PDA

View Full Version : Nhật Bản: Bảo tồn thể thao cổ truyền



Kasumi
02-08-2007, 03:56 PM
http://img487.imageshack.us/img487/8978/16kerami671px3.jpg (http://imageshack.us)

Kerami là một thể loại bóng đá cổ xưa từng thịnh hành tại xứ sở hoa anh đào hàng trăm năm trước, đặc biệt dành cho giới thượng lưu tại thành phố Kyoto. Trò chơi này được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng năm 600 sau Công nguyên từ Trung Quốc.

Ngôi đền Shiramine nằm ở trung tâm cố đô Kyoto là nơi cầu nguyện của những cầu thủ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của môn bóng đá tại Nhật Bản.

Mới đây, ngôi đền này như thường lệ mỗi năm 2 lần, đã tổ chức một cuộc giao đấu đá bóng Kemari, một loại bóng đá cổ xưa của Nhật Bản, để vinh danh thần Seidai-Myojin, đấng được tôn sùng là thần thể thao, đặc biệt cho môn bóng đá.

Bãi đất trống của ngôi đền cũng là sân luyện tập hàng tuần cho các thành viên của Hiệp hội Bảo tồn môn đá bóng Kerami tại địa phương.

Kerami là một thể loại bóng đá cổ xưa từng thịnh hành tại xứ sở hoa anh đào hàng trăm năm trước, đặc biệt dành cho giới thượng lưu tại thành phố Kyoto. Trò chơi này được du nhập vào Nhật Bản vào khoảng năm 600 sau Công nguyên từ Trung Quốc.

Còn tại Trung Quốc, môn thể thao này được gọi là Cuju, thường được sử dụng để tập luyện thể lực và chiến lược cho binh sĩ tác chiến, và sau đó đã được giới thượng lưu Nhật Bản cải tiến thành môn thể thao.

Thiền sư Shigeyuki Kitamura, phương trượng của ngôi đền Shiramine nói rằng, đối với môn đá bóng Kemari, cầu thủ làm rớt trái bóng không có lỗi, mà người có lỗi chính là cầu thủ đã chuyền trái bóng quá tồi.

Những cầu thủ trong môn thể thao này mặc những bộ đồ truyền thống và mang giày da để đá một quả bóng tròn làm bằng da nai, được đổ đầy những hạt lúa mạch, tìm cách lùa trái bóng vào gôn làm bằng 4 gốc cây có độ cao giới hạn ở chung quanh cầu trường nhỏ được gọi là kakari.

Theo lối chơi cũ, không có đội thắng hoặc đội thua, mà chỉ nhắm vào việc tranh đua với nhau để thực tập sự hợp tác trong tinh thần đồng đội. Các cầu thủ, kể cả những cầu thủ trẻ tuổi nhất, đều thú nhận là nó không dễ chút nào.

Cậu Takara Ishida 7 tuổi, một cầu thủ của Kemari cho rằng, nó khó hơn đá bóng, vì đá bóng còn được dùng 2 chân, có thể cong đầu gối hoặc làm rớt bóng xuống đất, nhưng nếu chơi Kemari, cầu thủ không được làm rớt bóng cũng không được cong gối, và chỉ được phép dùng chân phải.

Ông Miraku Kodama, một cư dân tại địa phương nói rằng, có rất nhiều môn thể thao cổ truyền chỉ được tìm thấy tại cố đô Kyoto trong đó đặc biệt là Kemari. Và Trung Quốc ngày nay cũng đang đánh giá lại môn thể thao này để tìm cách làm hồi sinh nó nhân dịp Thế vận hội Bắc Kinh 2008.


Giang Khuê (theo Tokyo Today)
CAND

ZenG
03-08-2007, 07:40 PM
hôm trước đọc báo có nghe nói đến
d8úng là 1 môn thể thao truyền thống,cần bảo tồn

Kasumi
18-02-2012, 03:49 PM
Nhật Bản và Kemari - Môn bóng đá yêu thích tại đất nước này

Kemari là một trò chơi bóng được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trò chơi này đến Nhật Bản trong thời kỳ Yamato khoảng 1.400 năm trước đây. Tại Nhật Bản , thời kỳ còn các cung điện hoàng gia, Kemari đã được đón nhận rất nồng nhiệt, đặc biệt dành cho giới thượng lưu tại thành phố Kyoto.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/kemari.jpg

Những cầu thủ trong môn thể thao này mặc những bộ đồ truyền thống và mang giày da để đá một quả bóng tròn làm bằng da con hoẵng, bên trong được nhét đầy mùn cưa. Quả bóng có đường kính 8 inch, được đá qua lại giữa những người chơi, họ tìm cách lùa trái bóng vào gôn làm bằng 4 gốc cây có độ cao giới hạn ở chung quanh cầu trường nhỏ được gọi là kakari.


http://nama.edu.vn/home/images/stories/2011/11/images%2015.jpg

Không có tranh chấp hoặc tranh giành quả bóng như trong bóng đá hiện nay, trò chơi này đơn giản chỉ là để giải trí. Bóng chỉ chạm vào bàn chân khi một cầu thủ có bóng, họ được phép tâng bóng nhiều lần để kiểm soát bóng. Sau đó, họ sẽ chuyền bóng cho người chơi khác.

Khi một cầu thủ nhận được bóng và kiểm soát nó, họ sẽ hô "ariyaaa" lúc họ chạm vào bóng. Và khi bóng được chuyền cho người khác, họ sẽ hô "ari". Do đó, bạn sẽ nghe thấy những tiếng cầu thủ hét như "ariyaa, ariyaa ariyaa, ari!" cho đến khi họ có bóng.

Kemari được chơi trên một sân gọi là một kikutsubo. Bốn cây được sử dụng để đánh dấu ra sân bình thường gồm một cây anh đào, một cây phong, cây liễu và gỗ thông.

Nhiều người cho rằng trò chơi này khó hơn đá bóng, vì đá bóng còn được dùng 2 chân, có thể cong đầu gối hoặc làm rớt bóng xuống đất, nhưng nếu chơi Kemari, cầu thủ không được làm rớt bóng cũng không được cong gối mà chỉ được phép dùng chân phải.


Công ty Tư vấn GD&ĐT Nam Á