PDA

View Full Version : Các đời Thủ tướng Nhật từ chức ra sao? (Phần II)



Kasumi
25-09-2007, 06:38 PM
Ở một đất nước mà hiệu quả công việc được đặt lên hàng đầu như Nhật Bản, làm bất cứ công việc nào cũng khó, nhưng khó khăn nhất, áp lực nhất chính là ở vị trí người đứng đầu chính phủ. Tuyên bố từ chức của ông Abe gây nên nỗi thất vọng cho nhiều người đã từng kỳ vọng vào vị thủ tướng trẻ tuổi với nhiều hoài bão cải cách này và là cú sốc của chính ông. Nhưng ông không phải là người duy nhất ra đi trong thất bại.

Ngoài lý do về sức khỏe và lý do bị dư luận chỉ trích, điều gì đã khiến các Thủ tướng Nhật phải rời bỏ chiếc ghế của mình ngay khi đang đương nhiệm?

Nội bộ đảng phản đối


http://lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/09/20070924_Miki-Takeo.jpg
Ông Miki Takeo

Năm 1974, sau khi Thủ tướng Tanaka Kakuei từ chức, ông Miki Takeo lên thay. Hậu thuẫn chính trị của ông không mạnh, năng lực bản thân cũng có hạn nhưng nhờ đã xây dựng được một hình ảnh người lãnh đạo liêm khiết trong sạch, ông Takeo trở thành người đứng đầu chính phủ Nhật Bản.

Ông cho tiến hành cải cách hành chính, mạnh tay chấn chỉnh phong cách làm việc thậm chí cả việc điều tra tình hình tài chính của đảng mình.

Thời gian đầu công chúng nhìn chung là ủng hộ ông, nhưng sau đó, ngay những người cùng đảng cũng phản đối ông. Trong cuộc bầu cử thượng nghị viện thuộc nhiệm kỳ của ông, tuy Đảng Dân chủ Tự do LPD vẫn chiếm quá bán số ghế trong nghị viện nhưng việc mất đi 8 vị trí là cái cớ của rất nhiều người cũng đảng chỉ trích năng lực kém cỏi của ông.

Bị mất sự ửng hộ ngay trên sân nhà, những lỗi nho nhỏ của ngài Thủ tướng cũng bị lôi ra phê phán. Sức ép quá lớn đã khiến ông chủ động từ chức.


http://lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/09/20070924_Kaifu-Toshiki.jpg
Ông Kaifu Toshiki

Thủ tướng kế nhiệm Kaifu Toshiki cũng đi theo con đường cải cách hành chính của người tiền nhiệm và đáng ngạc nhiên ở chỗ ông cũng dẫm chân vào vết xe đổ đó để rồi nhận được những phản ứng mạnh mẽ hơn nữa của những thành viên Đảng LPD.

Ngay cả khi nghị viện không mất ghế, “nhà lãnh đạo trong sạch” cũng không thể cứu vãn vận mệnh chính trị của mình khi hầu hết các thành viên trong đảng đều yêu cầu ông từ chức. Cuối cùng ông đã phải ngậm ngùi ra đi.

Thủ tướng tiếp theo Miyachawa Kiichi còn gặp nhiều chông gai hơn. Rút kinh nghiệm từ hai người tiền nhiệm, ông thực hiện những chính sách có phần thiên vị đảng cầm quyền rõ rệt và lẽ tất nhiên nhận được sự phê phán của đông đảo người dân và những người phản đối này.

Không may cho ông, hai nhân vật cùng đảng nhưng lại ở phe đối lập đã công kích ông mạnh mẽ, đưa ra những bằng chứng thể hiện sự "lộng hành" của ông này cũng như thể hiện sự tán thành với bản lấy ý kiến về những tiêu cực do ông này tạo lên.

Vì xì-căng-đan mà mất chức

Đây là một nguyên nhân ra đi đau thương nhất của những thủ tướng Nhật Bản.


http://lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/09/20070924_Tanaka-Kakuei.jpg
Ông Tanaka Kakuei

Tanaka Kakuei được coi là người có công đầu trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ Nhật Trung tốt đẹp. Ông không nổi tiếng về năng lực chính trị hay quản lý điều hành mà có khả năng đặc biệt trong lĩnh vực huy động tài chính. Tiềm lực kinh tế đã giúp ông từng bước đi đến chức vụ cao nhất nhưng những rắc rối đến với ông cũng xoay quanh chuyện “tiền nong”.

Năm 1974 từ sự kiện một phóng viên đặt nghi vấn về lượng tài sản khổng lồ của ông, báo chí Nhật Bản đã phanh phui ra những vụ ông chiếm dụng đất đai, đỡ đầu cho nhiều công ty để hưởng lợi riêng.

Sự việc càng trở nên trầm trọng khi ông còn bị phát hiện là đã nhận một khoản tiền lớn của hãng máy bay Lockheed (Mỹ) mà nhờ đó Hàng không quốc gia Nhật Bản đã mua lại rất nhiều máy bay chở khách cỡ lớn của hãng này. Phải từ chức ngay sau đó khi bị chỉ trích nặng nề rồi bị khởi tố, sự nghiệp chính trị của ông kết thúc thảm hại.


http://lanhdao.net/leadership/archive/images/2007/09/20070924_Takeshita-Noboru.jpg
Ông Takeshita Noboru

Takeshita Noboru, người kế nhiệm Kakuei đã từng là người trợ thủ trung thành và đắc lực của người tiền nhiệm. Ngay sau khi ông Kakuei bị kết án, Noboru đã lên nắm quyền với chủ trương trong sách hóa bộ máy.

Nhưng trớ trêu thay, ngay sau đó ông dính líu vào một bê bối về tiền bạc với một khối lượng tài sản bị coi là bất chính lớn gấp nhiều lần Kakuei. Được một doanh nghiệp lớn tăng và bán cho giá rẻ nhiều cổ phiếu, Noboru bị chỉ trích là ăn hối lộ tinh vi và tham lam.

Tuy không bị khởi tố nhưng với tỷ lệ ủng hộ giảm sút nghiêm trọng và hàng loạt những bài báo làm giảm sút uy tín của đảng LDP là quá đủ để Nonoru rời bỏ vị trí.

Một sự trùng hợp đáng buồn nữa là người kế nhiệm Nonoru cũng vướng vào một xì-căng-đan mà phải từ chức.

Còn đối với Uno Sosuke, ông không bê bối tiền bạc như hai vị tiền nhiệm mà gặp bê bối về tình cảm. Tháng 6/1989, sau khi nhận chức, các phóng viên Nhật Bản đã phát hiện ra mối quan hệ bất thường của ông với một kỹ nữ nổi tiếng Tokyo, nhưng họ bỏ qua.

Tuy nhiên, khi tin tức cùng những bức ảnh minh chứng lại hiện trên những trang tạp chí nước ngoài, người dân Nhật cảm thấy bị xúc phạm. Làn sóng phẫn nộ dâng trào, ngay trong đợt bầu cử cuối mùa hè năm đó, số ghế trong nghị viện của Đảng LPD từ 69 chỉ còn 31 ghế.

Bị buộc phải từ chức, Sosuke là vị thủ tướng tại nhiệm ngắn ngủi nhất với tổng thời gian là 2 tháng 7 ngày. Người tiết lộ với báo chí nước ngoài về vụ việc này chính là người tình bé nhỏ của ông.


http://img518.imageshack.us/img518/800/01ut8.png (http://imageshack.us)
http://img518.imageshack.us/img518/5531/02pd7.png (http://imageshack.us)
http://img101.imageshack.us/img101/8485/03ft8.png (http://imageshack.us)
http://img187.imageshack.us/img187/2852/04fj1.png (http://imageshack.us)
http://img518.imageshack.us/img518/1171/05jq5.png (http://imageshack.us)

Mỹ Trang
Theo Nhật báo Thế giới
LanhDao