ZenG
27-09-2007, 07:54 PM
Chào đời vào năm 1848 tại miền đông Vương quốc Phổ, Carl Hermann Unthan sém chút nữa thì bị mẹ đỡ đầu bóp chết bởi quá hãi hùng trước đứa bé không có tay. May sao, người cha đã kịp thời ngăn lại.
Từ khi còn rất nhỏ, Carl thường xuyên được cha khuyến khích đi chân trần và dùng các ngón chân để nắm bắt đồ vật, thậm chí cầm bút để viết. Chơi đàn violon bằng chân cũng nhanh chóng được liệt vào danh sách “thách thức cần chinh phục” của Carl, và đến năm 20 tuổi, chàng thanh niên tật nguyền đã được mời tới thành Viena (Áo) để biểu diễn.
Thành công vượt bậc từ lần diễn đầu tiên này đã mở ra sự nghiệp mới cho Carl Unthan; anh bắt đầu thực hiện các chuyến lưu diễn khắp Mỹ, Cuba, Mexico và Nam Phi.
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/thang9/unthan1-0907.jpg
Càng ngày, các tiết mục của Carl càng trở nên phong phú: rót nước, nháo bài, làm ảo thuật với các quân bài, bơi trong bể nước, lên đạn, bắn súng, hút xì gà… - và tất nhiên, chơi violon vẫn là tiết mục được khán giả trông đợi nhiều nhất.
Thi thoảng cao hứng, chàng nghệ sĩ tài ba này còn “khuyến mãi” thêm tiết mục: vờ làm đứt dây đàn và nối lại - bằng ngón chân - một cách thuần thục.
Thế chiến thứ nhất nổ ra, Carl tham gia lực lượng quân đội Đức. Ông có mặt tại hầu hết các chiến trường và bệnh viện dã chiến, biểu diễn tài nghệ và động viên tinh thần các chiến sĩ bị thương.
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/thang9/unthan4-0907.jpg
Ngoài năng khiếu âm nhạc, Carl Unthan còn tỏa sáng trong bộ môn nghệ thuật thứ Bảy - bộ phim “Người không tay” kể về một chàng trai bất chấp tật nguyền đã lao xuống dòng sông cứu một cô gái sắp chết đuối.
Bằng tài năng của mình, Unthan đã tạo dựng cho mình một cuộc sống khá vương giả. Ông mất năm 1928, thọ 80 tuổi. Bảy năm sau thì cuốn tự truyện Das Pediskript (tạm dịch Người kéo đàn không tay) chính thức được phát hành.
Không giống như những nhân vật nổi tiếng khác, việc tìm những bức ảnh còn sót lại của Carl Unthan cực kỳ khó. Ngay cả tác giả cũng không dám khẳng định những hình ảnh ông kiếm được có thực sự là Unthan - nghệ sĩ không tay nổi tiếng một thời hay không. Dù sao, con người ấy giờ cũng là một nhân vật của lịch sử.
Hải Minh
Theo Phreeque
Từ khi còn rất nhỏ, Carl thường xuyên được cha khuyến khích đi chân trần và dùng các ngón chân để nắm bắt đồ vật, thậm chí cầm bút để viết. Chơi đàn violon bằng chân cũng nhanh chóng được liệt vào danh sách “thách thức cần chinh phục” của Carl, và đến năm 20 tuổi, chàng thanh niên tật nguyền đã được mời tới thành Viena (Áo) để biểu diễn.
Thành công vượt bậc từ lần diễn đầu tiên này đã mở ra sự nghiệp mới cho Carl Unthan; anh bắt đầu thực hiện các chuyến lưu diễn khắp Mỹ, Cuba, Mexico và Nam Phi.
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/thang9/unthan1-0907.jpg
Càng ngày, các tiết mục của Carl càng trở nên phong phú: rót nước, nháo bài, làm ảo thuật với các quân bài, bơi trong bể nước, lên đạn, bắn súng, hút xì gà… - và tất nhiên, chơi violon vẫn là tiết mục được khán giả trông đợi nhiều nhất.
Thi thoảng cao hứng, chàng nghệ sĩ tài ba này còn “khuyến mãi” thêm tiết mục: vờ làm đứt dây đàn và nối lại - bằng ngón chân - một cách thuần thục.
Thế chiến thứ nhất nổ ra, Carl tham gia lực lượng quân đội Đức. Ông có mặt tại hầu hết các chiến trường và bệnh viện dã chiến, biểu diễn tài nghệ và động viên tinh thần các chiến sĩ bị thương.
http://images4.dantri.com.vn/Uploaded/vandt/thang9/unthan4-0907.jpg
Ngoài năng khiếu âm nhạc, Carl Unthan còn tỏa sáng trong bộ môn nghệ thuật thứ Bảy - bộ phim “Người không tay” kể về một chàng trai bất chấp tật nguyền đã lao xuống dòng sông cứu một cô gái sắp chết đuối.
Bằng tài năng của mình, Unthan đã tạo dựng cho mình một cuộc sống khá vương giả. Ông mất năm 1928, thọ 80 tuổi. Bảy năm sau thì cuốn tự truyện Das Pediskript (tạm dịch Người kéo đàn không tay) chính thức được phát hành.
Không giống như những nhân vật nổi tiếng khác, việc tìm những bức ảnh còn sót lại của Carl Unthan cực kỳ khó. Ngay cả tác giả cũng không dám khẳng định những hình ảnh ông kiếm được có thực sự là Unthan - nghệ sĩ không tay nổi tiếng một thời hay không. Dù sao, con người ấy giờ cũng là một nhân vật của lịch sử.
Hải Minh
Theo Phreeque