PDA

View Full Version : [Tham khảo] Tác gia Shiba Ryotaro (1923-1996)



Acmagiro
04-05-2007, 12:27 PM
Shibaryou Tarou (司馬遼太郎)(1923~1996) tên thật là Fukuda Teiichi (福田定一) sinh tại Osaka và là một trong những tiểu thuyết gia lịch sử vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông được biết đến nhiều qua thể loại tiểu thuyết lịch sử, truyền kỳ với lịch sử quan độc đáo và thể loại tùy bút, bút ký và Essay về lịch sử, văn hóa Nhật Bản, Đại Hàn và Trung Hoa. trong thời gian còn làm ký giả cho các tờ báo. Các bài Essay của ông được xuất bản thành bộ, trong đó có tập “Kaidou wo yuku” (街道をゆく)(đi trên đường) rất nổi tiếng ghi chép lại những chuyến đi vòng quanh Thế Giới của ông, qua nhiều nước và thông qua đó nói lên cách nhìn nhận của mình về lịch sử, văn hóa mỗi nước mà ông đi qua. Một tập Essay khác là “Ningen no shudan ni tsuite” (人間の集団について)
(suy nghĩ về tập đoàn người) kể lại chuyến đi thực tế của ông đến Sài Gòn trước năm 1975 và qua đó, dĩ nhiên, nêu lên nhận định của mình về tình hình chiến tranh Việt Nam.
Shiba là một cây đại thụ trong làng văn học đại chúng, nhân vật trung tâm và là một trong ba người được nhà phê bình Kawamoto Saburou đề cao là “Ichi Hei ni Tarou” (một ông Hei, hai ông Tarou. Ông Hei ở đây là Fujiwara Shuhei, hai ông Tarou là Shiba và Ikenami Shoutarou). Shiba được nhiều người đánh giá cao ở cái nhìn về lịch sử, lịch sử quan của ông thể hiện qua những trường thiên như “Ryouma ga yuku”, “Moeyo Ken”. Dĩ nhiên khi viết về lịch sử thì bị hạn chế rất nhiều về kết cấu, kết thúc và sự kiện. Nhưng Shiba cố gắng thổi một luồng gió mới vào thể loại tiểu thuyết lịch sử khi nhìn nhận nhân vật lịch sử ở những góc độ khác nhau. Ông thường bảo khi quan sát ai đó thì phải trèo lên cao nhìn xuống tổng thế. Còn nếu đứng ngang hàng nhìn mặt thì sẽ phát sinh nhiều ngộ nhận. Vì vậy, lý giải một nhân vật, sự kiện lịch sử là đặc điểm của Shiba. Nói Shiba là một con gà mắn đẻ quả không sai vì ông viết liên tục về sự thay đổi của Nhật Bản tập trung vào cuối thời Edo đến đầu Meiji. Số lượng tác phẩm của ông vô cùng lớn và hần nhiều người Nhật đều đọc ít nhất một tác phẩm của ông.

Kinh lịch:

Shibaryou Tarou chỉ là bút danh, Tarou là một cái tên phổ thông của nam giới. Shibaryou ở đây có nghĩa là “còn lâu mới bằng Shiba”. Shiba mà ông ngưỡng mộ ở đây là Shibasen (Tư Mã Thiên)(司馬遷 )sử gia Trung Hoa với bộ “Sử ký”. Shiba là con thứ của một chủ hiệu thuốc ở Osaka. Đời ông nội vốn là nông dân ở tỉnh Hyougo. Năm lên 2 tuổi thì anh trai mất, còn lại một em gái và một chị gái. Thuở nhỏ rất tinh nghịch, ghét đi học. Năm 1930 vào trường tiểu học ở Osaka, gần nhà mẹ có nhiều di tích thổ ngẫu thời tiền sử và cậu bé Teiichi bắt đầu thu nhặt những mảnh vở đồng, đá của các di tích. Có lẽ sự quan tâm đến lịch sử bắt đầu từ đây?
Tháng 4 năm 1940 Shiba vào khoa tiếng Mông Cổ trường Đại Học Ngoại Ngữ Osaka (Osaka gaidai) và trong thời gian này rất thích đọc văn học Nga và “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Năm 1946 vào tờ báo Shin Nihon shimbun và trong khoảng thời gian này bắt đầu nghĩ đến chuyện viết tiểu thuyết. Thời gian này ông viết các ký sự về đại học, tôn giáo nhưng 2 năm sau tờ báo phá sản, Shiba vào đầu quân cho chi nhánh ở Kyouto của tờ Sankei shimbun, một trong những tờ báo lớn nhất thời đó. Năm 1955 cho ra đời tập tùy bút Salaryman sử dụng tên thật. Mấy tác phẩm sau này ông cũng dùng tên thật, sau được người bạn thân Terauchi Daikichi khuyên viết tiểu thuyết và tháng 5-1956 cuốn tiểu thuyết “Perusha no genjutsu shi” (Pháp sư Ba Tư) nhận được giải thưởng câu lạc bộ Koudan lần thứ 8. Đây là cuốn sách đầu tiên sử dụng bút danh Shibaryou Tarou. Sau đó cùng với Terauchi lập ra tạp chí “Kindai setsuwa” và liên tục gửi tác phẩm về nhiều tờ báo khác. Tháng 7 năm 1958 cuốn sách mang tên Shibaryou Tarou lần đầu tiên được xuất bản, là cuốn “Shiroi Kankiten”. Lúc bấy giờ ông được chú mục nhiều về các tác phẩm truyền kỳ cũng Yamada Fuu Tarou nhưng không nghĩ rằng mìng lại trở thành tiểu thuyết gia lịch sử. Sau đó bắt đầu viết “Fukurou no iru tojou” (sau này sửa thành “Fukurou no shiro”, tác phẩm này trở thành đề tài khai thác cho điện ảnh sau này) đăng liên tục trên báo và cho ra đời tập “Osaka samurai”. Năm 1960 cuốn “Fukurou no shiro” nhận được giải thưởng Naoki lần thứ 42, một giải thưởng văn học cao quý. Năm 1961 nghỉ việc ở tờ báo Sankei và bắt đầu cuộc sống của tác gia chuyên nghiệp.

Thời gian đầu ông viết nhiều truyện truyền kỳ và tiểu thuyết thời đại (xem bài tiểu thuyết thời đại) như “Osaka samurai”, “Kaze no bushi”, “Kazegami no mon” và một ít truyện trinh thám nhưng từ năm 1962 đăng tải “Ryouma ga yuku”, “Moeyo Ken” và từ năm 1963 là “Kunidori Monogatari”, Shiba đã bắt đầu nổi tiếng trong lãnh vực tiểu thuyết lịch sử. Có thể nói “Ryouma ga yuku” là kiệt tác để đời của ông. Bộ trường thiên này kể về cuộc đời của Sakamoto Ryouma, một võ sĩ sống vào cuối thời Edo và là nhân tố quan trọng để công cuộc Minh Trị Duy Tân thành công. Nhật Bản dưới sự cai trị của Tướng Quân Tokugawa đã bế quan tỏa cảng hơn 200 năm, vì vậy khi người phương Tây đến Nhật thì nhiều người nhận ra sự thua sút của mình với thế giới bên ngoài. Dân chúng sống trong 200 năm đóng cửa đã nuôi dưỡng nên một cái nhìn sợ sệt đối với người nước ngoài. Cuối thời Edo, họ Tokugawa đồng ý mở cửa giao thương với Mỹ và một số nước Châu Âu nhưng nhiều người chống lại điều này. Họ lập nên phái “Sonnou Joui” chủ trương lật đổ Tokugawa, trả lại quyền lực cho Thiên Hoàng và đuổi người ngoại quốc ra khỏi Nhật Bản. Một phái khác ủng hộ chế độ Mạc Phủ của Tokugawa và hai phái này đã gây ra cuộc nội chiến thảm khốc. Đương thời cảnh ám sát giữa ban ngày là chuyện bình thường. Sakamoto Ryouma, một con người có lương tri nhận ra rằng cần phải thay đổi, cần phải học theo phương Tây để bảo vệ Tổ quốc, để đuổi kịp trình độ của Thế giới.

Dĩ nhiên Shiba không phải là nhà nghiên cứu lịch sử mà chỉ là tiểu thuyết gia. Tác phẩm của ông là tiểu thuyết chứ không phải luận văn nghiên cứu. Nhưng có lẽ Shiba là bậc thầy trong cuộc sống (Jinsei no tatsujin) nên mọi góc nhìn của ông về lịch sử đều rất độc đáo. Shiba là người giỏi nói chuyện, lại là người giỏi lắng nghe. Các tập truyện đối thoại của ông rất nhiều. Shiba còn nổi tiếng với tài đọc nhanh. Một hôm có người bạn đến nhà chơi vừa uống cà phê vừa nói chuyện. Trong lúc người bạn vừa uống hết ly cà phê thì Shiba vẫn vừa nói chuyện và đọc xong một cuốn sách dày. Mô tả lại chính xác những gì đọc được nên mọi người đều kinh ngạc.

Năm 1981 trở thành hội viên hội nghệ thuật Nhật Bản và được chọn là người có nhiều cống hiến cho văn hóa năm 1991. Đến nam 1993 Shiba được nhận huân chương văn hóa. Ngày 12 tháng 2 năm 1996 mất tại bệnh viện quốc lập Osaka, thọ 72 tuổi. Kỳ lạ là nơi ông mất cũng chính là nơi nhân vật Omura trong cuốn tiểu thuyết “Hanagami” của ông mất. Ngày 10 tháng 3 có hơn 3000 người tham gia vào ngày hội “tiễn đưa Shibaryou”. Năm 2001 nhà tưởng niệm Shibaryou Tarou được thành lập . Phòng kỷ niệm Shibaryou ở văn học quán Himeji mỗi năm vào ngày sinh nhật mùng 7 tháng 8 đều mở cửa đón khách tham quan. Shibaryou Tarou là người kết bạn với các nhân vật lịch sử !

Acmagiro
04-05-2007, 12:28 PM
Các giải thưởng:

1956: Giải Koudan Kurabu lần 8 với “Perusha no Genjutsu shi”
1960: Giải Naoki lần 42 với “Fukurou no shiro”
1966: Giải Kikuchi kan lần 14 với “Kunidori Monogatari” và “Ryouma ga yuku”
1967: Giải thưởng nghệ thuật Osaka và giải thưởng nghệ thuật Mainichi với “Junshi”
1968: Giải thưởng độc giả Bungei shunju 30 với “Rekishi wo kikou suru”
1970: Giải thưởng văn học Yoshikawa Eiji với “Yo ni sumu hibi”
1976: Giải thưởng viện nghệ thuật Nhật Bản lần 32.
1981: Giải thưởng văn học Yomiuri 33 với “Hitobito no Asioto”
1982: Giải thưởng Asahi
1985: Giải thưởng phát thanh văn hóa, giải thưởng văn học Nhật Bản lần 16 với “Namban no michi” trong series “Kaidou wo yuku”
1986: Giải thưởng văn học Yomiuri 38 với “Roshia ni tsuite”
1988: Giải thưởng Meijimura 14 vớI “Dattan Shippuroku”
1991: Người có công trong lãnh vực văn hóa
1993: Huân chương văn hóa
1996: Giải thưởng Ihara Saikaku lần thứ nhất.

Các tác phẩm chính:

·Toàn tập, tuyển tập:

Shibaryou Tarou zenshuu ( 68 cuốn- Shibaryou Tarou toàn tập)
Shibaryou Tarou tampen zenshuu ( 12 cuốn – Shibaryou đoàn biên toàn tập)
Shibaryou Tarou ga kangaeta koto (15 cuốn- Những điều Shibaryou nghĩ)
Shibaryou Tarou taiwa senshuu ( 5 cuốn – Shibaryou đối thoại tuyển tập)

·Trường biên tiểu thuyết :

Fukurou no Shiro (1959 )- 梟の城
Kamigta Bushi (1660 ) ―上方武士
Kaze no Bushi (1961 ) ―風の武士
Sen’Un no yume (1961 ) ―戦雲の夢
Kazegami no Mon (1962 ) ―風神の門
Ryouma ga Yuku ( 1963 ) ―竜馬がゆく
Moeyo ken (1964 ) ―燃えよ剣
Shirikurae Magoichi (1964 ) ―尻啖え孫市
Koumyou ga Tsuji ( 1965 ) ―功名が辻
Shiro wo torubanashi (1965 ) ―城をとる話
Kunidori Monogatari (1965 ) ―国盗り物語
Hokuto no Hito (1966 ) ―北斗の人
Sekigahara (1966 )―関が原
Juuichi banme no shishi (1967 ) ―十一番目の志士
Saigo no Shougun ( 1967 ) ―最後の将軍
Junshi (1967 ) ―殉死
Natsugusa no Fu (1968 ) ―夏草の賦
Shinshi Taikouki (1968 ) ―新史太閤記
Yoshitsune ( 1968 ) ―義経
Tooge (1968 ) ―峠
Miyamoto Musashi (1968 ) ―宮本武蔵
Saka no ue no Kumo (1969 ) ―坂の上の雲
Youkai (1969 ) ―妖怪
Saigetsu (1969) ―歳月
Yo ni sumu Hibi (1971 ) ―世に棲む日々
Jousai (1971~1972 ) ―城塞
Hanagami (1972 ) ―花神
Tobu ga Gotoku ( 1975~1976 ) ―翔ぶが如く
Kochou no Yume (1979 ) ―胡蝶の夢
Hạng Vũ- Lưu Bang (1979 ) ―項羽と劉邦
Hitobito no Kyoon (1981 ) ― ひとびとの跫音
Nanohana no Oki (1982 ) ―菜の花の沖
Hakone no Saka (1984 ) —箱根の坂

·Tiểu thuyết trinh thám:

Buta to Bara (1960 )
Kojienjou (1962 )

·Đoản biên tiểu thuyết:

Osaka samurai (1959 ) ―大阪侍
Shinsetsu Miyamoto Musashi (1962 ) ―真説宮本武蔵
Bakumatsu (1963 ) ―幕末
Shinsengumi Keppuu roku (1964 ) ―新選組血風録
Yotte Sourou ( 1965 ) ―酔って候
Toyotomike ho hitobito ( 1967 ) ―豊臣家の人々
Orewa Gongen (1982 ) ―俺は権現

·Essay, đối thoại

Kaidou wo Yuku (1971 ) ―街道をゆく
Rekishi wo kikou suru ( 1962 ) ―歴史を紀行する
Ningen no shuudan ni tsuite (1973 ) ―人間の集団について
Choan kara Pekin e (1976 ) ―長安から北京へ
Rekishi no Butai (1984 ) ―歴史の舞台
Amerika no sobyou (1986 ) ―アメリカの素描
Sougen no Ki―草原の記

·Essay, tùy bút, bình luận

Rekishi no naka no Nihon (1974 ) ―歴史の中の日本
Rekishi to shiten (1974 ) ―歴史と視点
Roshia ni tsuite―ロシアについて
Kono kuni no katachi (1990 ) ―この国のかたち
Rekishi to fuudo (1998 ) ―歴史と風土
Ningen to iumono (1998 ) -人間というもの

Acmagiro
06-10-2008, 08:45 PM
Shiba Ryotaro (1923-1996) là tác giả bậc thầy trong văn học đại chúng Nhật Bản, tác giả của những bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất ở Nhật. Ông ngưỡng mộ sử gia Trung quốc Tư Mã Thiên nên lấy bút hiệu Shiba Ryotaro (Tư Mã Liêu Thái Lang) hàm ý là một hậu sinh cách xa Tư Mã Thiên theo nghĩa thời gian, địa lý hay tài năng.
Shiba Ryotaro tên thật là Fukuda Tei-ichi, sinh năm 1923 ở Osaka, con thứ của một chủ nhà thuốc. Năm 1940, ông vào học khoa Ngôn ngữ Mông Cổ ở Đại học Ngoại ngữ Osaka (đọc Sử Ký của Tư Mã Thiên vào thời kỳ này). Năm 1943, bị trưng binh, sang Mãn Châu học trường huấn luyện quân sự và trấn đóng với chức tiểu đội trưởng. Năm 1945, trở về Nhật, đóng ở tỉnh Niigata rồi Tochigi.

Từ năm 22 tuổi, bắt đầu viết văn dưới hình thức thư cho chính mình. Sau Thế chiến, vào làm ký giả cho tờ Shin Sekai rồi Nhật báo Sankei, ở đấy đã có nhiều bài viết xuất sắc, và thăng lên các chức vụ cao cấp.

Năm 1955 xuất bản "Meigen Zuihitsu - Sarari-man" (Tùy bút danh ngôn cho các tư chức) với tên thật. Bút hiệu Shiba Ryotaro bắt đầu được dùng từ tác phẩm "Perusha no genjutsushi" (Nhà ảo thuật xứ Phổ) năm 1956 được giải thưởng Kodan Club, mở đầu giai đoạn được độc giả yêu chuộng tán thưởng. Cùng năm đó, đã sáng lập tạp chí văn học "Kindai setsuwa" (Cận đại thuyết thoại).

Năm 1959, xuất bản "Fukuro no shiro" (Thành quách của chim cú) được Giải Naoki, giải thưởng Văn học cao quý nhất chung cho các thể loại văn học của Nhật Bản. Hai năm sau, ông nghỉ việc ở toà soạn Nhật báo Sankei, trở thành tác gia chuyên nghiệp.
Thoạt đầu, ông đã viết những tiểu thuyết truyền kỳ và thử viết cả truyện trinh thám nữa, nhưng từ năm 1962, các bộ truyện "Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường), "Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên) đã được nhiệt liệt hoan nghênh, mở đầu sự nghiệp lớn của một tác gia truyện lịch sử bậc nhất Nhật Bản.

Năm 1966, được giải Kikuchi Kan; 1972, được giải Yoshikawa Eiji với trường thiên "Yo ni sumu hibi" (Những ngày sống trên đời); 1976, được giải thưởng của Viện Nghệ thuật Nhật Bản; 1981, trở thành hội viên của Viện Nghệ thuật Nhật Bản; 1991, được vinh danh là người có công lao văn hoá đối với quốc gia; 1993 được Huân chương Văn hoá.

Năm 1996, chết vì vỡ động mạch ở bụng, hưởng dương 73 năm. Lễ truy điệu ông đã có 3 ngàn người tham gia, và ông được truy tặng hàm Tòng Tam phẩm. Năm 1997, giải thưởng văn học Shiba Ryotaro được thiết lập, rồi năm 2001, viện bảo tàng Shiba Ryotaro được khánh thành.

Số in tất cả các tác phẩm của ông ở Nhật Bản đã đạt mức vài trăm triệu cuốn.

Nhiều tác phẩm trường thiên của ông: "Kunitori monogatari" (Chuyện cướp nước), "Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường), "Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên), "Saka no ue no kumo" (Mây trên đường dốc)... đã được thực hiện thành những bộ phim lớn như loại phim-bộ Taiga Drama (Đại Hà Drama - phim kịch tràng giang, cần nhiều tiền quay và giờ chiếu) trình chiếu trên đài Truyền hình Quốc gia Nhật Bản NHK. Ông còn viết nhiều tiểu luận về lịch sử địa dư được yêu thích, trong đó có bộ sách những tiểu luận du ký "Kaido wo yuku" (Đi trên đường cái quan) đồ sộ, ghi lại những tư liệu, cảm nghĩ, nhận định về các nơi ông đã đến thăm ở Nhật Bản và nước ngoài.

Ông là một tác gia có sức sáng tác mạnh, đọc nhiều hiểu rộng, có quan sát và suy luận tinh tế, đã đưa ra nhiều quan điểm mới có tính thuyết phục về những sự kiện lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là các giai đoạn loạn lạc, chuyển biến kinh thiên động địa như thời Chiến quốc, cuối thời Mạc phủ, hay thời Minh Trị Duy Tân.

Trọng tâm của phần lớn các tác phẩm của ông là những anh hùng thời loạn, tự lập thân từ cảnh ngộ khốn cùng, có cá tính mạnh mẽ, đầu óc sắc bén và hành động cách mệnh. Ông mô tả những nhân vật anh hùng ấy với lòng ngưỡng mộ lẫn yêu mến thân cận, truyền nhiễm sang độc giả. Ông chuộng lối dùng sự kiện để mô tả nhân vật chứ không tập trung trình bày tâm lý hay cá tính. Chi tiết chính sử luôn luôn kèm theo những giai thoại dân gian, truyền thuyết, cả những kinh nghiệm và kiến giải sử quan của tác giả giúp cho tác phẩm thêm sống động. Lắm lúc, những chi tiết bên lề hay sự việc xảy ra trong thời hiện đại có dính dáng ít nhiều đến nhân vật hay con cháu của họ cũng được đưa vào, như để giữ sự liền lạc giữa lịch sử và hiện thực. Các địa phương, các dữ kiện địa lý được ông điều tra nghiên cứu thật kỹ để dùng làm bối cảnh rất thuyết phục cho câu chuyện ông kể.

Có thể nói Shiba Ryotaro có sắc thái học giả đậm đà hơn là nhà tư tưởng, bởi ông chuộng việc khảo chứng sự thật lịch sử bằng tư liệu, di tích, di vật, kiến văn, hơn là lý thuyết hay quan niệm về lịch sử. Bất bình với lập trường của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, ông thiên về chủ nghĩa hợp-lý-hoá đối lập với những xu hướng giải thích lịch sử ra dáng triết học theo chủ nghĩa thần bí mà ông cho là phi luận lý và bất hợp lý. Vì thế mà ông ưa chuộng những nhân vật thể hiện được chủ nghĩa hợp-lý-hoá ấy, chẳng hạn trong tác phẩm "Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên), tuy cùng là đầu não của Shinsengumi (đội võ trang truy diệt chí sĩ Cần Vương cuối thời Mạc Phủ) cả, nhưng nhân vật chủ tướng Kondo Isami đến cuối đời vẫn còn băn khoăn về sự lựa chọn giữa tư tưởng Cần Vương (phò Thiên hoàng) và Tá Mạc (phò Mạc Phủ Tokugawa), không được Shiba Ryotaro chú trọng bằng nhân vật phó tướng Hijikata Toshizo là người có đầu óc thực dụng triệt để.

Trong một cuộc phỏng vấn của đài ti-vi NHK, ông cho biết thời trẻ đã thấy tình trạng Nhật Bản chiến bại mà mang nghi vấn tại sao người Nhật Bản lại trở nên kém khôn ngoan như thế, hẳn là ngày xưa phải khôn ngoan hơn, do đó từ năm 22 tuổi (1945), đã bắt đầu viết văn dưới hình thức thư cho chính mình, trong cố gắng tìm hiểu bản chất của người Nhật Bản từ những sự kiện và nhân vật lịch sử, từ đó mới có các tác phẩm "Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường), về thời động loạn dẫn đến Minh Trị Duy Tân, hay "Saka no ue no kumo" (Mây trên đường dốc) về chiến tranh Nga Nhật...

Trước Shiba Ryotaro, tiểu thuyết lịch sử Nhật Bản phần nhiều nhắm vào mục đích mua vui cho độc giả bằng cách cường điệu những chi tiết ly kỳ thậm chí huyền thoại hoá. Shiba Ryotaro đặc biệt chú trọng việc khảo chứng, dùng sử liệu khả tín yểm trợ để tiểu thuyết lịch sử của ông có thể được cả giới độc giả trí thức Nhật Bản tin cậy mà thưởng lãm. Ông được biết là tác gia điều nghiên dẫn dụng một số tư liệu lớn lao cho mỗi tác phẩm của mình. Tác phẩm của ông, nhất là các bộ phim ti-vi tràng giang trên đài NHK, đã khiến độc giả, khán giả ưa chuộng và tin tưởng đến mức dễ đồng lòng với lối giải thích lịch sử nay đã nổi tiếng là "sử quan Shiba". Và mặc dù Shiba Ryotaro đã khẳng định tác phẩm của mình là "tiểu thuyết", nhưng nhiều chi tiết truyền thuyết trong tác phẩm của ông lắm khi cũng được độc giả tin tưởng như sự thực lịch sử, là điều mà các nhà phê bình lên án, nhưng cũng phần nào cho thấy mức độ thành công của Shiba Ryotaro là một tác gia tiểu thuyết lịch sử.

Shiba Ryotaro là tác gia được giới doanh gia Nhật Bản hâm mộ nhất; họ tìm thấy trong tác phẩm của ông sự khích lệ, động viên tinh thần, và nhiều chiến thuật chiến lược có thể áp dụng vào kinh doanh.

Ông là người có tài biện thuyết, thường được mời đến các buổi đàm thoại, hội thảo văn học, lịch sử. Lòng ham mê thu tập tư liệu của ông đã trở thành huyền thoại. Người ta đồn khi nào Shiba Ryotaro tìm kiếm tư liệu về đề tài gì thì sách cũ về đề tài đó biến mất hết từ các nhà sách cũ. Có lần ông đã mang xe tải nhỏ đến tiệm sách cũ, vào trong tiệm lục lọi, đọc loạn lên rồi chất đống lên xe tải mà mua về.

Shiba Ryotaro đã xuất bản hàng trăm tác phẩm, trong đó vài chục tác phẩm đã được quay thành phim-bộ ti-vi và phim chiếu ngoài rạp.

"Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Shiba Ryotaro, viết về con người và cuộc đời của nhà cách mệnh Sakamoto Ryoma (Long Mã),một trong những chí sĩ đã mở ra kỷ nguyên Duy Tân, trong bối cảnh cuối thời Mạc Phủ Tokugawa, áp lực của các nước ngoài khuấy động xã hội và thể chế chính trị của Nhật Bản, khiến nảy sinh hai khối tư tưởng và thế lực Cần Vương Nhương Di (phò Thiên hoàng đánh đuổi người ngoại quốc) đối lập với Tá Mạc (phò Mạc Phủ Tokugawa nhân nhượng ngoại quốc). Ryoma đã là một sĩ phu của phiên trấn Tosa, chuyển từ việc lập thân bằng kiếm thuật sang việc sáng lập tập đoàn mậu dịch tổng hợp Kaientai, qua chuyện kinh doanh mà liên kết các phiên trấn Satsuma, Choshu, Tosa,... xây dựng thành liên minh Cần Vương, cuối cùng đánh đổ Mạc Phủ, chấm dứt gần 300 năm cai trị của nhà Tokugawa, mở đường cho Minh Trị Thiên hoàng bắt đầu công cuộc Duy Tân. Ryoma đã sớm nhận thức được là phải bỏ ý hướng đánh đuổi người ngoại quốc mà mở cửa du nhập học vấn, kỹ thuật Tây phương vào Nhật Bản. Ông dâng "Thuyền trung bát sách" (8 kế sách nghĩ từ trong thuyền) làm nền tảng cho các cải cách chính trị kinh tế thời Minh Trị Duy Tân. Tư tưởng Cần Vương của Ryoma còn hàm ý "vạn dân bình đẳng", dưới Thiên hoàng chỉ có thần dân, không còn sự phân chia giai cấp "sĩ nông công thương" ngặt nghèo thời trước nữa.

"Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên) là chuyện đời của Hijikata Toshizo, phó tướng của Shinsengumi là đội võ trang do Mạc Phủ chiêu mộ các võ sĩ mất chủ tướng (ronin) mà lập ra để truy lùng tiêu diệt các chí sĩ Cần Vương mượn cớ đánh đuổi người ngoại quốc để mưu đồ đánh đổ Mạc Phủ, thực tế là đã khuấy động kinh đô Kyoto. Về sau, Mạc Phủ yếu thế phải giao trả chính quyền lại cho triều đình, rồi bị thảo phạt, quân Mạc Phủ thua trận, phải chạy về Edo. Chiến tranh giữa quân triều đình thảo phạt và quân cựu gia thần của Mạc Phủ bùng nổ khắp vùng phía đông Nhật Bản, Kondo Isami, chủ tướng của Shinsengumi đầu hàng và bị xử tử; phó tướng Hijikata Toshizo lưu lạc theo bại binh phe Mạc Phủ lên Hokkaido tiếp tục kháng chiến rồi tử trận ở đấy.
"Yo ni sumu hibi" (Những ngày sống trên đời) viết về thầy trò Yoshida Shoin và Takasugi Shinsaku. Yoshida Shoin là một trong những nhà trí thức nổi danh nhất cuối thời Mạc Phủ, đã mở trường dạy binh học và chính trị, đào tạo nhiều chí sĩ sau này đã góp sức hữu hiệu vào việc đánh đổ Mạc Phủ và đổi mới nước Nhật. Takasugi Shinsaku là học trò cưng của Yoshida Shoin, đã cải tiến quân đội phiên trấn Choshu trong liên minh Cần Vương đánh đổ Mạc Phủ, và khởi đầu việc lập các lực lượng võ trang từ những người chí nguyện không thuộc giai cấp võ sĩ. (Ito Hirobumi 4 lần làm Thủ tướng Nhật Bản, cũng là học trò của Yoshida Shoin).

"Kashin" (Thần hoa) là chuyện đời của Omura Masujiro (Murata Zoroku), con của một thầy lang vườn ở Suo, phiên trấn Choshu, đã theo đuổi y học Hà Lan, sau này vừa dạy kiến thức Tây phương vừa xây dựng, cải tiến binh bị của phiên trấn Uwajima, rồi trở thành phiên sĩ (sĩ phu, võ sĩ có chức vị) của phiên trấn Choshu, làm cố vấn cải cách binh bị theo kiểu Tây phương. Thời Minh Trị, làm đến chức Thứ trưởng Bộ Hải-Lục quân, ông được xem là người khai sáng quân đội hiện đại Nhật Bản.

"Kunitori monogatari" (Chuyện cướp nước) thuật chuyện thời Chiến quốc, Nhật Bản loạn lạc vì nạn các sứ quân tranh đoạt lãnh thổ, Saito Dosan lập thân từ một nhà sư chuyển sang buôn dầu rồi cướp chính quyền xứ Mino, thành Lãnh Chúa một phiên trấn lớn. Sau này con rể của ông là Oda Nobunaga đã thực hiện được giai đoạn đầu của việc thống nhất Nhật Bản, chấm dứt thời Chiến quốc của các sứ quân.

"Saka no ue no kumo" (Mây trên đường dốc) là chuyện lớp người trẻ Nhật Bản thời Minh Trị Duy Tân đã ý thức được nghĩa vụ xây dựng quốc gia đồng thời xây dựng chính mình, trong hoàn cảnh lịch sử cam go khi nền tảng quốc gia cũ đã đổ vỡ hoàn toàn. Với khí phách của những người tiên phong khai phát, họ đã cần mẫn và dũng cảm đối đầu với mọi khó khăn để khai thông những đường tiến mới, cải cách hải quân, kỵ binh, văn học nghệ thuật hiện đại, đặt nền tảng mới xây dựng một quốc gia Nhật Bản tân tiến. Chiến tranh Nga-Nhật chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm, như thực chứng cho thành quả của công cuộc Duy Tân. Những quan điểm của tác giả trình bày trong tác phẩm này (sử quan Shiba) rằng chiến tranh Nga-Nhật thực chất là chiến tranh tự vệ của Nhật Bản; trong trận tấn công Lữ Thuận, sở dĩ quân Nhật thiệt hại nặng đến như thế là vì tướng chỉ huy và các tham mưu bất tài... đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử.

.........

Nhiều tác phẩm của Shiba Ryotaro đã được dịch và yêu thích ở Hàn quốc, Trung quốc. Một số tác phẩm của Shiba Ryotaro đã được dịch ra tiếng Anh, trong đó có "Drunk as a Lord: Samurai Stories" (2001), "Kukai the Universal: Scenes from His Life" (2003), "The Last Shogun: The Life of Tokugawa Yoshinobu" (2004), "The Tatar Whirlwind: A Novel of Seventeenth-Century East Asia" (2007)... Shita Ryotaro để lại cho đời một số lượng đồ sộ những tác phẩm dài hơi, xây dựng công phu, vừa có giá trị tư liệu lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật, lẫn giải trí, xứng đáng là tác gia hạng nhất của Nhật Bản về tiểu thuyết lịch sử.


Phạm Vũ Thịnh
Sydney 03-2008

Bài này của bác Phạm Vũ Thịnh, bài trước là của tớ viết.

Kasumi
30-01-2009, 10:32 AM
Shiba Ryotaro

http://erct.com/2-ThoVan/PV-Thinh/Shiba_Ryotaro.jpg

Shiba Ryotaro (1923-1996) là tác gia bậc thầy trong văn học đại chúng Nhật Bản, tác giả của những bộ trường thiên tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất ở Nhật. Ông ngưỡng mộ sử gia Trung quốc Tư Mã Thiên nên lấy bút hiệu Shiba Ryotaro (Tư Mã Liêu Thái Lang) hàm ý là một hậu sinh cách xa Tư Mã Thiên theo nghĩa thời gian, địa lý hay tài năng.

Shiba Ryotaro tên thật là Fukuda Tei-ichi, sinh năm 1923 ở Osaka, con thứ của một chủ nhà thuốc. Năm 1940, ông vào học khoa Ngôn ngữ Mông Cổ ở Đại học Ngoại ngữ Osaka (đọc Sử Ký của Tư Mã Thiên vào thời kỳ này). Năm 1943, bị trưng binh, sang Mãn Châu học trường huấn luyện quân sự và trấn đóng với chức tiểu đội trưởng. Năm 1945, trở về Nhật, đóng ở tỉnh Niigata rồi Tochigi.

Từ năm 22 tuổi, bắt đầu viết văn dưới hình thức thư cho chính mình. Sau Thế chiến, vào làm ký giả cho tờ Shin Sekai rồi Nhật báo Sankei, ở đấy đã có nhiều bài viết xuất sắc, và thăng lên các chức vụ cao cấp.

Năm 1955 xuất bản "Meigen Zuihitsu - Sarari-man" (Tùy bút danh ngôn cho các tư chức) với tên thật. Bút hiệu Shiba Ryotaro bắt đầu được dùng từ tác phẩm "Perusha no genjutsushi" (Nhà ảo thuật xứ Ba Tư) năm 1956 được giải thưởng Kodan Club, mở đầu giai đoạn được độc giả yêu chuộng tán thưởng. Cùng năm đó, đã sáng lập tạp chí văn học "Kindai setsuwa" (Cận đại thuyết thoại).

Năm 1959, xuất bản "Fukuro no shiro" (Thành quách của chim cú) được Giải Naoki, giải thưởng Văn học cao quý nhất chung cho các thể loại văn học của Nhật Bản. Hai năm sau, ông nghỉ việc ở toà soạn Nhật báo Sankei, trở thành tác gia chuyên nghiệp.

Thoạt đầu, ông đã viết những tiểu thuyết truyền kỳ và thử viết cả truyện trinh thám nữa, nhưng từ năm 1962, các bộ truyện "Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường), "Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên) đã được nhiệt liệt hoan nghênh, mở đầu sự nghiệp lớn của một tác gia truyện lịch sử bậc nhất Nhật Bản.

Năm 1966, được giải Kikuchi Kan; 1972, được giải Yoshikawa Eiji với trường thiên "Yo ni sumu hibi" (Những ngày sống trên đời); 1976, được giải thưởng của Viện Nghệ thuật Nhật Bản; 1981, trở thành hội viên của Viện Nghệ thuật Nhật Bản; 1991, được vinh danh là người có công lao văn hoá đối với quốc gia; 1993 được Huân chương Văn hoá.

Năm 1996, chết vì vỡ động mạch ở bụng, hưởng dương 73 năm. Lễ truy điệu ông đã có 3 ngàn người tham gia, và ông được truy tặng hàm Tòng Tam phẩm. Năm 1997, giải thưởng văn học Shiba Ryotaro được thiết lập, rồi năm 2001, viện bảo tàng Shiba Ryotaro được khánh thành.

Số in tất cả các tác phẩm của ông ở Nhật Bản đã đạt mức vài trăm triệu cuốn.

Nhiều tác phẩm trường thiên của ông: "Kunitori monogatari" (Chuyện cướp nước), "Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường), "Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên), "Saka no ue no kumo" (Mây trên đường dốc),... đã được thực hiện thành những bộ phim lớn như loại phim-bộ Taiga Drama (Đại Hà Drama - phim kịch tràng giang, cần nhiều tiền quay và giờ chiếu) trình chiếu trên đài Truyền hình Quốc gia Nhật Bản NHK. Ông còn viết nhiều tiểu luận về lịch sử địa dư được yêu thích, trong đó có bộ sách những tiểu luận du ký "Kaido wo yuku" (Đi trên đường cái quan) đồ sộ, ghi lại những tư liệu, cảm nghĩ, nhận định về các nơi ông đã đến thăm ở Nhật Bản và nước ngoài.

Ông là một tác gia có sức sáng tác mạnh, đọc nhiều hiểu rộng, có quan sát và suy luận tinh tế, đã đưa ra nhiều quan điểm mới có tính thuyết phục về những sự kiện lịch sử Nhật Bản, đặc biệt là các giai đoạn loạn lạc, chuyển biến kinh thiên động địa như thời Chiến quốc, cuối thời Mạc phủ, hay thời Minh Trị Duy Tân.

Trọng tâm của phần lớn các tác phẩm của ông là những anh hùng thời loạn, tự lập thân từ cảnh ngộ khốn cùng, có cá tính mạnh mẽ, đầu óc sắc bén và hành động cách mệnh. Ông mô tả những nhân vật anh hùng ấy với lòng ngưỡng mộ lẫn yêu mến thân cận, truyền nhiễm sang độc giả. Ông chuộng lối dùng sự kiện để mô tả nhân vật chứ không tập trung trình bày tâm lý hay cá tính. Chi tiết chính sử luôn luôn kèm theo những giai thoại dân gian, truyền thuyết, cả những kinh nghiệm và kiến giải sử quan của tác giả giúp cho tác phẩm thêm sống động. Lắm lúc, những chi tiết bên lề hay sự việc xảy ra trong thời hiện đại có dính dáng ít nhiều đến nhân vật hay con cháu của họ cũng được đưa vào, như để giữ sự liền lạc giữa lịch sử và hiện thực. Các địa phương, các dữ kiện địa lý được ông điều tra nghiên cứu thật kỹ để dùng làm bối cảnh rất thuyết phục cho câu chuyện ông kể.

Có thể nói Shiba Ryotaro có sắc thái học giả đậm đà hơn là nhà tư tưởng, bởi ông chuộng việc khảo chứng sự thật lịch sử bằng tư liệu, di tích, di vật, kiến văn, hơn là lý thuyết hay quan niệm về lịch sử. Bất bình với lập trường của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai, ông thiên về chủ nghĩa hợp-lý-hoá đối lập với những xu hướng giải thích lịch sử ra dáng triết học theo chủ nghĩa thần bí mà ông cho là phi luận lý và bất hợp lý. Vì thế mà ông ưa chuộng những nhân vật thể hiện được chủ nghĩa hợp-lý-hoá ấy, chẳng hạn trong tác phẩm "Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên), tuy cùng là đầu não của Shinsengumi (đội võ trang truy diệt chí sĩ Cần Vương cuối thời Mạc Phủ) cả, nhưng nhân vật chủ tướng Kondo Isami đến cuối đời vẫn còn băn khoăn về sự lựa chọn giữa tư tưởng Cần Vương (phò Thiên hoàng) và Tá Mạc (phò Mạc Phủ Tokugawa), không được Shiba Ryotaro chú trọng bằng nhân vật phó tướng Hijikata Toshizo là người có đầu óc thực dụng triệt để.

Trong một cuộc phỏng vấn của đài ti-vi NHK, ông cho biết thời trẻ đã thấy tình trạng Nhật Bản chiến bại mà mang nghi vấn tại sao người Nhật Bản lại trở nên kém khôn ngoan như thế, hẳn là ngày xưa phải khôn ngoan hơn, do đó từ năm 22 tuổi (1945), đã bắt đầu viết văn dưới hình thức thư cho chính mình, trong cố gắng tìm hiểu bản chất của người Nhật Bản từ những sự kiện và nhân vật lịch sử, từ đó mới có các tác phẩm "Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường), về thời động loạn dẫn đến Minh Trị Duy Tân, hay "Saka no ue no kumo" (Mây trên đường dốc) về chiến tranh Nga Nhật,...

Trước Shiba Ryotaro, tiểu thuyết lịch sử Nhật Bản phần nhiều nhắm vào mục đích mua vui cho độc giả bằng cách cường điệu những chi tiết ly kỳ thậm chí huyền thoại hoá. Shiba Ryotaro đặc biệt chú trọng việc khảo chứng, dùng sử liệu khả tín yểm trợ để tiểu thuyết lịch sử của ông có thể được cả giới độc giả trí thức Nhật Bản tin cậy mà thưởng lãm. Ông được biết là tác gia điều nghiên dẫn dụng một số tư liệu lớn lao cho mỗi tác phẩm của mình. Tác phẩm của ông, nhất là các bộ phim ti-vi tràng giang trên đài NHK, đã khiến độc giả, khán giả ưa chuộng và tin tưởng đến mức dễ đồng lòng với lối giải thích lịch sử nay đã nổi tiếng là "sử quan Shiba". Và mặc dù Shiba Ryotaro đã khẳng định tác phẩm của mình là "tiểu thuyết", nhưng nhiều chi tiết truyền thuyết trong tác phẩm của ông lắm khi cũng được độc giả tin tưởng như sự thực lịch sử, là điều mà các nhà phê bình lên án, nhưng cũng phần nào cho thấy mức độ thành công của Shiba Ryotaro là một tác gia tiểu thuyết lịch sử.

Shiba Ryotaro là tác gia được giới doanh gia Nhật Bản hâm mộ nhất; họ tìm thấy trong tác phẩm của ông sự khích lệ, động viên tinh thần, và nhiều chiến thuật chiến lược có thể áp dụng vào kinh doanh.

Ông là người có tài biện thuyết, thường được mời đến các buổi đàm thoại, hội thảo văn học, lịch sử. Lòng ham mê thu tập tư liệu của ông đã trở thành huyền thoại. Người ta đồn khi nào Shiba Ryotaro tìm kiếm tư liệu về đề tài gì thì sách cũ về đề tài đó biến mất hết từ các nhà sách cũ. Có lần ông đã mang xe tải nhỏ đến tiệm sách cũ, vào trong tiệm lục lọi, đọc loạn lên rồi chất đống lên xe tải mà mua về.

Shiba Ryotaro đã xuất bản hàng trăm tác phẩm, trong đó vài chục tác phẩm đã được quay thành phim-bộ ti-vi và phim chiếu ngoài rạp.

"Ryoma ga yuku" (Long Mã lên đường) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Shiba Ryotaro, viết về con người và cuộc đời của nhà cách mệnh Sakamoto Ryoma (Long Mã), một trong những chí sĩ đã mở ra kỷ nguyên Duy Tân, trong bối cảnh cuối thời Mạc Phủ Tokugawa, áp lực của các nước ngoài khuấy động xã hội và thể chế chính trị của Nhật Bản, khiến nảy sinh hai khối tư tưởng và thế lực Cần Vương Nhương Di (phò Thiên hoàng đánh đuổi người ngoại quốc) đối lập với Tá Mạc (phò Mạc Phủ Tokugawa nhân nhượng ngoại quốc). Ryoma đã là một sĩ phu của phiên trấn Tosa, chuyển từ việc lập thân bằng kiếm thuật sang việc sáng lập tập đoàn mậu dịch tổng hợp Kaientai, qua chuyện kinh doanh mà liên kết các phiên trấn Satsuma, Choshu, Tosa,... xây dựng thành liên minh Cần Vương, cuối cùng đánh đổ Mạc Phủ, chấm dứt gần 300 năm cai trị của nhà Tokugawa, mở đường cho Minh Trị Thiên hoàng bắt đầu công cuộc Duy Tân. Ryoma đã sớm nhận thức được là phải bỏ ý hướng đánh đuổi người ngoại quốc mà mở cửa du nhập học vấn, kỹ thuật Tây phương vào Nhật Bản. Ông dâng "Thuyền trung bát sách" (8 kế sách nghĩ từ trong thuyền) làm nền tảng cho các cải cách chính trị kinh tế thời Minh Trị Duy Tân. Tư tưởng Cần Vương của Ryoma còn hàm ý "vạn dân bình đẳng", dưới Thiên hoàng chỉ có thần dân, không còn sự phân chia giai cấp "sĩ nông công thương" ngặt nghèo thời trước nữa.

"Moeyo ken" (Kiếm ơi, cháy lên) là chuyện đời của Hijikata Toshizo, phó tướng của Shinsengumi là đội võ trang do Mạc Phủ chiêu mộ các võ sĩ mất chủ tướng (ronin) mà lập ra để truy lùng tiêu diệt các chí sĩ Cần Vương mượn cớ đánh đuổi người ngoại quốc để mưu đồ đánh đổ Mạc Phủ, thực tế là đã khuấy động kinh đô Kyoto. Về sau, Mạc Phủ yếu thế phải giao trả chính quyền lại cho triều đình, rồi bị thảo phạt, quân Mạc Phủ thua trận, phải chạy về Edo. Chiến tranh giữa quân triều đình thảo phạt và quân cựu gia thần của Mạc Phủ bùng nổ khắp vùng phía đông Nhật Bản; Kondo Isami, chủ tướng của Shinsengumi đầu hàng và bị xử tử; phó tướng Hijikata Toshizo lưu lạc theo bại binh phe Mạc Phủ lên Hokkaido tiếp tục kháng chiến rồi tử trận ở đấy.

"Yo ni sumu hibi" (Những ngày sống trên đời) viết về thầy trò Yoshida Shoin và Takasugi Shinsaku. Yoshida Shoin là một trong những nhà trí thức nổi danh nhất cuối thời Mạc Phủ, đã mở trường dạy binh học và chính trị, đào tạo nhiều chí sĩ sau này đã góp sức hữu hiệu vào việc đánh đổ Mạc Phủ và đổi mới nước Nhật. Takasugi Shinsaku là học trò cưng của Yoshida Shoin, đã cải tiến quân đội phiên trấn Choshu trong liên minh Cần Vương đánh đổ Mạc Phủ, và khởi đầu việc lập các lực lượng võ trang từ những người chí nguyện không thuộc giai cấp võ sĩ. (Ito Hirobumi 4 lần làm Thủ tướng Nhật Bản, cũng là học trò của Yoshida Shoin).

"Kashin" (Thần hoa) là chuyện đời của Omura Masujiro (Murata Zoroku), con của một thầy lang vườn ở Suo, phiên trấn Choshu, đã theo đuổi y học Hà Lan, sau này vừa dạy kiến thức Tây phương vừa xây dựng, cải tiến binh bị của phiên trấn Uwajima, rồi trở thành phiên sĩ (sĩ phu, võ sĩ có chức vị) của phiên trấn Choshu, làm cố vấn cải cách binh bị theo kiểu Tây phương. Thời Minh Trị, làm đến chức Thứ trưởng Bộ Hải-Lục quân, ông được xem là người khai sáng quân đội hiện đại Nhật Bản.

"Kunitori monogatari" (Chuyện cướp nước) thuật chuyện thời Chiến quốc, Nhật Bản loạn lạc vì nạn các sứ quân tranh đoạt lãnh thổ, Saito Dosan lập thân từ một nhà sư chuyển sang buôn dầu rồi cướp chính quyền xứ Mino, thành Lãnh Chúa một phiên trấn lớn. Sau này con rể của ông là Oda Nobunaga đã thực hiện được giai đoạn đầu của việc thống nhất Nhật Bản, chấm dứt thời Chiến quốc của các sứ quân.

"Saka no ue no kumo" (Mây trên đường dốc) là chuyện lớp người trẻ Nhật Bản thời Minh Trị Duy Tân đã ý thức được nghĩa vụ xây dựng quốc gia đồng thời xây dựng chính mình, trong hoàn cảnh lịch sử cam go khi nền tảng quốc gia cũ đã đổ vỡ hoàn toàn. Với khí phách của những người tiên phong khai phát, họ đã cần mẫn và dũng cảm đối đầu với mọi khó khăn để khai thông những đường tiến mới, cải cách hải quân, kỵ binh, văn học nghệ thuật hiện đại, đặt nền tảng mới xây dựng một quốc gia Nhật Bản tân tiến. Chiến tranh Nga-Nhật chiếm một phần quan trọng trong tác phẩm, như thực chứng cho thành quả của công cuộc Duy Tân. Những quan điểm của tác giả trình bày trong tác phẩm này (sử quan Shiba) rằng chiến tranh Nga-Nhật thực chất là chiến tranh tự vệ của Nhật Bản; trong trận tấn công Lữ Thuận, sở dĩ quân Nhật thiệt hại nặng đến như thế là vì tướng chỉ huy và các tham mưu bất tài,...... đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử.

.........

Nhiều tác phẩm của Shiba Ryotaro đã được dịch và yêu thích ở Hàn quốc, Trung quốc. Một số tác phẩm của Shiba Ryotaro đã được dịch ra tiếng Anh, trong đó có "Drunk as a Lord: Samurai Stories" (2001), "Kukai the Universal: Scenes from His Life" (2003), "The Last Shogun: The Life of Tokugawa Yoshinobu" (2004), "The Tatar Whirlwind: A Novel of Seventeenth-Century East Asia" (2007),...

Shita Ryotaro để lại cho đời một số lượng đồ sộ những tác phẩm dài hơi, xây dựng công phu, vừa có giá trị tư liệu lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật, lẫn giải trí, xứng đáng là tác gia hạng nhất của Nhật Bản về tiểu thuyết lịch sử.



Phạm Vũ Thịnh
Sydney 03-2008
t4phamvu@hotmail.com
Theo erct.com

Tham khảo :

[1] Shiba Ryotaro - Wikipedia : bản tiếng Nhật

http://ja.wikipedia.org/wiki/%E5%8F%B8%E9%A6%AC%E9%81%BC%E5%A4%AA%E9%83%8E

[2] Ryotaro Shiba - Wikipedia : bản tiếng Anh : http://en.wikipedia.org/wiki/Ryotaro_Shiba

[3] Shiba Ryotaro Dokuhon : Gendai sakka kenkyukai (Hội nghiên cứu tác gia hiện đại - bản Shiba Ryotaro), Tokuma Bunko xuất bản 1996.

[4] Shiba Ryotaro ni aitai (Muốn gặp Shiba Ryotaro - chương trình của đài NHK) :

http://www.youtube.com/watch?v=x1YdaTMJvNo

[5] Saka no ue no kumo - Wikipedia :

http://ja.wikipedia.org/wiki/%E5%9D%82%E3%81%AE%E4%B8%8A%E3%81%AE%E9%9B%B2