Cộng Mạng
25-12-2013, 10:42 PM
http://i.minus.com/jNo8tawtIhH3K.jpg
Trước nay, khi nhắc đến cái tên Paris, người ta hay liên tưởng đến hình ảnh một thành phố xinh đẹp, văn minh, lịch sự và được tôn vinh là thủ đô ánh sáng của nhân loại. Nhưng hẳn là ít người biết những chuyện liên quan đến sự văn minh của thành phố này vào những thế kỷ trước. Bài này chỉ đề cập đến một phương diện trong khái niệm văn minh đó, là Paris từng tràn ngập trong cứt đái.
Ngày xưa, cái thời Toilet vẫn còn chưa phổ cập ở Paris/Pháp quốc, thì cả giới quý tộc (trừ một số ít) và bình dân, sau khi thỏa mãn nhu cầu trong bô xong là ném luôn uế vật đó ra đường khiến đường phố cực kỳ nhơ nhuốc. Hễ người đi đường mà nghe thấy câu "Gare à l'eau!" (coi chừng nước!) là lập tức tránh xa vì ngay sau đó là cứt đái từ trên cửa sổ thi nhau đổ xuống. Ngay cả trong cung thất cũng vậy, người ta bất chấp nơi chốn thế nào mà cứ phóng tiện luôn trong vườn cung điện Versailles.
Đương thời, phụ nữ quý tộc ưa chuộng kiểu váy hình chuông (hình dạng như cái ***g chụp) và nó được xem như biểu tượng của sự trang nhã, nhưng cũng có thuyết cho rằng nó được chế tạo để chủ nhân có thể tự do phóng tiện mà không làm chướng mắt người khác.
http://i.minus.com/jbw9X4Tlh8K7ZR.jpg
Lạc đề sang chuyện khác, nói đến nước hoa thì không thể không nói đến nước Pháp, quê hương của nhiều loại nước hoa cao cấp. Nhưng hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sự phát triển của nước hoa là kết quả của sự bẩn thỉu. Từ thế kỷ 16~19 ở Âu châu (nhất là Pháp), người ta tin rằng việc tắm rửa dễ làm lây bệnh giang mai. Dĩ nhiên cũng có không ít kẻ lười nhác việc vệ sinh thân thể. Có ghi chép rằng vị Quốc vương nọ cả đời chỉ đi tắm có 3 lần.
Quay lại câu chuyện chính, để thay đổi tình trạng ô uế của Paris, Quốc vương Henri đệ tứ có ban hành pháp lệnh "ngay cả ban đêm cũng không ném phân niệu (cứt đái) qua cửa sổ nhà" vào năm 1608. Sau đó, vào năm 1677, viên tổng soái cảnh sát đầu tiên ở Paris là Nicolas de La Reynie đã ra lệnh cho các nhà thầu xây dựng nhà xí phải làm xong Toilet trong mỗi căn nhà ở phố trong vòng 1 tháng. Nhưng tình hình vẫn không mấy sáng sủa hơn, mãi 100 năm sau, vào năm 1777 thì vua Louis 16 mới ban hành lại pháp lệnh "cấm vứt uế vật qua cửa sổ".
Mặc dù có những luật lệnh như trên nhưng không được tuân thủ, mãi đến đời Napoleon đệ tam vào thế kỷ 19 thì đường phố Paris mới thoát khỏi mùi hôi thối.
Cho đến tận ngày nay, nhiều du khách từng đến Paris đều xác nhận rằng xác suất dẫm phải phân chó ở đường phố Paris là rất cao. Người ta dẫn chó đi dạo trên phố, con chó có phóng uế thì chủ cũng làm ngơ chẳng chịu dọn. Thay vì đó, sáng sớm đều có nhân viên vệ sinh dùng máy hút chân không để dọn sạch phân chó trên đường.
Nguồn: http://gokuraku-shujo.blogspot.com/2013/12/paris-ban-thiu.html
Trước nay, khi nhắc đến cái tên Paris, người ta hay liên tưởng đến hình ảnh một thành phố xinh đẹp, văn minh, lịch sự và được tôn vinh là thủ đô ánh sáng của nhân loại. Nhưng hẳn là ít người biết những chuyện liên quan đến sự văn minh của thành phố này vào những thế kỷ trước. Bài này chỉ đề cập đến một phương diện trong khái niệm văn minh đó, là Paris từng tràn ngập trong cứt đái.
Ngày xưa, cái thời Toilet vẫn còn chưa phổ cập ở Paris/Pháp quốc, thì cả giới quý tộc (trừ một số ít) và bình dân, sau khi thỏa mãn nhu cầu trong bô xong là ném luôn uế vật đó ra đường khiến đường phố cực kỳ nhơ nhuốc. Hễ người đi đường mà nghe thấy câu "Gare à l'eau!" (coi chừng nước!) là lập tức tránh xa vì ngay sau đó là cứt đái từ trên cửa sổ thi nhau đổ xuống. Ngay cả trong cung thất cũng vậy, người ta bất chấp nơi chốn thế nào mà cứ phóng tiện luôn trong vườn cung điện Versailles.
Đương thời, phụ nữ quý tộc ưa chuộng kiểu váy hình chuông (hình dạng như cái ***g chụp) và nó được xem như biểu tượng của sự trang nhã, nhưng cũng có thuyết cho rằng nó được chế tạo để chủ nhân có thể tự do phóng tiện mà không làm chướng mắt người khác.
http://i.minus.com/jbw9X4Tlh8K7ZR.jpg
Lạc đề sang chuyện khác, nói đến nước hoa thì không thể không nói đến nước Pháp, quê hương của nhiều loại nước hoa cao cấp. Nhưng hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sự phát triển của nước hoa là kết quả của sự bẩn thỉu. Từ thế kỷ 16~19 ở Âu châu (nhất là Pháp), người ta tin rằng việc tắm rửa dễ làm lây bệnh giang mai. Dĩ nhiên cũng có không ít kẻ lười nhác việc vệ sinh thân thể. Có ghi chép rằng vị Quốc vương nọ cả đời chỉ đi tắm có 3 lần.
Quay lại câu chuyện chính, để thay đổi tình trạng ô uế của Paris, Quốc vương Henri đệ tứ có ban hành pháp lệnh "ngay cả ban đêm cũng không ném phân niệu (cứt đái) qua cửa sổ nhà" vào năm 1608. Sau đó, vào năm 1677, viên tổng soái cảnh sát đầu tiên ở Paris là Nicolas de La Reynie đã ra lệnh cho các nhà thầu xây dựng nhà xí phải làm xong Toilet trong mỗi căn nhà ở phố trong vòng 1 tháng. Nhưng tình hình vẫn không mấy sáng sủa hơn, mãi 100 năm sau, vào năm 1777 thì vua Louis 16 mới ban hành lại pháp lệnh "cấm vứt uế vật qua cửa sổ".
Mặc dù có những luật lệnh như trên nhưng không được tuân thủ, mãi đến đời Napoleon đệ tam vào thế kỷ 19 thì đường phố Paris mới thoát khỏi mùi hôi thối.
Cho đến tận ngày nay, nhiều du khách từng đến Paris đều xác nhận rằng xác suất dẫm phải phân chó ở đường phố Paris là rất cao. Người ta dẫn chó đi dạo trên phố, con chó có phóng uế thì chủ cũng làm ngơ chẳng chịu dọn. Thay vì đó, sáng sớm đều có nhân viên vệ sinh dùng máy hút chân không để dọn sạch phân chó trên đường.
Nguồn: http://gokuraku-shujo.blogspot.com/2013/12/paris-ban-thiu.html