PDA

View Full Version : Tiếng Nhật thú vị - Có thể bạn chưa biết



bé sa
22-02-2013, 12:36 AM
Chào mọi người, lâu lắm mới vào lại JPN. Hôm trước, Sa vào hiệu sách, thấy 1 cuốn sách có nội dung hay quá nên muốn chia sẻ với mọi người, tiện thể học luôn. Sa không dùng máy tính post bài nên Sa sẽ dịch lại sang tiếng Việt luôn nha (dịch ý ko dịch câu chữ). Sau này bài dài quá, bạn nào tập hợp lại thành file word hoặc PDF cho mọi người down về thì hay quá :D
Mọi người cho ý kiến nhé. Nếu mọi người thấy muốn đọc thì mình sẽ post tiếp ^^

1.「ありがとう」- Cảm ơn
Dùng để bày tỏ lòng cảm ơn đối với người khác một cách ngắn gọn không vòng vo.
Thật ra, ありがとう bắt nguồn từ 有難し(ありがたし) vốn mang nghĩa là việc gì đó khó hoặc hiếm xảy ra. Cách này được dùng khi cảm tạ trời đất, thần Phật. Người xưa tin rằng những việc hiếm xảy ra là do sức mạnh của thần linh, Phật, Bồ Tát, và họ khấn là ありがたし.
Đến thời Edo, từ này bắt đầu được sử dụng như lời bày tỏ lòng biết ơn nói chung.
http://blog-imgs-31-origin.fc2.com/h/u/m/humizukiblog/thanks.gif

2. 「油を売る(あぶらをうる)」- Buôn dưa lê
Dùng để nói về những cuộc nói chuyện vô bổ trong giờ làm việc, trốn làm đi uống cafe, chơi bài bạc (pachinko).
Tuy nhiên, nguồn gốc ban đầu lại xuất phát từ công việc bán dầu vô cùng tỉ mỉ.
Vào thời Edo người ta dùng đèn thắp 行灯(あんどん) - loại đèn xách vỏ ngoài là tre hoặc gỗ, có thắp dầu bên trong, nên việc bán dầu là công việc không thể thiếu. Người ta gánh dầu đi từng nhà, dùng 升(ます) - dụng cụ đo lường (chắc giống phễu của VN ^^) để đong dầu, mà dầu lại không như nước, rất khó chảy. Thế là người bán dầu buôn đủ thứ chuyện trên trời dưới biển với khách để giết thời gian trong lúc chờ dầu chảy.
Cách làm việc này của những người bán dầu trông rất giống những người lười biếng và từ đó 油を売る được dùng để với ý trốn việc.

http://image.space.rakuten.co.jp/lg01/71/0001143671/96/imgbad4e068zikezj.jpeg

bé sa
22-02-2013, 04:01 PM
3. 「足を洗う(あしをあらう)」- Rửa tay gác kiếm, cải tà quy chính
(Có nhiều cách gọi trong tiếng Việt, mọi người comment cho các bạn khác cùng biết với nha, sau này cũng sẽ có lợi khi muốn học cách miêu tả, diễn đạt khác nhau ^^)

Dùng để chỉ việc từ bỏ việc xấu, hoàn lương, quay trở về cuộc sống lương thiện. Câu nói này thường bắt gặp trong các bộ phim yakuza - mafia Nhật.

Cách nói này có nguồn gốc từ Phật giáo. Khi xưa, các nhà sư Ấn Độ phải để chân trần (はだし) đi bộ khất thực 托鉢(たくはつ) ghé từng nhà đọc kinh và nhận cúng dường thức ăn, nước uống. Vì thế, khi trở về chùa, chân lấm lem bùn đất, bụi bẩn. Việc rửa chân dính bẩn cho sạch đó đồng thời gột rửa thân tâm trong sạch kết thúc thời khoá 1 ngày của các nhà sư. Hành vi tôn giáo đẹp đẽ này tự lúc nào đã được chuyển sang ý nghĩa từ bỏ việc xấu, hoàn lương.

Ngày nay, khi chuyển hướng kinh doanh, buôn bán, người ta cũng sử dụng cách nói này với ý nghĩa thay đổi quyết định, hồi tâm chuyển ý 心機一転(しんきいってん)
Ví dụ:「足を洗って出直す(でなおす)」 - chuyển hướng kinh doanh, bắt đầu lại từ đầu.

http://www.selfdoctor.net/q_and_a/2010_06/images/09a.gif

bé sa
06-03-2013, 06:07 PM
4. おいしい – Oishii: Ngon
Có lẽ không cần giải thích nhiều, các bạn cũng biết đây là từ dùng khi muốn khen hương vị của món ăn ngon. Cụm ‘いし - ishi’’ trong ‘‘おいしい - oishii’’ là từ khen ngợi, mang ý nghĩa ‘‘rất tuyệt vời (大変素晴らしい – taihen subarashii)’’ hoặc ‘‘rất tốt よろしい- yoroshii’’.

Trong vở kịch kabuki ‘‘勧進帳Kanjincho’’, khi gia lại trong nhà (家来 – kerai) Togashi Saemon nghe nói khi Tam đẳng quan (判官 – hougan) Yoshitsune đến sẽ tóm gọn, không cho trốn thoát (ひっ捕らえる – hittoraeru) liền khen 1 câu:「いしくもおのおの申したり- ishikumo ono ono moushitari」(nghĩa là すばらしい、よくぞ言った – subarashii, yoku zo itta)Tuyệt vời, nói hay lắm. (như các bác nhà mình thì là ‘‘Chí phải!’’ :D)
Người ta thêm tiền tố ‘o’ vào trước từ cảm thán ‘‘いしく - ishiku’’ thành từ ‘‘おいしい - oishii’’.

Từ này hiện nay được cả nam giới lẫn nữ giới sử dụng, nhưng trước kia từ này vốn là từ nữ giới thường dùng. Ngoài từ này, các từ liên quan đến ăn uống như しゃもじ – shamoji (thìa, muôi lớn) hay ひもじい – hiimoji (đói bụng) đều là từ của các bà nội trợ 女房言葉 – nyoubou kotoba.

* Cảm ơn bạn Cộng Mạng đã sửa giúp :D

bé sa
06-03-2013, 06:09 PM
5.おもしろい – Hay

Viết đầy đủ bằng chữ Hán là 面白い – omoshiroi, sử dụng để chỉ nhìn vào/xem/trông rất vui hoặc thứ gì đó hài hước - 滑稽なもの (kokketsu na mono).

Cũng giống như trong câu「日のおもしろきに、 夜深くるまで 管弦(かんげん)をぞしたまふなる 」trong 源氏物語 Genji monogatari, おもしろい mang nghĩa 趣(おもむき)がある – có điều gì đó thú vị.
Có nhiều thuyết giải thích nguồn gốc của từ này, trong đó có 1 thuyết giải thích theo đúng như chữ Hán của từ - BẠCH DIỆN (tức ‘mặt trắng’) miêu tả trạng thái mặt trắng bệch.

Xưa kia, người dân các bộ lạc thường quay quần bên đống lửa, vừa nói chuyện vừa làm thủ công 手仕事 – teshigoto. Khi có 1 người đứng dậy, kể 1 câu chuyện rất hấp dẫn, thu hút thì tất cả mọi người đồng loạt ngẩng mặt lên. Khuôn mặt của mọi người khi đó được ánh lửa chiếu vào, liền chuyển qua màu trắng. Và người ta gọi cảnh tượng khuôn mặt tất cả mọi người cũng trắng như thế là おもしろい.

tiencong12th
07-03-2013, 10:21 AM
Cám ơn bé sa nhé!
Cái này vừa hay, vừa làm mình tò mò tìm hiểu nữa.
Cơ mà với mỗi từ nếu có thêm 1 vài câu ví dụ sử dụng thực tế thì còn hay hơn, dễ nhớ hơn nữa :d. Nhỉ?

bé sa
10-03-2013, 10:11 PM
Cám ơn bé sa nhé!
Cái này vừa hay, vừa làm mình tò mò tìm hiểu nữa.
Cơ mà với mỗi từ nếu có thêm 1 vài câu ví dụ sử dụng thực tế thì còn hay hơn, dễ nhớ hơn nữa :d. Nhỉ?

Cảm ơn bạn đã góp ý. Mình ko có nhiều thời gian nên chỉ dịch lại từ sách thôi, mà sách cũng ko đưa ra ví dụ.
Mình cũng đã cố gắng chọn ra những từ/cụm từ phổ biến nhất với mọi người để dịch rồi. Ngoài cụm từ số 2 và 3 ra thì những từ còn lại đều có trong giáo trình sơ cấp nên mọi người thông cảm giúp. :)

Các bạn có thể tra từ điển hoặc google để lấy ví dụ hoặc đặt câu. Nếu không hiểu có thể post lên đây, mình và các bạn khác biết thì sẽ giải đáp câu hỏi của các bạn.

bé sa
10-03-2013, 11:57 PM
6. ごまかす – Đánh lừa, lừa đảo
Ý nghĩa: dùng vẻ ngoài để đánh lừa người khác
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của từ này, sau đây là 1 số giả thuyết.
Giả thuyết 1: Bắt nguồn từ món bánh ‘胡麻菓子(ごまかし)- bánh đa vừng’. Nhìn bên ngoài trông bánh được rắc 1 lớp vừng trông có vẻ rất ngon nhưng thực ra bên trong thì lại phồng và rỗng. Người ta cho đó là lừa đảo だます và từ đó ごまかす được dùng với ý nghĩa ‘lừa đảo’.
http://image.rakuten.co.jp/amamio-shima/cabinet/01557194/shohin01/6_gomagashi_1.jpg

Giả thuyết 2: Bắt nguồn từ cách nói ごまのはえ
Thuyết này cho rằng người ta thêm cụm かす trong các từ 「だまかす」、「まぎらかす」(cả 2 từ đều mang nghĩa ‘lừa đảo’)vào sau cụm từ はえtrong「ごまのはえ」. 「ごまのはえ」là từ dùng để chỉ những kẻ trộm vặt lợi dụng sơ hở của du khách để trộm tiền hoặc trộm đồ.
Dù có bắt nguồn từ giả thuyết nào đi chăng nữa thì đây cũng không phải là từ tốt đẹp gì.

bé sa
11-03-2013, 12:00 AM
7. 嘘(うそ)- Nói dối
Cũng như câu nói 嘘八百(うそはっぴゃく)- 800 kiểu nói dối (?), có vô số giả thuyết về nguồn gốc của từ 嘘.
Trong số đó có 1 thuyết như sau.
Chữ うtrong từ うそ là chỉ con quạ からす, còn chữ そchính là từ素(そ)với nghĩa ‘màu trắng’
Thời xưa, ở Trung Hoa có người bán chim họ Ngọc 玉須(ぎょくす)ở Diên Lăng延陵. Có 1 người bạn của ông Vương bán quạ trắng liền tới xem, nào ngờ chỉ có con quạ đen. Và từ chuyện này, người ta gọi 烏素(うそ)để chỉ những việc phóng đại, đùa quá trớn như thế.
Khi du nhập vào Nhật Bản, ứng với nghĩa 「口で 虚(うつろ)な ことをいう」(nói dối).
Và tên của người đàn ông họ Ngọc 玉須 đọc theo tiếng Nhật là だます được dùng với nghĩa ‘lừa đảo’ (:D)

http://blog-imgs-51.fc2.com/a/i/o/aioi/karasu.jpg
(Có quạ trắng thật các bạn ạ, hihi)

bé sa
11-03-2013, 12:04 AM
8. すみません – Xin lỗi
Trong từ điển, すみません được định nghĩa là ‘từ chào hỏi diễn đạt ý xin lỗi hoặc cảm ơn’.
Tuy nhiên, từ trước tới nay từ này vẫn thiên về ý nghĩa xin lỗi nhiều hơn.
Trong vở kịch kabuki (歌舞伎狂言) 「毛抜(けぬき)- Nhổ lông (?)」có xuất hiện câu「それではお上にすみそもない」, được sử dụng với ý nghĩa dù có viện cớ, lý do lý trấu いいわけthế nào đi nữa, cũng thấy không thanh thản bất an 心がすまない (気持ちが すっきりしない)
「すまない」là dạng phủ định 打ち消し của「澄む」vốn mang ý nghĩa tâm không thanh thản, bất an心がすまない、 気持ちが すっきりしない. Và すみません vốn là cách nói lịch sự của すまない.
Người ta cho rằng すみません bắt đầu được sử dụng với ý cảm ơn từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ban đầu được dùng với ý ‘Chỉ nói lời cảm ơn thôi thì cũng không đủ, không thấy thanh thản’

http://lohas.nicoseiga.jp/thumb/2506782i

Cộng Mạng
11-03-2013, 07:05 AM
7. 嘘(うそ)- Nói dối
Cũng như câu nói 嘘八百(うそはっぴゃく)- 800 kiểu nói dối (?), có vô số giả thuyết về nguồn gốc của từ 嘘.
Trong số đó có 1 thuyết như sau.
Chữ うtrong từ うそ là chỉ con quạ からす, còn chữ そchính là từ素(そ)với nghĩa ‘màu trắng’
Thời xưa, ở Trung Hoa có người bán chim họ Vương玉須(ぎょくす)ở Diên Lăng延陵. Có 1 người bạn của ông Vương bán quạ trắng liền tới xem, nào ngờ chỉ có con quạ đen. Và từ chuyện này, người ta gọi 烏素(うそ)để chỉ những việc phóng đại, đùa quá trớn như thế.
Khi du nhập vào Nhật Bản, ứng với nghĩa 「口で虚(うつろ)なことをいう」(n ói dối).
Và tên của người đàn ông họ Vương 玉須 đọc theo tiếng Nhật là だます được dùng với nghĩa ‘lừa đảo’ (:D)

http://blog-imgs-51.fc2.com/a/i/o/aioi/karasu.jpg
(Có quạ trắng thật các bạn ạ, hihi)

玉須: tên người này không có chữ nào đọc là "vương" cả. Chữ ngọc và chữ vương gần giống nhau, bạn nên chú ý.

Cộng Mạng
11-03-2013, 07:10 AM
4. おいしい – Oishii: Ngon
Có lẽ không cần giải thích nhiều, các bạn cũng biết đây là từ dùng khi muốn khen hương vị của món ăn ngon. Cụm ‘いし - ishi’’ trong ‘‘おいしい - oishii’’ là từ khen ngợi, mang ý nghĩa ‘‘rất tuyệt vời (大変素晴らしい – taihen subarashii)’’ hoặc ‘‘rất tốt よろしい- yoroshii’’.

Trong vở kịch kabuki ‘‘勧進帳Kanjincho’’, khi quản gia (家来 – kerai) của Togashi Saemon nghe nói khi phán quan (判官 – hougan) Yoshitsune đến sẽ tóm gọn, không cho trốn thoát (ひっ捕らえる – hittoraeru) liền khen 1 câu:「いしくもおのおの申したり- ishikumo ono ono moushitari」(nghĩa là すばらしい、よくぞ言った – subarashii, yoku zo itta)Tuyệt vời, nói hay lắm. (như các bác nhà mình thì là ‘‘Chí phải!’’ :D)
Người ta thêm tiền tố ‘o’ vào trước từ cảm thán ‘‘いしく - ishiku’’ thành từ ‘‘おいしい - oishii’’.

Từ này hiện nay được cả nam giới lẫn nữ giới sử dụng, nhưng trước kia từ này vốn là từ nữ giới thường dùng. Ngoài từ này, các từ liên quan đến ăn uống như しゃもじ – shamoji (thìa, muôi lớn) hay ひもじい – hiimoji (đói bụng) đều là từ của các bà nội trợ 女房言葉 – nyoubou kotoba.

(家来 – kerai) Hán việt là "gia lại", tức kẻ ăn người ở trong nhà. Ở đây khái niệm này chỉ gia thần của các Samurai, không hẳn là quản gia. Nếu là "quản gia" thật sự thì có những từ khác để diễn đạt.
(判官 – hougan): từ 判官 đọc là hangan chứ không phải houkan.

bé sa
11-03-2013, 01:45 PM
@ Cộng Mạng: Cảm ơn bạn đã sửa cho mình. :D Mình rất hay nhầm từ Vương và từ Ngọc. Hôm qua, cũng sửa lại rồi mà không hiểu sao khi paste vào vẫn là Vương, hic. :(
Còn từ 判官 có nhiều cách đọc bạn ạ. Có cả ほうがん và はんがん. Trong sách để phiên âm là ほうがん nên mình để nguyên như vậy ^^

Cộng Mạng
11-03-2013, 07:23 PM
Ah xin lỗi, từ 判官 còn có cách đọc là hougan, nhưng khi nó đọc như vậy thì không thể "dịch" thành phán quan được. Từ 判官 khi đọc hougan có các ý nghĩa sau:

1. chức tam đẳng quan trong tứ đẳng quan, nhất là đối với những người vừa giữ chức "úy" (jou) vừa là kebiishi (kiểm phi vi sứ)
2. chỉ tên tục của người anh hùng Minamoto no Yoshitsune.

Còn cách hiểu "phán quan" như người Việt vẫn hiểu thì nó đọc là hangan.

Vậy bạn xem lại đoạn văn trong sách để tránh nhầm lẫn, theo mình thì từ hougan ở đây là để chỉ Yoshitsune.

bé sa
11-03-2013, 08:53 PM
Ah xin lỗi, từ 判官 còn có cách đọc là hougan, nhưng khi nó đọc như vậy thì không thể "dịch" thành phán quan được. Từ 判官 khi đọc hougan có các ý nghĩa sau:

1. chức tam đẳng quan trong tứ đẳng quan, nhất là đối với những người vừa giữ chức "úy" (jou) vừa là kebiishi (kiểm phi vi sứ)
2. chỉ tên tục của người anh hùng Minamoto no Yoshitsune.

Còn cách hiểu "phán quan" như người Việt vẫn hiểu thì nó đọc là hangan.

Vậy bạn xem lại đoạn văn trong sách để tránh nhầm lẫn, theo mình thì từ hougan ở đây là để chỉ Yoshitsune.

Cảm ơn bạn nhiều, hi. Đúng như bạn nói, trong đoạn văn ghi 判官義経 là để chỉ Yoshitsune.
Mà theo bạn, dịch tên đó thì dịch là "Tam đẳng quan Yoshitsune" hay dịch sao thì hợp lý vậy? :D

Cộng Mạng
12-03-2013, 07:31 AM
Mình nghĩ chỉ cần để là Yoshitsune là được rồi. Khi dịch văn bản mang tính chất học thuật cần độ chính xác cao thì dịch cẩn thận, còn trong những trường hợp như thế này thì không cần thiết lắm, mà nếu có dịch cẩn thận và đầy đủ thì sự chênh lệch gần như cũng không có nếu đứng từ góc độ của người đọc, người tiếp nhận.

hoctientoi123
08-04-2013, 10:06 PM
hay quá cám ơn sa

phamthidung
08-04-2013, 10:17 PM
Bạn Sa dịch từ trong quyển nào vậy? :-?
Mà đó là sách TN phải ko? Định mua nhưng mà nếu viết = TN thì pó tay rồi. :dead1: