PDA

View Full Version : Nhật Bản - điểm nóng về “săn” tin mật



Kasumi
07-07-2007, 07:09 PM
Nhật Bản đề cao chiến lược thu gom những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhất trên thế giới. Hoạt động gián điệp kinh tế của Nhật đạt tới trình độ đáng gờm, khiến không ít quốc gia khác, trong đó có cả Hoa Kỳ phải lo ngại…

160.000 trang tài liệu mật


http://img297.imageshack.us/img297/3605/images192840gdnhatcc9.jpg (http://imageshack.us)
Bài phỏng vấn Chủ tịch Fujitsu Taiyu Kobayashi trong vụ IBM-Hitachi.

Các điệp viên của Nhật Bản đã tiếp cận một nhà nghiên cứu làm việc cho hãng bán dẫn Fairchild ở thung lũng Silicon để đánh cắp các kế hoạch và bí mật về chương trình phát triển máy tính. Người ta cho rằng có đến 160.000 trang tài liệu mật đã được tuồn cho các tập đoàn Nhật Bản đang cạnh tranh với Fairchild.

Ngay từ năm 1972, Quốc hội Nhật Bản đã thành lập hội đồng chỉ đạo các hoạt động tình báo nằm dưới sự giám sát của Bộ Công nghiệp và Thương mại. Đây chính là cơ quan đã từng hỗ trợ hàng ngàn doanh nhân Nhật Bản tỏa đi khắp thế giới nhằm thu thập những thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài.

Vào cuối thập niên 1980, CIA cáo buộc hơn ¾ nhân lực tình báo Nhật Bản nhắm mục tiêu tìm kiếm những bí mật thương mại và công nghệ từ Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Rất nhiều thông tin có được là nhờ vào tài xoay xở của các doanh nghiệp mà chủ chốt là nhóm 9 công ty thương mại hàng đầu Nhật Bản, còn gọi là Sogo Shosha, trong đó có hai tên tuổi lẫy lừng là tập đoàn Mitsubishi và Sumitomo.

Vào những năm 1990, nhóm đóng góp tới 30% tổng sản phẩm quốc gia của Nhật Bản, có mạng lưới 2.200 văn phòng trên khắp thế giới. Ước tính mỗi ngày, 60.000 nhân viên của họ gởi tổng cộâng khoảng 10.000 trang báo cáo những tin tức thu nhặt được về tình hình kinh tế, chính quyền, các công ty ở nước sở tại và cứ gởi đều đặn như một phần trong công việc thường ngày, “chẳng có gì mà ầm ĩ”.

Có thể nói hoạt động tình báo kinh tế của Nhật Bản rất hiệu quả và được thế giới đánh giá cao nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp để tập hợp, sử dụng thông tin vào việc xác định những ngành công nghiệp có tiềm năng cao và coi đó là chiến lược quốc gia. Trong quá khứ, những ngành được ưu tiên là công nghiệp xe hơi, đóng tàu, thép và điện tử gia dụng; hiện nay là ngành bán dẫn và công nghệ sinh học.

Vụ bê bối IBM-Hitachi

Tháng 3-2007, nhật báo của Liên hiệp Không lực (Hoa Kỳ) cho đăng tải bài viết nhan đề “Gián điệp -chuyện dài nhiều tập” khẳng định hoạt động gián điệp đang thịnh hành hơn bao giờ hết. Tác giả bài báo cung cấp nhiều trường hợp “nóng hổi” cho thấy các tổ chức nước ngoài có thể thu thập thông tin từ các công ty và trung tâm nghiên cứu ở Hoa Kỳ một cách không mấy khó khăn.

Trong số đó, Nhật Bản và các doanh nghiệp nước này bị coi là những đối tượng đáng gờm nhất. Có thể nói mối quan hệ công việc khăng khít giữa các doanh nghiệp Nhật Bản và chính phủ nước này được thể hiện khá rõ trong vụ tai tiếng nổi đình nổi đám IBM-Hitachi (còn gọi là vụ JAPSCAM). Năm 1981, Hitachi săn được một bộ gần như hoàn chỉnh tài liệu IBM Adirondack Workbooks chứa đựng những bí mật công nghệ thuộc dạng lưu hành nội bộ từ một cựu nhân viên IBM.

Vụ việc gây chấn động buộc bộ phận phản gián của IBM phải cầu cứu Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, dẫn đến cuộc bắt bớ một loạt nhân viên IBM. Sau đó, trong bài trả lời phỏng vấn trên nguyệt san Bungei Shunju năm 1982, Chủ tịch Fujitsu Taiyu Kobayashi đã mô tả khá chi tiết cách thức Fujitsu thu lượm tin tức của IBM.

Trong lúc chê trách Hitachi hoạt động gián điệp lộ liễu, ông chủ tịch đã giảng giải phương pháp công ty của ông sử dụng là đi đường vòng nhằm tránh bị phát hiện và truy tố. Năm 1983, tờ Washington Post dự tính đăng lại toàn bộ bài phỏng vấn Kobayashi trong số tháng 1. Tuy nhiên, Fujitsu biết được kế hoạch này và đã gây áp lực buộc Bungei Shunju hủy bỏ thỏa thuận.

Xe Toyota nhái xe Ferrari?

Mới đây, lại thêm một vụ ầm ĩ khác liên quan đến doanh nghiệp Nhật Bản. Hôm 24-4-2007, Tòa án Modena (Italia) kết tội 2 cựu kỹ sư của Ferrari là Mauro Iacconi và Angelo Santini đã đánh cắp bí mật của Ferrari rồi chuyển cho Toyota. Theo đó, Santini bị phạt 9 tháng tù vì làm gián điệp công nghiệp, Iacconi sẽ phải ngồi tù 16 tháng vì tiếp nhận thông tin từ Santini rồi chuyển cho Toyota. Cả hai cho biết sẽ kháng cáo.

Vụ việc dấy lên vào mùa đua năm 2003 khi xe của Toyota bị cáo buộc đã nhái thiết kế của Ferrari. Santini làm cho Ferrari từ năm 1995 và sang Toyota đầu năm 2002. Khi đó, hãng xe Nhật Bản đang có kế hoạch sử dụng hầm gió (tạo sự đối lưu không khí để kiểm tra bộ chế hòa khí của xe) mang tên Aerolab tại Sant’Agata, Bologna, cách trụ sở Ferrari một con đường và Toyota đã thuê mướn khá nhiều cựu kỹ sư Ferrari. Công trình bắt đầu năm 2002, hoàn thành vào tháng 1-2005.

Hiện tại, hầm gió ở Bologna do hãng Spyker (Hà Lan) sử dụng sau khi Toyota xây hầm thứ hai ở Cologne, Đức. Ferrari nghi ngờ thông tin khí động học của mình đã bị các cựu nhân viên đánh cắp từ căn cứ Maranello rồi chuyển cho Toyota nên đã đệ đơn kiện. Các cuộc điều tra của cảnh sát ở cả Italia và Đức cho thấy Ferrari kiện đúng nên vụ việc được chuyển sang tòa án vào năm 2006.

Công tố Cologne đã cáo buộc cựu đội trưởng Ove Andersson, giám đốc thiết kế Gustav Brunner và đội trưởng khí động học Rene Hilhorst của Toyota có liên quan. Tuy nhiên, những người này chưa bị kết tội do tòa án Đức quyết định chờ đến khi các phiên tòa ở Italia kết thúc. Các điều tra viên của Đức sẽ tiếp tục theo dõi nhiều nhân vật cấp cao khác của Toyota.

Bảo Trúc
(Tổng hợp từ Cambridge, NTC, Time, KBS…)
SGGP