PDA

View Full Version : Ở Nhật, hôm nay là ngày gì?? .·´¯`·.·♩ •♬✿ (Update: Ngày 12 tháng 4)



A Châu
04-01-2014, 02:44 PM
Mình định lập topic này vào ngày đầu năm mới mà bị vỡ kế hoạch :D thôi thì bắt đầu từ hôm nay vậy, về 3 ngày trước thì hẹn 1 năm nữa :D

Mục đích của topic này là giới thiệu đến các bạn ý nghĩa của từng ngày trong năm ở Nhật. Mỗi ngày ở Nhật đều là một ngày lễ, một ngày kỷ niệm, tưởng nhớ đến những sự kiện trong quá khứ hay thông báo một khởi đầu mang tính thường niên. Thực tế là ngày nay, nhiều người không còn để tâm đến những ngày bình thường như thế nữa, thậm chí những người Nhật trẻ còn không biết ngày hôm nay là ngày gì và ý nghĩa của nó.


Ngày 1 tháng 1 - 1月1日:
Ngày 2 tháng 1 - 1月2日:
Ngày 3 tháng 1 - 1月3日:
Ngày 4 tháng 1 - 1月4日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-Cap-nhat-thuong-xuyen?p=672979&viewfull=1#post672979)
✿ Ngày văn phòng chính phủ làm việc
✿ Ngày của Đá
Ngày 5 tháng 1 - 1月5日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-Cap-nhat-thuong-xuyen?p=673063&viewfull=1#post673063)
✿ Ngày Cờ Vây
✿ Ngày Dâu Tây
✿ Ngày của trang phục Tsumugi
Ngày 6 tháng 1 - 1月6日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-Cap-nhat-thuong-xuyen?p=673187&viewfull=1#post673187)
✿ Ngày của sắc màu
✿ Ngày bánh kem
✿ Lễ ra quân đầu năm của đội cứu hỏa Tokyo
✿ Đêm giao thừa thứ 6
Ngày 7 tháng 1 - 1月7日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673312&viewfull=1#post673312)
✿ 7 loại rau củ và món cháo sáng mùng 7 Tết
✿ Jinjitsu - Tiết đầu tiên trong Ngũ Tiết ở Nhật
✿ Ngày cắt móng tay
✿ Ngày tờ 1000 yên
Ngày 8 tháng 1 - 1月8日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673412&viewfull=1#post673412)
✿ Ngày bắt đầu thời kì Heisei
✿ Ngày của những trò chơi may rủi
✿ Ngày tai nghe
Ngày 9 tháng 1 - 1月9日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673450&viewfull=1#post673450)
✿ Ngày phòng chống cảm cúm
✿ Ngày nhắc về thiền sư Ikkyū
Ngày 10 tháng 1 - 1月10日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673450&viewfull=1#post673450)
✿ Ngày 110
✿ Lễ hội cầu may Tōkaebisu
✿ Ngày trứng cá tuyết
✿ Ngày bí khô
✿ Ngày sushi cá thu đao
✿ Ngày Itohiki Nattō
Ngày 11 tháng 1 - 1月11日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673595&viewfull=1#post673595)
✿ Nghi lễ "khai gương" của người Nhật
✿ Nghi lễ đập nắp thùng rượu lớn
✿ Ngày của Muối
Ngày 12 tháng 1 - 1月12日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673654&viewfull=1#post673654)
✿ Ngày trượt tuyết
✿ Ngày núi lửa Sakurajima
Ngày 13 tháng 1 - 1月13日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673728&viewfull=1#post673728)
✿ Lễ Thành Nhân (★)
✿ Ngày thuốc lá
Ngày 14 tháng 1 - 1月14日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673800&viewfull=1#post673800)
✿ Lễ hội lửa Dondon-yaki
✿ Ngày tháo bỏ những trang trí đầu năm
✿ Ngày của Tình Yêu, Hy Vọng và sự Dũng Cảm
✿ Ngày tìm ra quần đảo Senkaku
Ngày 15 tháng 1 - 1月15日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-cap-nhat-hang-ngay?p=673872&viewfull=1#post673872)
✿ Tết Nguyên Tiêu
✿ Tết Thượng Nguyên
✿ Kỷ niệm ngày thành lập Sở cảnh sát Tokyo
✿ Mùa thu hoạch dâu tây
✿ Ngày cổ áo Han-eri
✿ Ngày rửa tay
✿ Ngày quyên góp thực phẩm đóng hộp
Ngày 16 tháng 1 - 1月16日:
Ngày 17 tháng 1 - 1月17日:
Ngày 18 tháng 1 - 1月18日:
Ngày 19 tháng 1 - 1月19日:
Ngày 20 tháng 1 - 1月20日:
Ngày 21 tháng 1 - 1月21日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi?p=674251&viewfull=1#post674251)
✿ Ngày bắt tay với kẻ thù
Ngày 22 tháng 1 - 1月22日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi?p=674353&viewfull=1#post674353)
✿ Ngày nhạc Jazz
✿ Ngày cơm cà ri Nhật
✿ Ngày khinh khí cầu
Ngày 23 tháng 1 - 1月23日: (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi?p=674420&viewfull=1#post674420)
✿ Ngày email
✿ Ngày xảy ra tai nạn trên núi Hakkōda
✿ Ngày hạnh nhân
✿ Ngày 123
Ngày 24 tháng 1 - 1月24日:
Ngày 25 tháng 1 - 1月25日:
Ngày 26 tháng 1 - 1月26日:
Ngày 27 tháng 1 - 1月27日:
Ngày 28 tháng 1 - 1月28日:
Ngày 29 tháng 1 - 1月29日:
Ngày 30 tháng 1 - 1月30日:
Ngày 31 tháng 1 - 1月31日:




Ngày 1 tháng 2 - 2月1日:
Ngày 2 tháng 2 - 2月2日:
Ngày 3 tháng 2 - 2月3日:
Ngày 4 tháng 2 - 2月4日:
Ngày 5 tháng 2 - 2月5日:
Ngày 6 tháng 2 - 2月6日:
Ngày 7 tháng 2 - 2月7日:
Ngày 8 tháng 2 - 2月8日:
Ngày 9 tháng 2 - 2月9日:
Ngày 10 tháng 2 - 2月10日:
Ngày 11 tháng 2 - 2月11日:
Ngày 12 tháng 2 - 2月12日:
Ngày 13 tháng 2 - 2月13日:
Ngày 14 tháng 2 - 2月14日:
Ngày 15 tháng 2 - 2月15日:
Ngày 16 tháng 2 - 2月16日:
Ngày 17 tháng 2 - 2月17日:
Ngày 18 tháng 2 - 2月18日:
Ngày 19 tháng 2 - 2月19日:
Ngày 20 tháng 2 - 2月20日:
Ngày 21 tháng 2 - 2月21日:
Ngày 22 tháng 2 - 2月22日:
Ngày 23 tháng 2 - 2月23日:
Ngày 24 tháng 2 - 2月24日:
Ngày 25 tháng 2 - 2月25日:
Ngày 26 tháng 2 - 2月26日:
Ngày 27 tháng 2 - 2月27日:
Ngày 28 tháng 2 - 2月28日:



Ngày 1 tháng 3 - 3月1日:
Ngày 2 tháng 2 - 3月2日:
Ngày 3 tháng 3 - 3月3日:
Ngày 4 tháng 3 - 3月4日:
Ngày 5 tháng 3 - 3月5日:
Ngày 6 tháng 3 - 3月6日:
Ngày 7 tháng 3 - 3月7日:
Ngày 8 tháng 3 - 3月8日:
Ngày 9 tháng 3 - 3月9日:
Ngày 10 tháng 3 - 3月10日:
Ngày 11 tháng 3 - 3月11日:
Ngày 12 tháng 3 - 3月12日:
Ngày 13 tháng 3 - 3月13日:
Ngày 14 tháng 3 - 3月14日:
Ngày 15 tháng 3 - 3月15日:
Ngày 16 tháng 3 - 3月16日:
Ngày 17 tháng 3 - 3月17日:
Ngày 18 tháng 3 - 3月18日:
Ngày 19 tháng 3 - 3月19日:
Ngày 20 tháng 3 - 3月20日:
Ngày 21 tháng 2 - 3月21日:
Ngày 22 tháng 3 - 3月22日:
Ngày 23 tháng 3 - 3月23日:
Ngày 24 tháng 3 - 3月24日:
Ngày 25 tháng 3 - 3月25日:
Ngày 26 tháng 3 - 3月26日:
Ngày 27 tháng 3 - 3月27日:
Ngày 28 tháng 3 - 3月28日:
Ngày 29 tháng 3 - 3月29日:
Ngày 30 tháng 3 - 3月30日:
Ngày 31 tháng 3 - 3月31日:

4月 - THÁNG 4

Ngày 1 tháng 4 - 4月1日: (http://japanest.com/forum/threads/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi?p=677736&viewfull=1#post677736)
✿ Ngày Luyện tập
✿ Ngày Đăng ký Thông báo Bất động sản
✿ Kỉ niệm ngày luật Phúc lợi Trẻ em được thực hiện
✿ Kỷ niệm ngày thi hành luật Phòng chống Mại dâm
✿ Ngày Giao dịch Trực tuyến
✿ Ngày Móc khóa di động
Ngày 2 tháng 4 - 4月2日:
Ngày 3 tháng 4 - 4月3日:
Ngày 4 tháng 4 - 4月4日:
Ngày 5 tháng 4 - 4月5日:
Ngày 6 tháng 4 - 4月6日:
Ngày 7 tháng 4 - 4月7日:
Ngày 8 tháng 4 - 4月8日:
Ngày 9 tháng 4 - 4月9日:
Ngày 10 tháng 4 - 4月10日:
Ngày 11 tháng 4 - 4月11日:
Ngày 12 tháng 4 - 4月12日:
Ngày 13 tháng 4 - 4月13日:
Ngày 14 tháng 4 - 4月14日:
Ngày 15 tháng 4 - 4月15日:
Ngày 16 tháng 4 - 4月16日:
Ngày 17 tháng 4 - 4月17日:
Ngày 18 tháng 4 - 4月18日:
Ngày 19 tháng 4 - 4月19日:
Ngày 20 tháng 4 - 4月20日:
Ngày 21 tháng 4 - 4月21日:
Ngày 22 tháng 4 - 1月22日:
Ngày 23 tháng 4 - 4月23日:
Ngày 24 tháng 4 - 4月24日:
Ngày 25 tháng 4 - 4月25日:
Ngày 26 tháng 4 - 4月26日:
Ngày 27 tháng 4 - 4月27日:
Ngày 28 tháng 4 - 4月28日:
Ngày 29 tháng 4 - 4月29日:
Ngày 30 tháng 4 - 4月30日:
Ngày 31 tháng 4 - 4月31日:








(★) Là những ngày lễ thay đổi theo năm.


*Nhấn vào link liên kết ở ngày tháng để xem chi tiết.

A Châu
04-01-2014, 02:45 PM
Ngày 4 tháng 1 - 1月4日

✿ Kankōchō goyōhajime (官公庁御用始め): Ngày các văn phòng chính phủ bắt đầu làm việc trong năm mới.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/f53acc47-e4fb-4122-812f-b2db7a9b297d_zpsd8d60b15.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/f53acc47-e4fb-4122-812f-b2db7a9b297d_zpsd8d60b15.jpg.html)

Từ năm 1873 (năm Minh Trị thứ 6), chính phủ Nhật Bản qui định các văn phòng chính phủ được nghỉ Tết từ ngày 29.12 đến hết ngày 03.01 và bắt đầu làm việc lại từ mùng 4. Nếu mùng 4 rơi vào thứ Bảy hoặc CN thì ngày làm việc đầu năm sẽ dời sang thứ Hai.

✿ Ishi no Hi (石の日): Ngày của Đá

Chơi chữ: 1月4日 --> 1 = i(chi), 4 = shi, ishi nghĩa là đá.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/1b8d03f057e1557f426a90ba584bc7d9_zps3ce0fbdd.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/1b8d03f057e1557f426a90ba584bc7d9_zps3ce0fbdd.jpg.h tml)
Người Nhật tin rằng, vào ngày này nếu chạm tay vào tượng đá sẽ có thể biến ước mơ thành hiện thực

Vào ngày này, những người theo đạo Phật ở Nhật Bản tâm niệm nếu chạm tay vào đá (tượng địa tạng Jizo (http://japanest.com/forum/showthread.php/39932-Jizo-Nhung-dia-tang-cua-Nhat-Ban), kì lân đá komainu (http://japanest.com/forum/showthread.php/38114-Den-tho-Than-Dao), bia mộ...) và ước thì điều ước sẽ thành hiện thực.

Ayuumi
04-01-2014, 05:39 PM
ây da khâm phục bn wá bn hiểu biếc thâm sâu thiệc
:big_ love:

A Châu
05-01-2014, 11:59 AM
Ngày 5 tháng 1 - 1月5日

✿ Igo no Hi (囲碁の日): Ngày Cờ Vây

Chơi chữ: 1月5日 --> 1 = i(chi), 5 = go, igo nghĩa là cờ vây.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/CoVay_zpsb8f0ef1a.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/CoVay_zpsb8f0ef1a.jpg.html)
Igo no Hi là ngày được chính Viện Cờ Vây Nhật Bản lựa chọn

Cờ vây xuất hiện ở Nhật vào thế kỷ VII và trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ XIII. Người Nhật thật sự rất thích cờ vây. Theo thống kê, trong năm 2013 ở Nhật có khoảng 6 triệu người yêu thích cờ vây, trong đó các bé ở độ tuổi dưới 10 chiếm 11.8% và các cụ trên 60 chiếm 8.1%.

Đọc thêm bài viết về Cờ Vây (http://japanest.com/forum/showthread.php/20621-Co-vay?p=465436&viewfull=1#post465436) ở JPN.

✿ Ichigo no Hi (いちごの日): Ngày Dâu Tây

Chơi chữ: 1月5日 --> 1 = ichi, 5 = go, ichigo nghĩa là dâu tây.

"Thế hệ dâu tây" là từ chỉ các nam sinh, nữ sinh ở độ tuổi 15. Đây là độ tuổi quan trọng với nhiều quyết định ảnh hưởng đến tương lai của các em. Chế độ giáo dục bắt buộc ở Nhật là từ 6 đến 15 tuổi. Hết cấp trung học cơ sở, các em có quyền quyết định chọn học nghề hay tiếp tục lên trung học phổ thông. Vào ngày này, các em thuộc "thế hệ dâu tây" sẽ nhận được nhiều lời động viên, khuyến khích từ mọi người để có thêm tinh thần vượt qua nhiều kỳ thi khó khăn trước mắt.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/GD20NB20_zps61772007.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/GD20NB20_zps61772007.jpg.html)
Đây là thời điểm các em học sinh ở độ tuổi 15 phải đối mặt với nhiều kỳ thi quan trọng

✿ Tsumugi no Hi (紬の日): Tsumugi là trang phục dành cho tầng lớp nông dân và thường dân

Ngày Tsumugi no Hi được tổ chức đầu tiên vào năm 1978 (năm Shōwa 53) tại thành phố Amani. Vào ngày này, người dân ở Amani sẽ mặc tsumugi và tham gia các hoạt động quảng bá cho ngành công nghiệp chủ chốt của thành phố.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/kiji-11-0106_zpse73d7599.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/kiji-11-0106_zpse73d7599.jpg.html)
Người dân Amani trong ngày lễ quan trọng của thành phố

A Châu
06-01-2014, 05:16 PM
Ngày 6 tháng 1 - 1月6日

✿ Iro no Hi (色の日): Ngày của sắc màu

Chơi chữ: 1月6日, 1 = ichi, 6 = roku, iro nghĩa là màu sắc.

Đây là một ngày ý nghĩa với những người có công việc liên quan đến màu sắc như hội họa, thời trang, trang trí nội thất hay công việc in ấn trong các công ty quảng cáo... Ở Nhật, phối màu cũng là một nghề phổ biến (gọi là karākodinētā - カラーコディネーター). Vào ngày này, các bảo tàng trong nước sẽ ưu tiên triển lãm những tác phẩm mang chủ đề màu sắc.

Về những từ chỉ màu sắc, ngày xưa, người Nhật thường dùng màu cây cỏ, những gì sẳn có trong tự nhiên để đặt tên cho màu, ví dụ như momoiro (màu trái đào) là màu hồng, daidaiiro (màu của cam - chanh) là màu cam, chairo (màu nước trà) là màu nâu, v.v... Hiện tại thì pinku (hồng) hay orenji (cam) được sử dụng nhiều hơn.

✿ Kēki no Hi (ケーキの日): Kỉ niệm ngày chiếc bánh kem đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản.

Ngày này năm 1879 (năm Minh Trị 12), tiệm bánh ngọt nổi tiếng toàn quốc Ueno Fūgetsudō làm ra chiếc bánh ngọt phong cách phương Tây đầu tiên ở Nhật Bản.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/street003_zpsf37d9310.gif (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/street003_zpsf37d9310.gif.html)
Ueno Fūgetsudō, ảnh chụp vào thời Minh Trị

Lịch sử của Fūgetsudō (Phong Nguyệt Đường) bắt đầu từ những năm 1747. Với mong muốn làm ra những chiếc bánh ngọt ngon nhất Edo, Ōsumi Kiuemon đã lập nên Ueno Fūgetsudō, trải qua 260 năm cha truyền con nối, hiện Fūgetsudō có rất niều chi nhánh khắp nước Nhật và chủ yếu tập trung ở Ueno, Tokyo và Kobe.

✿ Lễ ra quân đầu năm của đội cứu hỏa Tokyo (東京消防庁出初め式)

Đây là một nghi thức thường niên được tổ chức rất quy mô của lính cứu hỏa Tokyo. Xem chi tiết về buổi lễ này ở đây (http://japanest.com/forum/showthread.php/38116-Linh-cuu-hoa-Nhat-Ban).

✿ Muika Toshikoshi (六日年越し): Đêm giao thừa thứ 6

Người Nhật ăn Tết trong 7 ngày, nên hôm nay gọi nôm na là đêm giao thừa thứ 6, là đêm cuối cùng của những điều cũ kĩ còn sót lại. Xem thêm những phong tục trong ngày Tết ở Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/86729-Nam-moi-truyen-thong-o-Nhat) và ý nghĩa số 7 ở Nhật tại đây (http://japanest.com/forum/showthread.php/55246-So-7-may-man-cua-nguoi-Nhat).


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/110106_1_zpscf689390.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/110106_1_zpscf689390.jpg.html)
Bảy loại thực vật được ăn trong ngày 7/1

A Châu
07-01-2014, 09:31 PM
Ngày 7 tháng 1 - 1月7日

✿ Nanakusa (七草) và Nanakusa Gayu (七草粥): 7 loại rau củ và món cháo sáng mùng 7 Tết

7 là con số may mắn luôn gắn liền với những sự kiện quan trọng trong đời sống tâm linh của người Nhật. Như đã chia sẻ, người Nhật ăn Tết trong vòng 7 ngày, vào sáng mùng 7, theo truyền thống người Nhật thường ăn một loại cháo đặc biệt được nấu từ 7 loại rau củ gọi là nanakusa-gayu. Tục lệ này đã có từ thời Heian, về ý nghĩa thì mời các bạn xem lại ở topic Số 7 may mắn của người Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/55246)


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/nanakusa_zps542d4370.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/nanakusa_zps542d4370.jpg)
Thất thảo


7 loại rau củ mùa xuân



Ảnh
Cách gọi

Cách gọi
hiện tại
Tên
tiếng Việt


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-W_seri4081_zpsaf13cadf.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-W_seri4081_zpsaf13cadf.jpg)
seri
(芹)
seri
cần nước


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Capsela_bursa-pastoris_Enfoque_2010_3_14_DehesaBoyalPuertollano_ zps5628b029.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Capsela_bursa-pastoris_Enfoque_2010_3_14_DehesaBoyalPuertollano_ zps5628b029.jpg)
nazuna
(薺)
nazuna
hay penpengusa
rau tề


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Gnaphalium_affine2_zps98ddaf22.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Gnaphalium_affine2_zps98ddaf22.jpg)
gogyō
(御形)
hahakogusa
lá khúc


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Chickweed_28aka29_zps468ec6a8.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Chickweed_28aka29_zps468ec6a8.jpg)

hakobera
(繁縷)

hakobe

cây thảo anh


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Lapsana_apogonoides_konitb01_zps1ef4b8d9.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Lapsana_apogonoides_konitb01_zps1ef4b8d9.jpg)
hotokenoza
(仏の座)
koonitabirako
cải cúc


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Kabu_Japan_zps491b7720.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Kabu_Japan_zps491b7720.jpg)
suzuna
(菘)
kabu
củ cải tròn


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Leaves_of_Japanese_Radish_zps2f547651.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/80px-Leaves_of_Japanese_Radish_zps2f547651.jpg)
suzushiro
(蘿蔔)
daikon


củ cải trắng






Công thức nấu nanakusa-gayu khá đơn giản, mời các bạn xem clip sau:


IyJsTVyW8hk

Tóm tắt:


Cắt nhỏ 7 nguyên liệu
Nấu cháo
Cháo gần nhừ thì thêm cá bào
Thêm muối hoặc dashi tùy khẩu vị
Nấu tiếp 5'
Cho 7 loại rau củ vào
Rau củ gần chín thì thêm mirin
Nấu đến khi đạt độ nhừ mong muốn



http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/220px-Nanakusa_gayu_on_Nanakusa_no_sekku_zps534e5bc3.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/220px-Nanakusa_gayu_on_Nanakusa_no_sekku_zps534e5bc3.jpg )

Ngày nay, nanakusa-gayu có khác so với truyền thống một tí, người ta thường thêm vào những nguyên liệu mà mình thích như kombu, mochi hay katsuobushi,v.v... thậm chí 7 loại rau củ theo truyền thống cũng được thay thế bởi những loại rau địa phương khác nhau, nhưng căn bản vẫn là 7 loại.

✿ Jinjitsu (人日): tiết đầu tiên trong Ngũ Tiết ở Nhật

Giới thiệu một chút về Ngũ Tiết:



Âm Hán
Ngày
Âm Nhật


Jinjitsu (人日) - Nhân Nhật
7/1
Nanakusa no sekku (七草の節句)


Jōshi (上巳) - Thượng Tị
3/3
Momo no sekku (桃の節句) hay Hina Matsuri (雛祭)


Tango (端午) - Đoan Ngọ
5/5
Ayame no sekku (菖蒲の節句)


Shichiseki (七夕) - Thất Tịch
7/7
Tanabata (七夕)



Chōyō (重陽) - Trùng Dương
9/9
Kiku no sekku (菊の節句)




Ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc cổ đại, mùng 1 là ngày của gà, mùng 2 của chó, mùng 3 của lợn, mùng 4 của dê, mùng 5 của bò, mùng 6 của ngựa. Vào những ngày này người ta sẽ kiêng không sát sanh các loài vật tương ứng. Và mùng 7 là ngày của người: jinjitsu (人日). Vào ngày này sẽ không tử hình bất cứ phạm nhân nào.

✿ Tsume-kiri no Hi (爪切りの日): Ngày cắt móng tay

Đây được xem là thời điểm cắt móng tay hợp lí nhất trong năm mới. Người Nhật tin rằng, nếu ngâm móng tay vào nước dùng để rửa thất thảo trước khi cắt thì cả năm sẽ không bệnh tật. Giải thích khoa học một chút thì việc ngâm cho mềm móng giúp dễ cắt hơn.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/052kanckb-img_zps74fbe989.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/052kanckb-img_zps74fbe989.jpg)

Xem thêm topic về cách lí giải khoa học cho những kiêng kỵ của người Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/5157-Nhung-dieu-kieng-ky-cua-nguoi-Nhat?p=463090&viewfull=1#post463090)

✿ Sen-en-satsu no Hi (千円札の日): Kỷ niệm ngày phát hành tờ 1000 yên in hình thái tử Shotoku

Ngày này năm 1950, tờ 1000 yên in hình thái tử Shotoku được phát hành thay cho ấn bản cũ từ năm 1946. Tờ 1000 yên đến nay đã được thay đổi 6 lần.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/86638b57-8a9a-49c2-99e4-7ce171a14996_zps5e400c7a.png (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/86638b57-8a9a-49c2-99e4-7ce171a14996_zps5e400c7a.png)
Năm 1945, hình hoàng tử Yamato Takeru

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-Series_B_1000_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front_zpsee561360.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-Series_B_1000_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front_zpsee561360.jpg)
Năm 1950, hình thái tử Shotoku

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-Series_C_1K_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front_zps39fcaf2f.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-Series_C_1K_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front_zps39fcaf2f.jpg)
Năm 1963, hình thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản Itō Hirobumi

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-1000_yen_Natsume_Soseki_zpsdebb274d.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-1000_yen_Natsume_Soseki_zpsdebb274d.jpg)
Năm 1984, hình tiểu thuyết gia Natsume Sōseki

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/bfde0c69-6fcf-4930-8ed7-4a90604b7ad7_zpsae9f42ac.jpg (http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/bfde0c69-6fcf-4930-8ed7-4a90604b7ad7_zpsae9f42ac.jpg)
Năm 2004, hình nhà vi trùng học Noguchi Hideyo

Xem thêm bài viết về Tiền tệ Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/5178)

A Châu
08-01-2014, 09:49 PM
Ngày 8 tháng 1 - 1月8日

✿ Heisei sutāto no Hi (平成スタートの日): Ngày bắt đầu thời kì Heisei

Ngày 7 tháng 1 năm 1989 (năm Chiêu Hòa 64) Thiên Hoàng Hirohito băng hà. Một ngày sau đó, con trai của ông, Thiên Hoàng Akihito lên nối ngôi lấy niên hiệu Heisei (平成 - Bình Thành). Đây là niên hiệu hiện tại ở Nhật.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/180px-Akihito_090710-1600b_zps7ad4db00.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/180px-Akihito_090710-1600b_zps7ad4db00.jpg.html)
Nhật Hoàng Akihito

Ban đầu, có 3 sự lựa chọn cho niên hiệu mới gồm 平成 - Heisei, 修文 - Shūbun và 正化 - Seika. Có nhiều ý kiến cho rằng, Shūbun và Seika có phiên âm romaji chữ cái đầu là S, giống với Shōwa nên cuối cùng mọi người nhất trí chọn Heisei.

Năm nay, năm 2014 là năm Heisei thứ 26. Xem thêm Cách qui đổi niên hiệu của Nhật sang lịch tây (http://japanest.com/forum/showthread.php/5208) (topic trên mới update đến năm 2008, để quy đổi nhanh, bạn lấy 2 số cuối của năm dương lịch cộng 12 sẽ thành năm Heisei, vd 2014, 14+12=26).

✿ Shōbugoto no Hi (勝負事の日): Ngày của những trò chơi may rủi

Xuất phát từ câu Ichikabachika (一か八か) 1 hay là 8, có nghĩa đại loại như câu "được ăn cả, ngã về không" ở Việt Nam mình.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/822074_dice_game_2_zps13201472.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/822074_dice_game_2_zps13201472.jpg.html)

Có 1 tí liên quan nhẹ :"> w-inds. có một bài tên là 1 or 8, lời bài hát vô cùng liên quan đến ngày này :D


SVA_E9lKAYs

✿ Iyahon no Hi (イヤホンの日): Ngày tai nghe

Chơi chữ: 1月8日, i(1)ya(8)hon là tai nghe.

Đây là ngày một website có tất cả mọi thứ về tai nghe được thành lập, website này tên là Iyahon NAVI (http://www.earphone.jp/).


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/41H8mJ1NrpL_AA300__zps41cc57aa.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/41H8mJ1NrpL_AA300__zps41cc57aa.jpg.html)
Cặp jack cắm bảo vệ tai nghe mang thông điệp cám ơn ông bà

A Châu
09-01-2014, 08:18 AM
Ngày 9 tháng 1 - 1月9日

✿ Kaze no Hi (風邪の日): Ngày phòng chống cảm cúm

Xuất phát tên gọi của ngày này bắt đầu từ sự ra đi của một yokozuna vào năm 1795 (năm Kansei 7). Yokozuna là danh hiệu cao quý nhất của một sumo (còn gọi là hinoshita kaizan (日の下開山) ý đại khái là "thiên hạ vô địch").

Tanikaze Kajinosuke (1750-1795) là yokozuna thứ IV được phong tặng danh hiệu này, với 63 trận toàn thắng, ông trở thành huyền thoại bất bại trên mọi sàn đấu. Tưởng chừng như không gì có thể quật ngã được ông, thế nhưng trớ trêu thay, ông lại mất ở tuổi 44 vì dịch cúm.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/220px-Yokozuna_Tanikaze_Kajinosuke_zps53c079bf.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/220px-Yokozuna_Tanikaze_Kajinosuke_zps53c079bf.jpg.html)
Tượng đồng Tanikaze Kajinosuke

Ngày xưa, cúm là căn bệnh được xem là đại dịch kinh khủng nhất, không có thuốc trị và tốc độ lây nhiễm cực nhanh. Sau cái chết của Tanikaze Kajinosuke, người ta bắt đầu truyền miệng từ "kaze" trong Tanikaze để nói về đại dịch không đối thủ này.

Xem thêm một số bài viết về Sumo ở JPN:
Sumo, dũng khí của người Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/36645-Sumo-dung-khi-cua-nguoi-Nhat-Ban)
Võ sĩ sumo trăn trở với nghề (http://japanest.com/forum/showthread.php/88296-Vo-si-sumo-tran-tro-voi-nghe)
Những bí mật thú vị về nữ sumo thời xưa (http://japanest.com/forum/showthread.php/38344-Nhung-bi-mat-thu-vi-ve-nu-sumo-thoi-xua)
Cuộc sống dưới võ đài của võ sĩ Sumo (http://japanest.com/forum/showthread.php/54038-Cuoc-song-duoi-vo-dai-cua-vo-si-Sumo)


✿ Tonchi no Hi (とんちの日): Nhắc về sự nhanh trí của thiền sư Ikkyū (tonchi nghĩa là lanh lợi, nhanh trí, giỏi ứng biến)

Chơi chữ: 1月9日, ik(1)kyu(9), Ikkyū hay Ikkyū Sōjun (Nhất Hưu Tông Huyền) là tên một vị thiền sư nổi tiếng của dòng thiền Lâm Tế.

Nhắc đến thông minh lanh lợi, người Nhật ai cũng nghĩ đến Ikkyū Sōjun (一休宗純 , 1394–1481), vị thiền sư nổi tiếng với nhiều giai thoại về sự ứng khẩu thông minh từ thuở nhỏ.

JPN đã có topic giới thiệu về thiền sư Ikkyū rồi nên mình không nói lại nữa, các bạn đọc thêm ở Vị “cuồng Thánh” nổi danh của Thiền tông Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/37269), nên đọc, bản dịch này rất hay ^^


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/0_zps4d5d0aa3.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/0_zps4d5d0aa3.jpg.html)
Ảnh vui về vị thiền tông không câu nệ cổ pháp Ikkyū Sōjun

A Châu
10-01-2014, 10:38 PM
Ngày 10 tháng 1 - 1月10日

✿ 110 ban no Hi (110番の日): Ngày 110

Tháng 12 năm 1985 (năm Chiêu Hòa 60), Cục Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản ra quyết định về việc sử dụng số 110 là số điện thoại khẩn cấp gọi cảnh sát. Ngày 10/1 (1月10日) năm 1986 (năm Chiêu Hòa 61), quy định được chính thức áp dụng trên toàn quốc.

Trên thực tế, việc sử dụng số 110 đã bắt đầu từ nhiều năm trước. Năm 1948 (năm Chiêu Hòa 23), Tokyo đã sử dụng số 110 là số điện thoại khẩn cấp gọi cảnh sát, Osaka-Kyoto-Kobe sử dụng số 1110, Nagoya là 118 và nhiều số khác nhau tùy khu vực. Đến năm 1954 (năm Chiêu Hòa 29) thì thống nhất dùng số 110 cho toàn quốc.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/img_110_2_zpsdc124b4e.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/img_110_2_zpsdc124b4e.jpg.html)
Gọi 110 yêu cầu cảnh sát đến hiện trường và #9110 để được tư vấn các thắc mắc pháp lý

Liên quan: số cấp cứu và cứu hỏa là 119, cứu hộ trên biển là 118.

✿ Tōkaebisu (十日戎): Một trong những lễ hội cầu may của người Nhật

Đôi nét về Thần Ebisu (恵比寿): đây vị thần độc nhất có gốc ở Nhật trong Shichifukujin. Thần Ebisu có nguồn gốc từ biển, thần giúp cho người đi biển được an lành. Ở miền quê, vị thần này coi quản ruộng đồng. Ebisu được xem là vị thần được mến chuộng nhất trong bảy vị thần, nông gia và doanh gia xem Ebisu như thần hộ mạng.


(Lược đăng từ erct)
Các bạn xem full ở đây (http://japanest.com/forum/showthread.php/95832-Shichifukujin-Bay-vi-than-phuoc-duc?p=673549#post673549)


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/180px-Statue_of_Ebisu_the_God_of_Fishermen_28Kesen-numa2C_2005-07-1629_zps93adc06a.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/180px-Statue_of_Ebisu_the_God_of_Fishermen_28Kesen-numa2C_2005-07-1629_zps93adc06a.jpg.html)
Tượng Thần Ebisu ở Miyagi

Về lễ hội Tōkaebisu, mời các bạn đọc thêm ở topic Toka Ebisu – Lễ hội cầu may trong kinh doanh của người Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/95297-Le-hoi-cau-may-Toka-Ebisu-trong-kinh-doanh-cua-nguoi-Nhat)

✿ Mentaiko no Hi (明太子の日): Ngày trứng cá tuyết

Ngày 10 tháng 1 năm 1949 (năm Chiêu Hòa 24), công ty thực phẩm Fukuya ở Fukuoka lần đầu tiên tung ra thị trường đặc sản mentaiko (trứng cá tuyết). Trứng cá tuyết nhanh chóng được ưa chuộng ở Nhật Bản bởi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/i1038_banner_1_zpsdeaff6a5.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/i1038_banner_1_zpsdeaff6a5.jpg.html)

Những chủ đề đã được giới thiệu ở JPN thì mình xin phép không nhắc lại mà sẽ dẫn link đến bài chi tiết hơn ^^ Các bạn xem thêm bài giới thiệu về Mentaiko ở đây (http://japanest.com/forum/showthread.php/62557-Gioi-thieu-Trung-ca-cay-mentaiko-Huong-vi-kho-quen) và một số recipe liên quan đã được post trong box Ẩm Thực.

Mentaiko pasta - Mì trộn trứng cá tuyết (http://japanest.com/forum/showthread.php/57502-Recipe-Mentaiko-pasta-Mi-tron-trung-ca-tuyet)
Salad khoai tây và Mentaiko (http://japanest.com/forum/showthread.php/62552-Recipe-Salad-khoai-tay-va-Mentaiko)

✿ Kampyō no Hi (干瓢の日): Ngày bí khô

Chơi chữ: chữ 干 trong từ 干瓢 (kampyō) được ghép từ 一(1) và 十 (10) mà thành.

* kampyō được làm từ quả thuộc họ bầu bí nên gọi là bí khô hay bầu khô gì cũng được.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/1_10_zps8334b666.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/1_10_zps8334b666.jpg.html)

Đây là đặc sản ở Tochigi. Người ta bào nhỏ 1 loại bí đặc biệt thành những sợi dài sau đó đem phơi nắng, thành phẩm gọi là kampyō. Kampyō là thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng chống béo phì và ngăn ngừa các chứng ung thư đường ruột.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/knowledge_img2_zps3bc1146f.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/knowledge_img2_zps3bc1146f.jpg.html)

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/kampyo_zpscc5c45c4.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/kampyo_zpscc5c45c4.jpg.html)

Kampyō là một trong những nguyên liệu phổ biến trong bữa ăn của người Nhật mà thường thấy nhất là làm nhân sushi. Bạn chỉ cần ngâm kampyō trong nước cho đến khi mềm là dùng được.

✿ Sanmazushi no Hi (さんま寿司の日): Ngày sushi cá thu đao

Năm 2004, Hội Bảo tồn Sanmazushi thuộc tỉnh Mie lựa chọn ngày 10/1 là Sanmazushi no Hi để quảng bá cho sản phẩm của địa phương.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/depachika-autumn-sanma-aburi-sushi-4_zps25ceedb5.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/depachika-autumn-sanma-aburi-sushi-4_zps25ceedb5.jpg.html)
Cá thu đao (秋刀魚 - sanma)...

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/1206sanma201-thumbnail2_zps8c265b47.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/1206sanma201-thumbnail2_zps8c265b47.jpg.html) http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/1206sanma-thumbnail2_zps5f27b52b.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/1206sanma-thumbnail2_zps5f27b52b.jpg.html)
...và đặc sản sanmazushi

Ngày này hàng năm, đền Santa ở thành phố Kumano thuộc tỉnh Mie lại tổ chức một buổi lễ trang trọng dành riêng cho đặc sản sanmazushi của họ. Ngoài những nghi lễ theo truyền thống, người ta còn phục vụ nhiều suất sanmazushi cho du khách và người dân trong vùng.

✿ Itohiki Nattō no Hi (糸引き納豆の日) hay Ito no Hi (糸の日): Ngày Itohiki Nattō

Chơi chữ: i(1)to(10), ito nghĩa là sợi chỉ.

Đây không phải là ngày nói về sợi chỉ mà là về itohiki nattō hay chúng ta thường biết đến qua tên gọi chung chung là nattō. Giải thích một chút về nghĩa đen của tên gọi, là khi bạn dùng đũa gắp loại nattō này sẽ kéo thành những sợi dài như sợi chỉ nên gọi là itohiki nattō.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/cach-lam-mon-natto-nhat-ban_zps6e7c641f.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/cach-lam-mon-natto-nhat-ban_zps6e7c641f.jpg.html)

Về nattō thì mời các bạn xem chi tiết ở bài viết Natto và lịch sử hình thành (http://japanest.com/forum/showthread.php/49083-Gioi-thieu-Natto-va-lich-su-hinh-thanh)

Có rất nhiều loại nattō khác nhau. Đầu tiên, nói về 2 nhóm chính là itohiki nattō và ji nattō. Trong đó, itohiki nattō lại phân làm 3 loại là marudaizu nattō, hikiwari nattō và goto nattō. Loại nattō người Nhật thường dùng nhất là marudaizu nattō và hikiwari nattō. Ngoài ra còn có những loại nattō được kết hợp từ nhiều loại ngũ cốc khác nhau chứ không chỉ riêng đậu nành.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/c5cd42796a0e71a73442c57882746efd_zps0b34cf79.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/c5cd42796a0e71a73442c57882746efd_zps0b34cf79.jpg.h tml)

Hôm nay là ngày Itohiki Nattō no Hi và người Nhật còn có ngày Nattō no Hi riêng vào mùng 10/7 nên các bạn đừng lẫn lộn nhé.

Sayuri_chan
10-01-2014, 11:09 PM
Cảm ơn bạn A Châu nhiều nhé. Hàng ngày ngóng các post của bạn trong topic này.
Thực sự khâm phục sự tìm hiểu và tổng hợp thông tin của bạn.
Cho Say tò mò chút xíu, bạn có trang tổng hợp gốc bằng tiếng Nhật của nó không?
Nếu được thì có thể share không nhỉ? ;))

A Châu
10-01-2014, 11:22 PM
Cái này em tổng hợp từ 1 sensei người Nhật (từ rất lâu rồi) và wiki (http://ja.wikipedia.org/wiki/365%E6%97%A5), thực chất thì wiki ko đầy đủ và những cái em đã post cũng ko hoàn toàn đầy đủ. Cái nào aimai thì em ko đưa vào :D

A Châu
11-01-2014, 04:20 PM
Ngày 11 tháng 1 - 1月11日

✿ Kagami biraki (鏡開き): Nghi lễ "khai gương" của người Nhật

Kagami biraki theo nghĩa đen có nghĩa là "mở gương" mang ý nghĩa khởi đầu một điều tốt đẹp. Ngày 11/1 hàng năm, các gia đình Nhật Bản tổ chức nghi thức dâng kagami mochi lên thần linh sau đó sẽ dùng búa gõ vỡ bánh mochi này để "mở" ra những điều tốt lành, may mắn.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/220px-Kagami_mochi_by_Chuuken_Hachigou_in_GIF_zpsbad14b9 e.gif (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/220px-Kagami_mochi_by_Chuuken_Hachigou_in_GIF_zpsbad14b9 e.gif.html)
Kagami mochi

Vì sao phải dùng búa? Vì nếu dùng dao hay kéo "cắt" bánh dày thì sẽ không cát tường vì bản thân từ "cắt" mang ý nghĩa tiêu cực, nên người Nhật chỉ dùng búa để thực hiện nghi thức trên.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/18_zps6c6ade73.gif (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/18_zps6c6ade73.gif.html)

Bài viết về kagami mochi các bạn xem thêm ở topic Bánh kagamimochi - món ăn ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới tại Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/39342-Gioi-thieu-Banh-kagamimochi-mon-an-y-nghia-trong-nhung-ngay-dau-nam-moi-tai-Nhat) hoặc topic Mochitsuki hay tục giã bánh dày của người Nhật (http://japanest.com/forum/showthread.php/42309-Gioi-thieu-Mochitsuki-hay-tuc-gia-banh-day-cua-nguoi-Nhat)

Mở rộng ra, kagami biraki không chỉ là nghi lễ đập vỡ bánh dày vào những ngày đầu năm, người Nhật còn đập những thùng sake lớn vào ngày khai trương, tại các sự kiện thể thao, mở đầu tiệc cưới hoặc một số các sự kiện quan trọng khác. Nghi thức này cũng gọi là kagami biraki.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/1e305696-fd5b-4ec1-8d28-80c00520807b_zpscede7026.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/1e305696-fd5b-4ec1-8d28-80c00520807b_zpscede7026.jpg.html)
Kagami biraki trong tiệc cưới

Ngoài ra, theo tín ngưỡng của người Nhật, số lẻ đem lại may mắn, ngày 11 còn có cách đọc khác là iihi - "ngày tốt" (1 là i(chi), 11 là ii, ngày là hi), hơn nữa 11/1 lại là ngày iihi đầu tiên của năm mới nên người ta thường chọn ngày này khai trương công việc làm ăn hoặc các ngày 11 hàng tháng để mở thêm chi nhánh hay bắt đầu một công việc kinh doanh mới.

✿ Taruzake no Hi (樽酒の日): Taruzake là thùng gỗ lớn đựng rượu sake

Như đã chia sẻ ở trên, nghi thức đập bánh dày kagami mochi hay đập thùng rượu đều gọi là Kagami biraki. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các buổi lễ kỷ niệm. Và trong những dịp đặc biệt này, người Nhật thường dùng rượu đựng trong 1 thùng gỗ lớn gọi là taruzake. Những thùng này thường được là từ gỗ tuyết tùng.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/2996861596_3440fba6d2_zps24531c81.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/2996861596_3440fba6d2_zps24531c81.jpg.html)

Xem thêm các bài viết khác về rượu Sake:
Rượu Sake - nét tinh tế của ẩm thực Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/31466-Ruou-Sake-net-tinh-te-cua-am-thuc-Nhat-Ban)
Rượu sake, một nét văn hoá ẩm thực của người Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/356-Gioi-thieu-Ruou-sake-mot-net-van-hoa-am-thuc-cua-nguoi-Nhat-Ban/page2)

Ngoài lề 1 tí: Sau khi thực hiện nghi thức Kagami biraki, mọi người sẽ vui vẻ cùng nhau uống rượu trong những chén gỗ hình vuông gọi là masu (枡). Chén masu thường được làm từ gỗ hinoki (gỗ bách). Ngày xưa, chén masu thường được dùng để đong gạo hay đựng các nguyên liệu trong bếp, chén có nhiều kích cỡ khác nhau. Ngày nay, người Nhật dùng masu làm chén uống rượu sau nghi thức Kagami biraki.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/masu_zps5b0f061f.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/masu_zps5b0f061f.jpg.html)

Ngoài ra masu còn trở thành những món quà lưu niệm rất Nhật dành tặng người thân với những thông điệp ý nghĩa được khắc theo yêu cầu.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/123_1_zps5b87b9ec.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/123_1_zps5b87b9ec.jpg.html)

Ngoài lề của ngoài lề: muốn có cái này quá :crybaby:


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/7ab92e60-9af2-48d3-af4b-cfd45007f6fa_zps8ca0f989.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/7ab92e60-9af2-48d3-af4b-cfd45007f6fa_zps8ca0f989.jpg.html)

✿ Shio no Hi (塩の日): Ngày của Muối

Người Nhật có câu "gửi muối cho quân địch", câu này chỉ một hành động rộng lượng, trượng nghĩa vì có thể ra tay giúp đỡ kẻ địch lúc khó khăn.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/020401l_zps31f79509.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/020401l_zps31f79509.jpg.html)

Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ giai thoại giữa Uesugi Kenshin (1530-1578) và Takeda Shingen (1521-1573). Chuyện kể rằng vào thời chiến quốc, đương lúc phân tranh, biết quân của Shingen thiếu muối (loại lương thực đắc đỏ nhưng rất quan trọng thời bấy giờ), Kenshin đã gửi muối sang trại địch với câu nói nổi tiếng: "Thắng lợi trong chiến tranh phải định bằng đao kiếm chứ không phải bằng muối gạo".

Câu chuyện "gửi muối cho quân địch" xảy ra vào năm 1568 (năm Vĩnh Lộc 11), có tài liệu ghi là vào ngày 11/1 năm 1569 (năm Vĩnh Lộc 12). Thực hư tuy chưa định rõ nhưng người Nhật vẫn chọn ngày 11/1 hàng năm là Ngày của Muối.

A Châu
12-01-2014, 10:20 PM
Ngày 12 tháng 1 - 1月12日

✿ Sukī no Hi (スキーの日): Ngày trượt tuyết

Ngày 12 tháng 01 năm 1911 (năm Minh Trị 44) người Nhật lần đầu tiên biết đến môn trượt tuyết và để kỷ niệm thời khắc đó, Liên đoàn Trượt tuyết Nhật Bản đã chọn ngày này là Sukī no Hi.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/e4a84b78-8f9f-404d-a830-a2d8590d1516_zpse1db093c.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/e4a84b78-8f9f-404d-a830-a2d8590d1516_zpse1db093c.jpg.html)
Trượt tuyết là một trong những môn thể thao được yêu thích ở Nhật

Xem thêm các bài viết về trượt tuyết:
Trượt tuyết môn thể thao được yêu thích ở Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/53545)
Thể thao mùa đông tại Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/70021)
Mùa trượt tuyết ở Hokkaido (http://japanest.com/forum/showthread.php/38603)

✿ Sakurajima no Hi (桜島の日): Ngày tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng do núi lửa Sakurajima phun trào

Sakurajima (桜島) là ngọn núi lửa đang hoạt động ở thành phố Kagoshima. Ngày 12/1 năm 1914 (năm Đại Chính 3), ngọn núi lửa này bất ngờ phun trào khiến 35 người thiệt mạng. Người Nhật gọi sự kiện này là Taishō daifunka (Đại Chính đại phún hỏa) nghĩa là trận phun trào dữ dội năm Đại Chính.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/a_sa_zps486e7f6c.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/a_sa_zps486e7f6c.jpg.html)
Núi lửa Sakurajima nhìn từ trên cao

Xem thêm bài viết về Sakurajima:
Bình yên bên núi lửa đang hoạt động Sakurajima (http://japanest.com/forum/showthread.php/40103)
Thành phố Kagoshima và ngọn núi lửa Sakurajima (http://japanest.com/forum/showthread.php/43024)
Kagoshima: Địa linh nhân kiệt (http://japanest.com/forum/showthread.php/39382)

--

Có vẻ như nhà mình hem quan tâm lắm đến chủ đề này thì phải :( Dù ít ỏi mình cũng cám ơn các anh chị em phía trên đã thanks và ủng hộ ^^

A Châu
13-01-2014, 11:21 PM
Ngày 13 tháng 1 - 1月13日

✿ Seijin no Hi (成人の日): Lễ Thành Nhân

Các JPNers nhà mình chắc là không ai lạ gì với ngày lễ đặc biệt này đâu nhỉ, vậy nên mình chỉ nói sơ qua thôi và các bạn có thể đọc thêm ở các topic đã được post tại JPN ở list bên dưới ^^


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/img2a30a998zikdzj_zps2a866173.gif (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/img2a30a998zikdzj_zps2a866173.gif.html)
Vào ngày này các bạn trẻ 20 tuổi sẽ ăn mặc thật đẹp và tham dự những buổi lễ đánh dấu sự trưởng thành

Seijin no Hi là một trong những ngày lễ lớn ở Nhật, là ngày đặc biệt dành riêng cho các bạn ở độ tuổi 20. Được tổ chức lần đầu vào năm 1948 (năm Chiêu Hòa 23). Đến trước năm 1999 (năm Bình Thành 11), Seijin no Hi được tổ chức thường niên vào ngày 15 tháng 1. Nhưng từ năm 2000 (năm Bình Thành 12) về sau, lễ Thành Nhân được chuyển thành thứ Hai của tuần thứ 2 trong tháng Giêng. Vì vậy lễ này không có ngày xác định mà thay đổi theo năm. Như năm sau thì lễ Thành Nhân sẽ rơi vào ngày 12/1.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/120109_3_zpsfd9d4c09.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/120109_3_zpsfd9d4c09.jpg.html)
Khi bước sang tuổi 20, các bạn trẻ Nhật sẽ được phép hút thuốc, uống rượu và bầu cử

Bài viết liên quan:

Lễ Thành Nhân - ý nghĩa và những nghi thức (http://japanest.com/forum/showthread.php/27661-Nhung-ngay-le-duoc-nghi-trong-nam-o-Nhat-Ban?p=346777&viewfull=1#post346777)
Các bạn trẻ Nhật duyên dáng với Kimono trong lễ Thành Nhân (http://japanest.com/forum/showthread.php/39974)
Thiếu nữ Nhật Bản dự Lễ trưởng thành dưới mưa tuyết (http://japanest.com/forum/showthread.php/84979)

✿ Pīsu kinenbi (ピース記念日) hay Tabako no Hi (たばこの日): Ngày thuốc lá

Ngày 13/1 năm 1946 (năm Chiêu Hòa 21), nhãn hiệu thuốc lá cao cấp Pīsu ra mắt người tiêu dùng. Pīsu nghĩa là Hòa Bình.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/2007y10m14d_075818171_zpscad88835.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/2007y10m14d_075818171_zpscad88835.jpg.html)
Một số mẫu bao thuốc lá cũ của hãng Pīsu

Lúc bấy giờ, nhà nước qui định mỗi người chỉ có thể mua 1 bao thuốc lá gồm 10 điếu vào Chủ Nhật và các ngày lễ. Thuốc lá hiệu Pīsu có giá 7 yên một bao, trong khi các sản phẩm khác giá chỉ 4 yên. Năm đó, tại một cửa hàng ở Yurakucho ở Tokyo đã bán hết 1000 bao chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

Ngày nay, Pīsu vẫn là nhãn hiệu thuốc lá được người Nhật ưa chuộng dù giá khá đắc so với nhiều hiệu khác.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-The_Peace_zps97a49f25.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/320px-The_Peace_zps97a49f25.jpg.html)

Một hộp thuốc lá (20 điếu) như hình trên có giá 1000 yên. Tính theo tỉ giá của ngày hôm nay thì bằng 201.420,38 VND.

A Châu
14-01-2014, 11:37 PM
Ngày 14 tháng 1 - 1月14日

✿ Sagichō (左義長), Donto-yaki (どんと焼き), Dondon-yaki (どんどん焼き): Lễ hội lửa đầu năm

Đây là lễ hội được diễn ra vào khoảng cuối ngày 14/1 đến rạng hôm sau. Vào lễ này, người Nhật sẽ đốt những vật trang trí trong ngày Tết, như những vật bằng giấy, cây cỏ, gỗ, v.v... Có nơi đốt những tờ kakizome (khai bút đầu năm) bị lỗi.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/donndo1_zps14c36032.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/donndo1_zps14c36032.jpg.html)

Quy mô lớn nhỏ tùy địa phương, có nơi chỉ là nhóm những hộ gia đình trong một khu phố, có nơi tập trung tổ chức hoành tráng hơn. Mọi người sẽ gom tất cả những vật cần đốt tập trung ở một bãi đất trống từ sớm, sau đó sẽ tiến hành đốt lửa vào tối cùng ngày hoặc rạng sáng hôm sau. Ngọn lửa bùng càng cao thì càng may mắn. Ý nghĩa của ngày này là cầu sức khỏe và mong việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/040102kk-hyaku90_zpsf6aefca8.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/040102kk-hyaku90_zpsf6aefca8.jpg.html)
Những vật cần đốt được tập trung tại một bãi đất trống...

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/040102kk-hyaku91_zpsc4429b82.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/040102kk-hyaku91_zpsc4429b82.jpg.html)
... đến tối, mọi người sẽ quây quần bên đống lửa và ca hát vui vẻ

Ở nhiều địa phương, Dondon-yaki được tổ chức vào sáng ngày 15/1 hoặc ở một số nơi khác là buổi sáng đầu tiên sau lễ Thành Nhân. Ngoài 3 tên gọi như trên, Dondon-yaki còn rất nhiều cách gọi khác nhau theo từng địa phương.

✿ Kazari-osame (飾納) và Matsu-osame (松納): Ngày tháo bỏ những trang trí đầu năm

Vậy là không khí Tết chính thức kết thúc ở Nhật vào ngày hôm nay. Ngày này người Nhật sẽ mang cất tất cả những trang trí trong dịp Tết. Một số thứ sẽ được mang đi đốt ở Dondon-yaki.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/7d812cd9-60ad-4f55-83b8-31623b30fe65_zpse1b865ed.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/7d812cd9-60ad-4f55-83b8-31623b30fe65_zpse1b865ed.jpg.html) http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/46b66364-2289-48fe-8c63-18fa97b35b2b_zpsc27cd38c.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/46b66364-2289-48fe-8c63-18fa97b35b2b_zpsc27cd38c.jpg.html)
Những vật trang trí như thế này sẽ được tháo xuống, mang cất hoặc đem đi đốt

✿ Taro to Jiro no Hi (タロとジロの日): Ngày của Tình Yêu, Hy Vọng và sự Dũng Cảm.

Đây là một câu chuyện có thật.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/20a2971a305781254d4636e49fa3e421_zps30e8f31f.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/20a2971a305781254d4636e49fa3e421_zps30e8f31f.jpg.h tml)
Taro và Jiro trên một con tem

Tháng 10 năm 1955 (năm Chiêu Hòa 30), có 3 chú chó ra đời ở Hokkaido được đặt tên là Taro, Jiro và Saburo.

Năm 1956 (năm Chiêu Hòa 31), để chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Nam Cực, người ta đã chọn được 23 chú chó trong tổng số 1000 chú chó ở Nhật Bản và gửi đến Hokkaido tham gia huấn luyện đặc biệt. Saburo, trong quá trình đào tạo khắc nghiệt đã ra đi trước 2 người anh của mình.

Năm 1957 (năm Chiêu Hòa 32), nhóm thám hiểm đầu tiên đến Nam Cực. Trong quá trình kiểm tra sức khỏe lần cuối, 3 trong số 22 chú chó không đạt tiêu chuẩn được gửi trở về Nhật Bản. Lúc này, nhóm của chúng ta gồm có 11 người và 19 chú chó.

Sau hơn 1 năm ở Nam Cực, 2 chú chó qua đời vì bệnh, 1 chú mất tích, tổng số còn lại 16. Nhưng trong thời gian này, cô chó Shiro cùng với Jiro sinh được 8 chú chó con. Tháng 2 năm 1958 (năm Chiêu Hòa 33), nhóm thám hiểm thứ 2 được gửi đến Nam Cực. Do điều kiện thời tiết quá xấu, họ không thể tập trung với nhóm đầu tiên và trong những cố gắng cuối cùng, họ phải bỏ lại 15 chú chó và quay về Nhật Bản. Lúc trở về, nhóm thám hiểm đã vấp phải rất nhiều chỉ trích từ dư luận.

Tháng 1 năm 1959 (năm Chiêu Hòa 34), một nhóm tìm kiếm được gửi đến Nam Cực và họ xác nhận rằng 7 trong số 15 chú chó đã chết. Trong lúc trực thăng chuẩn bị cất cánh trở về Nhật Bản, Kitamura - 1 người trong đoàn đã phát hiện có 2 chú chó đang đuổi theo bên dưới. Ban đầu, ông không thể phân biệt được chúng là con nào trong 12 con mất tích, nhưng đến lúc thử gọi "Taro", "Jiro" thì 2 chú chó mừng rỡ vẫy đuôi. Ông Kitamura cho rằng, Taro và Jiro có thể sống sót là nhờ việc săn chim cánh cụt. Ông cũng đã chứng kiến việc 2 chú chó này bắt những con chim cánh cụt ra sao. Tuy nhiên việc tìm kiếm những chú chó mất tích còn lại vẫn chìm trong vô vọng.

Trước khi trở về Nhật Bản, Jiro đột ngột qua đời vì bạo bệnh vào tháng 7 năm 1960. Năm sau, Taro trở về nhà và chết già ở Sapporo vào năm 1970 (năm Chiêu Hòa 45).

Câu chuyện được dựng thành phim vào năm 1983 tên Nankyoku Monogatari. Năm 2006, hãng Walt Disney làm lại với tên gọi Eight Below. Năm 2011, một bản remake khác của Nhật tên Nankyoku Tairiku ~Kami no Ryouiki ni Idomunda Otoko to Inu no Monogatari với nam chính là Kimura Takuya, một lần nữa khiến hàng triệu khán giả xúc động.

Người Nhật gọi ngày này là Ngày của Tình Yêu, Hy Vọng và sự Dũng Cảm.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/Taro_Jiro_zpsd836e210.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/Taro_Jiro_zpsd836e210.jpg.html)
Taro (trái) và Jiro (giữa), đoàn tụ với nhóm thám hiểm (1959) sau 1 năm đương đầu với nhiều khắc nghiệt ở Nam Cực.

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/DSC03756_zps0b8b84fa.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/DSC03756_zps0b8b84fa.jpg.html)
Xác ướp của Taro hiện được trưng bày tại một bảo tàng ở Sapporo

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/Jiro_zps528ca060.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/Jiro_zps528ca060.jpg.html)
Trong khi đó xác ướp của Jiro lại được trưng bày trong một bảo tàng ở Tokyo

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/taro_and_jiro_Nagoya_zpsb9512e50.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/taro_and_jiro_Nagoya_zpsb9512e50.jpg.html)
Tượng Taro và Jiro tại đài tưởng niệm ở Nagoya

✿ Senkaku Shotō Kaitaku no Hi (尖閣諸島開拓の日): Ngày tìm ra quần đảo Senkaku

Ngày 14/1 năm 1895 (năm Minh Trị 28) chính phủ Nhật Bản lần đầu xác định quyền lãnh thổ với quần đảo Senkaku.

Không biết nói đến vấn đề này có phạm rule Chính trị không nên mình chỉ xin ngắn gọn thế thôi, các bạn có thể xem thêm bài viết Tiết lộ về gia tộc gìn giữ Senkaku (http://japanest.com/forum/showthread.php/63659-Tiet-lo-ve-gia-toc-gin-giu-Senkaku)


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/Uotsuri20mot20dao20thuoc20nhom20dao20Senkaku20AP_z ps44c70297.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/Uotsuri20mot20dao20thuoc20nhom20dao20Senkaku20AP_z ps44c70297.jpg.html)
Đảo Senkaku

A Châu
15-01-2014, 11:28 PM
Ngày 15 tháng 1 - 1月15日

✿ Koshōgatsu (小正月): Tết Nguyên Tiêu

Như các bạn đã biết, Năm Mới ở Nhật gọi là Shōgatsu (正月), 7 ngày đầu năm gọi là Daishōgatsu (大正月) và đêm trăng tròn đầu tiên của năm gọi là Koshōgatsu (小正月). Ở mình gọi là Tết Nguyên Tiêu. Đây là ngày người Nhật trở lại sinh hoạt bình thường sau những ngày bận rộn Tết nhất.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/p7791_zps7106477a.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/p7791_zps7106477a.jpg.html)

Vào ngày này, người Nhật thường ăn cháo đậu đỏ (azuki-kayu) với mochi.

Xem thêm:
Koshogatsu Ryori và Oma Maguro Cá ngừ (http://japanest.com/forum/showthread.php/42249-Gioi-thieu-Koshogatsu-Ryori-va-Oma-Maguro-Ca-ngu)

✿ Jōgen (上元): Tết Thượng Nguyên (tên gọi khác của Tết Nguyên Tiêu)

Jōgen (上元) là 1 trong ba ngày thuộc Sangen (三元 - Tam Nguyên). Theo cựu lịch, Jōgen (上元 - Thượng Nguyên) là rằm tháng Giêng, Chūgen (中元 - Trung Nguyên) là rằm tháng Bảy và Kagen (下元 - Hạ Nguyên) là rằm tháng Mười. Mỗi ngày có một ý nghĩa riêng, nhưng hôm nay chúng ta chỉ tập trung nói về Jōgen.

Thật ra cũng không có gì nhiều, vì căn bản Jōgen và Koshōgatsu là một. Tuy chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, nhưng từ khi chuyển sang sử dụng tân lịch (năm 1873) thì người Nhật cũng giảm một số các lễ tiết kiểu Trung Hoa. Ngày này, người Nhật ăn cháo đậu đỏ với mong muốn sức khỏe kiện khang.



http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/987fe2a1-96d4-42e1-8eac-84de90c7f96e_zpsb79e02ed.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/987fe2a1-96d4-42e1-8eac-84de90c7f96e_zpsb79e02ed.jpg.html) http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/kayu_zpsb526c1db.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/kayu_zpsb526c1db.jpg.html)
Cháo đậu đỏ nấu nhừ và cháo đậu đỏ còn nguyên hạt

✿ Keishichō Sōsetsu Kinenbi (警視庁創設記念日): Kỷ niệm ngày thành lập Sở cảnh sát Tokyo

Ngày 15/1 năm 1874 (năm Minh Trị 7) Sở cảnh sát Tokyo được thành lập, Kawaji Toshiyoshi được bổ nhiệm làm Giám Đốc Sở (chức danh này tên cũ gọi là daikeishi - đại cảnh thị).


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/220px-Toshiyoshi_Kawaji_zps456cc4ba.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/220px-Toshiyoshi_Kawaji_zps456cc4ba.jpg.html)
Kawaji Toshiyoshi (川路 利良) (1829-1879)

Những năm trước đó, lực lượng cảnh sát ở Nhật chính là Shinsengumi (新選組).


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/56f713e7-bbfa-4890-9c28-4a1854e945e4_zpse4ad2352.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/56f713e7-bbfa-4890-9c28-4a1854e945e4_zpse4ad2352.jpg.html)
Sở cảnh sát Tokyo năm 1877

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/320px-Keishicho_zps59beba69.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/320px-Keishicho_zps59beba69.jpg.html)
Sở cảnh sát Tokyo hiện tại

✿ Ii Ichigo no Hi (いいいちごの日): Mùa thu hoạch dâu tây

Chơi chữ: 1月15日 , ii(1)ichi(1)go(5), ichigo nghĩa là dâu tây.

Bạn đừng nhầm giữa Ngày Dâu Tây 1/5 (http://japanest.com/forum/showthread.php/95726-O-Nhat-hom-nay-la-ngay-gi-Cap-nhat-thuong-xuyen?p=673063&viewfull=1#post673063)và hôm nay nhé ^^ Ý nghĩa khác nhau hoàn toàn đấy.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/0115st_zps7099b513.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/0115st_zps7099b513.jpg.html)

Theo cách chơi chữ như trên thì ngày 15 hàng tháng đều gọi là Ichigo no Hi - Ngày Dâu Tây, hiểu như kiểu một ngày đẹp trời để ăn dâu tây ^^ Và ngày 15/1 là Ii Ichigo no Hi, được Hiệp hội trồng dâu toàn quốc lựa chọn nhằm kỷ niệm mùa thu hoạch dâu tây hàng năm.

✿ Han-eri no Hi (半襟の日): Ngày Han-eri (chả biết dịch sao ^^')

Han-eri là một phụ kiện của kimono, "han" nghĩa là "một nửa", "eri" là "cổ áo" nên nó này chỉ là một dải lụa được thêu những họa tiết đẹp mắt quấn quanh phần cổ của kimono.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/cfa832d5-4def-4249-9cd3-c4391e06414f_zpsa82c3466.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/cfa832d5-4def-4249-9cd3-c4391e06414f_zpsa82c3466.jpg.html)

Han-eri rộng 15cm, dài khoảng 110-120cm, phù hợp với mọi loại kimono. Nhưng thông thường thì kimono nữ chỉ có 1 size và người mặc phải tự điều chỉnh sao cho phù hợp với vóc dáng của mình.

Xem thêm:
Kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/62060-Kimono-trang-phuc-truyen-thong-cua-Nhat-Ban)
Số phận của Kimono trong cuộc sống hiện đại Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/56505-So-phan-cua-Kimono-trong-cuoc-song-hien-dai-Nhat-Ban)
Cầu kỳ và lộng lẫy Kimono Nhật Bản (http://japanest.com/forum/showthread.php/54068-Cau-ky-va-long-lay-Kimono-Nhat-Ban)
Người Nhật mặc kimono mấy lần trong đời? (http://japanest.com/forum/showthread.php/40876-Nguoi-Nhat-mac-kimono-may-lan-trong-doi)

✿ Tearai no Hi (手洗いの日): Ngày rửa tay

Chơi chữ: rửa tay (tearai) --> tay sạch (iite): i(1)i(1)te(5). i=1 hiểu theo nghĩa số đếm ichi là 1, te=5 được giải thích là vì bàn tay có 5 ngón ^^'


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/IMG_6376_zpsec14ea64.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/IMG_6376_zpsec14ea64.jpg.html)

Đây là ngày do công ty P&G lựa chọn với mục đích nâng cao nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân phòng chống dịch bệnh nâng cao sức khỏe cộng đồng.

✿ Fūdo Doraibu no Hi (フードドライブの日): Ngày quyên góp thực phẩm đóng hộp

Chơi chữ: i(1)i(1)go(5)han. Iigohan: có thể những thực phẩm bạn không cần lại là iigohan với nhiều người khác.

Đây là ngày phát động quyên góp các loại thực phẩm đóng hộp mà mình không cần (ví dụ như mua rồi nhưng lại để đó không dùng hoặc tự dưng không muốn ăn) còn hạn sử dụng, chuyển đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/34f15fca-95de-443f-a426-de4e02461c9d_zps7e7f8e88.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/34f15fca-95de-443f-a426-de4e02461c9d_zps7e7f8e88.jpg.html)
Các thực phẩm quyên góp được tập trung lại -- Sau đó sẽ tiến hành vận chuyển -- Đến những gia đình khó khăn hay các tổ chức xã hội

A Châu
16-01-2014, 05:56 PM
Mình xin phép được gỡ 4 chữ "cập nhật hàng ngày" xuống cho đến qua Tết :loi:

Số là Tết nhất ai cũng bận rộn, mình cũng không ngoại lệ. Từ đây đến cuối tháng 2 chắc mình không thường xuyên update cho topic này được. Hôm nào thuận tiện thì post, những ngày còn sót sẽ bổ sung vào đúng ngày đấy năm sau.

Hôm nay mình off :loi:

A Châu
21-01-2014, 12:46 PM
Ngày 21 tháng 1 - 1月21日

✿ Raibaru ga Te o Musubu Hi (ライバルが手を結ぶ日): Ngày bắt tay với kẻ thù

Ngày 21/1 năm 1866 (năm Khánh Ứng 2), hai phiên Chōshū và Satsuma bí mật ký kết hiệp ước liên minh nhằm lật đổ Mạc Phủ thông qua sự giới thiệu của người trung gian là Sakamoto Ryōma của phiên Tosa. Trong khi 1 năm trước, 2 phiên này vẫn còn là kẻ thù của nhau.

Về giai đoạn lịch sử này, các bạn có thể xem thêm ở bài viết về Mạc Mạt (幕末, Bakumatsu) - giai đoạn cuối thời Mạc Phủ (http://japanest.com/forum/showthread.php/19370-Khai-yeu-lich-su-Nhat-Ban?p=465666&viewfull=1#post465666)


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/180px-Sakamoto_Ryoma_zps3ef9ac52.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/180px-Sakamoto_Ryoma_zps3ef9ac52.jpg.html)
Sakamoto Ryoma (坂本 龍馬) (15.11.1835 ~10.12.1867)
nhà lãnh đạo phong trào chống đối Mạc Phủ trong thời kỳ Bakumatsu

A Châu
22-01-2014, 11:52 PM
Ngày 22 tháng 1 - 1月22日

✿ Jazu no Hi (ジャズの日): Ngày nhạc jazz


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/4c577165-12fe-4798-8e2b-d2bc970532d5_zpsb047d2b8.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/4c577165-12fe-4798-8e2b-d2bc970532d5_zpsb047d2b8.jpg.html)

Hôm nay là Ngày nhạc Jazz. Bạn có biết vì sao hội những người yêu thích nhạc Jazz ở Tokyo lại chọn ngày này??












Thử đoán xem ^^












Gợi ý: đây là cách đặt ngày dựa vào chơi chữ.












Nếu chưa đoán được thì cùng xem đáp án nào ^^


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/jazzday_zps9f9ef135.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/jazzday_zps9f9ef135.jpg.html)

Chơi chữ: 1月22日, JA(1)ZZ(22): JA là 2 chữ cái đầu trong tên tiếng Anh của tháng 1 (January), ZZ có cách viết nhìn như 2 số 2.

✿ Karēraisu no Hi (カレーライスの日): Ngày cơm cà ri Nhật

Karē (cà ri) du nhập vào Nhật Bản từ Anh Quốc và trở nên phổ biến vào cuối những năm 1960. Ngày nay, ước tính các gia đình Nhật Bản dùng cơm cà ri khoảng 4 lần 1 tháng. Cơm cà ri từ một món ăn ngoại nhập đã dần trở thành món ăn tinh túy đậm chất Nhật và được nhiều người yêu thích.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/curry_b_zpsfee5b560.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/curry_b_zpsfee5b560.jpg.html)

Các bạn xem thêm bài giới thiệu về karē Nhật ở đây (http://japanest.com/forum/showthread.php/38128-Gioi-thieu-Cari-Nhat-Ban).

Từ năm 1982 (năm Chiêu Hòa 57), cơm cà ri được list vào thực đơn cố định trong bữa trưa tại các trường tiểu học và trung học cơ sở vào ngày 22 tháng 1 hằng năm.

 
http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/428_zps0571de6e.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/428_zps0571de6e.jpg.html)
Khẩu phần trưa của các em học sinh vào Karēraisu no Hi

✿ Hikōsen no Hi (飛行船の日): Ngày khinh khí cầu

Năm 1916 (năm Đại Chính 5) khinh khí cầu đầu tiên của quân đội mang tên Yūhigō được bay thử nghiệm trên bầu trời Osaka.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/hikousen_zps533e7a5e.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/hikousen_zps533e7a5e.jpg.html)
Khinh khí cầu Yūhigō được hoàn thành vào tháng 4 năm 1915

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/ph_0618_01_zps86865747.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/ph_0618_01_zps86865747.jpg.html)
Và khinh khí cầu hiện đại ngày nay

A Châu
23-01-2014, 11:16 PM
Ngày 23 tháng 1 - 1月23日

✿ Denshi Mēru no Hi (電子メールの日): Ngày email

Chơi chữ: 1月23日, ii(1)fu(2)mi(3): iifumi --> ii文 --> e文 = email (fumi nghĩa là giấy viết thư)


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/2010-02-26_zps928d3e12.gif (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/2010-02-26_zps928d3e12.gif.html)

Ngày này được Hiệp Hội Thư Điện Tử (viết tắt là JEMA) đặt ra từ năm 1994 (năm Bình Thành thứ 6). Tương tự, ngày 23 hàng tháng gọi là Ngày viết thư (Fumi no Hi), ngày này được kỷ niệm từ năm 1979 (năm Chiêu Hòa 54).

✿ Hakkōdasan no Hi (八甲田山の日): Ngày xảy ra tai nạn trên núi Hakkōda

Núi Hakkōda (八甲 田 山) là địa danh thuộc thành phố Aomori. Ngày 23 tháng Một năm 1902 (năm Minh Trị 35), một nhóm binh sĩ gồm 210 người gặp nạn khi đang hành quân qua vùng núi tuyết Hakkōda. Sau 25 ngày tìm kiếm, chỉ còn 11 binh sĩ trở về, 199 người còn lại đã hy sinh trong tuyết lạnh.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/main_zpscc955338.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/main_zpscc955338.jpg.html)

Năm 1977, đạo diễn Shirō Moritani sản xuất bộ phim "Núi Hakkōda" dựa trên tiểu thuyết tài liệu "Cái chết tháng Ba trên đỉnh Hakkōda" của nhà văn Jiro Nitta.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/t02200220_0600060012822381426_zpsd71ca15b.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/t02200220_0600060012822381426_zpsd71ca15b.jpg.html )

http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/HakkodaStatue2_zpsbb848ad9.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/HakkodaStatue2_zpsbb848ad9.jpg.html)

Hình trên là tượng đài tưởng niệm các binh sĩ hy sinh trên núi tuyết Hakkōda. Đây là tượng của Gotō Fusanosuke, một người lính được phát hiện chết đứng trong tuyết lạnh.

✿ Āmondo no Hi (アーモンドの日): Ngày hạnh nhân

Hạnh nhân chứa nhiều vitamin E và B, là những vitamin thuộc nhóm "trẻ hóa" rất tốt cho sức khỏe. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Hạnh Nhân, người trưởng thành chỉ nên ăn 23 hạt mỗi ngày. Cũng vì lí do trên mà người Nhật chọn hôm nay, ngày 23 tháng Một (1月23日) là Ngày Hạnh Nhân (23 hạt/1 ngày: 1日23粒).


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/8dd7ae77c8170fe644281471b4ef23cb_zps8100ac19.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/8dd7ae77c8170fe644281471b4ef23cb_zps8100ac19.jpg.h tml)
Hạnh nhân là hạt của quả hạnh đào

✿ Wan-tsū-surī no Hi (ワンツースリーの日): Ngày 123

Chơi chữ: 1月23日 --> 123 --> wan-tsū-surī (one - two - three)

Theo đó, ngày 3 tháng Mười Hai (12月3日) cũng được gọi là Ngày 123.


http://i952.photobucket.com/albums/ae8/A_Chau_JPN/FZW4P887ADMMd6UY_459x344_zps82ce6b24.jpg (http://s952.photobucket.com/user/A_Chau_JPN/media/FZW4P887ADMMd6UY_459x344_zps82ce6b24.jpg.html)

zek777
05-03-2014, 04:28 AM
Qua rồi nhưng cho mình post lại.
Ngày 3/3 ngày hội búp bê. Hinamatsuri(ひな祭り)8064
Ai có đọc Doraemon sẽ nhớ tới ngày này.
Nhằm bảo vệ cũng như cầu chúc cho các bạn nữ.

A Châu
01-04-2014, 04:07 AM
Ngày 1 tháng 4 - 4月1日

✿ Torēningu no Hi (トレーニングの日): Ngày Luyện tập thể thao

Đây là ngày do hãng sản xuất đồ thể thao Mizuno xác lập vào năm 1994 (Bình Thành 6). Với mục đích khuyến khích người dân tham gia luyện tập thể thao, rèn luyện sức khỏe để bắt đầu “năm mới”.


http://blogs.c.yimg.jp/res/blog-45-e4/msk_takaki/folder/971875/50/31716750/img_2?1364854193

Sở dĩ nói “năm mới” là vì ở Nhật, khoảng thời gian đầu tháng 4 gọi là nendo hajime (年度始め) nghĩa là “bắt đầu 1 năm”, năm ở đây có thể hiểu là năm học mới (nhập học), năm tài chính mới (thay đổi nhân sự, thuyên chuyển, v.v…)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/nendohajime1.jpg
Lễ đón nendo hajime ở một công ty Nhật

Nendo (niên độ) ở Nhật là từ đầu tháng Tư đến cuối tháng Ba, theo đó khoảng thời gian cuối tháng Ba gọi là nendo matsu (年度末).

✿ Fudōsan Hyōji Tōki no Hi (不動産表示登記の日): Ngày Đăng ký Thông báo Bất động sản

Ngày 1 tháng 4 năm 1960 (Chiêu Hòa 35), luật Đăng ký Bất động sản được sửa đổi, gọi là Đăng ký Thông báo Bất động sản.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/220px-Go-shichi_no_kiri_crestsvg.png
Quốc chương của Nhật Bản

✿ Jidō Fukushihō Kinenbi (児童福祉法記念日): Kỉ niệm ngày luật Phúc lợi Trẻ em được thực hiện

Luật Phúc lợi Trẻ em được ban hành vào ngày 12 tháng 12 năm 1947 (Chiêu Hòa 22). Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 (Chiêu Hòa 23) và đến ngày 1 tháng 4, bộ luật này mới được thực hiện hoàn toàn.

Luật Phúc lợi Trẻ em bao gồm các chương trình bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên ở tuổi vị thành niên và khuyến khích sự ổn định gia đình.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/kodomo.gif

Về Luật Phúc lợi Trẻ em các bạn xem chi tiết tại đây (http://www.ios.org.vn/~iosorg/images/stories/BaiTapChi/TCXHH%201993/So1_1993_REIHO%20KASHIWAME.pdf)

✿ Baishun Bōshihō Shikō Kinenbi (売春防止法施行記念日): Kỷ niệm ngày thi hành luật Phòng chống Mại dâm

Ngày 1 tháng 4 năm 1957 (Chiêu Hòa 32), luật Phòng chống Mại dâm được thực thi toàn quốc. Khu vực cho phép hành nghề mại dâm trước đó – gọi là Akasen (赤線) cũng bị đóng cửa.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/tobitamihukus.jpg
Các cô gái đứng đón khách ở khu vực Akasen (ảnh chụp năm 1955)

✿ Onrain Torēdo no Hi ( オンライントレードの日): Ngày Giao dịch Trực tuyến

Đây là ngày được Tập đoàn Chứng khoán Daiwa ban hành.

Ngày 1 tháng 4 năm 1996 (Bình Thành 8) Tập đoàn Chứng khoán Daiwa bắt đầu quản lý cổ phần qua internet, mở các phiên giao dịch trực tuyến tại Nhật Bản.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/7820a9f083e9ebcfb3c3cf3a3b485e071.png

✿ Sutorappu no Hi (ストラップの日): Ngày Móc khóa di động

Ngày 1 tháng 4 năm 1991 (Bình Thành 3), móc khóa di động lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản, mở màn một trào lưu thịnh hành đến tận ngày nay. Năm 2009 (Bình Thành 21), StrapyaNext chọn hôm nay là ngày Móc khóa di động.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/1000061897_1.jpg

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/cakesto-03.jpg

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/55-479395_MED.jpg

A Châu
02-04-2014, 08:03 AM
Ngày 2 tháng 4 - 4月2日

✿ Shūkanshi no Hi (週刊誌の日): Ngày tạp chí tuần san

Ngày 2 tháng 4 năm 1922 (Đại Chính 11), 2 tờ "Tuần san Asahi" và "Sunday Mainichi" xuất bản những ấn phẩm đầu tiên.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/712e04d4-85d9-442b-96b0-08b26bada143.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/712e04d4-85d9-442b-96b0-08b26bada143.jpg)
Bìa tạp chí Tuần san Asahi số phát hành ngày 4/2/2014

✿ Toshokan kaisetsu kinenbi (図書館開設記念日): Kỷ niệm ngày thư viện ra đời

Ngày 2 tháng 4 năm 1872 (Minh Trị 5), thư viện công cộng Shoseki được thành lập ở Yushima, Tokyo. Đây là thư viện hiện đại đầu tiên của Nhật mang phong cách châu Âu, dựa theo mô hình của một thư viện ở London. Là tiền thân của Thư viện Quốc hội (thư viện quốc gia duy nhất tại Nhật Bản).


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/image015.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/image015.jpg)

Liên quan: 27/4: Kỷ niệm ngày thành lập Thư viện Quốc hội và 30/4: Ngày Thư viện

✿ Gohyakuen Satsu Hakkō Kinenbi (五百円札発行記念日): Kỷ niệm ngày phát hành tờ tiền mệnh giá 500 yên

Năm 1951 (Chiêu Hòa 26), tờ 500 yên in hình Iwakura Tomomi được lưu hành. Iwakura Tomomi (岩倉具視, 1825-1883) là một chính khách đóng vai trò quan trọng trong cuộc Minh Trị Duy Tân.

Tờ 500 yên được thay đổi 2 lần nhưng đều là hình của Iwakura Tomomi.

Tờ 500 yên giai đoạn 1951 - 1971


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_B_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_B_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front.jpg)
Mặt trước: Iwakura Tomomi

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_B_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_back.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_B_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_back.jpg)
Mặt sau: núi Phú Sĩ


Tờ 500 yên giai đoạn 1969 - 1994


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_C_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_C_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_front.jpg)
Mặt trước: Iwakura Tomomi

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_C_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_back.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Series_C_500_Yen_Bank_of_Japan_note_-_back.jpg)
Mặt sau: núi Phú Sĩ


Đến năm 1982, tờ 500 yên được đổi thành dạng xu và hiện tại không còn phiên bản tiền giấy với mệnh giá này nữa.

✿ Shiretsu Kyōsei no Hi (歯列矯正の日): Ngày chỉnh răng

Chơi chữ: 4月2日 --> shi(4)re(0)tsu(2), shiretsu là hàm răng

Đây là ngày do Oh Shie - phòng khám chuyên khoa chỉnh hình răng ban hành vào tháng 6 năm 2001.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/20090313_967037.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/20090313_967037.jpg)

✿ CO2 Sakugen no Hi (CO2削減の日): Ngày giảm khí CO2

Chơi chữ: 4月2日 -->shī (4 )ō(0 )tsū(2 ), nghĩa là CO2 (đọc theo âm tiếng Anh)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/bne54-1.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/bne54-1.jpg)

Đây là ngày do công ty Fuji Kogyo ban hành nhằm quảng bá chiến dịch tái chế phụ tùng ô tô, giảm khí thải bảo vệ môi trường.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/ecology.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/ecology.jpg)

A Châu
03-04-2014, 08:34 PM
Ngày 3 tháng 4 - 4月3日

✿ Nihonbashi Kaitsū Kinenbi (日本橋開通記念日): Kỷ niệm ngày khánh thành cầu Nihonbashi

Ngày 3 tháng 4 năm 1911 (Minh Trị 44), cầu Nihonbashi bằng đá được khánh thành, thay thế cho kiến trúc cũ bằng gỗ. Cây cầu gỗ cũ còn được biết đến với tên là Edobashi, là trạm cuối về phía đông của tuyến đường Tōkaidō nối Edo với Kyoto, cũng là điểm giao dịch chính của kinh thành vào thế kỷ 17.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/NihonbashiL.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/NihonbashiL.jpg.html)
Edobashi

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/120403-114-1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/120403-114-1.jpg.html)
Nihonbashi

Ngay trước Thế vận hội mùa hè 1964, một con đường cao tốc được xây dựng phía trên cầu, che mất phong cảnh núi Phú Sĩ mà trước đây có thể quan sát khi đứng ở Nihonbashi. Sau này, người dân địa phương kiến nghị lên chính phủ, đề nghị chuyển đường cao tốc xuống lòng đất. Kế hoạch được Thủ tướng đương thời là Koizumi Junichiro ủng hộ nhưng bị Thống đốc Tokyo là ông Ishihara Shintaro phản đối. Nếu kế hoạch được thực hiện thì kinh phí ước tính vào khoảng 500 tỉ yên (hơn 100 ngàn tỉ VND ^^').


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/images.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/images.jpg.html)
Nihonbashi ngày nay

✿ Airinbi (愛林日): Ngày Yêu Rừng

Năm 1895 (Minh Trị 28), giáo sư Northrop đến Nhật thuyết giảng về ngày Arbor Day ở Mỹ, tạo tiền đề cho Thiên Hoàng Minh Trị ban chỉ thị mới về hoạt đồng trồng cây. Năm 1898 (Minh Trị 31), Tiến sĩ lâm học Honda Seiroku đề xuất chọn ngày 3 tháng 4 là ngày trồng cây. Nhưng mãi đến năm 1934 (Chiêu Hòa 9), phong trào này mới được lan rộng trên toàn quốc và ngày nay đã trở thành sự kiện quan trọng hàng năm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/22062401.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/22062401.jpg.html)
Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu Michiko

✿ Ingenmame no Hi ( いんげん豆の日): Ngày đậu Ingen

Ngày 3 tháng 4 năm 1673, đậu que (hay đậu cô-ve) được truyền từ Trung Quốc sang Nhật đúng lúc Thiền sư Ingen vừa viên tịch nên người ta đặt tên cho loại đậu mới là đậu Ingen.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/081222_112801.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/081222_112801.jpg.html)

Ẩn Nguyên Long Kì (隱元隆琦, Ingen Ryūki), 1592-1673, là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc tông Lâm Tế. Năm 1564, Sư nhận lời mời của nhà sư Nhật tên Dật Nhiên, sang Nhật Bản truyền tông Hoàng Bá. Sau Sư được Nhật hoàng ban cho hiệu Đại Quang Phổ Chiếu Quốc sư (Daikō Fushō Kokushi).


(wiki)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/200px-Portrait_of_Ingen_Ry16B0ki_by_Kita_Genki_.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/200px-Portrait_of_Ingen_Ry16B0ki_by_Kita_Genki_.jpg.html )

Sư Ẩn Nguyên đã bày cho tăng chúng trong chùa Mampuku-ji (Vạn Phúc Tự) do ông sáng lập ở Kyoto làm đậu phụ ép chặt kiểu Trung Quốc. Dù rất thịnh hành trong nhiều thế kỷ sau đó, món đậu phụ này giờ đây chỉ còn ở những quán ăn nấu theo Shojin-ryôri (Tinh tấn diệu lý – nghệ thuật nấu ăn Thiền) nằm gần chùa Mampuku.


(suoinguontinhthuong)

✿ Perū Nihon Yūkō no Hi (ペルー日本友好の日): Ngày hữu nghị Peru - Nhật Bản

Ngày 3 tháng 4 năm 1899 (Minh Trị 32), 790 người Nhật trên tàu Sakuramaru cập cảng Ancon nhập cư vào Peru. Ngày 20 tháng 8 năm 1989 (Bình Thành 1), chính phủ Peru công nhận ngày đầu tiên người Nhật đặt chân đến Peru là ngày hữu nghị Peru - Nhật Bản.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/img_0-1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/img_0-1.jpg.html)

✿ Shīsā no Hi (シーサーの日): Ngày đồ gốm

Chơi chữ: 4月3日 --> shī(4)sā(3), shīsā nghĩa là đồ gốm.

Đây là ngày hội đặc biệt ở khu phố Tsuboya. Tsuboya thuộc thủ phủ Naha, Okinawa là nơi chuyên sản xuất và mua bán gốm sứ. Bảo tàng đồ gốm Tsuboya là điểm thu hút khách du lịch khi đến Naha. Vào ngày này, những sản phẩm đồ gốm sẽ được giảm giá.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/0fbd8148-8590-4ed1-b67f-8e2bdcc8ac12.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/0fbd8148-8590-4ed1-b67f-8e2bdcc8ac12.jpg.html)

✿ Shisan un'yō no hi (資産運用の日): Ngày Quản lý tài sản

Chơi chữ: 4月3日 --> shi(4)san(3), shisan nghĩa là tài sản

✿ Yōsan no Hi (葉酸の日): Ngày axit folic

Chơi chữ: 4月3日 --> yō(4)san(3), yōsan là axit folic

Đây là ngày do hội "Sức khỏe của mẹ và bé cùng axit folic" ban hành.

Axít folic (hay Vitamin M và Folacin) rất cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người để phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Nhu cầu về chất này tăng cao ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Chất này có mặt tự nhiên trong thức ăn và cũng có thể thu từ thuốc uống bổ trợ. Các loại rau như rau chân vịt hay rau cải xanh, các loại đỗ và ngũ cốc, gan, thịt gà, và một số hoa quả như cam, bưởi chứa nhiều axít folic.


(wiki)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/top-03img_flow.png
Nhu cầu cung cấp axit folic ở phụ nữ khác nhau theo từng giai đoạn (từ trái qua): có ý định mang thai - đang mang thai - sau khi sinh (trong thời gian cho con bú) (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/top-03img_flow.png.html)

✿ Shimi Taisaku no Hi (シミ対策の日): Ngày chống lão hóa da

Chơi chữ: 4月3日 --> shi(4)mi(3), shimi là những biểu hiện xuống cấp của da (lão hóa da)

Đây là ngày do Nakajima Kaori - Chủ tịch công ty mỹ phẩm Kurisutarujemī xác lập.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/simiyouin.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/simiyouin.jpg.html)
Những nguyên nhân khiến da xuống cấp bao gồm (ngược chiều kim đồng hồ): thay đổi nội tiết tố do mang thai, tia cực tím, tuổi tác, các bệnh do viêm da, căng thẳng hoặc ngủ không đủ giấc.

✿ Shumi no Hi (趣味の日): Ngày sở thích

Chơi chữ: 4月3日 --> shi(4)mi(3), shimi hay shumi nghĩa là sở thích.

Đây là ngày do Công ty TNHH Saidoribā xác lập.

A Châu
05-04-2014, 05:37 PM
Ngày 5 tháng 4 - 4月5日

✿ Hea Katto no Hi (ヘアカットの日): Ngày cắt tóc

Năm 1871 (Minh Trị 4), chính phủ ban lệnh cắt tóc và lệnh cấm đeo kiếm ra đường. Từ đó thịnh hành kiểu tóc gọi là zangiri-atama (không còn búi tóc như trước đó mà cứ để buông dài xuống).

Ngày 5 tháng 4 năm 1872 (Minh Trị 5), Chính phủ lại ban hành lệnh cấm cắt tóc đối với những cô gái trẻ. Họ cho rằng nữ nhân thì không nên bắt chước cắt tóc ngắn kiểu nam nhân. Tuy nhiên đối với phụ nữ trưởng thành thì có thể tự do để kiểu tóc mình muốn.

Thời nay, đây là ngày để mọi người suy nghĩ xem có nên cắt tóc hôm nay không.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/e6c38c0c9b9e82ff7681d155ff642b9a419b351744292.jpeg

✿ Yokochō no hi (横町の日): Ngày của những con hẻm

Chơi chữ: yo(4)ko(5), yoko trong yokochō (横町 hay 横丁) nghĩa là com hẻm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/6fd8be03.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/6fd8be03.jpg.html)

✿ Ogasawara Henkan Kinenbi (小笠原返還記念日): Kỷ niệm ngày quần đảo Ogasawara thuộc chủ quyền Nhật Bản

Ogasawara (小笠原諸島) là một quần đảo của Nhật Bản ở Thái Bình Dương, cách Tokyo chừng 1000 km về phía Nam. Về mặt hành chính, toàn bộ quần đảo được xếp là một đơn vị hành chính trục thuộc Tokyo. Quần đảo mang tên người đã phát hiện ra chúng, Ogasawara Sadayori.

Quần đảo này có tổng diện tích mặt đất là 104 km². Nó được chia ra làm bảy nhóm đảo với khoảng 30 hòn đảo. Từ đất liền Nhật Bản ra quần đảo này chính thức chỉ có đường hàng hải. Xa xưa, đảo này vốn không có người ở, nên còn được gọi là "đảo không người" mà tiếng Nhật thời kỳ Edo là buninshima hoặc buninjima rồi từ đó có tên tiếng Anh là Bonin Islands.

Hiện nay, trong 30 đảo thì chỉ có bốn đảo là Chichijima, Hahajima, Iwojima và Minamitorishima có người ở, song hai đảo sau thực chất chỉ có các đơn vị quân đội, biên phòng biển, cơ quan khí tượng.

Mặc dù quần đảo được Ogasawara phát hiện ra từ năm 1592, song đến năm 1675 thì Mạc phủ Tokugawa mới tuyên bố nó thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Sau khi người phương Tây xâm nhập các đảo ở đây, và năm 1830 một người Mỹ là Nathaniel Savory lấy Chichijima làm thuộc địa thì năm 1862 chính quyền Nhật Bản mới tái khẳng định chủ quyền của họ.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/showa20090626.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/showa20090626.jpg.html)

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, nơi đây đã xảy ra những trận đánh ác liệt. Trận Iwo Jima nổi tiếng khốc liệt diễn ra khi hải quân Mỹ đổ bộ lên chiếm đảo Iwojima và gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của quân Nhật đồn trú ở đây.

Dân cư của quần đảo này ngày nay là con cháu của những người phương Tây đến đây từ giữa thế kỳ 19, những người Nhật từ quần đảo Hawaii của Mỹ chuyển về đây và những người Nhật từ trong đất liền ra. Ngày nay họ đều dùng tiếng Nhật.


(wiki)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/cung-chiem-nguong-ve-dep-tu-quan-dao-ogasawara1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/cung-chiem-nguong-ve-dep-tu-quan-dao-ogasawara1.jpg.html)

✿ Debyū no Hi (デビューの日): Ngày Debut

Ngày 5 tháng 4 năm 1958 (Chiêu Hòa 33), cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp Nagashima Shigeo gia nhập đội tuyển Yomiuri Giants và nhận giải thưởng tân binh xuất sắc cùng năm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/shigeo1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/shigeo1.jpg.html)

Nagashima Shigeo (長嶋 茂雄) sinh năm 1936 ở Sakura, Chiba. Ông từng là cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp của đội Yomiuri Giants, và chuyển sang làm quản lý cho đội sau khi nghỉ hưu vào năm 1975.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/nn20130402a2a.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/nn20130402a2a.jpg.html)

A Châu
06-04-2014, 09:13 AM
Ngày 6 tháng 4 - 4月6日

✿ Shiro no Hi (しろの日): Ngày Lâu đài

Chơi chữ: shi(4)ro(6), shiro nghĩa là lâu đài

Đây là ngày do hội đồng thành phố Himeji, tỉnh Hyōgo xác lập từ năm 1991.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/640px-Chacircteau_de_Himeji02.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/640px-Chacircteau_de_Himeji02.jpg.html)

Lâu đài Himeji (姫路城) là một tòa thành cổ của Nhật Bản ở thành phố Himeji, tỉnh Hyōgo. Được xây dựng vào năm 1333 bởi Akamatsu Sadanori. Đây là một trong những kiến trúc cổ nhất còn sót lại ở Nhật Bản, là kiến trúc tiêu biểu cho các thành quách thời cận đại của Nhật Bản. Himeji đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993 và di tích lịch sử đặc biệt của Nhật Bản. Nhiều bộ phận khác nhau của thành Himeji đã được công nhận là quốc bảo hoặc di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Thành Himeji cùng với thành Matsumoto và thành Kumamoto hợp thành cái gọi là "Ba tòa thành quý của quốc gia. Trong ba thành, thì Himeji nổi tiếng nhất.


(wiki)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/Himeji_Castle_seen_from_east.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/Himeji_Castle_seen_from_east.jpg.html)

✿ Shinbun o Yomu Hi (新聞をヨム日): Ngày đọc báo

Chơi chữ: yo(4)mu(6), yomu nghĩa là đọc

Đây là ngày được Hội Biên tập và Xuất bản Báo chí Nhật Bản ban hành từ năm 2003.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/today20090406-thumb.gif (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/today20090406-thumb.gif.html)

✿ Shiro no Hi (白の日): Ngày màu trắng

Chơi chữ: shi(4)ro(6), shiro nghĩa là màu trắng

--

Mấy kỷ niệm của ngày hôm nay mình không có nhiều thông tin, vì vậy sẽ nói thêm về CN đầu tiên hàng tháng.

✿ DIY no Hi (DIYの日): Ngày DIY

DIY (Do It Yourself) nghĩa là "tự mình làm lấy". Đây là phong trào khởi nguồn từ Anh Quốc sau Thế Chiến II trong công cuộc cải tạo, sửa chữa các cơ sở hạ tầng bị phá hủy bởi chiến tranh.

Từ những năm 1960, ở Nhật đã có phong trào tương tự gọi là Nichiyō Daiku (日曜大工), đến cuối những năm 1970 phong trào này được đổi tên thành DIY. Nơi bán nguyên liệu và dụng cụ phục vụ cho DIY gọi là DIY shoppu (DIY shop). Gần đây từ Hōmu Sentā (home center) trở nên thông dụng hơn.

Mở rộng ra, DIY ngày nay không chỉ liên quan đến xây dựng mà là mọi sản phẩm được làm ra từ chính ý tưởng của bạn.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/recyclediy01.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/recyclediy01.jpg.html)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/images-1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/images-1.jpg.html)

A Châu
07-04-2014, 12:16 PM
Ngày 7 tháng 4 - 4月7日

✿ Nōrinsuisanshō Sōritsu Kinenbi (農林水産省創立記念日): Kỷ niệm ngày thành lập Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản

Ngày 7 tháng 4 năm 1881 (Minh Trị 14), Bộ Nông nghiệp và Thương mại ra đời, là tiền thân của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản ngày nay.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/Central_Govt_Bldg_1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/Central_Govt_Bldg_1.jpg.html)

Đây là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, quản lý các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt thủy hải sản, viết tắt là MAFF. Bộ trưởng hiện tại là ông Hayashi Yoshimasa.

Năm 1925 (Đại Chính 14), Bộ Nông nghiệp và Thương mại được chia thành Bộ Công thương và Bộ Nông lâm. Từ năm 1943 đến 1945, 1 lần nữa 2 bộ này lại được sáp nhập như ban đầu. Đến năm 1978 (Chiêu Hòa 53), tên gọi được mở rộng thành Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản và duy trì cho đến ngày nay.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/R0017846.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/R0017846.jpg.html)

✿ Rōmu Kanri no Hi (労務管理の日): Ngày Quản lý Lao động

Vì ngày 7 tháng 4 năm 1947 (Chiêu Hòa 22), luật Tiêu chuẩn Lao động được ban hành nên gọi hôm nay là Ngày Quản lý Lao động.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/68f52124-c86a-4b22-a889-f1c5f69db5c2.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/68f52124-c86a-4b22-a889-f1c5f69db5c2.jpg.html)

✿ Taiyagēji no hi (タイヤゲージの日): Ngày đo lốp xe

Là ngày do công ty Asahi xác lập. Đây cũng là công ty đầu tiên sản xuất thiết bị đo áp suất bên trong lốp xe. Đây là sự kiện trước Ngày Lốp xe (8/4) 1 hôm.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/b4792f71-b7e5-45b2-82b4-ad1b91c5dd28.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/b4792f71-b7e5-45b2-82b4-ad1b91c5dd28.jpg.html)
Thiết bị đo áp suất cho lốp xe của công ty Asahi

Thiết bị trên có giá 12,390 yên khoảng hơn 2,5tr VND.

Đo áp suất bên trong lốp xe là công việc cần được kiểm tra định kỳ để xe lưu thông an toàn hơn. Vì mai là Ngày Lốp xe nên hôm nay là ngày lốp cần được quan tâm hơn. Vào ngày này, ở hầu hết các cây xăng đều miễn phí dịch vụ đo áp suất cho lốp xe.

A Châu
08-04-2014, 01:40 PM
Ngày 8 tháng 4 - 4月8日

✿ Chūken Hachikō no Hi (忠犬ハチ公の日): Ngày nhớ về chú chó Hachiko trung thành

Ngày 8 tháng 4 năm 1936 (Chiêu Hòa 11), Hội duy trì tượng đồng của những chú chó Akita trung thành lựa chọn hôm nay là lễ tưởng niệm cho trung khuyển Hachikō.

Câu chuyện này chắc ai cũng biết rồi, nên mình chỉ tóm tắt ngắn gọn thôi.

Hachi (hay Hachikō) là chú chó giống Akita được nuôi bởi giáo sư Ueno Eisaburo của khoa Nông nghiệp đại học Tōdai. Chú sinh năm 1923 (Đại Chính 12) ở thành phố Odate, tỉnh Akita. Khi chú 1 năm tuổi thì được giáo sư Ueno mang về nuôi. Mỗi sáng khi giáo sư đi làm, Hachi đều tiễn ông ra tận ga, đến chiều tối lại ra ga đợi đón ông về. Vào một ngày tháng 5 năm 1925 (Đại Chính 14), giáo sư đột quỵ ngay tại giảng đường và qua đời. Nhưng Hachi vẫn giữ thói quen cũ, ngày ngày đợi chủ ở nhà ga. Nhìn dáng vẻ tội nghiệp của Hachi, nắng mưa không đổi đều đợi gặp giáo sư ở ga Shibuya khiến nhiều người cảm động. Mọi người gọi chú là chūken (trung khuyển) - chú chó trung thành. Tháng 4 năm 1934 (Chiêu Hòa 9), người ta cho xây dựng tượng đồng Hachi trước ga Shibuya. Bản thân Hachi lúc đó cũng tham dự lễ khánh thành tượng đồng này. Ngày 8 tháng 3 năm 1935 (Chiêu Hòa 10), Hachikō giã từ cuộc sống sau gần 10 năm chờ đợi giáo sư, lúc này có lẽ mong muốn bé nhỏ của chú đã thành sự thật, Hachi trung thành lại được gặp chủ của mình.

Trong Thế chiến II, tượng đồng của Hachi bị nung chảy để phục vụ chiến tranh. Tháng 8 năm 1947 (Chiêu Hòa 22), tượng được khôi phục và hiện nay vẫn được đặt trước ga Shibuya.

Một số hình ảnh về Hachi


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/-Hachik-hachiko-34257030-220-285.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/-Hachik-hachiko-34257030-220-285.jpg.html)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/hachi11.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/hachi11.jpg.html)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/kobayashi.gif (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/kobayashi.gif.html)
Sau cái chết của giáo sư, Hachi được 1 phụ nữ nhận nuôi nhưng không may bà cũng đột ngột qua đời, 1 lần nữa Hachi lại trở thành chú chó vô chủ

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/PN2011030101000727--CI0003.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/PN2011030101000727--CI0003.jpg.html)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/-Hachik-hachiko-34257036-500-281.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/-Hachik-hachiko-34257036-500-281.jpg.html)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/38778d24-671c-47b0-86eb-2974df803da9.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/38778d24-671c-47b0-86eb-2974df803da9.jpg.html)
Bức ảnh được chụp ở ga Shibuya khi câu chuyện của chú được giới truyền thông quan tâm

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/ando.gif (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/ando.gif.html)
Hachi và Ando Teru - người điêu khắc tượng đồng đầu tiên cho Hachi

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/20100409_8.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/20100409_8.jpg.html)
Hachi và bức tượng đồng đầu tiên (sau bị nung chảy phục vụ chiến tranh)

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/hachi_hachi.gif (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/hachi_hachi.gif.html)
Hachi trong buổi lễ khánh thành tượng đồng của chính mình

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/hachiko1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/hachiko1.jpg.html)
Hachi những năm tuổi già

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/e3838fe38381e585ac-1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/e3838fe38381e585ac-1.jpg.html)
Bức ảnh cuối cùng của Hachi

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/images1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/images1.jpg.html)
Tượng đồng của Hachi trước ga Shibuya ngày nay

✿ Sankō-sho no Hi (参考書の日): Ngày sách tham khảo

Đây là ngày do Hiệp hội sách học tập ban hành từ năm 1984 (Chiêu Hòa 59) nhân dịp toàn quốc bước vào năm học mới.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/RIMG0139.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/RIMG0139.jpg.html)

✿ Taiya no hi (タイヤの日): Ngày lốp xe

Đây là ngày do Hiệp hội lốp xe ô tô Nhật Bản ban hành vì tháng 4 hàng năm luôn có các chiến dịch an toàn giao thông mùa xuân và số 8 làm liên tưởng đến hình ảnh của lốp xe.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/f5bf7582-c039-411c-ab91-ce4cb83c8276.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/f5bf7582-c039-411c-ab91-ce4cb83c8276.jpg.html)

✿ Shiatsu no Hi (指圧の日): Ngày Shiatsu

Chơi chữ: shi(4)atsu(8), 8 là hatsu nghe hơi giống atsu. Shiatsu là phương pháp bấm huyệt kiểu Nhật.

Đây là ngày được Hiệp hội Shiatsu Nhật Bản ban hành.

--

“Shi” có nghĩa là ngón tay và “atsu” là ấn, đè; Shiatsu có nghĩa là “dùng ngón tay để ấn”.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế Nhật Bản, Shiatsu là thủ thuật dùng ngón tay cái, các ngón khác và lòng bàn tay, với sự trợ giúp của dụng cụ bất kỳ (cơ học hay loại khác) để tạo áp lực trên da bệnh nhân. Mục đích là điều chỉnh các rối loạn chức năng, tạo hưng phấn, duy trì sức khỏe và điều trị một số bệnh đặc thù.

Lý thuyết cơ bản của phương pháp điều trị này dựa trên y lý cổ truyền Trung Quốc: Một luồng năng lượng gọi là khí chạy khắp cơ thể theo các kinh mạch. Tổng cộng, cơ thể chúng ta có 14 kinh mạch mà trong đó khí vận hành và thông thương với các tạng phủ. Nằm dọc theo những kinh mạch này là các huyệt đạo, tại đây khí được tích tụ nhiều nhất và thông qua các huyệt này, Shiatsu giúp cải thiện chức năng sinh lý của các bộ phận cần day ấn.


(ykhoa.net)

--

✿ Shuppatsu no Hi (出発の日): Ngày xuất phát

Chơi chữ: shi(4)hatsu(8), shihatsu có âm đọc gần giống shuppatsu, shuppatsu nghĩa là xuất phát, khởi hành.

Đây là ngày do công ty Ajinomoto xác lập nhằm nêu cao tầm quan trọng của bữa ăn sáng để đủ năng lượng bắt đầu 1 năm học và làm việc mới.

* năm học và làm việc mới gọi là shin nendo (xem lại ở ngày 1/4)

✿ Shiwa Taisaku no Hi (シワ対策の日): Ngày chống nếp nhăn

Chơi chữ: shi(4)wa(8), shiwa là nếp nhăn.

Đây là ngày do Nakajima Kaori – Chủ tịch công ty mỹ phẩm Kurisutarujemī xác lập. Cũng là người ban hành ngày Ngày chống lão hóa da (xem lại ở ngày 3/4).


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/sb10063521r-001.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/sb10063521r-001.jpg.html)

✿ Kanbutsue (潅仏会): Bao gồm Lễ hội hoa - Kỷ niệm ngày sinh của Phật - Lễ tắm Phật

Đây là sự kiện được tổ chức trang trọng tại các đền - chùa trên cả nước. Ở vùng Kansai, lễ này tiến hành chậm hơn 1 tháng, vào ngày 8/5.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/0951282B1796D308A.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/0951282B1796D308A.jpg.html)

--

Tương truyền, khi Phật đản sinh, có chín vị rồng (long) tới phun nước tắm rửa cho Phật. Cùng với rồng còn có các vị trời (thiên) tới rưới các loại hương hoa xuống cúng dường Đức Phật.

Về sau, ở Ấn Độ, người ta thường đặt tượng Phật Thích Ca Hài nhi ở các chùa và hàng ngày các tín đồ đến viếng chùa có thể lấy nước rưới lên tượng để tắm Phật đồng thời cũng để tẩy ô nhiễm thân tâm của mình.

Ở Nhật Bản, từ năm 840 trở về sau, mỗi năm vào ngày mồng 8 tháng Tư, lễ tắm Phật được tiến hành rất trọng thể tại hoàng cung.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/20110408-9.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/20110408-9.jpg.html)

Nghi thức tắm Phật giản đơn nhưng rất thành kính: tượng Phật Thích Ca Hài nhi được đặt trong bồn nước, thường là nước có pha trộn hương hoa (ở quê hương Phật, người ta thường dùng chiên đàn hương, bạch đàn hương, uất đàn hương, tử chiên đàn, long não, đinh hương, v.v...) hoặc cắm các loại hoa thơm tinh khiết quanh bồn nước; Phật tử xếp hàng lần lượt đến trước tượng, quỳ xuống đảnh lễ để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, rồi đứng lên cầm cái gáo con hay cái muỗng múc nước hương thơm rưới lên tượng Phật. Lúc rưới ba gáo (hay muỗng) nước lên tượng Phật, cần quán tưởng rằng nước ấy sẽ gột rửa cho thân tâm của mình khỏi ba ác nghiệp do thân (thân nghiệp), miệng (khẩu nghiệp) và ý (ý nghiệp) của mình tạo nên. Như vậy là nước hương hoa tắm Phật chính là dùng để gột rửa những cấu bẩn trong hành động, lời nói và ý nghĩ của bản thân mình. Khi tắm Phật, người Phật tử cần hết sức thành tâm, tập trung tư tưởng, tâm niệm sáng suốt để tỏ lòng khiêm cung đối với Đức Phật, đồng thời cố gắng làm cho mình thanh tịnh thân tâm và tiêu trừ nghiệp chướng.


thaoduongmoscow


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/M04_3694dvWeb.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/M04_3694dvWeb.jpg.html)

--

✿ Origami Kuyō no Hi (折り紙供養の日): Ngày cúng dường những tác phẩm Origami

Đây là ngày do nghệ nhân Origami Kawai Toyoaki đề xướng. Lễ cúng dường được thực hiện ở chùa - đền nhân dịp Phật Đản ngày 8/4 và ngày kỵ Tổ sư Bồ đề Đạt ma ngày 5/10.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/20115E74-304A308A304C307F4F9B990A.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/20115E74-304A308A304C307F4F9B990A.jpg.html)

A Châu
09-04-2014, 03:04 PM
Ngày 9 tháng 4 - 4月9日


✿ Daibutsu no Hi (大仏の日): Ngày Đại Phật

Năm 752 (Thiên Bình Thắng Bảo 4), lễ "khai nhãn" cho tượng Đại Phật ở chùa Tōdai, Nara được tổ chức.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/o0480031812494916620.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/o0480031812494916620.jpg.html)

"Khai nhãn" là lễ dâng cúng Đức Phật (hay còn gọi là Lễ Điểm Nhãn cho tượng Thần, Phật). Khi một tượng Phật được đắp và tô vẽ xong, đem tượng Phật đặt đúng vị trí rồi lựa ngày tổ chức lễ Khai Quang Điểm Nhãn cho tượng Phật, sau đó mới bắt đầu thờ cúng tượng Phật.


(khaiquangtyhuu)

--

Dưới triều đại Shōmu, chùa Tōdai-ji (東大寺, Đông Đại Tự) đã được xây cất với tượng Phật Dainichi (Phật Thái dương) cao 16 mét bằng đồng. Đức Phật này có liên quan chặt chẽ với Nữ thần Thái dương và sự hỗn tạp dần nảy sinh sau đó giữa Phật giáo và đạo Shinto. Hoàng đế Shōmu tự nhận là "Bầy tôi của Tam bảo" Phật giáo: Phật, Pháp và Tăng.


(wiki)

--

✿ Sakan no hi (左官の日): Ngày tô tường

Chơi chữ: shi(4)ku(9)i, shikui nghe gần giống shikkui (là lớp vôi/xi-măng/thạch cao được tô trát bên ngoài bức tường).


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/kabe_1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/kabe_1.jpg.html)

✿ Shikyūkeigan o Yobōsuru Hi (子宮頸がんを予防する日): Ngày Phòng chống Ung thư Cổ tử cung

Chơi chữ: shi(4)kyū(9), shikyū nghĩa là tử cung.

--

Ung thư cổ tử cung là một bệnh phổ biến và gây tử vong cao cho chị em phụ nữ, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư vú. Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là 30-59, đỉnh cao là 48-52 tuổi. Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp, làm thêm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) để kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất. Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung.


(kienthucgioitinh)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/c678836c-1f2e-4c58-bf32-43706a39495d.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/c678836c-1f2e-4c58-bf32-43706a39495d.jpg.html)

✿ Shoku to yasai somurie no hi (食と野菜ソムリエの日): Ngày phục vụ các món ăn nhiều rau củ

Chơi chữ: shi(4)ku(9), shiku nghe gần giống shoku, shoku nghĩa là bữa ăn


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/e06c9954-8ce9-4986-a559-2f1f44d44743.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/e06c9954-8ce9-4986-a559-2f1f44d44743.jpg.html)

A Châu
10-04-2014, 02:32 AM
Ngày 10 tháng 4 - 4月10日


✿ Josei no Hi (女性の日) hay Fujin no Hi (婦人の日): Ngày Phụ nữ

Đây là ngày do bộ Lao động (nay là Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi) ban hành vào năm 1949 (Chiêu Hòa 24), ban đầu gọi là Fujin no Hi. Đến năm 1998 (Bình Thành 10) thì đổi thành Josei no Hi. Hôm nay cũng là ngày đầu tiên của tuần lễ Phụ nữ.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/7efa50f5-6491-4861-8095-6cc1a666b354.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/7efa50f5-6491-4861-8095-6cc1a666b354.jpg.html)

Các ngày liên quan:

Tuần lễ phụ nữ: 10/4 đến 16/4
Quốc tế Phụ nữ: 8/3
Tuần bình đẳng giới: 23/6 đến 29/6
Tuần bình đẳng giới của tỉnh Okayama: 11/11 đến 17/11


✿ Fujin sansei kinenbi (婦人参政記念日): Kỷ niệm ngày phụ nữ được tham gia chính trị

Ngày 10 tháng 4 năm 1946 (Chiêu Hòa 21), đợt tổng tuyển cử đầu tiên sau chiến tranh cho phép phụ nữ được tham gia hoạt động chính trị, lúc này có 39 người trở thành nghị sĩ Hạ viện.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/First_Japanese_Congresswomen.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/First_Japanese_Congresswomen.jpg.html)

✿ Kōtsū Jikoshi Zero o Mezasu Hi (交通事故死ゼロを目指す日): Ngày An toàn Giao thông

Đây là ngày do Chính phủ Nhật Bản ban hành từ năm 2008 (Bình Thành 20), là một phần trong dự án "An tâm sinh hoạt".


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/c3580fb6-2bdd-472f-81ed-77f2d140194d.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/c3580fb6-2bdd-472f-81ed-77f2d140194d.jpg.html)

Các ngày phát động An toàn Giao thông bao gồm 20/2, 10/4 và 30/9.

✿ Ekiben no Hi (駅弁の日): Ngày Ekiben


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/ekiben2.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/ekiben2.jpg.html)

Ekiben (駅弁当 hoặc 駅弁, bentō cho bến tàu) là biến thể của bentō bắt đầu xuất hiện từ thời Meiji (1868 đến 1912) để phục vụ những hành khách đi tàu hỏa. Các sinh viên và học sinh Nhật cũng thường dùng bentō trong bữa trưa vì những trường học hiện đại thời kỳ đầu ở Nhật Bản không cung cấp bữa ăn này cho học sinh, việc này giảm dần sau Thế chiến thứ hai khi các nhà trường Nhật bắt đầu tổ chức các bữa ăn trưa tập thể. Từ thập niên 1980, bentō bắt đầu được bán dưới dạng ăn liền (chỉ cần hâm nóng trong lò vi sóng) tại các siêu thị và cửa hàng thực phẩm Nhật Bản, các hộp gỗ bentō đắt tiền vì thế được thay thế bằng các hộp giấy hoặc nhựa tiện dụng và giá rẻ.


(wiki)

--

Đây là ngày do Hiệp hội Đường sắt Trung ương Nhật Bản xác lập từ năm 1993 (Bình Thành 5).

Nguyên do chọn ngày này là Ngày Ekiben là vì tháng 4 là mùa du lịch nên nhu cầu ăn trưa trên các chuyến tàu sẽ tăng cao. Thêm nữa, tō trong bentō, đồng âm với ngày 10 (tō) và số 4 + chữ "thập" sẽ trông gần giống như chữ ben trong Ekiben. (「4」và「十」--> 「弁」).


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/Japanese-Makunouchi-Bento-2.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/Japanese-Makunouchi-Bento-2.jpg.html)

✿ Tategu no hi (建具の日): Ngày nghề mộc

Chơi chữ: yo(4)to(10), yoto đọc gần giống với yoi to (良い戸) nghĩa là cánh cửa tốt.

"Cánh cửa tốt" có liên quan đến nghề mộc vì nhà truyền thống kiểu Nhật đều làm bằng gỗ. Đây là ngày do Liên đoàn ngành mộc xác lập năm 1985 (Chiêu Hòa 60).


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/1106114025_d.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/1106114025_d.jpg.html)

✿ Interia o Kangaeru Hi (インテリアを考える日): Ngày suy nghĩ về việc trang trí nội thất

Tháng 4 là tháng nhập học, bắt đầu năm làm việc mới, nhiều những điều mới mẻ khác cũng được bắt đầu vì vậy đây là lúc thích hợp với việc trang trí lại không gian sống.

"10" và "chủ" (「十」 và 「住」) đều đồng âm jū. Từ "chủ" mang ý nghĩa ngôi nhà của mình. Vì vậy, người ta đã chọn hôm nay, ngày 10 tháng 4 là Ngày suy nghĩ về việc trang trí nội thất.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/ENTRY_0_4af9f87b1634d.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/ENTRY_0_4af9f87b1634d.jpg.html)

✿ Shimanto no Hi (四万十の日): Ngày sông Shimanto

Chơi chữ: shi(4)to(10), shito trong shimanto là tên một con sông ở tp Nakamura, tỉnh Kōchi.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/800px-Shimanto_River_And_Iwama_Bridge_1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/800px-Shimanto_River_And_Iwama_Bridge_1.jpg.html)

Sông Shimanto ( 四万十) dài 196 km, lưu vực rộng 2.270 km². Đây là sông dài nhất và sông có lưu vực rộng thứ hai ở Shikoku. Trên dòng chính không có đập lớn nào, nên dòng sông này được mệnh danh là "dòng sông trong cuối cùng ở Nhật Bản". Nó cùng với sông Kakita và sông Nagara là 3 dòng sông trong nhất Nhật Bản. Sông Shimanto cũng hay được đưa vào danh sách 100 sông hồ đẹp nhất Nhật Bản, hay danh sách 100 cảnh đẹp nhất Nhật Bản.

Trên dòng chính và các chi lưu của Shimanto có 47 cây cầu không lan can. Năm 1993, chính quyền tỉnh Kōchi quyết định xếp 47 cây cầu này là di sản văn hóa đời sống của tỉnh.


(wiki)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/30D630ED30B0752856DB4E0753415DDD4E0A6D4111.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/30D630ED30B0752856DB4E0753415DDD4E0A6D4111.jpg.htm l)

✿ Seto Ōhashi Kaitsū Kinenbi (瀬戸大橋開通記念日): Kỷ niệm ngày mở cầu Seto Ōhashi

Ngày 10 tháng 4 năm 1988 (Chiêu Hòa 63), cầu Seto Ōhashi được khai thông, đây là cây cầu kết nối Honshū và Shikoku với nhau.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/kagawa14_1.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/kagawa14_1.jpg.html)

Phía đầu Honshū của cây cầu là thành phố Kurashiki của tỉnh Okayama, và phía Shikoku là thành phố Sakaide của tỉnh Kagawa. Cây cầu dài 9.4 km, gồm có 6 tuyến cầu nối giữa các đảo nằm giữa hai thành phố. Trên cây cầu có tuyến đường cao tốc nằm trên tuyến đường xe lửa. Đây là cây cầu kết hợp giữa đường bộ và xe lửa dài nhất thế giới.

Cây cầu khổng lồ này được bắt đầu xây dựng vào tháng 10/1978, tiêu tốn 7,692 tỷ USD và mất đến 10 năm. Hiện tại, chỉ có những chuyến xe lửa thường chạy trên cầu, nhưng cây cầu đã được thiết kế sẵn để những chuyến tàu cao tốc Shinkansen có thể vận hành được qua cầu. Ngoài ra cây cầu còn có thể chịu được sức gió lên tới 65m/giây, cùng với động đất lên tới 8.5 độ ritchter.


(vysa)


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/sum.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/sum.jpg.html)

✿ Yotto no Hi (ヨットの日): Ngày Du thuyền

Chơi chữ: yo(4)to(10), yoto ~ yotto là du thuyền.

Đây là ngày do Yamaha Motor ban hành.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/e4b0e09f.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/e4b0e09f.jpg.html)

✿ Kyōkasho no Hi (教科書の日): Ngày sách Giáo khoa

Chơi chữ: yo(4)to(10), yoto trong yoi tosho (良い図書) nghĩa là cuốn sách tốt.

Đây là ngày do Hiệp hội sách Giáo khoa ban hành.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/001.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/001.jpg.html)

A Châu
11-04-2014, 02:31 PM
Ngày 11 tháng 4 - 4月11日

✿ Mētoru-hō kōfu kinenbi (メートル法公布記念日): Kỷ niệm ngày chuyển đổi hệ thống đo lường sang “mét”

Ngày 11 tháng 4 năm 1921 (Đại Chính 10), bộ luật đo lường mới được công bố, chuyển đổi từ Shakkan-hō sang Mētoru-hō. Tuy nhiên, việc áp dụng bị trì hoãn vô thời hạn do làn sóng phản đối mạnh mẽ. Đến năm 1959 (Chiêu Hòa 34), hệ thống đo lường mới được bổ sung hoàn chỉnh và thực hiện.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/91CF308A58F2308A-thumb-200x348.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/91CF308A58F2308A-thumb-200x348.jpg)


Shakkan-hō là hệ thống đo lường truyền thống của Nhật. Tên gọi này bắt nguồn từ 2 trong số các đơn vị đo là shaku (đơn vị chiều dài) và kan (đơn vị trọng lượng). Shakkan-hō bị cấm sử dụng kể từ sau ngày 31 tháng 3 năm 1966. Tuy nhiên trong ngành mộc và nông nghiệp, người Nhật vẫn còn sử dụng đơn vị sun và bu để đo lường.

Dưới đây là một số đơn vị cơ bản trong Shakkan-hō vào thời Edo.

Độ dài



1891
Kanji
Mét
Ghi chú


1 kanejaku
曲尺
10/33 m
dùng trong nghề mộc


1 kujirajaku
鯨尺
25/66 m
dùng trong may mặc





Đơn vị
Kanji
Shakkan-hō
Mētoru-hō
Ghi chú



毛, 毫
1/1000 sun
0.03030 mm



rin

1/100 sun
0.3030 mm



bu

1/10 sun
3.030 mm



sun

10 bu, 1/10 shaku
3.030 cm



shaku

10 sun
30.30 cm



ken

6 shaku
1.818 m



hiro

6 shaku
1.818 m
đo độ sâu




10 shaku
3.030 m



chō

60 ken
109 m



ri

36 chō
3.927 km




Diện tích



Đơn vị
Kanji
Shakkan-hō
Mētoru-hō
Ghi chú


1 shaku

1/10 gō
330.58 cm²



1 gō

1/10 tsubo
0.33058 m²



1 tsubo


3.3058 m²
dùng trong xây dựng


1 bu


3.3058 m²
dùng trong nông nghiệp


1 se

30 tsubo
3,000 go
99.1736 m²



1 tan
段, 反
10 se
991.736 m²



1 chō hay chōbu

10 tan
9,917.36 m²




* 1 tatami = 189 cm x 94.5 cm

Thể tích



Đơn vị
Kanji
Shakkan-hō
Mētoru-hō
Ghi chú


shaku


18.039 ml





10 shaku
180.39 ml
1 chén sake


shō

10 gō
2401/1331 l
1.8039 l
1 chai sake


to

10 shō
18.039 l



koku

10 to
180.39 l
lượng gạo 1 người ăn trong 1 năm



Trọng lượng



Đơn vị
Kanji
Shakkan-hō
Mētoru-hō
Ghi chú


1 fun


375 mg



1 momme

10 fun
3.75 g



hyakume
百目
100 momme
375 g
Hyakume nghĩa là “100 me”


1 kin

160 momme
600 g



1 kan hay kanme
貫, 貫目
1,000 momme
3.75 kg




✿ Chūōsen kaigyō kinenbi (中央線開業記念日): Kỷ niệm ngày mở tuyến đường sắt Chūō

Ngày 11 tháng 4 năm 1889 (Minh Trị 22), tuyến đường sắt từ Shinjuku đến Tachikawa được khai thông, đây là tiền thân của Chūō-sen là tuyến đường sắt quan trọng ở Tokyo.Có 2 loại tàu trên tuyến Chūō ở trung tâm Tokyo: tàu tốc hành màu cam (kaisoku) và tàu thường màu vàng (futsu). Tàu tốc hành chỉ ngừng ở các ga Shinjuku, Yotsuya, Ochanomizu, Kanda và Tokyo. Trong khi tàu địa phương dừng lại ở tất cả các trạm giữa Shinjuku và Ochanomizu.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/2372_04.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/2372_04.jpg)

Tàu tốc hành

http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/2372_03.jpg (http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/2372_03.jpg)
Tàu thường

intatca
11-04-2014, 04:24 PM
In pp rẻ nhất quận 2Bạn muốn in pp tại quận 2 ? Hãy đến với inbangron.com (http://www.inbangron.com/) chúng tôi sẽ phục vụ bạnIn PP cán Format tại Quận 2, In PP cán format giá cực rẻ
IN PP chỉ 40K/M2
Cung cấp sỉ lẻ Banner cuốn giá rẻ, kệ banner cuốn, standee cuốn nhôm, standee cuốn nhựa, kệ banner cuốn tại Quận 2



http://2.bp.blogspot.com/-6sWRU4tTWCc/UonuY2r8SGI/AAAAAAAAARc/QUdh0jRLhvI/s320/IN-PP-QUAN-2.png (http://2.bp.blogspot.com/-6sWRU4tTWCc/UonuY2r8SGI/AAAAAAAAARc/QUdh0jRLhvI/s1600/IN-PP-QUAN-2.png)In PP làm banner cuốn tại quận 2, In PP làm banner cuốn giá rẻ


In PP cán format (http://www.inppgiare.vn/search/label/In%20PP%20c%C3%A1n%20format?&max-results=8) / In PP cán Format tại Quận 2 (http://www.inppgiare.vn/search/label/In%20PP%20c%C3%A1n%20Format%20t%E1%BA%A1i%20Qu%E1% BA%ADn%202?&max-results=8)
Dịch vụ khác:Bảng hiệu quảng cáo bằng gỗ gắn chữ nổi gỗ giá rẻ (http://www.inbangron.com/2013/05/bang-hieu-quang-cao-bang-go-gan-chu-noi-go-gia-re.html)in hiflex giá rẻ (http://www.inbangron.com/2013/05/in-bang-ron.html)In Bạt Hilfex Giá rẻ (http://www.inbangron.com/2013/05/in-hiflex-in-bat-hilfex-gia-re.html)Xưởng in băng rôn uy tín (http://www.inppgiare.vn/2013/12/in-bang-ron-in-bang-ron-tphcm.html),in băng rôn nhanh lấy ngay (http://www.inppgiare.vn/2013/12/in-bang-ron-in-bang-ron-tphcm.html),in băng rôn tại TPHCM Chỉ từ 20.000đ/m2 (http://www.inppgiare.vn/2013/12/in-bang-ron-in-bang-ron-tphcm.html),in băng rôn chờ lấy liền chất lượng cao (http://www.inppgiare.vn/2013/12/in-bang-ron-in-bang-ron-tphcm.html)
In PP giá rẻ (http://www.inbangron.com/2013/05/in-pp-in-pp-gia-re.html)

A Châu
12-04-2014, 04:21 PM
Ngày 12 tháng 4 - 4月12日

✿ Pan no Kinenbi (パンの記念日): Ngày Bánh mì

Ngày 12 tháng 4 năm 1842 (Thiên Bảo 13), Egawa Hidetatsu Tarōzaemon đưa bánh mì vào thực đơn hành quân vì tính tiện dụng của nó. Ngày 12 hàng tháng cũng được gọi là Ngày Bánh mì.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/13_img3.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/13_img3.jpg.html)

Egawa Hidetatsu Tarōzaemon (江川英龍太郎左衛門, 1801 - 1855) là Daikan quản lý khu vực Izu, Sagami và tỉnh Kai trong giai đoạn Bakumatsu (cuối thời Mạc phủ). Ông là một trong những chỉ huy giữ vai trò quan trọng trong cuộc bảo vệ lãnh hải Nhật Bản khỏi sự xâm lược của phương Tây vào thế kỷ 19.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/200px-Egawa_Hidetatsu_autoportrait.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/200px-Egawa_Hidetatsu_autoportrait.jpg.html)

✿ Tōkyō Daigaku Sōritsu Kinenbi (東京大学創立記念日): Kỷ niệm ngày thành lập Tōdai


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/images-3.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/images-3.jpg.html)

Ngày 12 tháng 4 năm 1877 (Minh Trị 10), trường công lập Tōkyō và trường Y Tōkyō xáp nhập thành Đại học Tōkyō. Năm 1886 (Minh Trị 19), trường đổi tên thành Đại học Đế quốc Tōkyō. Đến năm 1947 (Chiêu Hòa 22), một lần nữa quay lại với tên gọi ban đầu là Đại học Tōkyō hay được gọi tắt là Tōdai .


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/top_img4.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/top_img4.jpg.html)

✿ Kodomo o Shigaisen kara Mamoru Hi (子どもを紫外線から守る日): Ngày bảo vệ trẻ em khỏi tia cực tím

Chơi chữ: yo(4)hi(1)fu(2), yohifu đọc gần giống yoi hifu nghĩa là da tốt (da khỏe).

Đây là ngày do công ty TNHH Peek-A-Boo chuyên sản xuất đồ dùng chống tia cực tím cho trẻ em ban hành.


http://i1104.photobucket.com/albums/h326/Kasumi_JPN/slot7/51yvvL619L_SL500_AA300_.jpg (http://s1104.photobucket.com/user/Kasumi_JPN/media/slot7/51yvvL619L_SL500_AA300_.jpg.html)