PDA

View Full Version : Lễ hội Imari Ton Ten Ton



Kasumi
17-07-2012, 04:54 PM
Imari Ton Ten Ton - Lễ hội minh chứng cho lòng dũng cảm

Lễ hội Imari Ton Ten Ton được tổ chức hàng năm trong 3 ngày từ 22 đến 24 tháng 10 tại thành phố Imari, tỉnh Kyushu ở phía đông nam của Nhật Bản. Một bầu không khí sôi động là những từ để nói khi du khách tham quan nơi này, hàng ngàn người trong trang phục lễ hội truyền thống đồng thời nhảy múa trên đường phố và điều đặc biệt nhất của lễ hội là sự giao đấu của những chiếc kiệu rước được thực hiện bởi những người đàn ông dũng cảm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/20091227111150b7b.jpg

Ton Ten Ton được biết đến như một trong ba lễ hội đối kháng tuyệt vời của Nhật Bản. Tên của nó xuất phát từ những âm thanh của tiếng trống. Những người tham gia lễ hội cho rằng họ dường như được tiếp thêm sức mạnh khi nghe những tiếng trống này. Mặc trang phục truyền thống, cùng với khăn hachimaki thể hiện sự quyết tâm, nhóm những người đàn ông mạnh mẽ rước 2 chiếc kiệu và họ nhanh chóng di chuyển qua các đường phố. Khi các kiệu rước gặp nhau, đầu tiên 2 bên sẽ tham gia vào một trận đấu la hét. Những tiếng trống sau đó được đánh từ từ, rồi dần dần chuyển thành âm thanh có nhịp đập cao hơn. Đây là tín hiệu cho các đội lao vào và đâm kiệu rước vào nhau. Những chiếc kiệu mà họ đang phải vật lộn có thể nặng tới 500 kg. Cuộc đấu sẽ còn tiếp tục cho đến khi một trong những kiệu bị rơi xuống đất. Cuộc thi mang đậm đặc trưng của lễ hội đối kháng thu hút sự chú ý lớn nhất từ du khách tham quan.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/Slot02/downtown-imari-city-ton-ten-ton-festival-imari.jpg

Trong suốt lễ hội, các cuộc đối đầu này diễn ra khắp nơi trong thị trấn. Các sự cố va chạm đặc biệt nguy hiểm và thương tích là sự phổ biến. Có trường hợp phải gọi xe cứu thương.

Cao trào của lễ hội là vào ngày 24, khi màn đêm buông xuống, cuộc chiến cuối cùng, được gọi là Kawaotoshi diễn ra. Đó một cảnh tượng tuyệt vời, một cặp đụng độ giữa 2 kiệu có thành tích xuất sắc, trận đấu này diễn ra trên bờ sông. Đội chiến thắng là một trong những người đầu tiên mang kiệu của họ đến vùng đất khô. Địa phương nào có đội giành chiến thắng sẽ coi đó là điềm lành trong năm tới.


Theo nama.edu