PDA

View Full Version : [Truyện cười] Truyện cười Nhật Bản



Kasumi
07-08-2007, 06:56 PM
Theo Truyện cười Nhật Bản - người dịch: Đặng Nhật Chấn
Re-typed by Kasumi@JPN

(please ghi đầy đủ credit như trên nếu post bài đi nơi khác)


VÀI NÉT VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CƯỜI NHẬT BẢN

Hoàn cảnh lịch sử thế kỷ XVIII–XIX đòi hỏi xã hội Nhật Bản phải đổi mới:

Từ cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIX, ở Nhật, tầng lớp võ sĩ - tướng quân (Shogun) độc tài, nắm quyền thống trị cả nước. Năm 1603, tướng quân Tokugawa Iegasu dời thủ phủ về Yedo, trong khi vua vẫn ở tại kinh đô Kyoto. Từ đó đến cuối thế kỷ XIX, nạn tranh giành thế lực, thôn tính lẫn nhau giữa các lãnh chúa (Daimyo) tạm yên, nhìn chung đó là thời kì hòa bình. Nền kInuichih tế thủ công và thương nghiệp cùng với văn hoá và nghệ thuật Nhật Bản đương thời có điều kiện phát triển. Song, các sản phẩm làm ra dĩ nhiên cũng chỉ phục vụ cho cuộc sống phù phiếm của các tướng quân, quí tộc, lãnh chúa. Trong khi đó, đời sống nhân dân lao động, nhất là nông dân thì cơ cực trăm bề.

Lãnh chúa ở các vùng quyết định số phận sống chết của nông dân. Mỗi lãnh chúa chi quản 1 tỉnh, 1 vùng rộng lớn, có lâu đài đồ sộ với hàng nghìn thị vệ (Samurai) biểu thị uy thế của chúa đất, được sử dụng làm lực lượng quân sự để các lãnh chúa thôn tính lẫn nhau. Người nông dân sau khi nộp thuế khoá, tô tức cho Daimyo, phần còn lại chỉ đủ cho họ sống leo lắt. Đó là kết quả thống trị của giai cấp phong kiến lúc bấy giờ. Tokugawa Iegasu đã từng nói: “Bí quyết của chính sách cai trị là không để người dân cày sống giàu có nhưng cũng ko để họ chết đói”.

Càng làm ra nhiều thóc gạo, phẩm vật, người nông dân vẫn bị bóc lột nên họ vẫn sống vô cùng cực nhục. Có những gia đình ko còn đủ sức để nuôi con khiến cho nhìu bà mẹ bắt buộc phải phá thai hoặc giết con.

Thêm vào đó, nạn dịch hạch, dịch tả, đậu mùa… làm cho đời sống nhân dân càng thêm bi thảm.

Ngay từ thế kỷ XVI trở đi, đã có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên, nhưng đều bị bọn lãnh chúa dìm trong bể máu.

Cùng với sự nổi dậy của các phong trào nông dân Nhật, những cuộc cách mạng tư sản và cách mạng kỹ thuật lần I trên TGiới trong thế kỷ XVIII-XIX đã thúc đẩy tầng lớp thanh thiếu niên có khát vọng thời bấy giờ, được tiếp xúc, học hỏi cái mới từ bên ngoài đang dội vào dù bị ngăn trở bởi chính sách bế quan toả cảng của chế độ tướng quân chuyên chế ( thời này hầu như Nhật chỉ giao thiệp với TGiới bên ngoài qua 1 số tàu buôn Trung Quốc và Hà Lan thỉnh thoảng cập bến ở Nagasaki). Lúc này, các danh vị Samurai đối với họ ko còn đủ sức hấp dẫn nữa.

Nói chung, thời kì này quần chúng đang mong muốn cực độ 1 cuộc sống mới. Điều đó cũng giải thích vì sao năm 1868, khi chế độ tướng quân độc tài sụp đổ, Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi, ban bố chính sách duy tân, mở rộng cửa đón khoa học kỹ thuật từ bên ngoài thì cả nước dấy lên 1 không khí phấn chấn tin tưởng. Ba phái: quí tộc ở Kyoto, võ sĩ ở Edo và công thương ở Osaka dần dần hoà hợp nhau, đi theo xu hướng dân chủ tư sản. Việc du học nước ngoài được khuyến khích. Học thuật và tư tưởng dân chủ từ phương Tây như: các chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa tự do cá nhân, chủ nghĩa thực dụng… tràn vào Nhật.

Cái mới đã được tiếp thu nhanh chóng với cuộc cải cách của Minh Trị Thiên Hoàng, làm cho khoa học kỹ thuật, văn hoá và kinh tế phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn này, đạo đức cũ, phong thái cũ lấy Thần đạo, võ sĩ đạo, đạo Phật, đạo Nho làm gốc ngày càng thở thành lạc lõng, buồn cười trước cuộc sống mới lấy con người làm trung tâm.

Truyện cười Nhật Bản tiễn đưa cái cũ ra đi 1 cách nhẹ nhàng nhưng cũng mang tính chất đấu tranh mạnh mẽ:

Mác đã từng nói: “Giai đoạn cuối cùng của 1 hình thái lịch sử chính là tấn hài kịch của nó”. Cái mới đấu tranh với cái cũ bằng những truyện cười phản ánh mâu thuẫn trong những “tấn hài kịch” của nếp sống cũ, đạo đức cũ đang suy tàn. Không phải đến thời kì này ở Nhật mới xuất hiện truyện cười. Ngay từ các thế kỷ XIV,XV, trong khi biểu diễn tuồng điền nhạc (Dengaku no Noh) người ta đã xen vào những màn hài hước mà nội dung là những truyện cười gọi là cuồng ngôn (Kyogen). Truyện cười ở đây cốt để mua vui cho khán giả, đôi khi châm biếm, mỉa mai 1 số thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, chế giễu kiểu cách sinh hoạt kệch cỡm của tầng lớp trên.

Dưới thời Tokugawa cũng có những truyện hài hước của tác giả Ikku, Samba. Ikku có cuộc sống ngông cuồng, phóng đãng, cuốn Hizakurige của ông kể lại 1 cuộc “hành trình đi bộ” bằng các câu chuyện vui mang màu sắc dân gian, tiêu biểu như các truyện: Hai anh mù và gã nghịch ngợm, Sợ hồ ly… được nhiều người thích. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều bài văn châm biếm của 2 tác giả trên và một số người khác. Những tác phẩm này được gọi chung là cuồng văn (Kyobun) và Hài văn (Haibun), có nhiều truyện theo hình thức phiếm luận, không lấy nhân vật và mâu thuẫn sự việc để kết cấu cốt truyện, tính chất đấu tranh cũng chưa được rõ nét.

Đến giai đoạn cải cách của Minh Trị Thiên Hoàng, trước ảnh hưởng của nền dân chủ tư sản, văn mInuichih từ các nước có nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến ở châu Âu tràn vào, nhìu cái cũ đã trở thành lỗi thời. Hàng loạt truyện thực sự lấy cái cười làm vũ khí để chế giễu, đả kích cái cũ lạc hậu, bảo thủ.

Kasumi
07-08-2007, 06:56 PM
Văn hoá, khoa học, kỹ thuật phát triển, trước hết làm thay đổi và mở rộng thế giới quan con người. Vũ trụ không phải do các thần nhà trời sáng lập ra, cho nên mặt trời cũng không phải là 1 vị thần nữa. Hiện tượng mặt trời mọc và lặn đã được giải thích. Những ai còn chưa hiểu điều đó thì quả là đáng chế giễu như trong truyện: Mặt trời mọc đâu ra.

Dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, những mê tín dị đoan – con đẻ của Thần, Tiên, Phật – đã được đưa ra làm trò cười cho quần chúng (Cụt hứng, Bị xỏ…)

Cái cũ không hợp thời ko phải dễ dàng ra đi trong chốc lát. Nhưng người ta tiễn nó đi 1 cách nhẹ nhàng bằng cái cười dí dỏm, châm biếm những kẻ còn bảo thủ, trọng cũ, khInuichih mới (Xưa và nay).

Tuy chưa đả động đến tầng lớp chóp bu của giai cấp phong kiến, song kho tàng truyện cổ Nhật Bản cũng đã có những truyện cười, ngụ ngôn đả kích trực tiếp or gián tiếp những tệ nạn xấu xa của tầng lớp trên. Đối tượng chế giễu, mỉa mai là những tên quan, tên chúa đất, bọn đạo đức giả mặc áo nhà sư, bà quan kênh kiệu, bọn nhà giàu độc ác… (Để làm phiên dịch, Không mất của mà được công, Liệu lời mà nói, Món cá ngon…)

Nhiều truyện phản ánh cảnh nợ nần, khốn khổ của lớp dân nghèo, trực tiếp or gián tiếp tố cáo nạn cho vay nặng lãi trong chế độ phong kiến bóc lột (Là nhờ ở ai?, Quyết liều phanh bụng, Đã cho sao không lấy? …)

Nếu chúng ta biết được dưới chế độ phong kiến Nhật Bản xưa kia, mỗi chúa đất là 1 “tiểu thiên hoàng” nắm quyền sInuichih quyền sát nhân dân các vùng thì mới thấy hết giá trị đả kích của truyện Hai chúa đất và anh hầu. Hai lão chúa đất trong truyện đã bị 1 anh hầu lột hết kiếm, áo choàng… và bắt làm đủ trò vui theo í muốn của mình. Nội dung truyện cho thấy vào lúc ấy, lãnh chúa khi đi ra ngoài ko còn có đám thị vệ tiền hô hậu ủng và gia nhân theo hầu nữa. Tuy vậy, tư tưởng “Vô bộc bất thành quan” (Không người hầu ko phải là quan) của chúng vẫn còn và trở thành trò cười cho quần chúng. Vì vậy, có thể nói cái cười trong truyện đã hạ bệ uy thế hàng nghìn năm của những tên lãnh chúa bạo tàn.

Những đạo đức, tác phong, lễ giáo cũ của đạo Nho, đạo Phật đã rạn nức bởi những tiếng cười châm biếm của quần chúng (Hiếu tử, Mình biết mình, Khóc vì nổi gì?, Liễn thịt chó…). Lòng sùng đạo kinh Phật 1 cách mù quáng cũng đã tiêu tan đi trong tiếng cười của Sáu pho tượng, Sáng kiến anh nghiện…

Chủ nghĩa anh hùng cá nhân của giới võ sĩ cũng bị đả kích nặng nề (Quyết liều phanh bụng, Sợ lấm áo, Thầy võ biện bác).

Cái cười châm biếm còn nhằm vào những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân như tệ tham lam (Rau lú, Hoá ra cóc), thói keo kiệt (Keo gặp kiệt, Lão hà tiện), thói lười biếng (Hai anh lười), tệ nghiện rượu (Sáng kiến anh nghiện, Tôi đây cũng chẳng thèm), thói hay nói khoát (Hàng trăm con chó sói)…

Truyện cười của Nhật cũng là vũ khí bảo vệ, đề cao những đức tính tốt đẹp thời trước như trung thực, trọng nghĩa khinh tài.

Không kể 1 vài truyện chế giễu người tàn tật, có thể nói truyện cười Nhật Bản thời kì này phong phú hơn lúc nào hết và mang tInuichih thần đấu tranh mạnh mẽ. Đây là biểu hiện về mặt tư tưởng, tình cảm và có giá trị lịch sử, đánh dấu 1 thời kì quần chúng nhân dân Nhật bước đầu thoát khỏi sức mạnh ràng buộc của thần quyền, uy thế của tầng lớp lãnh chúa, tướng quân của hàng nghìn năm trước để bước sang 1 thời kì mới, theo xu hướng thời đại, công nghiệp hoá đất nước.

Ka sẽ lần lượt giới thiệu đến minna 63 truyện cười Nhật Bản. Thật ra Ka thấy có nhìu truyện hơi… lãng ^^" chả buồn cười j hết, cũng có thể là do mình ngu muội ko sao hiểu hết cái thâm thuý từ các truyện í but có 1 số truyện lại rất thú vị, minna ai quan tâm thì đón đọc ha, Ka sẽ update hàng tuần ^^

Kasumi
07-08-2007, 07:09 PM
1. Ba anh tàn tật.

(Loại truyện Cuồng ngôn – Kyogen)

Có một ông chủ nhà nọ muốn tỏ lòng thương hại những người tàn tật, bèn cho treo bảng yết thị mời tất cả bọn họ đến.

Một anh chàng vì chơi bời, cờ bạc nên bán hết của cải, nghe tInuichi ấy, nói rằng:

- Ở bên kia núi, có yết thị cần nhiều người tàn tật. Ta vốn không tật nguyền j cả. Bà con lại bảo ta có đôi mắt rất tInuichih tường nhưng ta giả mù để đến đó xem sao.

Thấy anh mù đến, ông chủ nhà nói:

- A, anh bị mù à? Được, ta sẽ dùng anh làm đầy tớ cho ta. Vào đây!

Một anh chàng thứ 2 cũng thuộc dạng ăn chơi phải bán hết nhà cửa, đồ đạc, khi nghe tInuichi bèn nói:

- Ta chẳng có tật nguyền gì lại có cặp giò rất khoẻ mạnh. Ta thử giả què đến đó xem sao.

Thấy anh què đến, ông chủ nói:

- Tốt, ta rất thương anh còn trẻ đã bị què. Ta sẽ cho anh ở lại hầu hạ ta.

Lại có 1 anh chàng thứ ba cũng vì chơi bời và tán gia bại sản. Nghe tin ấy, anh ta nói:

- Mọi người cứ nói ta là thằng ba hoa. Ta sẽ giả câm đến đó, may ra kiếm sống được chăng. Bây h ta phải bắt chước thằng câm, gõ 2 chiếc đũa = tre.

Thấy anh câm đến, ông chủ nhà hỏi:

- Anh câm à???

- A-a-a.

- Anh sẽ làm người hầu cho ta.

- A-a-a.

Đoạn, ông chủ giao việc cho từng người. Ông bảo là mình sẽ đi vắng trong 4,5 hôm rồi giao anh mù phải giữ tủ quần áo, anh què giữ tủ bạc còn anh câm thì trông nom hầm để rượu.

Sau khi ông chủ đi, anh mù bảo:

- Thật là buồn, cứ phải luôn luôn nhắm mắt thế này. Ta thử mở ra 1 tí.

Anh què:

- Thật là khổ, cái chân cứ phải co mãi. Ta sẽ duỗi ra 1 lát.

Anh câm:

- A-a-a

Nhưng thấy 2 người kia trở nên lành lặn cũng buồn mồm nói luôn. Cả 3 đều nói thật với nhau í định giả vờ của mình và công việc được ông chủ giao phó. Anh câm bàn với hai người kia:

- Trước hết, chúng ta hãy mở cái hầm rượu ông chủ giao cho tớ trông để nốc 1 bữa, sau đó mở tủ bạc chơi vài ván bài và lấy hết quần áo trong tủ rồi chuồn!

Hai người kia:

- Thật là 1 í kiến hay!

Thế là họ rủ nhau mở hầm rượu, đổ rượu ra cùng uống say sưa bí tỉ. Cả 3 đều ca hát nhảy múa ầm ỉ trong nhà.

Giữa lúc đó, ông chủ cảm thấy lo lắng, bèn quay về. Nhìn thấy cảnh tượng trong nhà, ông ta nổi giận:

- Lạ chưa? Sao chúng mày lại mở tiệc ầm ỉ thế này? Thằng mù thì sáng mắt, thằng què thì đi đứng tự nhiên còn thằng câm thì nói… Bọn bây đều là lũ ăn cắp.

Cả 3 người lúng túng, anh lúc nãy giả mù ko kịp nhắm mắt liền giả vờ câm : “A-a-a” Anh què lúc nãy thì vội nhắm mắt làm mù. Còn anh giả câm thì nói:

- Xin lỗi ông!

Ông chủ thấy thế liền trợn mắt:

- Anh câm mà sao bây giờ lại nói??

Cả 3 anh liền quì lạy xInuichi ông chủ tha cho. Nhưng ông chủ quát:

- Đồ địa bợm! Không tha thứ được, không tha thứ được.


**************



2. Hai anh mù và hai gã nghịch ngợm.

(Loại truyện “Hành trình đi bộ” – Hizakurige)

Tại trạm ngựa, trời mới hừng sáng. Hai gã Yajirobei và Kidahachi đã thức dậy ra đi, bước vội vã. Từ giã cái quán, hai người đi ngang qua đền Hachiman (thờ thần chiến tranh) thì nhận ra bên phải là cánh đồng Mẹ Chồng và ruộng Nàng Dâu.

Từ đó họ đến Shioigawa. Cái cầu qua sông có lẽ đã bị đổ sau trận mưa đêm qua. Khách đi đường phải xắn quần mà lội. Yajirobei và Kidahachi sắp lội qua thì thấy hai anh mù có vẻ quí phái cũng vừa đến nơi - họ về Kyoto. Một anh mù tên là Inuichi hỏi Kidahachi:

- Xin lỗi ông, nước có đến đầu gối ko ạ?

- Vâng , vâng, không sâu hơn đâu. Nhưng vì dòng nước chảy rất mạnh, bác phải cẩn thận đấy!

- Quả thế, nghe tiếng nước tôi cũng biết là chảy xiết - vừa nói, Inuichi nhặt 1 hòn đá ném thẳng xuống sông rồi kêu lên – Kìa, chắc chổ í ít hơn. Saruichi, cậu là người trẻ hơn, cậu cõng tớ sang nhé!

- Ha ha, cậu ranh thật, chúng ta hãy rút thăm, ai thua thì cõng.

Inuichi thắng cuộc nên Saruichi phải chịu cõng bạn. Khi Saruichi chìa lưng ra thì Yajirobei liền nhảy lên lưng Saruichi. Saruichi tưởng là bạn mình nên lội sang bên kia bờ.

Đứng bờ bên này, anh mù Inuichi chờ mãi sốt ruột, hỏi:

- Đồ khỉ! Sao còn chưa cõng tớ sang! Nhanh lên nào!!

Saruichi đứng bên kia bờ bực mình nói:

- Hả? Cậu đùa à? Tớ chả vừa cõng cậu sang là j? Cậu cố tình đùa tớ nên lội lại sang bờ bên kia rồi à?

Hai anh mù cãi nhau 1 hồi nhưng cuối cùng Saruichi cũng chịu quay trở lại cõng bạn. Anh ta vừa chìa lưng ra thì Kidahachi nhảy lên. Saruichi yên chí bèn lội ra giữa sông. Trong khi đó Inuichi chờ sốt ruột lại hỏi:

- Saruichi, cậu đâu rồi??

- Thế thì đứa nào đang ngồi trên lưng tớ thế này?

Nói xong Saruichi ném Kidahachi xuống sông cái “ùm”. Yajirobei thấy thế bèn lội xuống kéo bạn lên làm cả hai đều ướt như chuột lột:

- Ai bảo cậu bắt chước tớ…

Sau khi cởi quần áo vắt cho ráo nước, 2 gã đùa nghịch lại khăn gói lên vai, tiếp tục đi… Chẳng mấy chốc họ đến làng Kakegawa. Họ vào quán trà đầu tiên họ gặp. Vừa ngồi xuống thì Yajirobei gọi bạn bảo:

- Này Kidahachi xem kìa, là 2 anh chàng mù lúc nãy, họ đang uống rượu kìa!

Kidahachi:

- Hay lắm, tớ sẽ trả thù vì tội ném tớ xuống sông.

Nói đoạn, anh đến ngồi bên cạnh 2 anh mù mà họ ko hề hay biết j. 2 anh mù tiếp tục gọi rượu ra uống và nói cười vui vẻ, chế giễu anh chàng bị ném xuống sông lúc nãy. Saruichi rót rượu ra chén nào, Kidahachi liền lén nốc cạn chén í. Hai anh mù thấy ko còn chút rượu nào lại cãi nhau 1 hồi rồi gọi chủ quán đến hỏi. Lúc ấy có 1 em bé ngồi chơi ở cửa, thấy vậy, nó bèn chỉ vào Kidahachi và kêu lên: “Cái ông kia đã uống hết rượu của 2 bác mù này!” Nhưng Kidahachi lại chối là mình đang uống chè. Để phân thật hư, ông chủ đến gửi chén nước chè thì thấy có mùi rượu. Ông ta buộc Kidahachi phải trả tiền rượu cho 2 người mù. Hai bên cãi nhau 1 trận gay go. Cuối cùng, Yajirobei đến can thiệp, anh ta nói với ông bạn của mình:

- Này, thôi, đừng có cãi nhau nữa. Cậu hãy trả tiền rượu đi!

Tuy khó chịu nhưng Kidahachi cũng phải trả tiền nhưng lại khà khịa với 2 anh mù. Yajirobei đến can và xin lỗi thay cho bạn rồi hay anh chàng nghịch ngợm lại tiếp tục cuộc hành trình của mình.


**************

Kasumi
09-08-2007, 03:30 PM
3. Tìm cái sướng.


Một anh chàng thường nghe người ta nói khi đi đường mà bắt được tiền thì sẽ sướng. Anh chàng muốn thử xem cái sướng đó như thế nào liền đi mượn ngay 1 đồng bạc đúc rồi vất ra đường. Lần đầu còn vất gần, tìm thấy ngay nên không thấy j là sướng. Anh ta nghĩ: phải có công khó nhọc thì mới sướng. Lần này, anh ta vất thật xa. Đồng bạc lăn ngay vào khe nẻ. Anh ta cắm cúi tìm, tìm mãi. Cuối xuống tìm đã mỏi lưng, mờ mắt, toát cả mồ hôi mà vẫn không thấy. Trong lòng bối rối, dở khóc dở mếu, ko biết lấy đâu mà trả cho người ta. Rõ khổ quá! Anh ta lại tìm, tìm mãi đến non nửa tiếng đồng hồ mới thấy đồng bạc nằm nghiêng trong khe nẻ. Nét mặt anh chàng đang nhăn nhó bỗng đổi ra tươi cười. Anh lau mồ hôi trán, gạt nước mắt và hô to lên rằng:

- Phải lắm! Bắt được tiền quả là sướng thật!


**************



4. Là đêm cuối cùng.


Khờ đi phố thấy có người bán rùa bèn lại gần xem thử. Khờ xưa nay thường nghe nhiều người nói rùa là 1 giống vật tiêu biểu cho sức khỏe, tuổi thọ và mọi sự sung sướng. Khờ hỏi anh bán rùa:

- Có phải con rùa này sống được 1 vạn năm ko? Mua được nó mang về nhà cũng là 1 điều hay. Nhưng ông có dám bảo đảm là nó có thể sống được 1 vạn năm không?

- Rùa là giống quí thế nào thì xưa nay ngài cũng rõ, tôi xin bảo đảm là nó sống được 1 vạn năm!

Khờ ta mua rùa mang về nhà, thả xuống ao trong vườn. Mới qua đêm, sáng hôm sau đã thấy rùa chết giơ 4 chân lên trời. Khờ phát cáu, chạy hộc tốc đi tìm anh bán rùa, nhiếc mắng cho 1 mẻ nhưng anh bán rùa lại ung dung đáp:

- Thưa ngài, đêm qua là đêm cuối cùng của cuộc đời 1 vạn năm của nó.


**************



5. Món cá ngon.


Tục ngữ Nhật có câu: “Thèm cá Fugu nhưng sợ hư tính mạng”. Bởi cá Fugu rất ngon nhưng có mùa ăn lành, có mùa ăn độc. Một nhà giàu kia đuợc người ta đem biếu mấy con cá Fugu bèn sai bếp chế biến mấy món ngon. Tuy mùi thơm đưa lên mũi khiến mọi người thèm rỏ dãi thế nhưng ai cũng sợ nên ko dám động đũa.

Lão nhà giàu bèn gọi 1 người ăn mày lại, nói rằng:

- Có người biếu ta ít cá, ăn ngon lắm, nhà ăn ko hết nên biếu bác 1 ít nếm thử cho biết mùi.

Người ăn mày cám ơn, nhận cá ra đi. Chủ nhà lấy làm đắc sách, bụng bảo dạ rằng: “Nếu thằng này ăn rồi ko việc j thì ta sẽ ăn”. Một lúc sau, lão nhà giàu chạy ra tìm xem người ăn mày thế nào thì thấy hắn vẫn ngồi ung dung lắm nên cho rằng cá đấy chắc ko độc. Thế là hắn cùng cả nhà quây quần lại, ngon miệng ăn cho kì hết mới thôi.

Khi cả nhà ăn xong, chợt thấy anh ăn mày bước vào cổng. Chủ nhà vội hỏi ngay rằng:

- Thế nào? Món cá lúc nãy có ngon ko?

Người ăn mày hỏi lại:

- Thế các ngài ở đây đã xơi cá rồi chứ?

- Phải, cả nhà tôi ăn hết cả rồi!

Người ăn mày cười tủm tỉm:

- Tốt lắm! Tốt lắm! Bây h đến lượt tôi ăn, sẽ ko còn lo sợ j nữa !!!!


**************



6. Tôi đây cũng chẳng thèm.


Bố say rượu, mặt đỏ bừng, mắt mờ, trông thấy cậu con trai bèn bảo:

- Thằng quái kia, con với cái j mà lại có 3 đầu như thế? Không đời nào ta lại cho mày hưởng hương hoả cái nhà này đâu!

Con cũng say, mặt tái mét, óc loạn, trông lên mái nhà, lè nhè trả lời cha:

- Chao ôi, nhà cửa quái gì mà cứ đảo đồng đảo địa luôn luôn, tôi đây cũng chẳng thèm.


**************

Kasumi
11-08-2007, 05:59 PM
7. Thầy võ biện bác.

Trong khi ông thầy võ đang luyện tập cho bọn học trò trong nhà thì có tiếng xôn xao bên ngoài. Một người kêu lên: “Ngoài đường có đánh nhau!”

Thầy võ tay cầm thanh kiếm, chạy vội ra chổ xảy ra vụ ẩu đả, rồi 1 lát trở về. Thấy trên trán thầy có vết thương đang rỉ máu, bọn học trò hỏi:

- Thưa thầy, có việc j xảy ra thế?

- Tên học trò lão phó mộc và con trai gã hàng rượu xô xát nhau. Ta dùng vũ thuật ngăn cản nhưng chúng chẳng chịu nghe, còn đánh lại ta như thế đấy!

- Chúng em tưởng thầy đã chiến đấu với võ sĩ vô địch nào chứ, hoá ra là cái bọn nhãi ranh ấy mà cũng đánh được thầy!

Thầy võ thản nhiên đáp:

- Bọn chúng chẳng qua chỉ là những kẻ đánh bừa, chứ có biết ngón võ thuật nào!


**************



8. Anh mù đi đêm.


Một anh mù phải sang làng bên có tí việc. Lúc trở về trời đã sẩm tối. Anh mù hỏi mượn cái đèn, chủ nhà lấy làm lạ hỏi:

- Anh mù thì còn cần j đèn!

- Không, tôi dùng đèn để người khác trông thấy sáng, khỏi đụng tôi!

Nghe anh mù nói có lí nên người chủ nhà cũng cho mượn đèn. Thoạt nhiên, đi được 1 quảng đường dài không xảy ra việc j. Mãi sau, có 1 người đụng phải làm anh mù ngã lăn quay. Anh lóp ngóp bò dậy giương đôi mắt trắng lên mà gắt rằng:

- Không có mắt hay sao mà không nhìn thấy đèn sáng hả? Đồ đui!!

Người đó bèn trả lời:

- Anh điên hay sao? Đèn của anh có cháy j đâu mà nhặng lên như thế?????


**************



9. Bố con ông điếc.

Có hai bố con nọ đều điếc đặc. Một hôm đang ngồi ngoài cửa thì thấy có người láng giềng chợt đi qua. Bố bèn hỏi con:

- Kìa, có phải ông Kyubei đi qua đó ko?

Con nổi gân cổ lên mà cãi bố rằng:

- Không phải, ko phải, đó là ông Kyubei mà!

Bố lại tỏ vẻ phàn nàn cho là mình nhầm lẫn:

- À, thế mà ta cứ tưởng là ông Kyubei!


**************



10. Bị xỏ

Nhiều nơi thường có tục tin nhảm rằng những người mù đi đến đâu hoặc vào nhà ai thì thực là 1 điềm gở cho nhà đó. Nhất là họ đến các đám đình vui mừng or đến vào ngày Tết thì lại càng xui.

Ngày Tết, mọi người đang đứng chơi đầu làng thì có 1 người mù đi qua. Họ liền giở hết cách trêu ghẹo người mù ấy và hỏi lợm rằng:

- Này ông thần Cơ Hàn kia ơi! Ông đi đâu đấy?

Người mù biết họ nói lỡm, liền trả lời:

- Thần Cơ Hàn đến nhà các ngươi đấy!

Họ biết là bị xỏ nên đều nín thít.

Mấy hôm sau, những người này lại gặp lại người mù ấy, biết là tay ko vừa, lần này họ hỏi nịnh rằng:

- Này ông thần Hạnh Phúc kia, ông lại đi đâu đấy??

Người mù trả lời:

- Ông thần Hạnh Phúc ở trong nhà các ngươi đội nón đi ra đây!


**************



11. Được dịp phát tài.


Trời sấm chớp đùng đùng, mưa bão rất dữ dội, làm đổ cả nhà cửa, cây cối. Anh lái thùng bảo chị vợ rằng:

- Phen này nhờ trời mưa bão, ta được dịp phát tài to!

- Trời mưa bão thì việc j mà nhà hàng thùng của mình phát tài được??

- Đàn bà thường hay lẩm cẩm ko nghe lời chồng nên chẳng khi nào giàu có là phải!

- Gàn wá! Thế thì ông thử nói xem: làm sao mưa bão thì nhà hàng thùng lại phát tài được nào !?

Anh lái thùng ung dung nói 1 cách chắc chắn rằng:

- Này nhé! Trời gió tất là bụi cát bay tung lên này. Bụi cát bay tung lên tất là bay vào mắt người ta này! Đau mắt là 1 cớ nhé!

- Người ta đau mắt thì việc j mà mình phát tài???

- Ngốc thế! Này nhé, họ đã đau mắt tất nhiên ko chữa được và phải hoá ra mù. Mà mù thì không làm ăn j được chỉ có đi hát rong thôi. Mà hát rong thì tất phải có đàn. Đàn mà tiêu thụ nhiều thì nghề ta tất phát tài! Đó là 2 cớ nhé!!

- Ta phát tài thì việc j đến đàn???

- Đúng thật là đàn bà! Đã dùng nhiều đàn mà dây đàn lại phải dùng da mèo thì mới kêu. Thế thì tất phải giết nhìu mèo để lấy da. Giết nhiều mèo là nghề ta phát tài rồi, đó là 3 cớ nhé!!!

- Giết nhiều mèo thì việc j mà ta phát tài?

- Đàn bà đúng là chả biết j! Giết nhìu mèo, dần dần mèo mất giống, mèo mà mất giống thì lấy ai bắt chuột? Tất chuộc phải nhìu! Chuột nhìu thì ắt nghề ta phát tài to. Đó là 4 cớ nhé !!!!

- Nhìu chuột thì phát tài cái con khỉ!!!!!!

- Nhiều chuột mà phát tài mới lạ chứ! Này nhé: lúc đó nhà nào cũng đầy những chuột, chúng hoành hành tự do, cắn gặm nát hết cả thùng. Chuột gặm hết cả thùng thì phải mua thùng mới! Một người mua, trăm người mua, nghìn người mua, vạn mớ người mua. Có phải nghề thùng ta phát tài rồi ko????????


**************



12. Rau lú

Một buổi tối nọ, có người lái buôn quảy gánh hàng nặng đến nghỉ trọ nhà hàng cơm. Mụ chủ nhà vốn keo bẩn lại gian tham. Trông thấy gánh hàng của bác lái buôn, mụ tối ngay mắt lại, bụng bảo dạ: “Phải làm cách j cho người khách này bỏ quên gánh hàng ở nhà mình!”. Mụ nghĩ vậy rồi đem câu chuyện bàn với chồng, y nghe vợ nói cũng đem lòng tham muốn. Anh chồng bảo:

- Giờ chỉ có 1 cách là đến bữa cơm đem rau lú ra cho bác lái ăn. Thứ rau lú này rất ngon, ai mà đã ăn vào thì lòng lú lấp quên hết cả mọi sự ở đời, y như lúc còn măng sữa!

Nghe chồng nói, bao nhiêu rau lú hôm đó mụ chủ đều dọn cho bác lái ăn. Ngon miệng nên bác lái cứ thế mà ăn đến nỗi sắp bội thực. Ăn xong, bác nằm phưỡn bụng, ngủ 1 giấc dài, đến tờ mờ sáng đã trở dậy, đi thẳng.

Sau khi bác lái buôn đi rồi, mụ chủ hàng nghĩ thầm rằng: “Thế nào anh lái này cũng bỏ quên gánh hàng ở đây, phen này ta giàu chán!”. Nghĩ xong, mụ lật đật chạy vào nơi bác lái nằm, tìm kiếm hết khắp nhà mà ko hề thấy vật j bị bỏ lại. Mụ hàng thất vọng phàn nàn:

- Mình đã cho nó ăn rau lú mà sao nó lại không lú lấp ruột gan, chả bỏ quên 1 thứ j cả ?!

Nghe vợ phàn nàn, chồng nói:

- Không lí nào lại thế! Chắc thế nào nó cũng quên!

Nói xong, lão tự mình vào khám xét lại chỗ bác lái nằm, bỗng sửng sốt kêu lên:

- Ôi trời ơi, nó quên… Trời ơi là trời, nó quên…

Vợ nóng tiết hỏi:

- Thế nó quên j?

- Nó quên ko trả tiền trọ và tiền cơm!!!

Kasumi
14-08-2007, 05:34 PM
13. Sao không lấy.


Hai vợ chồng nhà kia nợ như tổ đỉa mà Tết nhất lại sắp đến. Khách nợ đến réo ầm tai suốt ngày, bất đắc dĩ, vợ chồng họ phải bàn mưu tính kế. Sau cùng, hai người quyết mua 1 cái áo quan để anh chồng nằm vào đó. Hễ ai đến đòi nợ thì chị vợ nói chồng mình chết rồi, thế nào người ta cũng thương tình mà cho khất lại. Quả vậy, đầu tiên là anh hàng gạo đến, bà vợ chỉ vào áo quan, mếu máo nói rằng ông chồng thiệt phận đi rồi… Anh hàng gạo đành phải trở ra không. Kế đến ông chủ nhà tới đòi tiền nhà, bà vợ cũng mếu máo mà giải bày cảnh khổ.

Ông chủ nhà động lòng nhân đức nói rằng:

- Tội nghiệp! Cảnh của bác bây h cũng giống cảnh nhà tôi lúc trước khi mẹ các cháu mới mất. Thôi thì bao nhiu công nợ từ trước tới h tôi xí xoá cả cho bác. Còn đây là món tiền nhỏ, bác cầm lấy để đèn hương cho bác trai… Tội nghiệp!!

Người vợ từ chối nhất định ko nhận món tiền đèn hương, có lẽ đàn bà thực bụng chăng. Ông chủ nhà thương người nên cứ nằn nì mãi…

Anh chồng ở trong áo quan tiếc rẻ món tiền, quên cả mưu kế liền bật dậy, kêu to:

- Ông chủ đã quyết lòng cho, sao lại ko lấy hử????

**************


14. Sợ lấm áo.


Một thầy quyền đã mãn hạn lính về hưu. Một hôm thầy đến trọ nhà hàng cơm, cùng chủ nhà chuyện trò rất là vui vẻ. Sau cùng ông chủ bảo thầy quyền rằng:

- Đêm nay trời rét, tôi sẽ cho ông mượn 1 cái chăn thật ấm!

Thầy quyền mún tỏ ra mình là người can đảm, đáp:

- Không cần mà! Rét mướt như thế này đã thấm j? Ông ko rõ chứ khi còn tại ngũ, tôi đã từng dầm sương dãi gió, lúc ở giữa đồng ko mông quạnh, khi trèo núi lặn non, màn trời chiếu đất, nằm đâu là ngủ đấy. Nào tôi coi cái rét ra j đâu!!

Thầy quyền tự đắt như vậy rồi cứ để nguyên cả quần áo đi nằm. Chừng nửa đêm, rét càng thêm dữ, thấu buốt tới xương. Thầy ko sao chợp mắt được nữa, thầy bèn dậy tìm chủ hàng và hỏi:

- Này ông, những chuột lớn, chuột bé, chuột mẹ, chuột con cho đến cả bầu đoàn thê tử nhà chuột ở trong nhà này, ông đã rửa chân cho chúng nó cả chưa?

Chủ hàng chưa rõ í khách nhưng cũng cung kính đáp rằng:

- Thưa ông ko ạ! Nào ai lại rửa chân cho chuột bao h !?

Nghe nói vậy, thầy quyền liền kêu lên:

- Chết chết, thế thì ông mau cho tôi mượn 2,3 cái chăn để phủ lên người, ko thì chuột nó chạy đàn, nó xéo lên quần áo tôi, lấm bẩn hết cả thôi !!!!!!!!

**************


15. Chuyện cái gương.


Ngày xưa có 2 vợ chồng bác nông dân nghèo khổ, cố dành dụm được chút vốn nhỏ. Một hôm, bác trai đem số tiền dành được ra tỉnh mua hàng. Tỉnh thành nhộn nhịp có biết bao loại hàng hoá, bác mê mẩn nhìn ko chán mắt. Bỗng nhiên bác chạy vội vào 1 cửa hiệu, trố mắt nhìn vào cái gương, rồi bác khóc nức nở:

- ối cha ơi là cha ơi! Cha đi đâu mười mấy năm nay, bây h cha lại ở đây hả cha ơi… Kìa, sao cha ko nói với con 1 lời mà cha cứ gạt nước mắt thế ạ ??

Cứ thế, bác nức nở khóc hoài. Thì ra là lần đầu tiên bác được trông thấy cái gương, nó in hình bác vào y hệt như cha bác lúc còn sống cách đây 20 năm trước.

Mụ chủ hàng thấy thế tức giận, cất giọng chua ngoa:

- Ô hay, sao lại đứng ở cửa hàng người ta mà khóc. Có xéo ngay đi ko???

Bác van lơn:

- Ôi, chả mấy khi 2 cha con tôi gặp nhau, bà làm ơn cho tôi than thở 1 chút.

Rồi bác lại sụt sịt khóc. Mụ chủ làm bộ thương hại nói:

- Có phải cha anh thì tôi bán cho đấy, đem về nhà thờ.

Bác nông dân mừng quá liền hỏi giá tiền thì mụ hàng nói thách 200 đồng. Nhưng bác nông dân vét cả túi cũng chỉ có 120 đồng để đưa cho mụ và nói khó:

- Thực tình tôi chỉ có bấy nhiêu, bà cầm giúp để bố con tôi được về với nhau.

Cái gương chỉ đáng giá 20đ nên mụ chủ bằng lòng ngay. Bác nông dân hí hửng bỏ gương vào túi mang về nhà. Đi đường thỉnh thoảng lại lấy ra xem vì sợ người cha trong gương biến mất.

Về đến nhà, thấy vợ đi chợ vắng, bác vội bí mật trèo lên gác xếp, bày cái gương lên bàn thờ thắp hương lễ.

Và từ đấy hàng ngày đi làm đồng là bác cứ viện cớ về sớm hơn vợ con, lẻn lên gác khóc cha. Dần dà, bác gái sinh nghi nên 1 hôm bèn theo dõi chồng thì thấy chồng lên gác lầm rầm than thở. Đợi chồng đi khỏi, bác lên gác trông vào cái gương thì thấy hình 1 mụ đàn bà. Đó là hình mình mà bác ko hay vì cũng như chồng, bác chưa hề được thấy cái gương bao h. Nhưng bác biết là chồng bác đang lén lút với mụ đàn bà này đây. Thế là bác nổi cơn ghen, cứ xỉa xói vào cái gương mà chửi rủa.

Nghe tiếng ồn, bác trai chạy vào nhà, lên gác. Tưởng vợ chửi cha mình, bác túm tóc vợ mà đánh. Bác gái lại nghĩ chồng bênh cái mụ tình nhân lại càng tức tối, kêu la inh ỏi.

Hàng xóm kéo sang can ngăn nhưng ko được. May sao vừa lúc í có 1 vị hoà thượng đi qua. Mọi người liền nhờ hoà thượng can thiệp vì người là vị chân tu đạo đức, ắt ai cũng phải nể.

Quả nhiên hoà thượng can thì 2 vợ chồng thôi ngay. Hai người tranh nhau kể cho hoà thượng nghe nỗi bực tức của mình, nhưng càng nghe càng thêm khó hỉu nên hoà thượng đành lên gác xem sự thể thật ra là như thế nào. Vừa trông vào gương thì ông giật mình khi thấy hình đức Phật, rất sinh động như người còn sống. Thì ra, cũng như 2 vợ chồng bác nông dân, vị hoà thượng này cũng chưa biết qua gương.

Yên chí đức Phật hiện ra, hoà thường vừa gõ mõ vừa tụng kinh. Xong xuôi, hoà thượng xuống nhà bảo mọi người:

- Đức Phật hiện hình đấy! Tôi đã che tấm vải đỏ, đừng ai giở ra xem mà phải tội. Và nên báo cho mọi người biết mà tới lễ.

Tiếng đồn vang xa, người ta đua nhau đem hương hoa, bánh trái đến nhà bác nông dân lễ Phật. Thế là vợ chồng bác từ đó sống sung túc ko còn thiếu thốn j nữa.

**************

Kasumi
17-08-2007, 03:58 PM
16. Keo gặp kiệt.


Một anh keo bảo thằng ở:

- Mày sang nhà bên mượn cho tao cái búa!

Khi thằng ở đến mượn, chủ nhà hỏi:

- Mượn búa để làm j?

- Để đóng đinh ạ!

- Ấy chết, đóng đinh thì hỏng mất búa của tao. Để làm j thì được, chứ đóng đinh thì đừng hòng…

Thằng ở về nói lại, anh keo thản nhiên bảo:

- Thật là đồ keo kiệt! Thôi, nó ko cho mượn thì ta dùng búa nhà ta vậy !!!


**************



17. Liệu lời mà nói.


Chủ gọi tớ lên mà hỏi rằng:

- Có phải mày vừa nói chuyện với bà hàng xóm ko?

- Thưa vâng, bà í nói với con rằng: “Hôm nay trời rét!”

- Thế mày đáp thế nào?

- Con nghĩ ko liên quan j đến con nên con trả lời: “Trời rét mặc trời, nào tôi có liên can chi tới!”

- Sao mày ăn nói cộc lốc và vô phép thế? Phải lựa lời mà nói cho có ngành có ngọn, người ta mới thích chứ. Nếu hôm sau, ai có hỏi thế nữa thì đáp là: “Vâng, trời rét lắm, có lẽ núi đầy những tuyết!”. Nói vậy có phải là lễ phép và văn vẻ ko!?!

Anh đầy tớ vâng dạ và quyết lòng ghi nhớ.

Không bao lâu, mùa rét đã qua, mùa nực lại đến. Một hôm, người láng giềng nói với anh đầy tớ rằng:

- Có phải hôm nay trời nực quá ko?

Tớ sực nhớ lời chủ dạy, liền nói:

- Vâng, hôn nay trời nực lắm, có lẽ cháy núi đó ạ!!!


**************



18. Là nhờ ai?


Tối 30 Tết, 2 vợ chồng nhà ăn mày nằm ngủ trước thềm 1 cái điếm. Hôm đó từ chập tối cho đến nửa đêm, lúc nào cũng có người đi lại rầm rập qua trước điếm, ai cũng đi đòi nợ tất niên cả. Thấy thế, vợ bảo chồng:

- Người giàu có tiền cho vay cũng khổ. Nay là tối 30 rồi, tối tất niên mà họ vẫn ko được thảnh thơi, vẫn phải chạy ngược chạy xuôi, xơ cả gấu quần gấu váy, mòn cả gậy sắt gậy tre vì tiền. Chỉ có 2 vợ chồng nhà ta là chẳng bận chi đến tiền, được nằm khểnh ở đây ngay từ chập tối. Thật là sướng hơn họ nhiều lắm !!!1

Chồng nghe vợ nói thì bảo rằng:

- Sướng thì sướng thật nhưng mình có biết được vậy là nhờ ai ko? Thuyền theo lái, gái theo chồng. Cũng bởi ta đây là chồng mình đã làm được cái nghề ăn xin này, nên mình mới được nằm khểnh như thế chứ! Vậy thì mình được sung sướng là nhờ ở ta chứ ai!


**************



19. Hai anh lười.


Mới sáng ra, bác lười ở xóm đông đã lững thững sang xóm tây, giắt lưng 1 nắm cơm để ăn đường. Ngay lúc đó, bác lười ở xóm tây cũng ngất ngưởng sang xóm đông, trên đầu đội 1 chiếc nón lá, quai buộc xuống dưới cằm.

Đến nửa đường, hai bác lười gặp nhau thì trời vừa giữa trưa. Lúc này, bác lười xóm đông bụng đói như cào, đói đến nổi ko đi được nữa. Tuy nắm cơm giắt ở ngay lưng mà ko muốn giở ra ăn, cứ đánh liều chịu đói vậy. Chợt trông thấy bác lười xóm tây đi lại, miệng đang há hốc ra, bác tự nghĩ: “Quái! Sao thằng kia lại há hốc miệng ra như thế? Phải rồi, có lẽ nó đói quá chăng?!”. Rồi bác lười xóm đông hỏi rằng:

- Này anh, tôi trông thấy hình như anh đói lắm thì phải. Đây này, tôi có nắm cơm ở giữa lưng đây. Anh chịu khó cởi ra, tôi cho anh 1 nửa, còn 1 nửa anh làm phúc đút hộ vào miệng tôi nhé.

Bác lười xóm tây ung dung trả lời:

- Hừ, cái quai nón tôi nó tuột rộng quá, tôi phải há miệng ra để lấy cái cằm mà giữ cho nón khỏi bay. Vậy anh làm ơn buộc lại giùm tôi trước đi.


**************



20. Cắm sào đúng chỗ.


Một người đi câu bảo anh lái thuyền:

- Chỗ này cá ko cắn câu, hãy chèo thuyền đưa tôi đến chỗ đã câu năm ngoái ấy!

- Thưa ông, là ở đằng kia.

- Được, đưa ta đến đó.

Anh lái thuyền chèo đi 1 lát rồi dừng lại, nói:

- Thưa ông, chính đây là nơi ông đã câu năm ngoái.

- Ta ko tin đúng như vậy.

- Đúng đấy ạ!

- Thế thì tốt, cắm sào ở đây!

Anh lái thuyền cắm sao xuống nước để buộc thuyền và nói:

- Thưa ông, con sào tôi cắm đúng vào cái lỗ năm ngoái ạ.

Kasumi
18-08-2007, 01:50 PM
21. Hàng trăm con chó sói.

- Ở Kirizoshi tỉnh Chiba người ta thấy có tới hàng trăm con chó sói…

- Tầm phào!

- Đúng đúng, nếu ko thì ít ra cũng năm chục con.

- Tôi chả tin!

- Tôi cam đoan chắc chắn thế nào cũng được 4,5 con.

- Đồ nói khoát!

- Nhưng anh phải biết rằng ở đó người ta cũng có thể thấy ít nhất có 1 con chó sói !!!!


**************



22. Trộm cũng cảm kích.


Một anh trộm vào 1 nhà, ko ngờ vợ chồng nhà í nghèo quá, đến 1 hạt gạo cũng ko có. Trộm ra ko thể “xơ múi” được j lại đâm cảm kích vì nỗi nghèo nàn của 2 vợ chồng nhà này. Trộm ta bèn đánh thức 2 vợ chồng dậy và bảo:

- Tôi định vào đây cuỗm 1 mẻ, nhưng ko ngờ vợ chồng bác lại nghèo đến thế nên tôi ko nỡ lấy đi thứ j. Đây này, gọi là tỏ chút lòng, tôi cho 2 bác đồng bạc để mà đong gạo.

Hai vợ chồng nhà ấy nhận tiền và cám ơn anh trộm rối rít. Rồi anh trộm quay về nhưng đi chưa được bao lâu thì người chồng hộc tốc chạy theo sau và kêu váng lên rằng:

- Này trộm! Này trộm!!

Trộm ta nghe tiếng kêu thì giật mình quay lại tưởng 2 vợ chồng nhà này phản mình, hoá ra mình vừa làm phúc mà chúng nó lại ko ơn, chi bằng giết quách cái quân bội bạc ấy đi. Nghĩ vậy, trộm ta hăng hăng chạy lại. Khi gặp nhau, anh chồng giơ 2 tay ra cung kính nói với trộm rằng:

- Thưa ông trộm, ông bỏ quên ống thuốc hút ạ!


**************



23. Bài thơ vĩnh biệt.


Một tên tử tù kia chuyên đi giết người ăn cướp và đi “xoáy”. Lúc sắp bước chân lên đoạn đầu đài, hắn bảo tay đao phủ rằng:

- Hãy khoan cho 1 lát, để tôi nghĩ 1 bài thơ vĩnh biệt cuộc đời đã!!

- Nếu còn cảm khái như thế thì còn j bằng nữa! Nghĩ thì nghĩ nhanh lên, tôi đây mún được nghe lắm!

Tên tử tù ứng khẩu đọc luôn rằng:

- “Nếu ai biết đời là bể khổ
Dẫu thuê tiền cũng chẳng buồn tênh!”

- Thế mà cũng nghĩ thơ từ biệt! Hai câu đó của 1 nhà thơ truyền tụng đã bao lâu nay rồi mà! Lại văn chương “xoáy” rồi!!

- Đến phút cuối cùng của cuộc đời mà tôi còn “xoáy” được nên chẳng còn j ân hận nữa…


**************



24. Vất vả suốt đêm.


Khách đến chơi nhà bạn lại gặp khi trời rét mà nhà lại chỉ có 1 cái chăn. Đầu hôm, bạn còn nhường chăn cho khách đắp. Nhưng đến khuya trời rét quá, thế là chẳng nể chi khách nữa, bạn kéo luôn chăn mà đắp lên mình để khách nằm trần. Khách rét wá phải thức dậy, thấy mất chăn, cũng chẳng nể chi bạn, khách kéo phăng chiếc chăn mà trùm kín mít. Thế là suốt đêm, chả anh nào nể anh nào, có 1 cái chăn cứ giằng co nhau mãi cho đến lúc 2 anh mệt nhoài mới chịu thôi. Rồi khách dậy giở thuốc ra hút, bạn hỏi:

- Trời đã sáng rồi ư?

- Chưa, mới có 4h thôi!

- Sao bác dậy sớm thế?

- Để tôi nghỉ 1 lúc đã!


**************



25. Không phải tôi.


Bạn bác xã trưởng đến nhà hỏi vợ bác xã trưởng:

- Bác trai có nhà không?

- Thưa bác, nhà em có nhà, nhưng ốm đương nằm rũ trên gác ạ!

- Thế à, lúc này tôi đi ngoài đường tôi thấy có 1 thây người chết, đến tận nơi nhìn kĩ thì thấy giống bác xã nhà ta. Tôi vội vã chạy về đây xem có đúng là thế ko.

Bà vợ bác xã đưa bạn lên gác, gọi bác xã dậy rồi kể lại câu chuyện vừa qua. Bác xã nghe xong. Bác xã nghe xong chẳng nói chẳng rằng, vội vả từ trên giường nhảy xuống rồi lật đật chạy ra ngoài đường, đến tận nơi cái xác chết xem xét kỹ càng mới hộc tốc chạy về. Bác ung dung trả lời bạn:

- Bác cứ yên tâm, cái xác chết đó ko phải tôi mà!


**************

mito_chan
19-08-2007, 10:27 AM
Em mới đọc đc có 4 truyện:gem43(1): thích cái truyện con rùa.

Kasumi
21-08-2007, 03:22 PM
như đã nói từ đầu :D có 1 số truyện đọc rồi ko sao cười nổi vì ko hỉu =__=


**************



26. Lọ không đáy.

Ngốc vừa mới sắm được 1 cái tủ chè, muốn đi mua cái độc bình. Một hôm đến hàng lọ, Ngốc sờ tay ngay vào 1 chiếc độc bình úp trên giá hàng, sửng sốt nói:

- Lạ nhỉ, sao lại nặn cái lọ ko có miệng thế này?

Nói xong, Ngốc lại nhấc cái lọ í lên, sờ dưới lại ngạc nhiên nói:

- Ô hay, lọ j cũng ko có đáy nữa này !!!!!!!!!


**************



27. Nghe lời vợ.

Vợ nói nhỏ với chồng rằng: “ở đời này, trong khi đi lại thăm nhau, ta nên có chút tình gắn bó, từ đây trở đi, nếu anh đi chơi nhà ai, khi ra về mà người ta có kéo lại thì anh nên nói lấy lòng rằng: “Thôi, xin để lần sau tới chơi lâu!”.

Nghe lời vợ nói xong, anh chồng khoát áo sang nhà hàng xóm mới vừa mất đứa con. Anh xuýt xoa chia buồn và an ủi 2 vợ chồng hàng xóm đâu đấy rồi từ tạ ra về. Hai vợ chồng chủ nhà đang gặp chuyện buồn nên muốn giữ bạn ở lại nói chuyện cho vui. Nhưng anh ta đã quyết chí muốn về nên nói rằng:

- Thôi để lần sau có cháu nào chết nữa, tôi sẽ đến chơi lâu hơn!


**************



28. Nàng dâu, mẹ chồng.


Một bà mẹ chồng đối xử với nàng dâu rất là tàn tệ nhưng phận làm dâu vẫn phải cắn răng chịu đựng. Một hôm làng họp, nhân chồng đi vắng nên nàng dâu nói rằng:

- Con sẽ ra họp việc làng thay cho chồng con hôm nay!

Mẹ chồng nghe thấy vậy cướp lời:

- Để tao đi xem làng bàn việc j? Chắc có việc j đây. Con ranh lại giấu bà à? Làng họp bàn j thế??

- Thưa mẹ, nguyên làng có 2 bà mẹ chồng ăn ở rất ác nghiệt với con dâu, hôm nay làng định họp rồi mời hai bà í ra mà sửa cho 1 trận để về sau chừa đi…

Bà mẹ chồng nghe nói thế thì mặt tiu nghỉu lại, hỏi nhỏ rằng:

- Thế bà mẹ chồng thứ 2 là ai???


**************



29. Hoá ra cóc.


Một anh đi ăn trộm được mấy quan tiền bèn đem xâu thành chuỗi rồi chôn trong vườn. Lấp đất xong, hắn khấn :

- Nếu người khác đào trộm lên thì chuỗi tiền này sẽ hoá thành cóc nhé!

Một tên bợm khác rình nghe biết sự tình đầu đuôi liền ra đào lấy tiền rồi chôn thế con cóc vào trong đó. Không biết linh tính thế nào mà anh trộm đã chôn tiền đột nhiên ra đào lên. Nhưng tiền thì ko thấy đâu, chỉ có 1 con cóc to tướng. Hắn liền kêu to lên rằng:

- Ta là chủ đây mà! Ta là chủ đây mà!

Nhưng chủ thì mặc chủ, cóc vẫn là cóc chứ ko hề hoá ra tiền. Chợt con cóc nhảy tõm xuống ao, trộm ta cũng lật đật nhảy theo tìm lại. Nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu, phát cáu, anh trộm khua động cả cái ao khiến cho bao nhiu ếch nhái ễnh ương trong ao sợ quá nhảy ra như mưa rào. Trộm ta thấy vậy liền la lên:

- Ôi thôi, chuỗi tiền của ta xổ dây ra mất rồi!!


**************



30. Anh mù khỏi tật.


Một anh mù trở nên giàu sụ, có nhà cao cửa rộng, quần áo đẹp ko thiếu thứ j. Nhưng anh vẫn chưa thoả mãn bèn nãy ra í nghĩ đi cầu thần khấn Phật cho khỏi tật nguyền. Anh bắt đầu 1 cuộc hành hương trong nghìn ngày đến 1 ngôi đền. Thần Phật quả ko phụ lòng anh, đến ngày thứ 1000 thì mắt anh đột nhiên sáng ra. Lòng ngập tràn vui sướng nhưng bỗng chốc anh thấy mình lúng túng trước mọi vật mới lạ chung quanh. Những con đường wa lại, rẽ ngang rẽ dọc, trái phải thật rối mắt. Anh đứng chống gậy suy nghĩ 1 lát rồi anh nhắm mắt, giơ gậy quờ quạng đi về nhà như thói quen trước đây.

Về đến nhà, anh mở mắt ra chào chị vợ:

- Cô có phải là vợ tôi ko?

Chị vợ ngơ ngác trả lời:

- À vâng… tôi rất sung sướng được biết ông lần đầu tiên.


**************

Kasumi
25-08-2007, 03:34 PM
31. Anh buôn đầu lâu.


Một anh chàng đi ngoài đường phố Edo, rao lên:

- Ai mua đầu ko? Ai mua…

Một anh samurai gặp, hỏi:

- Bao nhiu cái đầu của anh?

- Một đồng!

- Rẻ đấy, ta mua!

Nói đoạn, anh samurai rút kiếm ra định chặt đầu anh kia. Song anh buôn đầu ném xuống đất 1 cái đầu = giấy rồi bỏ chạy. Anh samurai kêu lên:

- Ta mua đầu của anh kia mà!

- Đầu của tôi là hàng mẫu, cái này mới là hàng bán !!!!


**************



32. Xưa và nay.


Có 1 ông lão rất gàn, chỉ khen những của xưa dù cho đó là tốt hay xấu, còn những sự vật ngày nay, bất kể là cái j, đều cho là xấu tất.

Một buổi chiều mùa hạ, ông lão ra hiên, vừa lúc sấm chớp nổi lên rồi mưa bắt đầu đổ xuống. Tuổi già tai điếc nên ông lão chỉ thấy chớp dữ dội mà ko nghe tiếng sấm thế là ông liền nói:

- Ngày xưa, thời ta còn trẻ, sấm có đủ nguyên khí, phát tiếng nổ thật to. Còn sấm ngày nay vô vị quá, chỉ lóe ánh chớp mà ko nghe phát tiếng động j cả!


**************



33. Hiếu tử.

Một nhà sư bảo anh chàng bất hiếu rằng:

- Lúc cha mẹ còn sống, anh phải ăn ở làm sao cho được hiếu thảo. Nếu các cụ đã mất rồi thì dẫu anh có nghìn vàng cũng ko mua lại được. Như ta đây thật là khổ tâm vì nỗi cha mẹ ko còn mà nuôi cho hả lòng hiếu thảo!

- Có thật giá cha mẹ đắt nghìn vàng như lời sư ông đã nói chăng?

- Thật chứ! Vì có đầy 1 nhà vàng cũng ko mua được!

- Chao ôi! Đắt thật thế ư? Nhân dạo này túng tiền, tôi liều bán đây! Ngài liệu xem có muốn mua các cụ nhà tôi ko?


**************



34. Mặt trời mọc ở đâu?


Một bác ở miền núi và 1 bác ở miền biển 1 hôm gặp nhau trong hàng cơm, 2 bác chuyện trò rất thân thiết, hết chuyện xa chuyện gần, sau cùng nói đến vấn đề mặt trời mọc từ đâu. Bác miền núi nói:

- Đã hơn 50 năm kinh nghiệm, tôi dám chắc rằng mặt trời mọc ở trong núi ra rồi lại lặn vào trong núi!

Bác miền biển cãi:

- Không phải! Đã ngoài 40 năm nay, tôi xem xét chắc chắn ko thể sai, tôi quyết rằng mặt trời dưới biển mọc lên rồi lại lặn xuống biển.

Hai bác cứ thế cãi nhau mãi ko thôi. Một con hầu ở bàn cơm chạy đến nói rằng:

- Cả 2 ông đều lầm cả! Mặt trời ko phải mọc ở núi cũng ko phải ở biển chui lên!!

Hai bác liền đồng thanh hỏi:

- Vậy thì mặt trời mọc ra từ đâu chứ?

Con hầu ung dung đáp:

- Thưa 2 ông, mặt trời mọc ở mái nhà lên rồi lại lặn xuống mái nhà!


**************

Kasumi
26-08-2007, 03:48 PM
35. Hai cái lỗ.


Một hoạ sĩ có nuôi 1 con mèo to và 1 con mèo nhỏ. Một hôm có người bạn đến chơi, nhìn thấy ở cửa buồng của hoạ sĩ có 2 cái lỗ to và lỗ nhỏ. Người bạn liền hỏi:

- Hai cái lỗ to, lỗ nhỏ này để làm j?

Hoạ sĩ đáp:

- Lỗ to để cho con mèo to, lỗ nhỏ để cho con mèo nhỏ ra vào.

- Anh nói j vậy? Tại sao con mèo nhỏ lại ko thể vào được = cái lỗ to?

- ừ nhỉ, anh nói phải! Vậy mà tôi chẳng nghĩ ra!!


**************



36. Bươu đầu.

Có một anh chàng bị vợ ghen đánh cho bươu đầu, anh ta đến chơi nhà bạn, bạn hỏi tại sao thì anh đáp:

- Giàn nho đổ, đập vào đầu tôi…

- Bác nói lạ! Hay là bác gái “bộp” cho chứ j??

- Có đời nào thế bao h!!

- Không đời nào thế??? Thôi được, để tôi sai người mời bác gái sang chơi để hỏi chuyện…

Bà vợ bạn ở trong buồng nghe thấy chồng sai đứa ở mời 1 người đàn bà lại chơi, nổi ghen tam bành định choảng cho ông ta 1 trận. Ông bạn chép miệng bảo:

- ấy đấy! Giàn nho cũng sắp đổ lên đầu tôi rồi…


**************



37. Đúng hai hào.


Ông chủ sai người ở đi mua 1 cái khay. Một lát thì người ở quay về và thưa:

- Cái khay này giá 1 đồng ông ạ!

Ông chủ ngắm cái khay và nói:

- Thế à! Một đồng thì rẻ đấy nhưng xem chừng cái khay này hơi nhỏ. Anh trở lại hàng đổi cái lớn hơn đi!

Người ở cầm khay đi và nói với ông chủ hàng:

- Cái này hơi nhỏ, đổi cho tôi cái lớn hơn đi!

- Vâng, ngoài thứ ấy còn có thứ này…

- Có lẽ cái này được, nhưng bao nhiu ạ?

- Hai đồng.

- Nếu vậy vừa hay, ban nãy tôi trả 1 hào rồi, bây h tôi trả lại ông cái khay nhỏ này giá 1 hào nữa thì tổng cộng đúng 2 đồng. Tôi ko phải trả thêm tiền nữa là đúng, ông nhỉ?


**************



38. Khóc vì nỗi gì?


Nhà kia thỉnh 1 nhà sư về giảng kinh trong 1 đêm. Lúc mới chập tối thì cả nhà từ lớn chí bé, từ già chí trẻ ai nấy còn để tai nghe nhưng 1 hồi lâu, mọi người đều lăn ra ngủ cả. Duy chỉ có 1 cậu bé chừng 12 tuổi là còn ngồi bó gối và sụt sịt khóc.

Ông sư thấy cả nhà không ai để ý đến những lời giảng kinh của mình nên lấy làm bực tức, gắt om lên rằng:

- Tất cả các ông, các bà đều xem thường lời giảng kinh của tôi. Xem ra chẳng ai bằng được cậu bé này. Cậu ta mới có tí tuổi đầu mà đã biết xúc cảm khi nghe những đạo lí của đức Phật, đến nỗi cậu ta phải sụt sịt khóc. Cậu thật là 1 đứa trẻ ngoan ngoãn thông minh.

Nói xong, ông sư quay lại phía cậu bé nói tiếp:

- Trong lời giảng của ta, cậu cảm động ở những chổ nào mà khóc như vậy? A di đà Phật! Tội nghiệp quá! Đức Phật sẽ phù hộ cho cậu!!

Cậu bé đưa tay chỉ vào cái ghế dài mà nhà sư đang ngồi rồi trả lời:

- Vì… vì chỗ… chỗ…

- Vì chỗ nào? Cậu cứ nói!!

- Vì chỗ cái ghế ấy là chỗ ngủ của tôi. Ông cứ ngồi đấy ca kệ mãi, tôi ko có chỗ ngủ nên mới khóc!!

Kasumi
27-08-2007, 08:43 PM
39. Không mất của mà được công.

Tết gần đến, hai người làm đến gặp ông chủ. Người thứ nhất mang theo chút lễ vật, người thứ 2 thì chỉ đến tay ko. Chủ tiếp cả hai cậu rất ân cần. Người thứ nhất để lễ vật lên bàn, gãi đầu gãi tai mà thưa với chủ rằng:

- Đây chỉ là chút lễ mọn… thật là hổ thẹn quá!

Anh thứ hai cũng nói luôn rằng:

- Tôi cũng hổ thẹn quá!!

Chủ nhận lễ cám ơn rồi đi sang phòng khác. Nhân lúc chủ vắng, anh tặng quà cáu:

- Này này, tôi mang biếu chút lễ nên phải nói ráo rằng: “Thật là hổ thẹn quá!”. Sao lúc nãy anh cũng bắt chước tôi mà nói câu ấy? Khiến ông chủ hiểu lầm rằng chút lễ mọn í là của cả 2 thằng!!? Tiền đã chẳng chịu mất mà lại muốn tâng công! Sao anh ranh mãnh thế????

Anh kia cười tủm tỉm đáp lại:

- Sao anh ích kỉ thế!! Tôi có thèm chung công chung của j với cái lễ mọn đó của anh! Anh có mang lễ biếu mà anh còn gãi đầu gãi tai “hổ thẹn lắm”, huống chi tôi đến tay ko, tôi lại ko hổ thẹn quá quá ấy chứ!!!!!


**************



40. Tài lừa đảo.

Thời tướng quân Tokugawa Iegasu, có 1 người nổi tiếng lừa đảo. Tướng quân cho gọi anh ta đến và nói rằng:

- Nghe nói ngươi có tài nói dối, lừa đảo mọi người. Vậy ngươi thử đánh lừa ta xem nào?!

- Thưa tướng quân, làm việc j cũng phải có tiền làm chi phí trước đã. Xin tướng quân ban cho tôi 100 đồng tiền vàng rồi ngài sẽ thấy cái tài của kẻ hèn hạ này.

Tướng quân liền cấp cho anh ta 100 đồng tiền vàng nhưng rồi chờ mãi đến 1 năm sau chẳng thấy chút tin tức j về anh chàng lừa đảo. Lấy làm tức giận, Iegasu sai quân bắt giải anh ta đến để hỏi tội. Anh ta đáp:

- Thưa tướng quân, tôi đã lừa ngài rồi đấy ạ!


**************



41. Mua cả cái rào.


Có một anh chàng mê đàn nhạc, một hôm đến cửa hàng nhạc cụ để mua sáo. Trong khi chơi thử để chọn 1 cây vừa í thì chẳng may 1 ngón tay của anh bị mắc kẹt vào lỗ cây sáo. Loay hoay mãi ko rút ngón tay ra được, anh đành phải mua cây sáo với bất kì giá nào để về nhà chẻ nó ra.

Lúc đi về, anh nghe có tiếng đàn du dương phát ra từ 1 nhà bên vệ đường. Anh đứng lại nghe, lúc đầu còn đứng xa, dần dần đến sát hàng rào tre, rồi anh vạch một lỗ rào, thò đầu vào nghe cho rõ. Cho đến lúc tiếng đàn im bặt anh chàng mê nhạc mới nghĩ đến chuyện về nhà nhưng cái đầu mắc kẹt giữa hai thanh tre ko tài nào rút ra được. Nghe thấy tiếng động, những người trong nhà chạy ra, thấy anh ta, liền hỏi:

- Ông kia làm j thế?

- Các bác định bán cái hàng rào này giá bao nhiêu ạ? Tôi muốn mua cả!!


**************



42. Quyết liều phanh bụng.

Trong những lúc năm hết Tết đến, những người nghèo khổ thật là khổ sở muôn phần vì công nợ. Nào nợ gạo, nợ muối, nợ nhà, nợ j đến gần Tết cũng phải trả sạch mới yên thân vì các chủ nợ cứ đến đòi nheo nhéo mãi.

Có anh nọ vào 1 hôm gần Tết vác nét mặt thảm sầu đến nhà hàng gạo mà nói rằng:

- Thưa ông, tôi đã hẹn hôm nay xin đến trả số tiền gạo đã nợ, nhưng khốn thay đến h 1 đồng cũng ko có! Mà cũng ko biết đời kiếp nào tôi mới trả được ông món nợ đó, chi bằng giờ chỉ còn cách là tôi đến trước mặt ông phanh gan mổ ruột tôi ra cho ông hiểu thấu được tấm lòng thành của kẻ khốn khó này (tầng lớp võ sĩ Nhật xưa thường mổ bụng mình để tỏ rõ khí tiết).

Bác hàng gạo sợ anh kia gieo án mạng trong nhà mình liền vội vã đỡ lời:

- Anh bình tĩnh đã, thôi thì tôi cho anh khất đến ngoài giêng…

- Vô ích! Ông cho khất đến ngoài giêng tôi cũng vẫn ko thể trả được ông! Như thế thì thật mất danh dự cho con nhà binh!! Mà thực vậy, con nhà binh ko bao h nói 2 lời. Tôi chỉ còn cách là quyết mổ bụng cho ông thấy vậy!!!

Nói xong, anh ta cầm thanh gươm đeo cạnh sườn mở phanh cúc áo, để hở bụng trắng hếu ra. Bác hàng gạo thấy thế rất lấy làm cảm động và nói:

- Này anh bạn, tôi ko nỡ để cho anh phải đau đớn thế, tôi xin huỷ quyển sổ nợ cho anh vậy!

Lập tức, bác hàng gạo xé ngay cuốn sổ nợ đi. Anh kia thấy công việc xong xuôi liền tỏ í cám ơn và cáo từ nhưng bác hàng gạo giữ lại:

- Anh vào xơi với tôi chén nước đã!

Nhưng anh kia đáp:

- Thôi, xin cám ơn ông, để khi khác vậy. Hôm nay tôi bận lắm!

- Thế nào? Còn việc j nữa? Lúc nãy anh đã chực quyên sinh cơ mà ??

- Tôi xin nói thực là tôi còn phải đi “phanh bụng” những 7,8 nhà nữa ạ!!!


**************

Kasumi
01-09-2007, 08:18 PM
43. Sáu pho tượng.

Anh nông dân Matsuda rất sùng đạo nhưng lại cận thị nặng. Những ngày rỗi rãi công việc đồng áng, anh thường đến các đền chùa làng bên cạnh hay trên phố để ngắm các pho tượng Phật.

Matsuda tự cảm thấy các đức Phật đối với mình có sự cách biệt cho nên anh ta có mối thiện cảm kín đáo với những đệ tử của đức Phật. Trong số này có Phật Địa Tạng (Jizo) là anh tỏ lòng kính trọng nhất. Jizo là bạn của trẻ em, khi trong nhà có trẻ sơ sinh khóc, chính lúc đó ngài đến dỗ dành. Dưới âm phủ, khi diêm vương bắt những đứa trẻ phải chất những đống đá trên bờ sông địa ngục, Jizo sẽ đến giúp đỡ các em…

Matsuda tỏ lòng biết ơn và có cảm tình đặc biệt đối với Jizo. Anh mơ ước được hiến của cải của mình để dựng lên giữa đồng - gần đám ruộng của mình – nhìu pho tượng của Jizo = đá với cái đầu cạo trọc, với vẻ mặt từ bi và tay cầm chuỗi hạt, tay chống gậy,…

Một hôm Matsuda ra tỉnh đến cửa hàng tạc tượng Takezawa để đặt làm sáu pho tượng Jizo = đá. Chủ tiệm hứa sẽ thuê thợ khéo làm, 2 tháng sau thì xong.

Hai tháng trôi qua, đúng ngày hẹn nhận hàng, Matsuda dậy thật sớm, lòng vui phơi phới đi lên tỉnh, đến ngay cửa hiệu Takezawa. Nhưng hôm ấy tượng chưa làm xong, chủ hiệu rất lo lắng. Chủ tiệm có 1 ông bạn và hai cậu học trò giúp việc. Ông ta mới bày cách: mời 3 người này mặc áo cà sa vào, tay cầm chuỗi hạt, tay chống gậy, đứng im y như pho tượng Jizo. Chủ tiệm chạy ra nói với Matsuda:

- Bây h mời anh vào thăm 3 pho tượng này trước. Sau đó uống trà rồi chúng ra sẽ xem 3 pho kia sau. Nhà chật chội nên chúng tôi phải chia làm 2 nơi đặt tượng.

Matsuda vào xem hàng. Đến trước mỗi bức tượng, anh ta nghiêng mình thành kính rồi thì thầm niệm cầu kinh Phật. Matsuda xem xét rất kĩ và tấm tắc khen. Sau khi mời anh uống trà xong, chủ tiệm đưa anh sang buồng khác để xem nốt 3 bức tượng nữa. Thực ra đó cũng chỉ là 3 bức tượng giả như lúc nãy. Sau khi xem xong, Matsuda tỏ vẻ mãn nguyện nhưng anh ta vẫn chưa đi ngay:

- Tôi muốn xem cả 6 pho tượng cùng 1 chổ để so sánh xem…

Nghe thấy thế, một người đang giả bức tượng ko nhịn được, cười khúc khích. Nhưng vào lúc chủ tiệm gãi đầu gãi tai nói với Matsuda là ko có gian phòng nào rộng hơn để có thể đặt cả 6 pho tượng cùng một chổ, chỉ có cách là đưa anh ta trở lại xem 3 bức tượng đầu tiên 1 lần nữa. Matsuda bằng lòng và toan bước theo chủ tiệm nhưng có tiếng động làm anh ta quay lại thì thấy 3 pho tượng đã rời chổ đứng, chạy thật nhanh. Nhiều sự việc xảy ra làm cho anh ta nghi ngờ. Lần này, khi vào xem, anh mới sờ vào một bức tượng: thì ra đó là 1 “ngài Jizo” bằng xương, bằng thịt thật sự.


**************



44. Cụt hứng.


Có người nói rằng: sau khi vợ chết rồi, nếu người chồng muốn trông thấy mặt vợ, cứ đốt 1 nén hương cắm lên mộ thì khắc thấy linh ứng ngay.

Một anh ngốc có vợ chết, nghe thấy thế liền chạy ngay đến hàng hương mua ko biết bao nhiu là hương rồi lật đật chạy ra mộ vợ, đốt hết cả mà cắm lên. Khói hương nghi ngút bay lên như đám mây đen. Chợt đâu đất ầm ầm rung chuyển, các mộ đều lung lay. Ngốc ta tưởng vợ sắp hiện hình liền tất tả chạy về nhà để lấy thêm tiền đi mua hương nữa. Mẹ anh ngốc trông thấy, liền hỏi:

- Vừa rồi có động đất dữ dội, thế lúc ấy con ở đâu?


**************



45. Để làm phiên dịch.

Một người định đem lễ quan một chục con gà sống tây thật béo tốt. Nhưng anh ta đi khắp chợ mà cũng chỉ được 9 con gà sống tây thôi nên đành phải bắt một con gà sống ta vào cho đủ số. Quan thấy lạ mới hỏi anh ta:

- Sao anh lại cho tôi 9 con gà sống tây lại thêm 1 con gà sống ta để làm chi thế? Anh cứ cho cả 10 con gà sống tây có phải tiện hơn ko?

Anh chàng đáp ngay:

- Thưa quan, để một con gà sống ta vào để nó phiên dịch cho mấy con gà tây đó ạ!



**************



46. Liễn thịt chó.

Sư ăn chạy mãi nghĩ đến thịt chó cũng thèm. Một hôm, sư lén sai chú tiểu mang cái liễn ra chợ giả vờ đi mua thứ khác nhưng kì thực là mua thịt chó. Mua xong chú tiểu đậy kín liễn mang về chùa. Vừa lúc ấy gặp ngay 1 vị khách quen lại chơi, chú tiểu ko giấu kịp liễn thịt đi. Khách hỏi:

- Này chú, trong liễn có cái j thế?

- Ngài thử đoán xem?

- Có phải liễn nước ko?

- Không phải!

- Liễn cơm?

- Cũng ko phải!

- Hay liễn tương?

- Cũng ko phải nữa! Ngài cứ đoán đi! Nếu ngày đoán trúng tôi sẽ thưởng cho ngài mấy miếng thịt chó trong cái liễn này!

shogunvdt
04-09-2007, 11:01 PM
cho mình hỏi bạn có thể cho mình link truyện nguyên gốc ko, bằng tiếng Nhật đó.

Kasumi
05-09-2007, 10:16 AM
Ka ko có link mà bạn muốn, mấy truyện này là type lại từ 1 cuốn sách mượn được trong thư viện ^^

chihiru
05-09-2007, 10:30 PM
có ai tìm giúp tớ truyện cười viết bằng hiragana được ko? bài tập trên lớp mà khó quá, tìm trên báo Nhật thì toàn kanji, đọc ko nổi, trình độ còi.
Mod ui tìm ở đâu nhìu thế bảo em với!
Arigatoune^^

Kasumi
09-09-2007, 06:48 PM
đã nói ở trên rùi đó :D cuốn sách tên là Truyện cười Nhật Bản do Đặng Nhật Chấn dịch. Bạn có thể đến các thư viện tìm thử, Ka trả mất cuốn sách đó rồi nên ko nhớ là NBX nào phát hành nữa nhưng hình như là vào năm 2003 ^^