm này thủ đô được chuyển từ Kyoto đến Edo và sau đó lại chuyển sang Tokyo. Hoàng đế mới đã đề ra luật pháp mới làm hạn chế sức mạnh của Samurai và Daimyo. Lực lượng Samurai bị cắt bỏ nhiều lợi lộc và bị cấm đeo kiếm- một điều không thể bỏ đối với mỗi samurai. Thời kỳ Samurai tan rã từ đây.

Tuy đã suy vong song tinh thần võ sĩ đạo của những chiến binh Samurai tồn tại hàng ngàn năm đã ăn sâu vào huyết mạch người Nhật khiến họ luôn mang trong mình khí phách can trường, lòng trung thành tuyệt đối và ý chí sắt đá. Đó cũng chính là cốt cách nền tảng để tạo dựng nên một đất nước Nhật Bản không bao giờ chùn bước trước khó khăn và luôn luôn tiến lên phía trước như chúng ta thấy ngày nay.

MẠNH CƯỜNG (Tổng hợp)
Báo TNTP

Taichi
10-11-2005, 06:57 PM
mấy chiến sĩ Samurai có 1 ý chí quật cuờng lắm!họ ko chịu chết đâu,sống theo "khẩu hiệu":tha` chết chứ ko chịu đầu hàng"

BioShock
10-11-2005, 07:30 PM
Cái này đáng lẽ post bên Tìm hiểu Nhật Bản chứ sis ????
Mình rất hâm mộ Samurai... Samurai là ng` rất có tình nghĩa và cũng rất oai nữa, cảm ơn sis về bài viết, nhờ nó em hỉu về Samurai nhìu hơn.

Kasumi
14-11-2005, 11:04 AM
Vũ khí và binh giáp của người Nhật ngày xưa chịu ảnh hưởng phần nào từ Trung Quốc, trong đó có thanh kiếm. Kiếm là một trong những vũ khí được con người sử dụng nhiều nhất vào thời phong kiến khắp nơi từ Âu sang Á. Thanh kiếm thời đó có hình dạng thẳng, cấu trúc đơn giản, thường dùng để đâm và chém, tuy nhiên động tác chiến đấu cũng chưa tinh xảo. Theo truyền thuyết thì đến thế kỷ thứ 8 thanh kiếm với lưỡi gươm hơi lượn cong, cán dài, cấu trúc đặc thù Nhật Bản mới được một thợ rèn tên là Amakuni chế tạo tại tỉnh Yamoto. Song theo những tài liệu đáng tin cậy thì thanh kiếm cong độc đáo như ngày hôm nay chúng ta thấy lại xuất hiện vào thế kỷ thứ 10 (năm 940, vào thời kỳ Heian do một nghệ nhân tài ba về nghề luyện kiếm tên là Hoki rèn). Đây chính là loại kiếm được sáng tạo và rèn luyện rất công phu, muốn sử dụng nó người ta phải dùng sức mạnh của cả hai cánh tay.

Ngoài trường kiếm (Tachi) hay còn gọi là Katana, còn phải kể đến kiếm ngắn và thanh đoản kiếm (Kodachi hay Wakizashi), được chế tạo cũng theo kiểu dáng cong cong tương tự. Kiếm ngắn chỉ sử dụng khi lâm nguy và dùng trong nghi thức Seppuku (mổ bụng tự sát - một hành động vì danh dự của Samurai hay còn gọi là Harakiri)...

Có thể nói sau một khoảng thời gian dài phát triển, môn kiếm thuật Nhật Bản Kenjitsu, với những đặc trưng riêng mới được hình thành. Những kiếm sĩ thành danh thường xây dựng một hệ thống kỹ thuật riêng để lập nên những trường phái rồi cứ thế truyền từ đời này sang đời khác.Tinh hoa nghệ thuật cũng theo đó dần dần phát triển thêm lên. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15 bài tập đối luyện kiếm thuật (Kata) với tổ hợp động tác công - thủ - phản công có quy ước mới được nghiên cứu và đưa vào hệ thống huấn luyện.

Mãi cho tới cuối thế kỷ 15, kiếm gỗ (Bokken) mới bắt đầu được sử dụng trong những buổi tập luyện. Thời kỳ này lý thuyết chung về kiếm thuật đã được hoàn thiện nhằm mục đích huấn luyện trong giới Samurai. Không chỉ vậy lý thuyết này còn được kết hợp với tư tưởng Nho Giáo để xây dựng một triết lý về phong cách sống và hành động của giới võ sĩ đạo (Bushido).

Theo một số thư tịch cổ để lại thì từ thế kỷ 15 - 17 trên toàn nước Nhật có khoảng 600 trường phái kiếm thuật, chưa kể đến các môn võ thuật khác. Có thể nói thời kỳ này đánh dấu một bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm, bởi trước đó thanh kiếm chỉ được coi là thứ vũ khí giết người. Khởi đầu của bộ môn nghệ thuật kiếm phải kể tới kiếm sư Sekishu - người sáng lập trường phái Yagyu Shinkage dưới sự bảo trợ của tướng quân Tokugawa Ieyasu, ông đã truyền giảng cho môn sinh của mình khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc tập luyện kiếm thuật. Con trai của ông là Munenori (1571 - 1646) - một kiếm sĩ tài ba sau này đã biên soạn cuốn "Fudochi - shinmyoroku" mà nội dung chủ yếu của nó kể về kinh nghiệm trực ngộ "Thiện đạo" trong kiếm thuật. Yagyu Shinkage cũng như Maniwa Nen, Shinkatato, Ono - ha Intto là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm thuật sang Kiếm đạo (Kendo), đồng thời đưa kiếm tre (Shinai) vào luyện tập và thi đấu.

Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba). Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng.

Đến thế kỷ 18, kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, hơn thế còn có các dụng cụ hỗ trợ tập luyện như: giáp che ngực, mũ che đầu, gǎng tay bảo vệ... cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh theo học kiếm đạo. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, và nó không còn chỉ thu hẹp trong giới Samurai. Bằng chứng là đã có rất nhiều cuộc biểu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại những nơi sinh hoạt công cộng.

Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào nǎm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.
(st)

http://www.jsnw.org.uk/Gallery/Samurai%20armour%201558%20-%201850.jpg


http://www.jsnw.org.uk/Gallery/Swords.jpg

Kasumi
14-11-2005, 11:10 AM
47 Võ Sĩ

Câu chuyện cảm động về lòng trung thành dưới đây là một câu chuyện có thực trong xã hội Nhật Bản dưới thời Edo và dần dần nó trở thành một
câu chuyện anh hùng trong nhân dân Nhật Bản,được các nhà biên kịch viết lại dưới dạng Kabuki và các tiểu thuyết gia đưa vào trong tập sách "Chushin Gura" (kho tàng các truyện trung nghĩa).Chuyện này đã được đạo diễn thiên tài Akira Kurosawa dựng thành phim và bộ phim này đã được trình chiếu một lần ở VN.

Câu chuyện này xảy ra vào đầu thế kỉ 18,khi mà Tướng Quân (shogun)dòng họ Tokugawa nắm mọi quyền hành ,đóng tại thành phố Edo.Còn Thiên Hoàng (Tenno) vẫn còn ở Kyoto nhưng hầu như lại không có quyền
hành gì.Theo lêthị cứ đầu năm,Tướng Quân cử một sứ giả đến kình đô Kyoto trình diện và chúc mừng Thiên Hoàng.Thiên Hoàng cũng cử một đoàn đại biểu gồm vài vị quan to đến Edo đáp lễ và cảm ơn Tướng Quân.Việc tiếp đón đoàn đại biểu từ kinh đô được tổ chức thành một lễ lớn.Chính quyền Bakufu(mạc phủ Edo) phải chọn hai trong số quan chức quyền quý của mình hành lễ tiếp khách quý..

Năm 1701,Shogun Tokugawa giao trọng trách này cho hai Daimyo(lãnh chúa) đứng đầu là Asano Takumi No Kami,chúa lâu đài Akou vùng Arima và Date Sakyou No Suke chúa lâu đài Yoshida vùng Iyo.
Hai vị này rất hãnh diện nhưng xin từ chối vì lo lắng mình chưa thuộc hết
các nghi lễ của triều đình.Nhưng Shogun ra lệnh cho họ phải nhận nhiệm vụ và cử một quan thị vệ cao tuổi tên là Akira dạy họ những nghi lễ cần thiết.

Kira ăn ở rất khéo léo,luồn luỵ cấp trên nên được cấp trên yêu mến và từ đó sinh lomhg kiêu ngạo,tự cao.Bên cạnh lão còn có tên tuỳ tùng Banmai cũng học đòi tính nết của chủ.

Ngay trong buổi giảng kinh lễ đầu tiên,thầy trò Kira đã tỏ thái độ hách dịch,khinh thường,chế giễu Asano và Date.
Date trong lòng lấy làm căm giận,về nhà kể lại sự việc và hỏi ý kiến quân sư của mình là Honzou.Ông ta nói rằng nếu Kira còn tỏ thái độ xấc xược như thế nữa thì sẽ giết ngay.Honzou giả vờ tán thành rồi khôn khéo tìm cách giải quyết mâu thuẫn cho chủ mình.
Honzou cho người mua sắm nhiều lễ vật rất quý mang đến nhà Kira,nói là mình thay mặt cho chủ Date đến cảm tạ những điều dạy bảo của quan thị vệ .Kira vui vẻ nhận lễ vật gồm 30 cây lụa và 50 nén vàng,tên tuỳ tùng Banmai cũng đuợc biếu một số bạc.

Vô phúc cho Asano không có được quân sư khôn khéo;món lễ vật mang
đến cho Kira cjỉ là một chiếc hộp sơn mài của nhà nghệ sĩ nổi tiếng Korin.Kira nhận lễ vật,mỉm cười khinh bỉ.
Hôm sau,Date đến trước tiên.Thầy trò Kira đón tiếp niềm nở và tỏ lời xin lỗi về thái độ bất lịch sự của mình vừa qua đồi với vị chúa đất vùng Iyo.Một lát sau Asano mới tới,bị Kira ra giọng bề trên,khiển trách nặng lời ,kết tội là vô lễ với cấp trên.Asano tái mặt,nhưng vẫn kiềm chế được cơn giận của mình.
Trong khi giảng lễ,Kira tỏ ra thiên vị ra mặt.Đối với Date,lão ta giảng rất
kỹ.Còn đối với Asano thì lão chỉ nói qua loa;không giảng những điều quan trọng trong nghi lễ để Asano phạm sai lầm và mất tín nhiệm.

Ngày tiếp đón sứ giả của Thiên Hoàng đã đến.Trong phòng khách,Kira đến gần Asano,nói nhiều điều khinh miệt.Kira ví Asano lâu nay sống trong cái lâu đài heo hút của mình như con cá chép nằm đáy giếng,tưởng
thế giới này không đâu đẹp bằng đáy giếng.Nhưng hôm nay con cá chép đó được người ta vớt hú hoạ vào chiếc gàu ném vào đám ruộng,rồi lấy làm vui sướng được ở trong một con sông rộng.Con cá ấy không biết mình phải đi đâu bỗng va phải chân cầu rồi chết.Asano là con cá chép loại đó...Kira còn sai Asno buộc lại dây giày cho mình....

Lần này thì Asano không kìm chế đuợc nữa.Ông ta rút kiếm chém vào đầu kẻ lăng nhục mình.Nhưng lưỡi kiếm chạm vào vành mão của Kira nên chỉ làm hắn bị thương nhẹ.Ông ta chém một nhát nữa vào vai thì Kira đã chồm dậy,chạy thoát.Asano đuổi theo nhưng cuối cùng bị giữ lại và đưa đến một nơi,chờ định đoạt số phận.
Vài ngày sau,Shogun cử một phái viên đến thi hành lệnh xử phạt Asano.Gọi là đặc ân,Asano không bị treo cổ mà buộc phải tự mổ bụng(Seppuku hay là Harakiri) theo danh dự võ sĩ,xứ sở do Asano cai quản bị tịch thu,đội võ sĩ dưới trướng Asano phải giải tán.

Viên quan đặc phái của hogun cho phép Asano để lại di chúc>Asano cho hai người hầu cận của mình là Kataoka và Sempei đến dặn dò trước khi chết.Asano yêu cầu họ mang con dao tự sát của mình về báo cho người đứng đầu đám vó sĩ lâu đài Akou là Oishi Kura No Suke biết cái tin chủ soái của họ đã chết.
Sau khi đưa tang chôn cất Asano ở nghãi địa Sengakuji xong,Sempei chạy một trăm hai mươi dặm đường ,suốt bốn ngày rưỡi từ Edo đến thành Akou để báo tin dữ.Trên đường chạy qua làng quê ,gặp đám tang mẹ mình và bao nhiêu người thân thuộc,anh ta chỉ kịp nghiêng mình chào linh cữu mẹ rồi tiếp tục ngay cuộc hành trình không để chậm trễ một phút.

Oishi nhận được tin chủ soái bị tử hình vì lão Kira,bèn cho triệu tập ba trăm võ sĩ lại làm lễ truy điệu rồi bàn tính việc báo thù cho chủ.
Oishi nói:"Kira vốn là một gã hèn nhát,chắc chắn là hắn sẽ đề phòng cẩn mật.Chúng ta không thể dùng sức mạnh mà phải tìm cách tóm hắn.."

Oishi ra lệnh giải tán đám võ sĩ và chỉ giữ lại 50 người để nhận mệnh lệnh trước khi mỗi người đi một ngả.Oishi cho điều tra gấp tình hình Kira ở Edo,được biết lão ta rất nhát gan sợ bị trả thù nên cho tăng cường việc bảo vệ lâu đài.Một đội hộ vệ được tổ chức dưới sự chỉ huy của bố vợ hắn.Không ai được phép vào chỗ Kira ở,nếu không phải sinh sống trong vùng hắn cai quản.Mọi người ra vào đều phải dược khám xét.

Oishi quyết định phải chờ dịp hành động và tìm cách làm tiêu tan sự ngờ vực của Kira.Oishi tập hợp những võ sĩ có tâm huyết nhất được 48 người.Ai nấy quyết tâm trả thù cho chủ soái và cùng nhau vỗ lên kiếm thề hy sinh vì chủ và giữ bí mật hành động đến phút cuối cùng.
(cont)

Kasumi
14-11-2005, 11:11 AM
Nhiều người phải tạm từ bỏ vị trí võ sĩ của mình để làm nghệ nhân,lái buôn,thợ mộc hành nghề ở Edo.Họ chờ dịp tìm cách trà trộn vào lâu đài của Kira để điều tra địa hình,địa vật bên trong.Có người tìm cách lấy con gái của người thợ kiến trúc được giao nhiệm vụ sửa sang lại lâu đài của chúa đất Kira.Nhờ vậy đám võ sĩ Oishi nắm được sơ đồ ghi tỉ mỉ tình hình chỗ ở của hắn.
Một số võ sĩ khác đi khắp nước Nhật nhưng vẫn tìm cách liên lạc với người cầm đầu của mình.Oishi từ lâu được bọn thám tử của Kira theo dõi.
Khi gặp ai muốn hỏi về mối thù của chũ cũ,anh ta đều trả lời:
"Tôi không thích chuyện võ nghệ nữa.Tôi đã bán cung kiếm rồi.Từ nay,tôi chỉ thích sống cuộc đời buôn bán yên ổn.Tôi sẽ mua một cái nhà ở Yamashino gần Kyoto.Tôi có ít tiền,sẽ cho vay nợ lãi để nuôi sống.Những ngày còn lại trong đời,tôi sẽ đi thưởng thức những cảnh đẹp thiên nhiên...."

Và Oishi đã làm như mình nói.Anh ta lao vào các thú vui ruợu chè,trai gái...Có hôm say rượu nằm queo ở góc đường phố.Đến nỗi một võ sĩ xứ Satsuma(ngày nay là Kagoshima) đi qua đã phải tức giận và nói rằng:"Mày phải nghĩ đến việc báo thù cho chủ soái của mày chứ!Đồ hèn,mày không xứng đáng với cái danh võ sĩ!"
Vợ Oishi thấy chồng ham mê đĩ điếm ,cũng khuyên răn.Nhưng anh ta nổi cơn giận dữ,đuổi vợ và hai con đi.Hôm sau,bà vợ lại trở về,dẫn đứa con lớn giao cho anh nuôi.
Cuộc sống sa đoạ của Oishi đã được bọn thám tử của Kira báo cáo về cho hắn.Lão cử tên tuỳ tùng Banmai đến Kyoto.Tên này cho một võ sĩ đến gặp Oishi để thăm dò.Oishi nói:
"Tôi đã nghĩ kỹ rồi.Chúng tôi nhất định sẽ thất bại và chúng tôi sẽ bị giết
còn nếu không thì Tướng Quân cũng sẽ xử phạt chúng tôi.Đằng nào cũng chết,nhưng tôi lại yêu đời,yêu rượu hơn>"

Lão Kira tỏ ra hí hửng khi nhận được tin báo đám chư hầu của Asano đã từ bỏ ý định báo thù.Hắn yên chí đặt lại mối quan hệ bình thường với bên ngoài,giảm bớt một nữa số quanq canh gác.

Oishi ra lệnh tập trung đồng đội của mình đến Edo hết sức bí mật.Nhưng
lúc này chỉ còn có 47 người,một người vắng mặt.Đó là Sempei.
Nguyên lúc Sempei xin phép bố lên đường đến Edo thì bố anh ta ngăn cấm,bảo rằng:"Mày không được lấy cớ đi tìm công ăn việc làm để tham gia việc trả thù cho chủ soái.Việc này chẳng lợi lộc gì mà làm hại gia đình.Tốt hơn hết là mày lấy vợ ở nhà làm ăn cho thảnh thơi."Đành phải vâng lời bố,Sempei rất lấy làm buồn.Chờ đúng ngày giỗ chủ soái Asano,anh rạch bụng tự tử.
Người con trai của Oishi là Matsu No Jou vừa mới cưới vợ hôm qua,hôm nay cũng lên đường theo cha chiến đấu.
Nhiều võ sĩ trước đây đã phải tạm giải nghệ nay trở lại cầm kiếm.Anh chủ hiệu buôn ở Osaka tên là Rihei Amano,đã lén gia đình cung cấp cho đám võ sĩ các laọi vũ khí và trung thành giữ bí mật hoạt động của họ.
Để tỏ lòng tôn kính anh,các dũng sĩ quy định với nhau lâý tên anh làm mật hiêu tập hợp.Khi người này gọi:Ama thì người khác đáp :Noya!

Oishi biết lão Kira thích uống trà.Hàng ngày lão mời năm người bạn nữa đến ngồi ở phòng trà trong lâu đài.Một người trong đám võ sĩ Oishi làm bạn với người giữ lễ nghi pha trà của Kira,báo tin tối 20 tháng giêng tới,Kira sẽ mở tiệc trà chiêu đãi một số bạn bè.Như vậy tối hôm đó hắn nhất định sẽ có mặt ở nhà.
Oishi vạch kế hoạch chiến đấu,mọi người sẵn sàng hành động và được lệnh không được sát hai đàn bà,trẻ con và những người vô tội..

Thế là ngày giờ đã định,các dũng sĩ tiến vào lâu đài như vũ bão.Bọn hộ vệ Kira lập tức xông ra chống cự.Sau một hồi kịch chiến ,có 16 tên chết và23 tên bị thương.Bỗng một đám cháy dữ dội xảy ra.Oishi dặn đồng đội trước khi rút luôi phải dập tắt đám cháy không để lan ra các nhà dân chung quanh.
Nhưng cuộc chiến đấu đã kết thúc mà vẫn không tìm thấy KIra đâu.Một người nghĩ ra cách đến giường ngủ Kira sờ thử chăn thấy còn hơi ấm nên đoán là hắn vừa chạy trốn đâu đây.
Nhìn thấy một bức tranh lụa treo cuối phòng,Jutaro đưa kiếm đâm toạc bức tranh,thì ra phía sau là khoảng trống.Bức tranh là vật nguỵ trang che giấu một lối đi
anh ta lao vào phía sau,đó là con đường dẫn đến một cái sân.Jutaro thấy một người mặc áo ngủ nấp sau đống củi.Anh tóm ngay cổ hắn,lôi ra ngoài hỏi"Tên mày là gì?" hắn run lẩy bẩy không nói.Dưới ánh đèn,lộ ra khuôn mặt một lão già khoảng
60 tuổi.
Lập tức Jutaro thổi lên hồi còi vang dậy.Như đã hẹn ước nhau từ trước .Oishi chỉ huy bộ phận sục sạo bắt Kira sẽ báo hiệu bằng tiếng còi khi tóm cổ được hắn.Vì vậy,liền sau đó các võ sĩ lao tới.Oishi hỏi:
"Đúng là Akira rồi.Trên trán hắn còn vết sẹo vì thanh kiếm của Asano chém hụt
năm trước.Không còn nghi ngờ gì nữa!"
Oishi quỳ trước mặt hắn và nói với một giọng nghiêm trang:
"Ta nghiêng mình trước tuổi tác và chức vụ của ngươi.Nhưng ngươi đã hiểu vì sao chúng ta đến đây.Chúng ta vinh dự được là chư hầu của chủ soái Asano tôn kính,đến trả thù cho chủ ta.Bây giờ chúng ta yêu cầu nguơi hãy tự nhận lấy hình phạt Harakiri như chủ soái chúng ta đã chịu"
Lão già nhìn quanh quẩn rồi vung lên định chạy thoát nhưng Oishi đã kịp đâm vào cổ họng của hắn bằng con dao mà Asano trước đây dùng để tự rạch bụng mình.Jutaro rút kiếm ra chặt đầu lão già.

Sáng hôm sau,47 võ sĩ đi thành một đoàn ,dẫn đầu là Oishi tay cầm con dao của Asano tay xách thủ cấp của Kira.Họ kéo qua phố Edo,đến nghĩa địa Sengakuji,nơi đã an táng chủ soái của họ.Nhân dân địa phương đứng hai bên đường khi biết rõ lý do chiến đấu của đoàn dũng sĩ,đều vỗ tay hoan nghênh.Hoàng tử Sendai mời họ dừng chân lại để giải khát.Tu viện trưởng đền Sengakuji đưa họ đến tận mộ Asano.

Oishi xuống giếng đền,rửa sạch thủ cấp Kira trước khi làm lễ tế chủ soái.(Theo tục lệ,kẻ dưới phải tinh khiết khi đứng trước cấp trên;Kira bây giờ là cấp dưới của Asano)
Oishi đốt hương,khấn vái trước mộ Asano.Đoạn anh ta yêu cầu tu viện trưởng,sau khi họ chết,hãy vui lòng chôn giúp tất cả bọn họ bên cạnh mộ chủ soái.Bởi vì họ biết trước,sau việc này Shogun sẽ hạ lệnh xử phạt họ.

Nhưng ở nghãi địa này ,cạnh mộ Asano và 47 ngôi mộ nhỏ,về sau còn có thêm ngôi mộ thứ 48.Đó là mộ của võ sĩ xứ Satsuma,người đã hiểu lầm và có lần sỉ nhục Oishi một cách oan uổng.Ân hận với cử chỉ của mình,võ sĩ này đến ngồi bên mộ Oishi tự rạch bụng mình.

Câu chuyện 47 võ sĩ đã trở thành câu chuyện lịch sử anh hùng trong nhân dân Nhật Bản.Nội dung câu chuyện được lấy làm đề tài cho nhiều vở bi kịch và tiểu thuyết.Nghĩa địa đền Sengakuji ngày nay vẫn còn được nhân dân đến thăm viếng với những di tích:giếng rửa đầu Kira,mộ Asano và 48 tấm bia đá.

(Sưu tầm)

PUCK
10-12-2005, 01:29 AM
TRUYỀN THỐNG VÕ SĨ ĐẠO
Trở về thời xa xưa, khi mà gạo được xem là lương thực chủ yếu trên những hòn đảo ở phía đông châu Á, khoảng 5000 năm trước. Người ta đã bắt đầu sinh sống bằng nghề nông qua trồng trọt, săn bắn, nuôi gia súc, từng bước làm chủ đất đai, vườn tược. Tập họp lại thành nhóm, con người lập nên những cộng đồng để chia sẻ, trao đổi, và tự bảo vệ lẫn nhau, chống lại những áp lực bên ngoài. Theo sự phát triển của cuộc sống, việc bảo vệ lãnh thổ, đất đai đã là chuyện tất yếu và chiến tranh trở thành mối đe doạ khủng khiếp mà con người phải gánh chịu.

Kẻ mạnh bao giờ cũng được tôn sùng bởi kẻ yếu, nhờ chiến đấu giỏi họ bảo vệ được quyền lợi của kẻ yếu. Những biệt tài đó nâng kẻ mạnh thành người hùng, thành những chiến sĩ, kiếm sĩ lỗi lạc. Phát triển từ thế kỷ thứ 3 cho đến thế kỷ thứ 12, võ sĩ đạo bắt đầu hình thành, lớn mạnh trong xã hội Nhật và đến triều đại Tokugawa (1603-1867) đã đóng một vai trò quan trọng dưới trướng hai thế lực lớn ở Nhật là Taira và Minamoto. Để có được lực lượng tuỳ tùng giỏi, các lãnh chúa đã tổ chức những kiếm sĩ, những võ sĩ đạo xuất sắc thành một đạo quân được gọi là shogun. Trong tiếng Nhật, ý nghĩa của Samurai gần như có liên hệ đến từ “phục vụ“, nghĩa là người võ sĩ đạo là người phục vụ, phục tùng các lãnh chúa (daimyo).

Theo lịch sử Nhật thì hầu hết các cuộc tranh quyền đoạt vị của các lãnh chúa daimyo đều bắt nguồn từ tranh chấp về lãnh thổ. Võ sĩ đạo Nhật đã được huấn luyện đặc biệt về quân sự để giúp các lãnh chúa trông coi nhiều vùng đất rộng, đông dân. Bên cạnh đó có những võ sĩ đạo không trực thuộc một đạo quân nào cả gọi là ronin, tức những võ sĩ đạo không có người lãnh đạo, không có lãnh chúa hoặc người cầm đầu. Điều này có thể xảy ra khi lãnh chúa của họ qua đời, những người ronin trung thành, không còn ai phục vụ sau đó trở về làm ruộng, đi tu, hoặc đánh thuê giết mướn hay trở thành kẻ cướp, côn đồ.

http://i21.photobucket.com/albums/b288/W_keichan/samurai_pic1.jpg
Người võ sĩ đạo có nhiều đặc quyền, họ được phép mang hai thanh kiếm khác nhau ở bên trái, một dài (katana hoặc tachi) một ngắn (wakisashi) và có thể thêm một con dao nhỏ được gọi là tanto, thông thường dùng để mổ bụng tự sát (hara-kiri hoặc seppuki). Tất cả những vũ khí này đã được sử dụng vào cuối thời Kamakura (1185-1333), trước đó cung tên là vũ khí chính. Người dân bình thường không được phép mang các loại vũ khí đó và có thể bị chém nếu có ý định chống đối võ sĩ đạo.

Về trang phục, giới võ sĩ đạo cũng khác. Thường thì họ mặc kimono. Ở giữa thế kỷ thứ 12 và 17 dưới triều đại Edo, bộ 2 mảnh hitatare rất phổ biến mà chúng ta thường thấy trong nhiều bộ phim như Kagemusha, Ran, Throne of Blood, Heaven and Earth... Bên cạnh đó, trên ngực áo của họ còn có mang phù hiệu tương tự như cờ xí của đạo quân shogun mà họ trực thuộc. Sau một thời gian, hitatare mở đường cho bộ kamishimo mà các võ sĩ đạo hay mặc bên ngoài chiếc kimono của mình, phần trên được gọi là kataginu tương tự như một chiếc áo khoác ngoài, phần dưới gọi là hakama, hai ống quần rộng rãi và thoải mái hơn.

Kiểu tóc của võ sĩ đạo có truyền thống theo lãnh chúa. Người Nhật vẫn có thói quen buộc một chùm tóc ở ngay trên đỉnh đầu, có lẽ ảnh hưởng từ Trung Quốc dưới triều Asuka-Nara và Heian. Kiểu Mitsu-ori, futatsu-yori cũng là những kiểu tóc rất phổ thông ở thế kỷ thứ 16. Kiểu cạo đầu ở trước trán cũng là thời trang của những năm đầu triều đại Edo, rất được các võ sĩ đạo hưởng ứng. Kiểu tóc này phù hợp với các võ sĩ đạo khi mang eboshi, được làm bằng vải đen và được buộc bằng những tua chỉ gấm. Qua kiểu ăn mặc này người chung quanh có thể nhận ra ai là võ sĩ đạo. Ngoài eboshi dùng trong những lúc bình thường, người võ sĩ đạo trong thời chiến còn được trang bị áo giáp (kikou) rất nặng nề (như Tom Cruise trong bộ phim The Last Samurai), khác biệt tuỳ theo cấp bậc trong giới võ sĩ đạo. Những loại áo giáp chiến đấu và những chiếc mũ (kabuto), mặt nạ (mempo) được làm bằng tre, vải, da, và kim loại đặc biệt để che chở toàn thân

http://i21.photobucket.com/albums/b288/W_keichan/samurai_pic2.jpg
Cuối thế kỷ thứ 15, đạo quân Ashikaga mất quyền kiểm soát lãnh thổ, các lãnh chúa tranh chấp liên miên và nội chiến kéo dài gần 100 năm. Khi Toyotomi Hideyoshi cuối cùng thống nhất được lãnh thổ, ông đã đưa ra một loạt những thay đổi mới cho võ sĩ đạo. Ông tổ chức cho người võ sĩ đạo có một cuộc sống ổn định hơn trong những dinh thự, lâu đài (tenshu), từ đó họ có thể tự quản lý và phòng chống kẻ thù từ bên ngoài. Đây là bước chuyển biến căn bản thay đổi võ sĩ đạo thành đội ngũ quân sự chuyên nghiệp. Để thực hiện công việc đó, Toyotomi Hideyoshi đã áp dụng phương pháp đánh thuế trên lúa gạo nhằm xác định cấp bậc võ sĩ đạo để quản lý và phát triển.

Những nguyên tắc bao gồm qui luật, lời tâm niệm và phong cách của người kiếm sĩ, võ sĩ đạo được gọi là bushido (Luật chiến binh). Điểm chủ yếu là trung thành với lãnh chúa daimyo, tự quản, nói thật và không bộc lộ tình cảm của mình cho người khác biết. Mỗi một đạo quân shogun đều có nguyên tắc danh dự và hành xử riêng của mình, chẳng hạn trong thời Chosokabe Motochika (khoảng 1596), người võ sĩ đạo say sưa quá độ, làm ảnh hưởng đến người khác có thể bị chém đầu. Hoặc thời Takeda Shingen (1547), lấy vợ lấy chồng ngoài lãnh thổ cai trị của lãnh chúa là cấm kỵ.

Hầu hết những nguyên tắc của người võ sĩ đạo đều dựa trên căn bản triết lý của đạo Khổng, đạo Phật và Thần đạo. Sau khi triều đại Meiji phục hưng (Minh hoàng Thiên trị, 1868-1912), những nguyên tắc của người võ sĩ đạo được duy trì và rèn luyện trong quân đội Nhật hoàng cho đến năm 1945. Ảnh hưởng này đã khống chế nhiều binh sĩ Nhật. Áp dụng nguyên tắc của người võ sĩ đạo trong Thế Chiến thứ II, không phản bội Tổ quốc, trung thành với Nhật hoàng nên họ đã tự sát trong danh dự để không bị bắt, đầu hàng hoặc trở thành tù nhân

Cái chết đối với người võ sĩ đạo nhẹ như bông, nhưng chết trong danh dự hay chết trong ô nhục mới là vấn đề then chốt. Seppuku là một hình thức tự sát được xem là danh dự, đây là một phần truyền thống võ sĩ đạo, một phần mà những kiếm sĩ không thể từ chối. Hara-kiri cũng là một hình thức tự sát tương tự, đúng nghĩa của nó là mổ bụng.

Seppuku được tiến hành ở ngoài chiến trường, bằng một nghi lễ đặc biệt, tất cả mọi người đều có thể tham dự và chứng kiến. Một khi người võ sĩ đạo đã tự mổ bụng mình, liền tiếp theo đó là đầu rơi. Chết như vậy đối với các võ sĩ đạo là một vinh quang, họ chết vì lãnh chúa để chứng minh lòng trung thành với chủ.

Truyền thống này sau đó đã không được các quan cao cấp trong nhiều triều đại của Nhật ủng hộ. Kể từ năm 1603, và một lần nữa vào năm 1663 thực hiện Seppuku đã bị cấm. Tuy vậy, hiện tượng tự sát vẫn không dứt hẳn…

Ý nghĩ tự sát trong danh dự là cách giải thoát lý tưởng của nhiều người Nhật trong xã hội hiện đại. Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có nhiều vụ tự sát. Họ tự sát có thể vì thất bại công việc làm ăn trên thương trường hoặc chỉ vì thi rớt.

PUCK
10-12-2005, 01:34 AM
http://i21.photobucket.com/albums/b288/W_keichan/samurai_pic3.jpg
Trong triều đại Edo và Tokugawa (1600-1867) nước Nhật sống trong cảnh thanh bình. Tokugawa Ieyasu chọn Edo làm bộ tổng chỉ huy (bakufu) của đạo quân shogun. Đến đầu thế kỷ thứ 19 thì triều đại Tokugawa đình đốn và suy sập, hệ thống võ sĩ đạo yếu đuối. Tàu nước ngoài đổ bộ, giao thương và du nhập văn hoá phương Tây đã trở thành mối lo ngại của triều đình Tokugawa. Thất bại trước người nước ngoài và bất lực trong việc phát triển đất nước, Hoàng đế Keiki từ chức, đạo quân samurai cuối cùng tan rã. Meiji Mutsuhito lên ngôi nắm tất cả quyền lực. Năm 1871 giới võ sĩ đạo hoàn toàn bị bãi bỏ. Các lãnh chúa daimyo mất hết quyền hành và khả năng kiểm soát nên đã giao lại lãnh thổ cho Thiên hoàng. Meiji thống nhất đất nước mặt trời, đặt Edo làm thủ đô, bây giờ gọi là Tokyo.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa chấm dứt. Các võ sĩ đạo nhóm lại dưới sự lãnh đạo của Saigo Takamori (1827-1877), một nhân vật đầy quyền lực ở miền nam bán đảo Kyushu có tham vọng phục hồi lại triều đại cũ cùng đạo quân Tokugawa.

Tiếc thay, chỉ khoảng 9 năm sau - năm1877 - cuộc chiến xảy ra, Saigo Takamori, lãnh tụ đạo quân phiến loạn Satsuma đã hoàn toàn thất trận trước lực lượng quân đội hiện đại của Nhật hoàng. Hơn 40 ngàn võ sĩ đạo đã bị đẩy lui bởi 60 ngàn lính của Thiên hoàng. Một cuộc hỗn chiến đẫm máu. Cuối cùng Saigo Takamori đã bị thương và phải tự sát theo truyền thống võ sĩ đạo. Dù Nhật hoàng đã chiến thắng vang dội, Saigo Takamori vẫn được xem là người anh hùng có tinh thần và truyền thống võ sĩ đạo bất khuất. Ngày nay tại Nhật Bản, tuy võ sĩ đạo không còn vai trò chủ đạo trong xã hội nhưng nó vẫn sáng ngời và hiện diện như một niềm tin kiêu hãnh trong những gia đình còn mang đậm phong cách truyền thống Nhật.
(vanime.com)