PDA

View Full Version : Non-Vietnamese Manga for download



Acmagiro
16-06-2007, 10:30 PM
Cho dù muốn hay không thì cũng phải thừa nhận rằng Manga là một trong những đại diện của văn hóa Nhật Bản hiện đai. Hàng triệu người bất kể tuổi tác giới tính đều hăng say đọc Manga hàng ngày, trên đường đến sở, sau giờ làm việc....
Topic này giới thiệu một số bộ Manga nổi tiếng, và không có tiếng Việt.


1. Rurounin Kenshin-Meiji Kenkyaku Romantan

Tác giả: Watsuki Nobuhiro
Ngôn ngữ : tiếng Nhật




Hẳn là bạn đọc Việt Nam không còn xa lạ với bộ Manga này khi nó đã từng gây sóng gió ở Việt Nam chừng năm năm về trước. Bối cảnh là những câu chuyện xoay quanh kiếm khách giang hồ Himura Battousai đã đổi danh tánh sống đời thường dân vào đầu thời Meiji. Câu chuyện là một bảng anh hùng ca về lý tưởng của người võ sĩ Samurai, sống cương trực, theo đuổi lý tưởng đến tận cùng và sống quân tử, ngay cả khi thời đại hoàng kim của mình đã qua đi, nhường chỗ cho một tầng lớp khác, có ích hơn cho dân tộc, cho xã hội.
Nhật Bản thời phong kiến, tầng lớp Samurai được ban cho những đặc quyền đặc lợi ghê gớm, kể cả việc tự do chém chết dân thường nếu vô lễ (Kirisute Gomen). Nhưng minh quân Meiji đã thực hiện một cuộc cải cách vĩ đại nhất trong lịch sử Nhật Bản: kéo đất nước ra khỏi sự trì trệ, đưa nước Nhật lên hàng cường quốc năm châu. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của chế độ võ gia tồn tại hàng ngàn năm ở đất nước này. Võ sĩ bị mất hết đặc quyền đặc lợi, trở thành dân đen, thậm chí cuộc sống còn nguy khó hơn bởi họ chưa từng quen với việc lao động, mua bán. Vậy tầng lớp này sẽ sinh tồn ra sao? Danh dự của người võ sĩ chưa bao giờ bị lung lay như thế này. Đây là thời kỳ động loạn đáng nói nhất trong lịch sử đất nước này.


Vol 1: Hitokiri Battousai

Download here:

http://www.mediafire.com/?8zmjxcmlyum

Lang bang đôi điều : Rurouni có lẽ là danh từ ghép của Rurou (phiêu lãng) và Rounin (kiếm khách giang hồ), một từ không hề có trong tiếng Nhật. Đây là danh từ do chính tác giả đặt ra.

Hitokiri là danh từ được sử dụng nhiều vào cuối thời Edo (Bakumatsu) chỉ hạng kiếm sĩ làm thích khách. Đây là thời kỳ động loạn nhất trong lịch sử, những vụ ám sát diễn ra hàng ngày như cơm bữa giữa các thế lực: phò Mạc Phủ Tokugawa ở Edo (Phe Sabaku), đánh đổ Mạc Phủ khôi phục quyền lực của Thiên Hoàng (Sonnou Toubaku), đánh đuổi người phương Tây phò tá Thiên Hoàng (Sonnou Joui) và phái theo Tây học (Rangaku). Thời đó có bốn Hitokiri nổi danh (Shidai Bakumatsu Hitokiri) là Kawagami Gensai người phiên Higo, Nakamura Hanjirou người phiên Satsuma, Okada Izou phiên Tosa và Tanaka Shibei phiên Satsuma.
Cả bốn nhân vật này đều theo chí hướng lật đổ sự cai trị của Mạc Phủ.


Nhân vật chính của bộ Manga là Himura Kenshin, ngày xưa là Himura Battousai, một nhân vật không tưởng mà tác giả xây dựng từ hình mẫu của Hitokiri Kawagami Gensai. Bề ngoài Gensai là người mảnh dẻ thư sinh nhưng lại là thích khách lợi hại nhất trong số bốn Hitokiri. Trong lịch sử, Gensai tự học và hội đắc kiếm pháp Battou, lập ra phái Shiranui Ryu. Battou là thuật dụng kiếm chỉ có duy nhất trong kiếm thuật Nhật Bản, sử dụng kiếm khi còn tra vào vỏ và rút ra với tốc độ thần tốc, xuất kỳ bất ý đánh ra khiến đối phương không phòng bị được. Lối đánh này thuộc loại nhất kích tất thắng, nếu một chiêu đánh ra không hạ được đối phương thì tính mạng của mình coi như bỏ ngõ. Thuật Battou còn có những tên gọi khác như Iai Jutsu, Iainuki và ngày nay được nâng lên hàng "đạo" cho "có vẻ trí thức". Thuật Battou này không rõ ra đời từ khi nào, nhưng người ta nói Hayashizaki Shinsuke Shigenobu là người đầu tiên hệ thống và phát triển kỹ thuật này vào những năm Tenshou, Kigen.
Lưu phái của Kenshin cũng là một phái sử dụng thuật rút kiếm nhanh nhất kích tất thắng, nhưng lại là một phái không có thật, Hiten Mitsurugi Ryu. Đây là phái kiếm lấy một chọi với số đông chỉ với một đòn thần tốc duy nhất.

Nhân vật thứ hai, Kamiya Kaoru có lẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhân vật nữ trong tiểu thuyết (Chiba Sanako, người yêu của Sakamoto Ryouma trong trường thiên tiểu thuyết "Ryouma ga Yuku" của ShibaRyou Tarou hay Sasaki Mifuyu no Rin trong trường thiên "Kenkyaku Shoubai" của nhà văn Ikenami Shoutarou). Phái kiếm của nhân vật này là Kasshin Ryu, cũng là một phái không có thật.
Xuyên suốt bộ Manga này người đọc thường gặp phải hai khái niệm : Satsujin Ken (Sát nhân kiếm) và Katsujin Ken (Hoạt nhân kiếm). Đây là hai khái niệm được đề ra thời Chiến Quốc, thể hiện nhân sinh quan, triết lý về kiếm và kiếm thuật của giới võ sĩ. Satsujin Ken được hiểu như một loại quỷ kiếm, chuyên lấy đi mạng sống của con người thì Katsujin Ken là thánh kiếm, che chở sinh mạng. Nhất kiếm vạn sinh nhất đao vạn sát cũng là từ ý đó.


Nhân vật chính thứ ba là Sagara Sanosuke được xây dựng từ mẫu Harada Sanosuke, một nhân vật có thực và là đội sĩ của Shinsengumi cuối nhà Mạc. Khi viết về Shinsengumi thì không thể không nhắc tới nhân vật này. Kiếm pháp của Harada cũng khiến đội trưởng Kondo Isami cũng phải nể sợ. Qua những bộ tiểu thuyết như "Moeyo, Ken" , "Shinsengumi Keppuroku" (Shibaryou Tarou) và "Bakumatsu Shinsengumi" (Ikenami Shoutarou) , hình tượng Harada Sanosuke luôn lôi cuốn được một lượng lớn đọc giả, và nhân vật Sagara Sanosuke trong Manga này cũng vậy.

Acmagiro
22-06-2007, 09:46 PM
Vol 2: Futari no Hitokiri

Download here:

http://www.mediafire.com/?camzjzzkeon


Lang bang:

Trong tập này có nhắc đến nhân vật Sagara Souzou, một hình ảnh luôn không bao giờ phai trong tâm trí của Sanosuke. Sagara này là nhân vật thực trong lịch sử với phái "Sekihou tai" (Xích Báo đội).
Sekihou tai là một đội trong quân bách tính của hai phiên Satsuma và Choushu (quan quân) trong phong trào Ousei Fukko (Vương chính phục cổ: phong trào lật đổ Mạc Phủ trả lại quyền lực cho Thiên Hoàng)được cấu thành vào cuối thời Edo.
Sekihou tai được thành lập ngày 8-1-1868 (năm Keiou 4) tại chùa Kongou Rinji dưới dự bảo trợ của Saigou Takamori phiên Satsuma và quý tộc Itakura Tomomi. Đội trưởng là Sagara Souzou, minh chủ là Ayanokouji Toshizane và Shigeno Ikihimisa. Tên của đội có nghĩa là "lấy tấm lòng son đỏ báo ơn nước".

Đội trưởng Sagara Souzou là lãng sĩ của phiên Satsuma đã có nhiều hành động khiêu khích và khủng bố đối với Mạc Phủ và là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến năm Mậu Thân ở Tobanoin, Fushimi.
Sekihou tai được tân chính phủ (chính phủ Minh Trị) cho phép tuyên truyền giảm nửa thuế trong dân chúng, đến vùng Shinshu kêu gọi khởi nghĩa lật đổ Mạc Phủ. Tuy nhiên tân chính phủ không cấp ấn chứng quan quân cho Sekihou tai và tình hình kinh tế lúc đó đang khốn khó, không thể cho giảm nửa thuế được nên ngấm ngầm tiêu diệt phong trào này. Tân chính phủ cho rằng chuyện giảm thuế chỉ là do bọn Sougara tung tin làm càn, Sekihou tai là đội quân quan giả mạo nên đã xử tử Souzou vào ngày 3-3 tại Shimosuwa, tỉnh Nagano.
Sau đó có tin đồn tân chính phủ đã vứt bỏ Sekihou tai, cũng có tin cho rằng những đội 2 của Sekihou tai theo chính phủ trở về Kyouto, đội 3 gây ra nhiều hành vi cướp bóc nên nhiều đội viên bị xử tử tại Kuwana.
Cháu của Souzou là Kimura Kametarou cùng các đội viên khác sau này được hồi phục danh dự, nhưng không phải đội viên nào cũng được.

Trong tập này có sự xuất hiện của nhân vật Udou JinEi, một Hitokiri từng làm việc cho Shinsengumi nhưng không vì chủ nghĩa hay lý tưởng gì mà chỉ lấy việc giết người làm vui. Sau vì lạm sát mà bị khai trừ khỏi Shinsengumi, gia nhập quân tân chính phủ để trả thù.

Tác giả xây dựng nhân vật Udou này với ngoại hình của Gambit trong X-men, hình mẫu là Okada Izou, một trong tứ đại Hitokiri cuối thời Edo. Hitokiri Izou được nhiều người biết đến qua truyện ngắn "Hitokiri Izou" của Shiba Ryou Tarou. Izou người phiên Satsuma, mù hai mắt, không theo học ai mà tự luyện kiếm pháp rất lợi hại. Sau theo Hanpeita Takechi thuộc phe Cần Vương, chuyên ám sát những người chống đối.

Phái kiếm Nikaidou Ryu của JinEi cũng là một phái có thật, những chiêu thức của hắn sử dụng cũng là chiêu thức có thật (Về Haishatou thì không nghe nói). Khai tổ phái này là Nikaidou Yukimura, người xứ Dewa thời Kamakura. Yukimura truyền kiếm pháp cho con Yukiyoshi rồi cháu là Yoshikata. Yoshikata sau chuyển đến sống ở Minou rồi truyền thụ kiếm pháp cho một hào sĩ là Matsuyama Mondo.

Matsuyama Mondo này là người phát triển phái Nikaidou Ryu lên một bậc với Nikaidou Heihou (Heihou: Bình Pháp). Sơ truyền của Nikaidou Heihou là thế kiếm chữ "nhất", trung truyền là thế kiếm chữ "bát" và cực ý là chiêu kiếm chữ "thập". Ba chữ này hợp lại thành chữ "bình" trong Hán tự. Cái tên "Bình pháp" ra đời từ đây.
Lại có thuyết nói rằng chữ Heihou ban đầu là "Binh pháp" (binh pháp thời đó mang nghĩa võ nghệ, kiếm pháp), sau chuyển sang thời hòa bình nên không còn hợp nữa mà được chuyển thành "Bình pháp".
Tuyệt chiêu cực ý của phái Nikaidou Ryu mà Hitokiri JinEi sử dụng, Shin no Ippou cũng là một chiêu thức có thật của phái này.
Người trúng chiêu này toàn thân nặng nề như bị trói, không cử động được. Theo góc nhìn của khoa học hiện đại thì đây là một dạng thôi miên nhất thời.

Trong truyện ngắn "Kyou no Kenkyaku", Shiba Ryou Tarou cũng dẫn ra họ Yoshioka ở Kyouto cũng dùng phép "Chỉ quán" để tu luyện "khí" để áp đảo đối phương, gây ngạt thở, tinh thần không còn tự chủ và những hiệu quả tương tự.

snow_ice
29-07-2007, 11:27 AM
Hình như Acmagiro có chút nhầm lẫn thì phải .Truyện Rurouni Kenshin đã ra bản Tiếng Việt ở Việt Nam từ lâu rồi cơ mà?!

Cốm
29-07-2007, 11:50 PM
oa, dù sao cũng phải cám ơn sự chăm chỉ của bạn! :D arigatou!
Bạn có bộ whistle ko? Nếu có thì up lên nhé! :D