PDA

View Full Version : The history of "manga"| Manga terminology (don't chit chat, plz)



Tomo Kudou
17-06-2006, 08:25 PM
Topic này sẽ có đầy đủ tên các manga và mangaka ( ưu tiên các manga đã xb ở Vn ). List này sẽ còn bổ xung thêm và sẽ được cập nhật thường xuyên . Nếu có gì thiếu sót thì mong mọi người bổ xung giúp . ^^

A
Ai Yazawa :
- Nana
- Paradise kiss
- Marin Blue No Kaze Ni Dakarete - Embrace the Marine Blue Wind
- Tenshi Nanka Ja Nai - I'm not an angel
- Gokinjo Monogatari - Neighborhood Story
- 15 Nenme - 15th Years
- RabuuRetaa - Love Letter
- Kaze Ni Nare! - Become The Wind
- EESUKEPU - Escape
- Ballade Made Sobani Ite - Until The Next Ballad
- Kagen no Tsuki - Last quarter of the Moon
Akisato Wakumi :
- Ŀôi cánh trên mây – Snocking bird
Amako Sobe :
- Ninja loạn thị
Aoi Hiragi :
- Bản tình ca màu bạc
Arata Yoshikawa :
- Arita đáng yêu – Akarui Kazoku Keikoku
Asada Miroyuki :
- Những chàng trai điệu nghệ - I’ll
Aihara Miki :
- Cô bạn dịu dàng - Hot Gimmick
Akimoto Nami :
- Tình bạn ấm nồng – Urukiyu
Akira Toriyama :
- Dragon ball
- Dr Slump
- Long Châu , cô bé vũ trụ
Ayumi Shina :
- Hoạ mi đáng yêu
- Giấc mơ thơ dại – Baby love
Ai Morinaga:
- Công tử nhà nghèo ( Yamada Tarou Monogarari)
- Cậu bé tuyệt kỹ

B

chưa có

C
Chiho Saito :
- Cô bé đơn độc - Girl revolution Utena
- Cô gái vĩ cầm - Kanon
- Lá ngỿc cành vàng
- Mắt ngỿc long lanh - White Walts
- Tiểu thư quỳnh Phi - Kakan no Madonna
- Magnolia Walts
- Lilac Serenade
- Silve Opera
- Masquerade
- Lady ang Sword
- Anatasia Club
- Love stories-Daughter of Basilis
- Angle'smile & Demon's tear
- A love story in Shepherd
- First girl
- Silver wolf
- Angle Tatoo
Chieko Hosokawa + Fumin :
- Nữ hoàng Ai Cập
- Bá tước tiểu thư
CLAMP
- Angelic Layer
- Cardcaptor Sakura
- Chobits
- Clamp School Detectives
- Clover
- Duklyon
- Magic Knight: Rayearth
- Man of Many Faces
- Miyuki-Chan in Wonderland
- Shirahime Syo (Snow Goddess Tales)
- Suki
- Tokyo Babylon
- Tsubasa : RESERVoir CHRoNiCLE (Tsubasa Reservoir Chronicle)
- X/1999
- Xxxholic
- Wish


D
Daisuke Higuchi :
- Cơn lốc sân cỏ - Whistle

E
E. Ikeda + Y. Ashibe :
- VỊ thần hộ mệnh – Demos no Hanayome
Eita Mizuno + Kyo Shirodaira :
- Thám tử kỳ tài – Spiral
Etsumi Haruki :
- Chie , cô bé hạt tiêu – Chie the Brat , Jarinko Chie
Etsushi Ogawa :
- Tiểu đầu bếp cung đình – Cooking master boy

F
Fujiko F. Fujio :
- Doraemon
- Mami , cô bé siêu phàm - Esper Mami
- Parman
- 21 emon
- Moja-ko
- Ume-boshi Denka
- Cuốn từ điển kỳ bí - Kiteretsu Encyclopaedia
- Chimpui
Fuyumi Souryo :
- Pho tượng cổ - Mars
Fumiya Satou :
- Thám tử Kindaichi - Kindaichi Shounen no Jikenbo
- Thám tử Q - Tantei Gakuen Q

G
Gosho Aoyama :
- Conan
- Yaiba – Kitara Yaiba

H
Hotta Yumi + Obata Takeshi :
- Hikaru , kỳ thủ cỿ vây – Hikaru no go
Hyroyuki Takei :
- Vua pháp thuật – Shaman king

I
Ichiru Yosuhara
- Hội mắt nai – Angel beat – Salat Days
Igagashi Yumiko :
- Candy , cô bé mồ côi – Candycandy
- Geroge , nàng tiên dễ thương – Lady Gerogie
- Về miền tây hoang dã – Mamy Angel
Inoue Takehiko :
- Slamdunk
- Lãng khách Musashi - Vagabound
- Kaede Purple
- Pierce
- Love this game
- Season seat diary
- tsurezuregusabasuke
- Real
- Buzzer Beater
- Chameleon Jail
- Akagasuki
- Baby Face
- Hang Time

J
Joji Manabi :
- Rai - Ginga Sengoku yuuden Rai

K
Kazuki Yamamoto :
- Bàn tay thần sầu – Godhand Teru
Kiyoko Arai :
- Cây son thiên sứ - Angel lip
- Tài tiên tri
Kamijiyo Akimine :
- Kyo – Samurai deeper kyo
Kyo Shirodaira + Eita Mizuno :
- Thám tử kỳ tài – Spiral
Keiko Takemiya :
- Tuổi trẻ sôi nổi
Kazuki Takahashi :
- Vux trò chơi – Yu-gi-oh
Kyoko Aniyoshi :
- Vũ khúc thiên nga

L
-Lain

M
Mitsuru Adachi :
- Anh em sinh đôi – Touch
- Miki – I love Miỵiki
- Ngọc thô – Rouch
- Ớt bảy màu - Niji-iro Tougarashi - Rainbow-coloured chilli
- Hiatari Ryoukou [Sunlight All Around]
- Slow step
- Nine
- Jinbe
- Itsumo Misora - Always Beautiful Sky
- H2
- Katsu!
- Short program
Miwa Ueda :
- Cô bé mật đào – Peach girl
- Cô gái đáng yêu
Motoka Mubakami :
- Kiếm sĩ Musashi
Motoki Monma :
- Jinđô – Kattobi Itto
Miyuki Kitagawa :
- Mùa hè rực rỡ - Tokyo Juliet
- Ước mơ xanh
. Mitsuba Takanashi :
- Nhánh cỏ hoang – Akuma de sorou
Muroyama Mayumi :
- Asari tinh nghich
Masashi Kishimoto :
- Naruto
- 15-nenme
- Love Letter
- Kaze ni Nare!
- Escape
- Ballad Made Soba ni Ite
- Marine Blue no Kaze ni Dakarete
- Tenshi Nanka Ja Nai
- Usubeni no Arashi
- Gokinjo Monogatari
- Kagen no Tsuki
Momoko Sakura :
- Nhóc Maruko – Chibi Maruko-chan
Mashima Hiro :
- Thanh kiếm biến hình – Rave
Masaomi Kanzaki :
- Theo dấu rồng thần
Mihona Fuji :
- Cô bé thời trang – Passion girl
- Mắt lưu ly – Gals
- Cô bé hay quậy – W.Pinch
Miho Obana :
- Giai điệu dịu dàng – Adante
- Diễn viên nhí
Motohiro Katou :
- Thám tử Toma ( Q.E.D)

N
Nanpei Yamada :
- Hoàng tử hồng trà – Tea prince – Koucha Ouji
- Ô mai chua – Hana kimi
Naoki Urasawa :
- Monster
- Tiểu thư nhu đạo
- Master Keaton
- Keaton's Zoology
- The Dancing Policeman
- Jigoro!
- N.A.S.A.
- Pineapple Army
- Yawara!
- Happy!
- The 20th century boys
Nakaji Yuki :
- Tóc đuôi gà – Venus wa kataomoi – Unrequeted love
Nobuhiro Watsuki :
- Rurouni Kenshin
-Bushou renkin
Nobuyuki Anzai :
- Ngọn lửa Recca – The flame of Recca
Nagamu Nanaji :
- Con trai con gái ( phần 1 ) – Parfait tic

Tomo Kudou
17-06-2006, 08:39 PM
O

Osamu Tezuka :
- Bác sĩ quái dị - Black jack
- Chim lửa – Phoenix
-Tôn Ngọ Không
Obata Takeshi :
- Cánh cửa đã mở - Death note
Oya Kazumi :
- Cô bé tinh nghịch
- Mây trắng tinh khôi
- Giấc mơ hồng – Dream kiss
Oda Eiichiro :
- Kho báu hải tặc - One piece

R
Rumiko Takahashi :
- Inuyasha
- Một nửa Ranma – ½ Ranma
- Lum - Uruseit Yatsura
- Maison Ikkoku
- Mermaid Saga
- One-Pound Gospel
Riko Miyagi :
- Búp bê xinh
Riyoko Ikeda :
- Cửa sổ ước mơ -Lâu đài mộng – Orpheus no mado

S
Shinohara Chie :
- Dòng sông huyỿn bí – Anatolia Story
- Câu chuyện dễ thương
- Ánh trăng bí ẩn
Seimaru Amagi :
- Học viện thám tử
- Kindaichi
Suzue Miuchi :
- Mặt nạ thuỷ tinh – Glass mask – Garasu no kamen – Glass no kamen

T
Tetsuya Chiba :
- Teppi - I am Teppei
- 1, 2, 3 to 4, 5, Rock
- Ashita Tenki ni naare
- Ashita - no Joe
- Butokai - no Shojo
- Chikai - no Makyuu
- Fukushu - no Semushiotoko
- Hachi - no Su Taisho
- Notari Matsutaro
- Ore wa Teppei!
- Otokotachi
- Rina
- Shidenkai - no taka
- Shimakko
- Shonen yo Raketto dake
- Tenkaunto
- Teru - chan
- Yuki - no Taiyo
- Yakawo Yobu Umi
Takeuchi Naoko :
- Sailormoon
- Chocolate Christmas
- Maria
- The Cherry Project
- Miss Rain
- Bishoujo Senshi Sailor Moon S
- Prism Time
Takeshi Konomi :
- The prince of tennis
- Tetsujin sekai ichi katai otoko
- Cool ~ Rental bodyguard
Tohko Mizuno :
- Vùng đất xa xăm
Takahashi Yoichi :
- Subasa
- Subasa-đường tới 2002
Taeko Watanabe :
- Người chị đảm đang (Hajime là số một – Hajime-chan ga Ichiban – Hajime is no.1)
- Kaze Hikaru
- Gia đình yêu thương - Oh!FamiLy
- Saint fourteen graffiti
- Ame ni niteiru
- We are
- Wagamama baby
- Mou hitorsu no kugatshu
- Boku no mune mo atsuku naru
Takeshi Konomi :
- The prince of tennis
- Tetsujin sekai ichi katai otoko
- Cool ~ Rental bodyguard
Tatsuya Chiba :
- Kotaro
Toujo Meguru :
- Hiệp khách hào hoa – Hizakura Shirabyoushi
Takeuchi Manabi :
- Cô bé vĩ cầm – Osaberi na Amadeus
Tamura Yumi :
- Basara

U
Uki Suetsugu :
- Cô bé mắt nai
- Hướng dương xanh ( Eden no hana – Flower of Eden)

Y

Yoshiki Nakamura :
- Thiên thần Tokyo – Tokyo crazy paradise
- Skipbeat
- Yume de au yori suteki
- Miyuki&Ichido Series 1 "Saint Love"
- Miyuki&Ichido Series 2 "MVP wa yuzurenai!"
- Miyuki&Ichido Series "Blue Wars"
Yumi Kayama :
- Truyền kỳ nữ nhi
Yoko Ashibe :
- Rồng pha lê
Yukiya Sakuragi :
- Mirano nhà tôi – Mirano my home
Yoshihiro Togashi :
- Hunterxhunter
- Hành trình của Uduchi – Yuu yuu hakusho
- Level E
Yuu Watase :
- Cuốn sách kỳ bí – Fushigi Yuugi
- Truyỿn thuyết thiên nữ - Ayashi no ceres
- Alice 19th
- Imadoki!
- Appare Jipangu!
- Epotoransu! Mai
- Shishunki Miman Okotowari Kanketsu Hen
- Zoku Shishunki Miman Okotowari
- Shishunki Miman Okotowari
Yuzuru Shimazaki :
- Vương tử Takeru – Physics force
Y. Asami :
- Vermillion-trí thông minh kỳ diệu
Yukiya Sakuragi :
- Mirano nhà tôi – Mirano my home
Yoshihiro Togashi :
- Hunterxhunter
- Hành trình của Uduchi – Yuu yuu hakusho
- Level E
Yoshimizu Wataru :
- Cô nàng đẹp trai – Handsome girlfriend
- Radical Romance
- Heart Beat
- Another Day
- Tenshi to Boken
- Quartet Game
- Green Age
- Marmalade Boy
- Kimi Shika Iranai
- Mint Na Bokura
- Random Walk
- Ultra Maniac
Yoko Kamio
- Con nhà giàu - Hana yori dango
- Suki Suki Daisuki
- Ano Hini Aitai
- Meri_sanno Hijitsu
Yuki Kaori :
- Angel Sanctually
- Stonehenge
- Grave Kingdom
- Neji
- Count Cain
- Kaine Edorphines
- Boy’s Next Door
Yabuki Kentaro :
- Black cat thám tử mèo đen – Black cat

W

Waki Yamato :
- Tiểu thư áo trắng
- Amakusa 1637

snow_ice
29-08-2007, 11:20 PM
Xin phép bổ xung mấy cái này:
1.Hanakimi ko phải là 1 tác phẩm của Nanpei Yamada mà là của Nakajo Hisaya.
2.Nobuyuki Anzai ngoài Ngọn lửa Recca còn có tác phẩm Mar (Mar-cậu bé thần kì/ Marchen awakens romance)
3.Suzue Miuchi, nếu mình nhớ ko nhầm thì có 1 tác phẩm nữa đã xb ở Vn có tên TV là Truyền thuyết xa xưa (quả thực là rất lâu rồi^^)
Ngoài ra còn ...nhiều tác phẩm khác của bà:

Danh sách tác phẩm của Suzue Miuchi Manga :

Năm 1967 :
Yama no tsuki to kodanuki to (Mountain Moon and a Girl )
Năm 1968 :
Yukidaruma no miteita hanashi (A Story Witnessed by a Snowman )
Rotte no koibito (Lotte's Boyfriend )
Kiri no furantsu (Franz in the Mist )
Tanabata (The Star Festival )
Watashi no mei tachi (My Nieces )
Mizuiro no marii (Water-Colored Mary )
Nao wa hikari no naka de (Nao is in the Limelight )
Năm 1969 :
Imouto marin (My Sister Marin )
Asahi ga yondeiru ( The Mornining Sun is Calling )
Tadaima uranai nyuumon-chuu ( Apprenticed in Fortune-telling Right Now )
Suashi no jenna ( Barefoot Jenna )
Naporeon to watashi ( Napoleon and I)
Runa no kyuujitu ( Runa's Holiday )
Kashima arimasu ( "A Room for Rent")
Aoi riribia ( Blue Lilibia )
Erizabesu no taiyou ( The Sun of Elizabeth )
Susume! badii ( Go Forward, Buddie!)
Uedingu doresu ( Wedding Dress )
Sofii no ningyou-geki ( Sophie's Puppet Show)
Năm 1970 :
Gin-iro no dyuetto ( The Silvery Duet )
Kuroneko no tango ( A Black Cat's Tango )
Midori no kamen ( The Green Mask )
Monkii rokku ( Monkey Rock )
Akai megami ( The Red Goddess )
12 (juuni) ji wa hima yo!( I'll Be Free at 12 o'clock! )
Ojousan wa genshijin ( The Young Lady is from the Primitive Age ) The Burning Rainbow
13 (juusan) bon no kyandoru ( Thirteen Candles )
Năm 1971 :
Nihon rettou ichimannen ( Ten Thousand Years of the Japanese Archipelago )
Warai sugiru koibito ( The Lover Who Laughs Too Much )
Bikutoria no isho ( Victoria's Farewell Note Kiiroi kaizokusen)
The Yellow Pirate Ship 50pp.(20) Margaret Suppl. 1971:#5
Hibari naku asa
A Morning When Larks Chirp 37pp.(8) Margaret Suppl. 1971:#6
Shaarokku hoomuzu no himago no bouken "Biinasu no himitsu"
The Adventure of Sherlock Holmes' Grand-granddaughter: The Secret of Venus 30pp.(2) Margaret Suppl. 1971:#7
13 (juusan) gatsu no higeki
The Tragedy of the 13th Month 130pp.(20) Margaret Suppl. 1971:#9-#10
Kokuhaku shinasai!
Confess! 38pp.(8) Margaret Suppl. 1971:#11
100 (hyaku) nen me no kurisumasu
Christmas of the 100th Year 30pp.(1) Margaret Suppl. 1971:#12
Năm 1972 :
Bara monogatari
Rose Stories 100pp.(19) Margaret Suppl. 1972:#1
Pooryushika poore
Polyushka Pol'e 40pp.(10) Margaret Suppl. 1972:#2
Boku oyomesan ni narimasu!
I'm Going to Wed You 39pp.(10) Margaret Suppl. 1972:#3
Aoi tonneru
The Blue Tunnel 43pp. Weekly Margaret 1972:#13
Amaransu no joou
The Queen of Amaranth 103pp.(32) Margaret Suppl. 1972:#4-#5
Honoo no maria
The Virgin Mary in Fire 60pp.(2) Margaret Suppl. 1972:#6
Manatsu no yo no yume
A Mid-Summer Night's Dream 50pp.(12) Margaret Suppl. 1972:#8
Pandora no himitsu
The Secret of Pandora 146pp.(22) Margaret Suppl. 1972:#9-#10
Kurisumasu no watashi ( I on the Christmas Day )
Năm 1973 :
Jurietta no arashi ( The Storm of Giulietta )
Yuki no Oto ( The Sound of Snow)
Eriize no bishou ( Elize's Smile )
Subarashiki isan ( The Marvelous Legacy )
Itoshi no kimi romio wa onna ( My Darling Romeo is a Girl )
Furimuita kaze ( The Wind that Looked Back)
Midori no honoo ( Green Fire )
Kaidan kagami no naka ( [novel] A Ghost Story: Inside of Mirror )
Ningyou no haka ( The Grave of a Doll)
Harukanaru kaze to hikari ( The Far Wind and Light )
Kujaku-iro no kanaria ( The Peacock-Colored Canary )
Năm 1974 :
Shira-yuri no kishi ( The Chevalier of the Lilies)
Năm 1975 :
Kaerazaru hyouga ( The Glacier of No Return)
Yuki no hi ( A Snowy Day)
Fuyu no himawari ( The Sun Flower in Winter )
Ninja yashiki ni haru ga kita ( Spring Has Come to the Ninja Premises )
Kin-iro no yami ga mite iru ( Golden-Colored Darkness is Watching Us )
Futari no merodii "Aru fukyouwaon no chouwa" ( The Melody for Two )
Majo media ( Media the Witch )
Shiroi Kageboushi ( The White Silhouette )
Erika kaze no naka o iku ( Erika Goes in the Wind )
Kurisumasu no kiseki ( Christmas Miracles )
Dorobou shinderera ( A Robber Cinderella )
Năm 1976 :
Garasu no kamen (The Glass Mask )41vols.+() Hana to Yume 1976:#1-1992:#12, 1994:#13-1995:#6, 1997:#16-#20
Erika akai tsumujikaze ( Erika the Red Wirlwind )
Niji no ikusa ( The Battle of Rainbow )
Porianna no kishi ( Pollyanna's Knight )
Sento arisu teikoku I (Sora tobu kiiroi ringo) - Saint Alice Empire I(The Flying Yellow Apples)
Sento arisu teikoku II(Houkago no majo) - Saint Alice Empire II (The After-School Witch)
Năm 1977 :
Oujo arekisandora ( Princess Alexandra )
Kuro-yuri no keizu ( The Pedigree of Black Lilies )144pp.(22) Lala 1977:#9-#12
Nyan-nyan kyousoukyoku [illustrated poem] Mew-Mew Rhapsody 4pp. Weekly Shoujo Comic 1977
Năm 1978 :
Sento arisu teikoku III (Joou heika ni keiree!)- Saint Alice Empire III (Salute Her Majesty!)
Sento arisu teikoku IV (Kaitou zero sanjou)- Saint Alice Empire IV (Zero the Phantom Thief Appears)
Năm 1981 :
Youkihi-den ( A Tale of the Magical Demon Princess )
Năm 1982 :
Dainamaito-miruku-pai ( Dynamite-Milk-Pie )
Năm 1984 :
Garasu no B-men ( The B-Side of Glass )
Năm 1986 :
Mike-Neko Hoomuzu no Dai-Yogen ( The Great Prophecy of Holmes the Tortoiseshell Cat )
Amaterasu- Amaterasu (The Sun Goddess)
Năm 1993 :
Amaterasu yamato-hime gensou mahoroba hen ( Amaterasu: Vision of the Princess of Yamato and the Sacred Land )
Năm 1994 :
Amaterasu (Part 4: Ryuu no sebone) - Amaterasu (Part 4: The Dragon's Spine)
Năm 1998 :
Garasu no kamen (Soushuu-hen) - The Glass Mask (Highlight Edition)
Garasu no kamen (Supesharu-hen)- The Glass Mask (Special Edition)
trích nguồn http://accvn.net/board/index.php?showtopic=1506

ZenG
26-10-2007, 02:49 PM
Manga (tiếng Nhật: 漫画, Hán-Việt: mạn họa) là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga được xem là từ đặc biệt để chỉ riêng truyện tranh xuất phát từ Nhật Bản. Vào năm 2007, manga chiếm lĩnh một thị trường toàn cầu nhiều tỷ đôla. Manga phát triển từ ukiyo-e theo kiểu vẽ tranh. Nó phát triển nhanh chóng sau thế chiến thứ 2. Manga được hầu hết các hạng người đọc ở Nhật. Từ Manga-ka tương ứng với Hoạ Sĩ Truyện Tranh, người chuyên về viết vẽ manga. DO hầu hết các danh từ trong tiếng Nhật không ở dạng số nhiều nên manga có thể dùng để chỉ nhiều loại truyện tranh, đôi khi trong tiếng Ah cũng được viết là mangas.

Lịch sử

Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm. ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga) Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Những cuộn giấy này bao gồm những ký hiệu biểu tượng đại diện cho thời gian, và thường được trang trí bằng hình ảnh động vật như cáo, gấu trúc, ... với những cử động y như người(được gọi là giga,hay chính xác hơn là choju-jinbutsu-giga(tranh vui về thú vật và con người)).Đây có thể được coi là tiền đề của Manga.

Đến cuối thế kỉ XVIII thì thuật ngữ "manga" mới thật sự được dùng để chỉ loại hình nghệ thuật này với sự xuất hiện của các tác phẩm đầu tiên như "Mankaku zuihitsu” của Suzuki Kankei, tập tranh “Shijino Yukikai” của Santo Kyoden.Đến đầu thế kỉ XIX,có “Manga hyakujo” của Aikawa Minwa cùng tuyển tập tranh Houkusai (manga được tổng hợp và phân loại từ những tác phẩm của nghệ sĩ tranh gỗ màu nổi tiếng Houkusai).

Thuật ngữ Manga được hoàn thiện bởi nghệ nhân Hokusai(đây không phải là tên thật), một họa sĩ sống với triết lý hội họa hoàn toàn khác so với nền nghệ thuật này lúc bấy giờ. Với tính cách đôi phần nổi loạn, Hokusai được biết đến với việc sẵn sàng cãi lại thầy giáo của mình, liên tục thách thức những phương pháp làm việc của họ. Về sau, ông tự tạo ra khoảng 30,000 tác phẩm, một vài trong số đó tập trung thành những tuyển tập hoặc sách đem đi xuất bản.

Theo Hokusai, "manga" không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó, hay là chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết một để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và đầy ý nghĩa. Thay vào đó, thuật ngữ "manga" (mà theo nghĩa đen có thể dịch là "bức tranh kỳ quái") được Hokusai dùng để chỉ phương pháp vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn theo ngẫu hứng (điều này giải thích chữ "kỳ quái"). Tuy chúng hầu hết đều trở thành những bức tranh phong cảnh, người dân Nhật lại nhận ra, ẩn trong những nét vẽ thiên nhiên thoải mái nhưng rất chi tiết ấy, một cái gì đó khác hẳn với những bức họa trước đó, khi mà những người họa sĩ phải nhận thức được họ muốn vẽ gì trước khi đặt bút xuống. Lối tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên của Hokusai, mặc dù có thể chính ông cũng không nhận ra điều đó, đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự đa dạng của các mangaka hiện nay : họ không gắn mãi với một công thức nào mà luôn hướng theo những loại hình nhân vật, những cốt chuyện khác nhau.Tuy nhiên, cho dù Hokusai đã tạo ra một bước đột phá mới bằng phong cách vẽ tranh này (một trong những phong cách ông sử dụng), những cuốn truyện "manga" thực sự đầu tiên vẫn chưa xuất hiện cho đến tận đầu thế kỷ XX.

Bước vào thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới.Một trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn”cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay.Manga thời kỳ này được gọi là Ponchi-e.Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa với độ dày từ 1-4 trang,đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của họ về đường nét,màu sắc ,dáng điệu.

Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm hoạ được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyện truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.

May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka,(với việc áp dụng phong cách vẽ của hoạt hình Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp) đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.


Manga trên toàn thế giới

Những tác giả như Rumiko Takahashi,đã góp phần truyền bá Manga trên toàn thế giới,thu hút được lượng Fan đông đảo.

Manga được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Ý … Ở Mỹ, manga chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ, đặc bịêt là khi nó được so sánh với sự du nhập của phim hoạt hình Nhật đã làm ở Mỹ. Manga có số lượng phát hành đứng đầu ở Mỹ là Viz, của nhà xuất bản Shogakukan và nhiều tác phẩm khác nữa của Rumiko Takahashi.

Vì người Nhật đọc từ phảI sang trái, manga được vẽ và xuất bản theo cách này ở Nhật. Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên, nhiều tác giả không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước ngoài. Chẳng bao lâu, vì nhu cầu của fan và vì quyền lợi của tác giả, nhiều nhà xuất bản bắt đầu đề nghị sự chọ lựa hình thức in từ phải qua trái, bây giờ cách in này đã trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ. Hình thức in từ trái qua phải dần dần được loại bỏ.( ở Việt Nam,nhà xuất bản Kim Đồng đã từng thử nghiệm với manga “ninja loạn thị”nhưng không được hưởng ứng).

Hiện nay,giới trẻ Châu Âu đang nổi lên phong trào đọc manga và có xu hướng lấn áp comic truyền thống. Thật khá ngạc nhiên đối với đọc giả phương Tây khi các hoạ sĩ manga không biết rằng, các nhân vật và câu chuyện của họ đã ăn sâu vào người đọc. Các hoạ sĩ nước ngoài cũng có xu hướng bắt chước phong cách manga.

source: wikipedia

Ashura
10-12-2007, 09:23 AM
Cho em góp phần náz các anh các chị
( Trích nguồn từ acc )

Khởi đầu của manga

“Manga là cái gì?”. Đó không phải là một câu hỏi dễ dàng, và chúng ta cũng không thể có một câu trả lời chính xác hoàn toàn cho vấn đề này.

Rất nhiều người quan niệm rằng “Manga là comic của Nhật Bản”, và nó cũng không hoàn toàn chính xác. Đó là một sự hiểu lầm của những người không biết rõ về lãnh vực này, họ có lẽ đã nghĩ người Nhật ăn cắp comic từ phương Tây. Điều đó không đúng. Ở Nhật, nghệ thuật hoạt họa đã có từ rất lâu, và có một lịch sử lâu đời đằng sau sự phátriển của nó. Những bức tranh hài hước về các con vật hay tranh biếm họa người đã có từ hàng trăm năm, mang những nét tương đồng đáng kể với manga hiện đại. Dĩ nhiên, chúng ta cũng thấy rõ một vài khía cạnh của manga được lấy từ comic phương tây, ví dụ như Osamu Tezuka, cha để của manga hiện đại, bị ảnh hưởng từ by Walt Disney và Max Fleisher. Tuy nhiên, những đặc điểm chính như đường nét đơn giản hay đặc điểm họa tiết thì đích thị là của Nhật. Chúng ta có thể nói, rằng nghệ thuật hội họa Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều hơn so với phương Tây.

Cái mà chúng ta gọi là manga bây giờ có khởi đầu là những cuộn tranh giấy thuộc về các vị sư đạo Phật tạo nên khoảng thế kỷ thứ VI, VII. Những cuộn tranh này có những hình vẽ còn rất nguyên sơ và vẫn dùng chữ tượng hình, tiếp tục được lưu truyền, sử dụng những hình tượng truyền thống như hoa anh đào, lá phong đỏ thể hiện những khoảng thời gian thay đổi hay khi chuyển mùa. Cuộn tranh nổi tiếng nhất là cuộn Choujuugiga, “cuộn về thú”, tác phẩm với những con thú được nhân hóa như người mang những bức tranh châm biếm và chế nhạo đến cho các vị sư đây như tranh ngụ ngôn.

Đầu thế kỷ 13, những bức tranh bắt đầu được vẽ trên tường của rất nhiều ngôi chùa, cho con người thấy mặt kia của thế giới với nhân vật chính là những con-vật-hành-xử-như-người. Những bức tranh đó còn rất thô sơ, sần sùi và cố ý thổi phồng sự thật, tuy nhiên chúng cũng đã có hình thái và sự tương tự khá lớn đáng tôn trọng so với manga hiện đại. Hiện tượng này tiếp diễn trong hàng trăm năm, có ảnh hưởng tới nhiều thể loại khác, không chỉ văn học và còn tới vài mặt khác của cuộc sống, dù phong cách không có gì thay đổi.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII, bản thân những cuộn tranh này bắt đầu thu hút sự chú ý của dân chúng, chúng không chỉ được vẽ trên tường chùa nữa mà trên cả những tấm gỗ. Chúng được gọi là Edo, chủ đề của chúng không còn quá trọng về tôn giáo như trước mà được ảnh hưởng của rất nhiều mặt của cuộc sống, đặc biệt là kiến trúc ứng dụng kỹ thuật và nghệ thuật ngụ ngôn. Vào thời gian này, manga lần đầu tiên được sử dụng để miêu tả phong cách nghệ thuật. Những hình ảnh lúc này được xác định là kiểu trắng-đen, với những đường nét đơn giản và những khối màu nguyên thủy được chuyển màu từ từ, các lớp vẫn còn thô và các khối sạn hơn hẳn so với chì. Nhưng người xem vẫn thấy đó là một bước tiến thay vì điều đáng trách.

Năm 1702, Shumboko Ono, một trong những nghệ sĩ vẽ manga (giờ chúng ta gọi họ là “mangaka”), ông này xuất bản một bộ sách lớn về những hình ảnh đi kèm lời chú thích của ông, thực ra chúng nhìn vẫn như một bộ sưu tập các hình vẽ thay vì một câu chuyện có diễn biến và nội dung. Tuy nhiên nó cũng đã rất xứng đáng khi được rất nhiều sự ủng hộ. Tranh và lời chú ngay sau khi vừa ra đời đã ngay lập tức nhận được rất nhiều tình cảm vì chúng rải rác tới mọi tầng lớp, và người đọc có thể dễ dàng hiểu được hàm ý mà bức tranh muốn truyền đạt. Đó là cách mà manga phát triển trong hơn một trăm năm tiếp theo, trong những bộ sách gộp những câu chuyện thành những bức tranh vẽ mực lệch lạc bị mờ giữa phần chữ và phần hình từng khúc vẽ, bằng cách dùng cọ viết chữ đã khiến tranh bị mờ đi, nhưng lại khiến những những bức tranh có phần sau ví như kể chuyện, và kể chuyện lại hóa ra có phần say mê hơn.

Năm 1815, thuật ngữ “manga” được sinh ra bởi nghệ sĩ Hokusai (1760-1849), một nghệ sĩ điêu khắc gỗ nổi tiếng đã có hơn 30.000 tác phẩm hội họa. Ông cũng là tác giả của bản khắc gỗ sóng biển, bản khắc nổi tiếng nhất đã đem đến tên tuổi cho Hokusai và cũng là đại diện và tiêu biểu cho nghệ thuật hoạt họa truyền thống Nhật Bản. Thuật ngũ manga mới mẻ này được tạo nên bởi 2 chữ tiếng Trung là “man(mạn)”, nghĩa là “vô tình”, “ngẫu nhiên”, “tự coi nhẹ” và “ga (họa)” là tranh. Hokusai dùng thuật ngữ manga để miêu tả chính những tác phẩm hoạt họa của mình.

Từ mới này đi vào thông dụng vào cuối thế kỷ 18 với sự xuất bản của những cuốn sách như “Mankaku zụhitsu” của suzuki Kankei năm 1771 và sách tranh “Shiji no yukikai” của Santa Kyoden năm 1798, và đầu thế kỉ 19 với những cuốn sách như “Mâng hyakujo” của Aikawa Minwa năm 1814 và Hokusai manga nổi tiếng với đủ loại tranh họa từ cuốn phác thảo của nghệ sĩ ukiyo-e nổi tiếng Hokusai. Tuy nhiên, các giga (hí họa, tranh hài), đặc biệt là chōjū jinbutsu giga(鳥獣人物戯画) , “hí họa về người và vật”, được vẽ vào thế kỉ 12 do rất nhiều họa sĩ, chứa đựng rất nhiều những mẩu truyện có chất lượng giống như manga ở những điểm nhấn về cốt truyện hay nét vẽ đơn giản và nghệ thuật.

Ashura
10-12-2007, 09:26 AM
Manga Hokusai

Đó là một seri sách phác thảo bởi nghê sĩ người Nhật Hokusai được phát hành từ năm 1814 đến 1878 tổng cộng 15 tập. Mặc dù bấy giờ là một nghê sĩ Nhật Bản nổi tiếng nhưng khi còn niên thiếu ông đã bị đuổi khỏi xưởng vẽ của Katsukawa Shunshō bởi thầy mình vì tội vi phạm nguyên tắc nghệ thuật. Suốt cuộc đời mình ông phát triển một phong cách nghệ thuật bất thường được công nhận ở Châu Âu nhiều hơn ở Nhật Bản. Hokusai là người đầu tiên sử dụng từ manga, dịch nôm na sang tiếng Anh là pictorial whims (whimsical pictures). Ở bước đầu này những bức tranh quả thật không ăn nhập với nhau. Các tác phẩm của Hokusai bao gồm các bản phác thảo từ rất nhiều các chủ đề gồm cả nhân vật lịch sử, kiến trúc, ngành nghề, thần thánh, yêu quái, núi non, hoa và chim. Những bức tranh phác thảo rất tự nhiên này không chủ ý đi vào chi tiết mà chỉ tập trung vào ý nghĩa đằng sau bức tranh.

Hokusai tạo ra rất nhiều những bản khắc gỗ được coi là Ukiyo-e. ukiyo-e nổi lên được ưa chuộng trong kinh đô văn hóa của Edo (Tokyo) vào khoảng giữa nửa cuối thế kỷ 17, thường là các tác phẩm đơn sắc của Hishikawa Moronobu vào những năm 1670, bởi nó có thể được sản xuất dễ dàng. Đến lúc này thì các tác phẩm tập thể không còn lung tung nữa mà được kể thành chuyện dưới dạng các tập phác thảo, thường có khoảng một tá cho mỗi câu chuyện.

Ukiyo-e

Tiếng Nhật = (浮世絵, Ukiyo-e), "phù thế hội"(tranh về thế giới trôi nổi) là một hình thức bản khắc gỗ của Nhật hay tranh vẽ được làm ra khoảng giữa thế kỷ 17 và 20, thường về phong cảnh, nhà hát hoặc khu ăn chơi. Đó là hình thức nghệ thuật in bản gỗ của Nhật Bản.

Ukiyo, nghĩa là “phù thế”, thế giới trôi nổi, chỉ nền văn hóa trẻ mạnh mẽ nổi lên ở trung tâm đô thị Edo (nay là Tokyo), Osaka và Kyoto mà tự tách mình ra khỏi thế giới. Đây cũng là một sự bóng gió đầy mỉa mai khi đây là từ đồng âm với “憂き世” “ưu sầu giới” (thế giới ưu phiền), thế giới bằng phẳng của chết đi và tái sinh mà Phật giáo tìm kiếm. Hình thức nghệ thuật này trỗi dậy trở nên rất được yêu thích tại văn hóa đô thị Edo (Tokyo) suốt nửa cuối thế kỷ 17, mở đầu là những tác phẩm đơn sắc của Hishikawa Moronobu những năm 1670. Ban đầu, chỉ có mực Ấn Độ được sử dụng, sau đó thì vài bản in được tô màu bằng tay bằng bút lông, nhưng tới thế kỷ 18 thì Suzuki Harunobu phát triển kỹ thuật in nhiều màu, sản xuất ra nishiki-e
Ukiyo-e có giá cả phải chăng vì nó có thể sản xuất hàng loạt. Chúng được dùng chủ yếu cho những người dân thường, những người không đủ giàu có để mua được một bức tranh thật sự. Chủ đề ban đầu của ukiyo-e là cuộc sống đô thị, đặc biệt là các hoạt động và quang cảnh ở các khu giải trí. Những kỹ nữ xinh đẹp, võ sĩ sumo to lớn và các diễn viên được yêu thích đều được thể hiện gắn với các hoạt động hấp dẫn. Sau đó thì tranh phong cảnh cũng đươc yêu thích. Vấn đề chính trị, những cá nhân ở tầng lớp trên so với tầng lớp thấp nhất của xã hội như kỹ nữ, đô vật, diễn viên, không được phép xuất hiện trên những bản in này nữa và rất hiếm khi xuất hiện. Tình dục cũng là một chủ đề bị cấm, nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện trên các bản in của ukiyo-e. Đôi khi các nhà xuất bản và nghệ sĩ vẫn bị trừng trị vì tạo ra những shunga về tình dục rõ ràng.

Cuối thế kỷ 18

Sự thay đổi tích cực trong văn hóa diễn ra ở tầng lớp trung lưu khi người ta sáng tác những chuyện chữ giống như manga để sản xuất hàng loạt. Khi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ bắt đầu thông thương với Nhật Bản, Nhật Bản bước vào một thời kỳ hiện đại hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng. Vì thế, họ nhập những nghệ sĩ nước ngoài vào để dạy những thứ như đường nét, hình khối và màu sắc, những thứ chưa bao giờ được tập trung trong ukiyo-e, nơi mà ý đằng sau bức họa mới là cái được coi trọng. Manga thời đại này được biết tới là Ponchi-e (Punch-picture) và, như bản sao nước Anh của nó, tạp chí Punch, chủ yếu miêu tả hài hước và châm biếm chính trị trong một mẫu ngắn, 1 đến 4 tranh. Ponchi-e là một cuộc cách mạng của ukiyo-e với sự ảnh hưởng lớn của thế giới phương Tây. Sự thương mại của Nhật Bản với các nước Phương Tây , đặc biệt là Mỹ khiến phong cách nghệ thuật thay đổi với mục đích du nhập những ảnh hưởng bên ngoài vào chính văn hóa của họ. Nhật Bản đã sáp nhập rất thành công nhiều hình thức của phương Tây trong thời gian này bao gồm cả chính phủ và hệ thống giáo dục. Ponchi-e khác với ukiyo-e vì không còn phác thảo khi vẽ, giờ đây các nghệ sĩ tập trung vào đường nét, hình khối và màu sắc. Hình thức dùng 12 bức tranh để kể một câu chuyện cũng từng bước bị hủy bỏ và rất nhiều người sau đó dùng 4 ô cho mỗi trang. Khoảng năm 1946, trong tập Shokokumin Shimbun của Osaka (Báo cho trẻ em của trường Mainichi), Osamu Tezuka, sinh viên đại học 17 tuổi ra mắt tác phẩm đầu tay “Nhật ký của Ma-chan”, ponchi-e 4 ô truyện tranh trên cột truyện tranh của báo.

Trong suốt quãng thời gian cuối thời kỳ Mieji đến trước Thế chiến II, những mangaka cao quý bao gồm cả Rakuten Kitazawa và Ippei Okamoto. Rakuten Kitazawa trau dổi dưới Frank A. Nankivell, một nghệ sĩ Úc, cộng tác với Jiji Shimpo sau khi được giới thiệu với ông này bởi Yukichi Fukuzawa. Sau đó, Rakuten xuất bản nhiều cột truyện tranh nổi tiếng như Tagosaku to Mokubē no Tōkyō-Kenbutsu (田吾作と杢兵衛の東京見物, "Tagosaku và Mokube thăm quan Tokyo") (1902), Haikara Kidorō no Sippai (灰殻木戸郎の失敗, "Thất bại của Kidoro Haikara") (1902). Ippei Okamoto là người sáng lập ra Nippon Mangakai, tổ chức hoạt họa đầu tiên ở Nhật Bản. Manga manbun của ông, ví dụ như Hito no Isshō (人の一生, "Đời một con người") (1921), có tác động lớn đến những mangaka bấy giờ và trở thành nguyên mẫu của những manga viễn tưởng sau này.



( Trích nguồn từ acc )

Ashura
10-12-2007, 09:27 AM
Tezuka Osamu – “Ông thần manga”

Người có ảnh hưởng lớn đến manga hiện đại – một trong những người nổi tiếng nhất trong thế giới manga hiện đại. Atom vĩ đại, manga nổi tiếng nhất của ông được biết đến trên toàn thế giới, nó đã được dựng thành anime và được trình chiếu khắp nơi cho tất cả mọi người trên TV ở Mỹ những năm 60 của thế kỷ 20 tên là Astro Boy. Manga mà mọi người biết đến trong thế kỷ 20 và 21 chỉ thực sự đi vào thực tế sau khi ông được rộng rãi công nhận là cha của manga theo chuyện phổ biến rộng rãi. Năm 1945, Tezuka khi đó đang học ngành Y, xem được một bộ phim hoạt hình tuyên truyền tên là Momotarou Uminokaihei với phong cách bị ảnh hưởng lớn từ Fantasia của Disney. Là phim cho trẻ em, chủ đề chính của Fantasia là hòa bình và hi vọng trong khoảng thời gian u tôi. Tezuka có cảm hứng sâu sắc từ bộ phim và sau đó quyết định trở thành một nghệ sĩ hoạt họa, cái mà lúc đó (thậm chí bây giờ) là một lực chọn thiếu suy nghĩ cho một bác sĩ đủ tư cách. Sau đó ông có bình luận rằng một phần lý do ông tham gia học y là để tránh nghĩa vụ quân sự và rằng ông thực sự không thích nhìn thấy máu.

“Nhật ký của Ma-chan” nhanh chóng được xuất bản riêng. Osamu Tezuka tiếp tục với Shin Takarajima (Tân Đảo Giấu Vàng) năm 1947. Đây là manga đã đưa Tezuka thành cái tên của mọi nhà trên toàn Nhật Bản. Đó là một câu chuyện dài hành động- phiêu lưu lấy cảm hứng từ sách của Robert Louis Stevenson, về một cậu bé tên Pete, người tìm được một tấm bản đồ kho báu tới Đảo Giấu Vàng và dấn mình vào cuộc hành trình tìm kiếm. Phong cách vẽ Tây phương và nhịp độ nội dung nhanh hấp dẫn sự chú ý rất nhiều và trở thành đầu sách bán chạy nhất vớ 400,000 bản, đặt nền móng cho cơn sốt manga và phong cách hiện đại của nó. Tezuka bắt đầu làm việc vào seri truyện dài đúng khổ đầu tiên (xuất bản định kỳ, giống như manga ngày nay) là Jungle Taitei năm 1950. Nó được biết đến ở phương Tây là Kimba the White Lion. Tezuka bắt đầu xuất bản manga dưới nhiều thể loại với nội dung phù hợp với người trưởng thành. Điều này gây ra sự hứng thú với manga nói chung, và sự phổ biến của nó lại tăng lên.

Tezuka giới thiệu những chuyện kể giống như phim và nhân vật dưới dạng hoạt họa trong đó mỗi tập như phim và một phần của câu chuyện lớn hơn. Những phần chữ duy nhất trong truyện tranh của Tezuka là lời thoại của nhân vật và nó cho truyện phần chất lượng của phim. Tezuka cũng hòa nhập những đặc điểm khuôn mặt của Disney, khi mắt, miệng, lông mày và mũi của nhân vật được vẽ với lối cường điệu thái quá để thêm phần rõ rệt cho tính cách nhân vật với chỉ vài nét vẽ, chính điều này khiến tác phẩm của ông được ưa chuộng. Điều này cũng phần nào làm sống lại truyền thống ukiyo-e khi mà tranh vẽ là sự thể hiện của ý hơn là vật chất thực tế.

Ban đầu, truyện tranh của ông được xuất bản trên tạp chí cho trẻ em. Nhanh sau đó, nó tự mình trở thành một tạp chí hàng tuần hoặc hàng tháng đặc biệt, mà bây giờ là nền tảng của nền công nghiệp truyện tranh Nhật Bản. Tezuka sáng tác truyện tranh của mình với hầu hết các thể loại phim ảnh lúc bấy giờ, các bộ truyện tranh dài tập của ông phân bố từ hành đông phiêu lưu (như “Kimba the White Lion”, hay còn gọi là “Jungle Emperor Leo”) tới kịch tính (như Black Jack), tới viễn tưởng (như Astro Boy) hay kinh dị (như Dororo, Cậu bé ba mắt.). Mặc dù Tezuka được phương Tây biết đến như người sáng tác ra bộ phim hoạt hình cho trẻ em Astro Boy nhưng rất nhiều những manga của ông có tiếng nói ngầm rất chín chắn và đôi khi đen tối. Hầu hết các nhân vật chính trong manga của ông có một hoàn cảnh bi kịch. Ví dụ, Atom (Astro Boy) được tạo ra bởi một nhà khoa học đau khổ muốn tạo một phiên bản của đứa con trai đã chết nhưng rồi lại bỏ mặc cậu bé, cha của Kimba bị thợ săn con người giết hại và sự xung đột giữa con người và thiên nhiên là chủ đề tuần hoàn của bộ truyện; Astro Boy trong Dororo sinh ra què cụt lung tung vì cha cậu đã đem đang 48 mảnh của Dororo khi còn ẵm ngửa cho 48 con quỷ.
Một vài người chỉ trích Tezuka dùng bi kịch thái quá trong truyện của mình. Với sự ra đời của manga cho trẻ em tăng lên, thị trường truyện tranh cũng mở rộng nhanh chóng và manga trở thành một phần văn hóa chủ yếu của Nhật Bản. Tezuka aungx cống hiến cho xã hội sự chấp nhận đối với manga. Bằng bác sĩ cũng như danh hiệu tiến sĩ triết học trong khoa học y học cùng với những cốt chuyện nghiêm túc đã làm chệch hướn những chỉ trích rằng manga là thiếu tế nhị và không tốt cho trẻ em. Ông cũng là người cố vấn cho một số những họa sĩ truyện tranh quan trọng như Fujiko Fujio(tác giả của Doraemon), Fujio Akatsuka và Shotaro Ishinomori

Gekiga (劇画) kịch họa

Tiếng Nhật của “kịch họa”. Thuật ngữ này được đúc ra bởi Yoshihiro Tatsumi và được sử dụng bởi những họa sĩ truyện tranh nghiêm túc hơn và không muốn thương phẩm của họ bị coi là manga, mạn họa, những hình vẽ lung tung. Điều này cũng tương tự như Will Eisner bắt đầu gọi truyện tranh của mình là "graphic novels” đối lại với "comic books" với lý do cũng vậy.
Tatsumi bắt đầu xuất bản “gekiga” năm 1957. Gekiga có sự khác biệt lớn so với đa số manga cùng thời chỉ nhắm tới trẻ em. Những bức kịch họa này nổi lên không phải từ dòng xuất bản manga chính ở Tokyo đi đầu là Tezuka mà từ những thư viện cho mượn sách ở Osaka. Ngành công nghiệp thư viện cho mượn sách chịu đựng nhiều sự thử nhiệm và chống đối để được xuất bản hơn nhiều so vớ dòng chính “Tezuka camp” trong thời gian này.
Tới cuối những năm 1960 và đầu 1970 những đứa trẻ lớn lên đọc manga cần một cái gì hướng tới tầng lớp độc giả lớn tuổi hơn và gekiga cung cấp vừa đúng chỗ hụt. Thêm vào đó là thế hệ đặc biệt này được biết tới là thế hệ manga và đọc manga là một hình thức của nổi loạn (tương tự như vai trò của rock and roll với dân hippies ở Mỹ). Đọc manga đặc biệt phổ biến những năm 1960 trong những người phản đối Hiệp ước an ninh và lao động Mỹ-Nhật và sinh viên các nước phương Đông phản đối các băng nhóm vào thời gian này. Những thanh niên này trở thành “thế hệ manga”.
Với sự phát triển rộng rãi của những truyện tranh ngầm này, đến cả Tezuka cũng bắt đầu thể hiện ảnh hưởng của gekiga trong những tác phẩm như Hi no Tori (Phoenix), ra đời đầu những năm 1970, và đặc biệt là trong Adolf, đầu những năm 1980. Adolf chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác phẩm của Tatsumi, với phong cách thực tế hơn và bối cảnh u ám hơn đa số tác phẩm của Tezuka. Ngược lại Tatsumi bị ảnh hưởng từ Tezuka qua kỹ thuật kể chuyện.
Không chủ chuyện kể trong gekiga nghiêm túc hon mà cả phong cách cũng thực tế hơn. Gekiga cấu thành tác phảm của thế hệ họa sĩ truyện tranh lập dị đầu tiên của Nhật Bản. Mặc dù mục tiêu ban đầu của gekiga là đưa đến những câu truyện thực tế hơn, chín chắn hơn nhưng vài tác giả đã lạm dụng định nghĩa ban đầu này để cho ra những tác phẩm chỉ đơn thuần mang yếu tố giật gân.
Kết quả của việc Tezuka thu nhận phong các và cốt chuyện của gekiga, một sự chấp nhận của những câu chuyện mang tính đa dạng và thử nghiệm trên thị trường truyện tranh chính, thường được nhắc đén là Thời đại hoàng kim của Manga. Điều này bắt đầu từ những năm 1970 và tiếp tục trong những năm 1980. Năm 1977, nhà văn Kazuo Koike đặt nền móng cho chươg trình giáo dục Gekiga Sonjuku, nhấn mạnh tính cách chín chắn và mạnh mẽ của nhân vật trong manga
Khi dòng tạp chí shounen manga càng lúc càng thương mại hóa, ảnh hưởng của gekiga bắt đầu phai nhạt. Gần đây, nhà xuất bản tạp chí shounen chịu nhiều ảnh hưởng của gekiga và có những tác phẩm loại này có nền móng thiên về xuất bản ngầm (thường là tạp chí seinen). Thêm vào những hoạt động nghệ thuật đã nhập vào dòng manga lập dị như sự nổi lên của tạp chí tiên phong Garo khoảng thời gian gekiga được chấp nhận vào thị trường manga chính và rất lâu sau hoạt động của Nouvelle Manga. Nhưng hoạt động đã thay thế gekiga là manga lập dị ở Nhật Bản.
Dù đại khái là cũng tương đương như comic ở Mỹ, manga nắm một ví trí quan trọng hơn nhiều trong nền văn hóa Nhật Bản so với comic trong nền văn hóa Mỹ. Trong lãnh vực kinh tế, doanh số bán ra hàng tuần của manga ở Nhật vượt xa doanh thu hàng năm của nền công nghiệp comic tại Mỹ. Một vài tạp chí lớn đăng khoảng một tá chương truyện của những tác giả khác nhau có thể bán tới vài triệu bản mội tuần. Manga được tôn trọng dưới cả lãnh vực nghệ thuật hay như một hình thức văn học phổ thông, dù nó vẫn chưa chạm tới mức chấp nhận của những hình thức nghệ thuật cao hơn như điện ảnh hay âm nhạc. Tuy nhiên, sự chấp nhận với anime và một số tác phẩm manga của Hayao Miyazaki đang dần thay đổi sự nhận thức về anime và manga, đặt chúng gần hơn với danh hiệu nghệ thuật “cao hơn” . Sự đối chiếu của nó ở Mỹ, một vài manga bị chỉ trích vì bạo lực hay tính dục. Ví dụ, một vài chuyển thể của manga thành phim như Ichi the Killer hay Old Boy được xếp hạng “hạn chế” hay “người lớn” ở Mỹ. Nhưng dù sao thì cũng không có hướng dẫn chính quy hay pháp luật gì giới hạn những gì được vẽ trong manga, ngoại trừ một đạo luật mập mờ áp dụng cho tất cả các tài liệu xuất bản rằng “Tất cả những tài liệu có hành vi khiếm nhã thái quá không được phép lưu hành”. Sự tự do này đã cho phép họa sĩ vẽ manga cho mọi lứa tuổi và về mọi chủ đề.

( Trích nguồn từ acc )

Mizu.K
24-03-2008, 11:13 AM
Bổ sung tiếp cho Tamura Yumi sensei: Ngoài Basara còn các bộ sau:
7 Seeds (Đang xuất bản tại VN)
Chicago
Hare Tokidoki Yami (Đã đc ACCVN dịch)
Wild Com

ZenG
03-04-2008, 08:41 PM
Dạo này bận wa, có ít thời gian chăm lo box:huwet:, DIE ko onl được box vắng ghê ta :give_up:
hôm trước có bạn hỏi về 1 thuật ngữ nên hôm nay G post giới thiệu luôn. Nó cũng là 1 phần trong manga nên G nghĩ mọi ng` nên biết
có sai xót gì mọi ng` góp ý, bổ sung để hoàn thiện nha (dài dòng quá)

---------

MANGA: truyện tranh mang phong cách hay xuất xứ từ Nhật Bản
MANGAKA: họa sĩ vẽ manga
OTAKU: từ dùng để chỉ những ng` yêu thích anime manga
DOUJINSHI:(同人誌-Dōjinshi) là những truyện tranh ngắn do các họa sĩ vẽ và tự xuất bản, thường là nhân vật tự họ nghĩ ra or lấy trong anime, manga, game nào đó ^^

1 SỐ THỂ LOẠI MANGA THÔNG DỤNG:

KODOMO: manga thiếu nhi (vd: Doraemon,...)

GEKIGA: Manga về những vấn đề nghiêm túc như lịch sử, chính trị, khoa học tự nhiên và xã hội...

SHOJO ( shoujo ): đây là thể loại manga dành cho những cô gái tuổi thiếu niên, những bộ truyện này thương xoáy vào chuyện tình cảm lãng mạn và mối quan hệ xã hội cua nhưng cô gái-chàng trai.

SHOJO-AI( shoujo-ai ): xoáy vào nhưng mối quan hệ tình cảm giữa nữ giới với nhau.

SHONEN( shounen): nhưng bộ manga hành động, thể thao, phiêu lưu mạo hiểm, ... Nói chung là tất cả nhưng manga nào dành cho thiếu niên

SHONEN-AI (shounen-ai): những mối quan hệ tình cảm giữa nam với nhau

SEINEN: là thể loại manga dành cho nam giới ở độ tuổi trung niên, loại manga này có cốt truyện lắt léo, phức tạp hơn. Tiêu biểu như Lone Wolf and Clup, Homunculus.

REDISU: cũng giống như seinen, nhưng dành cho nữ giới.

ECCHI: manga dành cho thiếu niên-thanh niên, có nhưng cảnh '' hở sườn '' của nhân vật. Truyện chủ yếu xoáy vào vấn đề tình cảm nam nữ.

HENTAI: định nghĩa sao bây h, nói chung XXX

YAOI: loại truyện tranh và truyện ngắn, do các nữ họa sĩ hoặc các tác giả nữ viết phục vụ các độc giả phái yếu. Đây là thể loại truyện giả tưởng, tập trung khai thác những mối quan hệ tình cảm, và cả tình dục giữa những chàng trai với nhau. (trích từ http://www.yaoicon.com/yaoiessay.html )

YURI: Yuri (百合, hoa bách hợp) là một thuật ngữ mà những người hâm mộ anime, manga thường dùng để gọi những tác phẩm thuộc thể loại có liên quan đến tình cảm và tình dục nữ. Ở Nhật, từ GL (ガールズラブ) thường được dùng nhiều hơn.(tham khảo wikipedia)

SUIRI: Truyện dành cho người lớn, bàn về vấn đề tội phạm, những vụ án giết người kì bí.


collect and post by ZenG (Ghost)

rei_kiwi
16-06-2008, 07:21 PM
1. Nhiều tập và thường dài.

Rất hiếm có manga nào ở Nhật Bản mà được sáng tác ra để xuất bản chỉ 1 cuốn. Thường thì được phát hành theo dạng nhiều tập, mỗi tập 20 đến 30 trang. Vì được xuất bản đầu tiên trên các tạp chí nên manga thường ở dạng trắng đen. Các tác phẩm nổi tiếng có thể được tiếp tục lên nhiều năm và lên hơn cả chục cuốn sách.

2. Đa dạng về đối tượng người đọc

Manga Nhật bản có thể được chia ra các phân loại sau tuỳ theo lứa tuổi của độc giả của các tạp chí: tạp chí cho trẻ em (yonenshi), tạp chí cho tuổi mới lớn (shonenshi) và tạp chí cho “Trẻ” (yangushi, seinenshi). Nhóm thừ 2 bao gồm tạp chí cho người lớn (otonashi). Manga dành cho phụ nữ thì được chia ra làm manga dành cho con gái (shojoshi) và manga cho quí cô (redizu). Manga dành cho phụ nữ mang đặc diểm là tính cách nhân vật phức tạp và kiểu hành văn rất đặc trưng.

3. Dẫn lời tinh tế và phức tạp.

Dẫn dắt câu chuyện hay sutourii-man được phát triển mạnh ở Nhật bản hơn là loại truyện tranh một hoặc 4 khung. Manga đã đạt đến trình độ cao trong việc dẫn dắt câu chuyện và không thua gì fim. Trong khi các thành phần của fim là các cảnh (cut) thì ở manga nó là khung, hay còn gọi là Koma. Kiểu cách sắp xếp các koma rất tinh tế nên cho phép câu chuyện được thể hiện liền lạc. Sutourii-man chú trọng đến sự phát triển tính cách nhân vật trong khi truyện tranh các nước khác, như Pháp chẳng hạn thì chú trọng đến bối cảnh nhiều hơn. Trong manga, bối cảnh, không khi của câu chuyện được thể hiện một cách rõ ràng bằng từ ngữ thể hiện hành động. Do đó độc giả có thể nhập mình vào câu chuyện qua quá trình liên hệ bằng tâm lý với nhân vật. Đây chính là yếu tố thành công và ăn khách của thể loại manga.

Các đặc trưng của nhân vật

1. Tóc: tóc của các nhân vật trong anime và manga có nhiều kiểu, màu sắc và hình dáng khác nhau. Các nhân vật trong anime và manga thường có những lọn tóc nhọn trông khá dễ thương. Tóc có thể trông rất bình thường cũng có thể rất cầu kỳ, cách điệu. Đôi khi bạn cũng thấy tóc của nhân vật chùm qua mắt hoặc bị mắt che mất, điều này giúp các hoạ sỹ không phải vẽ lại toàn bộ khuôn mặt khi nhân vật nháy mắt ( thỉnh thoảng bạn nhìn thấy những khung hình nhỏ chỉ có mỗi mắt không thôi, nhưng bạn thấy rất sinh động ngoài nguyên nhân về cách vẽ mắt (long lanh) còn do cả cách vẽ tóc nữa đấy).

http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/su205be1.jpg
Chii trong truyện Chobits (Clamp)

http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/200558154334559281-1.jpg
Hao (Shaman King - Takei Hiroyuki)

3. Chân: thường mảnh, dài, thon (còn hơn người mẫu) và trong một số trường hợp đôi chân chiếm tới ¾ cơ thể. (chân con gái)

http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/2-48-49-1.jpg
Usagi trong SailorMoon - Naoko Takeuchi

Nhưng tùy vào phong cách vẽ, đôi khi các nhân vật nam cũng có cặp chân dài chẳng thua kém j các nhân vật nữ (vd: Nữ hoàng Ai Cập, Candy Candy, Glass Mask...)

http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/5-1-1.jpg
Menfuisu và Carol trong Nữ hoàng Ai Cập - Hosokawa Chieko

4. Mắt: có hai cách vẽ mắt , thứ nhất, vẽ mắt nhỏ với các nhân vật có tính nghiêm khắc, xinh đẹp, và ưa nhìn. Vẽ mắt to cho các nhân vật dễ thương, bé con và ham vui. Lý do chung được đưa ra để giải thích cho việc vẽ mắt to là : đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên mắt to nghĩa là người xem sẽ tiếp cận tốt hơn với nhân vật ( thông thường đôi mắt được vẽ để biểu đạt cảm xúc cùa nhân vật, bạn thấy điều này rất rõ trong manga) Bên cạnh đó mắt to đôi khi cũng làm cho các nhân vật trông dễ thương hơn.

http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/marron_121-1.jpg
Mitsuki (Full Moon wo sagashite - Tanemura Arina)

http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/0481-1.jpg
Kyoshiro và Kyo trong Samurai Deeper Kyo của Kamijyo Akimine.
Với cả 2 linh hồn còn ở trong cùng 1 cơ thể, khi là Kyoshiro thì đôi mắt đc vẽ to hơn và hiền hơn, còn khi là Kyo thì đôi mắt trở nên lạnh, sắc, hẹp lại

5. Miệng: miệng của các nhân vật được vẽ to khi muốn diễn tả điều gì đó có vẻ to lớn hoặc chỉ khi hét, vẽ nhỏ khi nói chuyện về một điều gì đó hoặc ai đó ( thường là nói xấu ). miệng của các nhân vật có thể dễ dàng mở rộng ra hoặc thu nhỏ lại mà chẳng thay đổi kích thước khuôn mặt.


http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/arale4.jpghttp://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/arale8-1.gif
Arale (Dr.Slump - Akira Toriyama)

6. Những giọt nước khổng lồ: những giọt nước có thể nhỏ và nhiều hoặc khổng lồ, xuất hiện ở trên mằt hoặc sau đầu của nhân vật. Các nhân vật có biểu hiện này khi họ xấu hổ, sợ hãi, hoảng sợ hay khi cảm thấy mình ngu ngốc. Thỉnh thỏang, những giọt nước này có thể to hơn hoặc nhỏ đi, nhưng ở cảnh tiếp theo hoặc ở góc quay khác chúng lại biến mất!!!


http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/Groupe20041-1.jpg
Midou Ban và Amano Ginji (Getbackers - Yuya Aoki (Story) vàRando Ayamine(Art) (hình anime)

7.Chảy máu mũi: có thể ở cả nhân vật nam và nữ, nhưng phải nói rằng điều này xảy ra đối với 99% nhân vật nam. Các nhân vật có hiện tượng này khi bị sốc, mất máu và hồi phục rất nhanh, hoặc khi nhìn thấy người khác phái trong tư thế gợi cảm, quyến rũ.

(mèng ơi, cái này đọc trong manga thì thấy nhiều (Naruto í) but tìm hoài mà hok ra cái hình nào (_ _)!, đại loại nó là như vầy :be_beated2: << sản phẩm ăn theo)

8. Đỏ mặt: các nhân vật đỏ mặt khi họ xấu hổ, say xỉn, hạnh phúc hoặc đang yêu. Khi xấu hổ thì đỏ cả mặt, nhưng khi vui, yêu hay say xỉn thì chỉ chút ít trên má, ngay dưới mắt.


http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/misc_0417-1.jpg

9. Kiểu khóc: cũng rất khác nhau tuỳ thuộc tình huống. Trong một số trường hợp, chỉ có vài giọt nước mắt và có thể dễ dàng chùi ngay, sau đó bạn thấy một dòng nước mắt chạy theo đường thẳng hoặc đường zigzag. Có lúc bạn thấy nhân vật khóc to đến mức như có một vòi nước được đặy dưới mắt, và lại biến mất ngay khi dòng nước này chạm đất.


http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/vlcsnap8238648yd8.png http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/vlcsnap8234563ht2.png
Sakura (Naruto - Masahi Kishimoto)

Đa số các shoujo manga (do đặc thù hay tập trung vào đề tài tình cảm) có nét vẽ mềm mại, uyển chuyển, chăm chút kỹ lưỡng, tỉ mỉ từng chi tiết (thường tập trung nhiều nhất vào mắt và tóc) và hay trau chuốt cho background và hay xuất hiện các hình vẽ chibi. Trong khi đó các shounen manga (đặc trưng là hành động và chiến đấu) thường mang nét vẽ cứng, sắc, góc cạnh.

*credit: google.com

†3N†
16-06-2008, 07:48 PM
http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/200558154334559281-1.jpg

Hao, a e sinh đôi của Yoyo ^^"

rei_kiwi
16-06-2008, 10:23 PM
KODOMO

Kodomo là thể loại truyện tranh giành cho trẻ em nó bao gồm cả truyện tranh và hoạt hình mà đối tượng hướng tới là những đứa trẻ lứa tuổi 5 đến 10 tuổi. Thể loại này mang nhiều tính hài hước nhưng tính giáo dục cũng rất cao nó dạy cho trẻ em cách ứng xử với người khác và nhiều những kỹ năng khác một cách rất tự nhiên thông qua những câu chuyện và cách xử lý của nhân vật trong truyện

http://www.manganews.net/eclipse_images/Articles/Fujiko_Fujio/doraemon2.jpg
Doraemon - Fujiko F Fujo

SHOUNEN

Shounen là thể loại dành cho thiếu niên với một số đặc điểm như hài hước…Phong cách nghệ thuật của shounen nói chung là không hoa mỹ như của shoujo mặc dù có sự khác nhau giữa hoạ sỹ này và hoạ sỹ khác, đôi khi các hoạ sỹ vẽ cả shoujo và shounen. Trong shounen manga thể loại manga dành cho con trai lớn tuổi gọi là seinen manga, mặc dù có những điểm khác nhau nhưng các fan phương Tây thường ít chú ý đến sự khác nhau đó bởi vì có ít các thể loại này được xuất bản ra khỏi Nhật Bản. Ở Nhật rất nhiều đàn ông trưởng thành đọc tạp chí shounen vì nó dễ đọc và dễ tương tác trong công việc và trong luyện tập vì vậy ở Nhật thì các tạp chí thể loại này là những loại tạp chí ăn khách nhất.


http://www.beepworld.de/memberdateien/members40/dragonball-user/songoku.gif
Songoku (Dragon Balls Z - Akira Toriyama)

SEINEN

Seinen (青年Seinen không nhầm lẫn với "người lớn"(成年, seinen) là một thể loại của manga thường nhằm vào những đối tượng nam 18 đến 30 tuổi, nhưng người xem có thể lớn tuổi hơn, với một vài bộ truyện nhắm đến các doanh nhân nam quá 40. Đôi khi nó được phân vào shoujou hay shonen, nhưng thể loại này có những nét riêng biệt, thường được phân vào những phong cách nghệ thuật rộng hơn và phong phú hơn về chủ đề, có các loại từ mới mẻ tiên tiến đến khiêu dâm. Phiên bản dành cho nữ là josei manga. Thể loại này tương đương trong tiếng anh là loại "adult".

http://i36.photobucket.com/albums/e15/taheca/mh/vagabond.jpg
Takezo (Musashi) (Vagabond - Inoue Takehiko)

Một cách thông thường để nhận ra một truyện tranh có phải seinen hay không là xem liệu kiểu chữ furigana có được dùng lán át kiểu kanji truyền thống không. Sự thiếu vắng kiểu chữ furigana có thể hiểu rằng đầu đề đó không hướng đến người lớn tuổi Dòng đầu đề trên tạp chí được xuất bản cũng là một chỉ dẫn quan trọng. Thường thường, các tạp chí Nhật Bản với từ "young" trên đầu đề (như Young Jump) hay chứa seinen. Một số tạp chí seinen manga phổ biến khác gồm có Ultra Jump, Afternoon, và Big Comic. Nhiều trong số này đã được xuất bản ở Anh trong các tạp chí giật gân ngày nay.
Để thể loại seinen tồn tại, nhà xuất bản Shougakuken đã cho xuất bản một magazine manga dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Trong tờ magazine Big Comic, họ đã cho đăng một số lớn truyện trong đó có cả Golgo 13 của Takao Saitou, về một sát thủ chuyên nghiệp và bộ Hotel của Shoutarou Ishinomori về cuộc sống ở khách sạn.
Big Comic magazine còn chia ra: Big Comic Original (mọi lứa tuổi), Big Comic Spirits (tuổi 20-25), Big Comic Superior (tuổi 25-30), and Big Gold (tuổi 20-50).

Một số Seinen Manga nổi tiếng : Vagabond , Real, Sanctuary, Gantz, ...



SHOUJO

Shoujo manga dành cho các cô bé 6-18. Tuy nhiên giống như Shonen, nhiều người lớn tuổi hơn vẫn đọc shoujo. Người ta thường bảo là shoujo là dành cho nữ nói chung và shonen là dành cho nam nói chung; cũng không có nghĩa là con gái không được đọc shonen và con trai không được đọc shoujo.Một trong những tạp chí shoujo nổi tiếng là Nakayoshi (Pals). Người ta biết đến nó bởi sê ri nổi tiếng Bishoujo Senshi Sailor Moon (Pretty Soldier Sailor Moon) của Naoko Takeuchi, câu chuyện về một nhóm chiến binh (thôi nhé… khỏi kể). Nó cũng là tạp chí cho đăng Magic Knights Rayearth của nhóm tác giả CLAMP.


http://www.shoujoinitalia.net/90/rayearth/ray_lay.jpg

Hikaru Shidou, Umi Ryuuzaki, Fuu Hououji (Magic Knight Rayearth - Clamp)

Nói chung, shoujo có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hơn 90% người vẽ và đọc shoujo manga là phụ nữ. Bắt đầu cuối thập kỷ 70, bắt đầu cái gọi là “làn sóng mới”, shoujo manga thu hút một số độc giả nam. Một phần tại sao một thể loại riêng cho phụ nữ là do 1 thị trường to lớn của manga. Một lý do khác là văn hoá “con gái” và văn hoá “con trai” bao giờ cũng chiếm cứ 2 cực khác nhau trong văn hóa nhật bản

Thứ nhì, các câu chuyện của shoujo xoay quanh quan hệ mẹ con, chuyện các cô gái nổi danh thành ngôi sao, và chuyện tình cảm. Lối dẫn chuyện thường là dễ đoán và có nhiều tình tiết thái quá giống phim truyền hình nhiều tập ...vv...

Thứ 3, tên, hình dáng và tình huống của các nhân vật trong shoujo manga thường là từ tưởng tượng hay là lai phương tây. Các nhân vật được vẽ phóng đại, với mắt chiếm đến gần 1/3 khuông mặt. Tóc thường ép thẳng bóng mượt hoặc bồng bềnh. Chân thì cực dài và thon như siêu người mẫu, cằm nhọn, miệng nhỏ, tượng trưng cho mẫu con gái lý tưởng qua con mắt của người Nhật bản.


http://i234.photobucket.com/albums/ee148/rei_kiwi/nt4-034.jpg
Thuỷ thủ sao Kim và thuỷ thủ sao Hoả (SailorMoon - Naoko Takeuchi)

Thứ 4, shoujo manga dùng lối dẫn chuyện rất lạ, các khung nhiều khi được thiết kế không theo khuôn mẫu. 1 khung có thể kéo dài cả trang và chân dung của nhân vật có khi được kéo từ khung này sang khung kia, với hoa văn trang trí ở nền.

Cách sử dụng hình ảnh của nhân vật đè lên nhiều khung và kiểu trang trí nền có nguồn gốc từ các tạp chí thời trang. Shoujo manga mang phong cách đó lên 1 tầm cao hơn bằng cách dùng nó để thể hiện 1 câu chuyện.

Giữa thập kỹ 70, nổi lên “làn sóng mới” shojo manga mà đa số các hoạ sĩ sáng tác đang ở độ tuổi từ 20-30. Những họa sĩ này làm những manga về khoa học viễn tưởng, tưởng tượng và đồng tính nam. Có vẻ độc giả nữ cảm thấy thể hiện con trai đồng tính yêu nhau là lãng mạn nhiều hơn so với thực tế tình yêu nam nữ. Nó cũng cho phép họa sĩ nhiều tự do và sáng tạo hơn trong việc sáng tác. Các shoujo manga mới này ra khỏi lằn ranh của phụ nữ và thu hút một lượng độc giả nam đáng kể. Vì vậy, nhiều hoạ sĩ nữ bắt đầu được mời về vẽ cho các tạp chí dành cho nam.


JOUSEI

Josei manga (tiếng Nhật: 女性, lit. "woman", IPA /dʒosei/; cũng được hiểu là redīsu (レディース) or redikomi (レディコミ), lit. "ladies' comics"), là một loại của manga hay anime được sáng tác chủ yếu bởi phụ nữ cho những độc giả nữ trên 15. thể loại tương đương dành cho nam của josei là seinen. Ở Nhật Bản, từ josei chỉ có nghĩa là "phụ nữ" và không đề cập trực tiếp đến vẫn đề tình dục.

Không giống shoujou manga, josei có thể miêu tả sinh động những lãng mạn thực tế (nghĩa là trái với hầu hết các kiểu lãng mạn lí tưởng). Một loại con của josei hướng đến những quan hệ đồng tính nam, rất giống nhưng không lẫn vào với yaoi; josei vừa rõ ràng hơn, vừa có nhiều mẩu truyện kể chín chắn hơn.Những câu truyện hướng đến những kinh nghiệm hằng ngày của phụ nữ sống ở Nhật Bản. Tuy có vài truyện nói về trường trung học, nhưng hầu hết là về cuộc sống của phụ nữ trưởng thành. Phong cách của josei cũng hướng đến là một phiên bản tự chủ, thực tế của shoujou, giữ những đường nét dài thướt tha và bỏ qua những đôi mắt to long lanh. có vài trường hợp ngoại lệ so với các phong cách đã miêu tả, nhưng những gì tạo nên josei ở một mức độ nào đó là sự tiệp rất nối phong cách của truyện tranh trong mảng truyện tranh dành cho con gái này (cũng đúng với những thể loại khác có những định hướng phong cách khác).


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/0/06/Nodame_Cantabile_1_cover.jpg
Nodame Cantabile - Tomoko Ninomiya

Josei thỉnh thoảng được sử dụng trong anime và manga thường là với các nhân vật nam, để ám chỉ sở thích tình dục với phụ nữ lớn tuổi hơn, đối lập với locicon.
Một trong những tạp chí đáng xem là Yan Mama Comic, tạp chí dành cho những bà mẹ trẻ cố gắng hoà nhập vào xã hội Nhật Bản. Ví dụ như bộ Kouen no Shikitari (Rules of Behavious in the Park) nói về một bà mẹ đến thăm công viên ở địa phương và cách để được những người mẹ khác ở đây chấp nhận. MỘT SỐ JOSEI MANGA TIÊU BIỂU


·Bara no Tame ni· Blue· Deep Love· DOLL· Genju no Seiza· Gokusen· Happy Mania· Honey and Clover· I.S.· Legend of Chun Hyang· Love My Life· With the light · Musashi #9· Night of the Beasts· Nodame Cantabile· Papa Told Me· Papa to Kiss in the Dark· Paradise Kiss· Pet Shop of Horrors· Pietà· Planet Ladder· Princess Prince· Tramps Like Us· Suppli


SHOUNEN-AI

Tên gọi

Tại Nhật Bản, tên "shōnen-ai" ít còn được sử dụng. Cụm từ Boys Love (ボーイズラブ, Bōizu Rabu) hay BL đã thay thế "shōnen ai" vì nó có ý tiêu cực. Tuy nhiên, trong tiếng Anh, "boylove" lại có nghĩa tiêu cực tương tự như "shōnen-ai" tại Nhật Bản. Nói chung là có lẽ việc sử dụng cùng một cụm từ đó nhưng không phải dùng trong ngôn ngữ của mình thì cảm giác sẽ nhẹ nhàng hơn

Độc giả

Phần đông độc giả của shōnen-ai là phụ nữ trẻ, và vì thế hầu hết các tác phẩm được sáng tác bởi phụ nữ cho phụ nữ. Nhiều người hâm mộ cho rằng họ thích xem vẽ đẹp của các nhân vật, cũng như cách miêu tả tình yêu nam giới. Một số cho rằng vì trong mối tình không có phụ nữ, khán giả không cảm thấy bị đe dọa và vẫn có thể gắn bó với các nhân vật; một số lại cho rằng việc phụ nữ thích xem tình yêu đồng giới nam là chuyện thường tình, tương tự như hiện tượng phái nam thích xem truyện tình yêu đồng giới nữ.


http://img.photobucket.com/albums/v617/Becky87-3/TokyoBabylon/TokyoBabylon1klein.jpg
Tokyo Babylon - Clamp


Một số tác phẩm· Demon Diary · Gravitation · Loveless · Tokyo Babylon · Boys Next Door · Fake · Rapunzel · Timelag · Rin · Only the ring finger knows · Oasis projects · The thief and detective · The ice-cold demon's tale · Cinderella Boy · Silver Diamon · Kissing · Boy Princess



YAOI

Yaoi là một trong những thể loại truyện của Nhật Bản bao gồm truyện tranh, tiểu thuyết và truyện ngắn có nội dung quan hệ tình dục giữa những nhân vật đồng giới tính (phái nam). Yaoi có những nét tương đồng như dạng slash của Mỹ (ghép cặp các nhân vật nam trong các bộ phim truyền hình nhiều tập, điện ảnh hoặc sách truyện lại với nhau) nhưng cũng có những nét riêng. Yaoi là từ viết tắt cho cụm từ yama nashi, ochi nashi, imi nashi, nghĩa là "không cao trào, không điểm nhấn, không ý nghĩa", khởi đầu được dùng để chỉ những truyện tranh hình ảnh xấu, thiếu chất lượng do giới đọc giả hâm mộ tự vẽ và xuất bản. Dù vậy, sau này, Yaoi không chỉ được hiểu là thể loại truyện mà còn được hiểu là thể loại nói chung trong các lĩnh vực nghệ thuật khác: anime (hoạt hình Nhật Bản), phim, game ...


Yaoi thường có những nhân vật nam không thể hiện rõ những đặc điểm của giới tính qua cả hành động lẫn suy nghĩ. Những nhân vật này được gọi là bishonen. Yaoi, ngoài là một thể oại truyện tranh, có thể dùng để chỉ bất kì loại phim hoạt hình nào có kể về quan hệ nam-nam. Yaoi khác với shonen-ai, một loại truyện tranh trong đó các nhân vật nam thể hiện lời nói hoặc cử chỉ yêu nhau nhưng không dẫn đến quan hệ tình dục


Lịch sử của yaoi có thể được liên đới tới sự nổi lên của thể loại shonen ai vào đầu thập niên 1970, đáng chú ý nhất là những tác phẩm truyện tranh như Kaze to Ki no Uta của Takemiya Keiko. Yaoi, sau đó, được dẫn dắt vào nước Mỹ bởi những trang web "scanlation" do các manga fan nói tiếng Nhật lập nên với mong ước thu hút sự chú ý từ các nhà xuất bản Mỹ. Tokyopop và Viz là hai nhà xuất bản đầu tiên cho ra truyện manga đủ dạng và tính từ cuối năm 2004, dưới nhãn hiệu "BeBeautiful Manga", CPM khởi sự phát hành Yaoi. (Ví dụ: Selfish Love)
Hiện nay, yaoi đang đi xuyên biên giới và lục địa, đây không còn là một dạng văn hoá đơn thuần "made in Japan" nữa mà nó đang bành trướng thị trường sang những nước khác và ngày càng được các đọc giả nữ biết đến. Ở Mỹ, khó thể phủ nhận sự nổi tiếng của loại hình giải trí này.


http://honeydrop.dreamhost.com/evol/animanga/kaze/scans/color1.jpg
Kaze to ki no uta - Takemiya Keiko

Theo thống kê từ Icv2.com, hai đầu truyện tranh Golden Cain và Selfish Love nằm vào danh sách những truyện được đánh giá cao nhất tại Amazon.com, trang web thương mại nổi tiếng, tính vào thời điểm tháng 11 năm 2004. (Theo "Stop it! My butt hurts!", The Invasion of Yaoi, bởi Kristy L. Valenti.)

Một đợt tìm kiếm trên Google được thực hiện ngày 16 tháng 11 năm 2003 đem lại kết quả đáng nể với chừng 770,000 trang web về yaoi, tăng từ 135,000 so với một năm rưỡi trước. Nếu tra cứu trên Google với một tựa phim hoạt hình cộng thêm một từ trung tính chẳng hạn như "miêu tả", có khả năng nhận được trang web về yaoi nằm lẫn trong mười kết quả đầu tiên. Trong mười tháng qua, số lượng tác phẩm truyện do fan sáng tác dựa trên phim hoạt hình và manga trên Fanfiction.net tăng những bốn lần, đạt đến gần 200,000 truyện với đề tài yaoi nằm ngay trong trang kết quả đầu tiên. (Theo Yaoi: Redrawing Male Love, bởi Mark McHarry).
Yaoi (hay boy's love) là một trong những phương cách phụ nữ sử dụng để biểu lộ niềm đam mê cùng khao khát của mình.

Tại nước Mỹ bây giờ, có hai trường phái suy nghĩ, một trường phái cho rằng yaoi là tất cả những gì mang âm hưởng tình yêu đồng giới nam, trường phái còn lại thì dùng shounen ai để nhắc đến tất cả những truyện mà nội dung không gì xa hơn là một nụ hôn giữa hai đứa con trai với nhau, còn yaoi được dùng cho những thứ "nặng đô" hơn


Seme, Uke và Reversible
Trong một mối quan hệ khác giới tính (heterosexual) thì thường người nam là người chủ động dẫn dắt mối quan hệ (dù hiện nay có phần thay đổi), trong yaoi thì có seme và uke. Seme ở đây thường có thể ví như người nam trong mối quan hệ nam nữ thông thường, còn uke là nữ. Nói cụ thể hơn thì seme là người chủ động dẫn dắt các mối quan hệ còn uke là người ở thế bị động.


http://www.mydreamingtree.net/manga/V2.jpg
Selfish love - Naduki Koujima

Theo những truyền thống cũ thì thường seme nhìn sẽ khá nam tính, và có vẻ lớn hơn uke. Nhưng dần dần, theo sự phát triển và các ý tưởng mới cứ lần lượt ra đời thì điều này có vẻ không còn đúng nữa. Nay có những seme ít tuổi hơn uke (như trong The Tyrant who fall in love của Hikano Takanaga hay trong phần một Sensitive Pornograph của Ashika Sakura).

http://ecx.images-amazon.com/images/I/51wDnb9Y4UL._SL500_AA240_.jpg
Sensitive Pornograph - Ashika Sakura

Ngày nay, trong Yaoi còn có từ reversible dùng để chỉ những người là seme lẫn uke. Trong quan hệ nam-nam thì điều này rất dễ xảy ra khi cả hai người không thống nhất về vị trí của nhau. reversible cũng có thể là người mà đối với người này thì là seme còn đối với người khác thì là uke. (như Katou và Iwaki trong Haru wo daite ita)

Doujinshi

Yaoi khởi đầu có lẽ không hoàn toàn là những manga mà tác giả của chúng là người tự sáng tạo ra nhân vật. Một phần không thể thiếu được của Yaoi hiện nay chính là các Doujinshi, những câu chuyện ngoài lề do fan hâm mộ tự sáng tác dựa trên các bộ truyện thông thường mà họ đọc. Các Fan hâm mộ khi thấy 2 nhân vật nam mà họ tôn thờ, yêu thích nhưng trong truyện gốc thì họ sẽ không bao giờ trở thành một đôi thì khi đó, Doujinshi trở thành thiên đường để toại nguyện ý muốn của họ.

Độc giả

Phụ nữ sáng tạo ra yaoi dù phần lớn vẫn còn trong độ tuổi thiếu niên. Họ thích Yaoi bởi vì đó là một trong những cách thức họ có thể giải trí bởi sex mà không phải lo ngại về những vấn đề thường gặp như mang thai. Thông thường thì, nếu sex diễn ra giữa một nam và một nữ, người đọc giả không còn sự lựa chọn nào khác là tự ***g mình vào nhân vật nữ, bất tiện ở chỗ luôn ở vị trí thụ động, còn nếu tự gán mình vào vị trí nhân vật nam thì cô ta sẽ bị đặt vào một vị trí khá bất ổn (làm chuyện ấy với một người phụ nữ khác). Với sự lý giải này, ta có thể dễ dàng hiểu được vì sao sex giữa hai người đàn ông đẹp, một trong số hai người ấy nữ tính hơn người kia, khả dĩ khắc phục được trở ngại trên.

Một số bộ Yaoi


· Ai no Kusabi · Bronze/Zetsuai · Gakuen Heaven · Haru wo Daiteita · Kusatta · Love Mode · Okane ga Nai · West End · Passion · Deargreen · Overdose


Một số Mangaka chuyên vẽ Yaoi
· Ayano Yamane
· Hoshino Lily
· Kazuma Kodaka
· Makoto Tateno
· Youka Nitta


SHOUJO-AI

Shoujo-Ai (少女愛, Shoujo: thiếu nữ, Ai: ái tình), là từ thường được dùng để chỉ anime/manga GL hay Yuri, nhưng ở mức độ nhẹ nhàng hơn. GL (ガールズラブ) là chữ thường dùng ở Nhật, nhưng lại là từ vay mượn của tiếng Anh (Girls Love).


YURI

Yuri (百合, hoa bách hợp) là một thuật ngữ mà những người hâm mộ anime, manga thường dùng để gọi những tác phẩm thuộc thể loại có liên quan đến đồng tính nữ. Ở Nhật, từ GL (ガールズラブ) thường được dùng nhiều hơn.Yuri nguyên là một cái tên dành cho nữ giới khá thông dụng. Nhưng do Bungaku Itō, chủ bút của tạp chí "Barazoku" (1 tạp chí nổi tiếng dành cho người đồng tính nam) mở thêm một cột báo dành cho những cô đồng tính nữ và đặt tên là "Yurizoku", chữ yuri có thêm nghĩa tiếng lóng như trên. Tạp chí "Barazoku" nay đã phá sản, nhưng nghĩa mới của từ yuri vẫn được dùng.

Yuri cũng có ý nghĩa tương tự như Yaoi nhưng nói về quan hệ giữa các nhân vật nữ. Những nhân vật trong yuri thường khác xa với thực tế hơn yaoi với những yếu tố về thể chất được đẩy đến mức vô lý. Những nhân vật nữ này được gọi là bishojo. Ngoài ra còn có thể loại shojo-ai, có ý nghĩa tương tự với shonen-ai đã đề cập ở trên.

Thường thể loại yuri chỉ xuất hiện như một thể loại phụ xen lẫn trong các anime/manga. Ví dụ như trong Sailor Moon, Thủy thủ Sao Thiên Vương và Thủy thủ sao Hải Vương là một cặp Yuri, trong Cardcaptor Sakura, Tomoyo yêu nhân vật chính Sakura, nhưng chỉ là yêu đơn phương (tình yêu đơn phương không được đáp lại là chuyện thường thấy trong thể loại yuri). Nhưng gần đây có một số anime/manga có yuri là chủ đề chính, như Strawberry Panic!, Kannazuki no Miko, hay Maria-sama ga Miteru.

http://img46.imageshack.us/img46/9995/marimitecp3.jpg
Maria-sama ga Miteru - Oyuki Konno

ANIME YURI/ SHOUJO AI


· Maria-sama ga Miteru · Miyuki-Chan in Wonderland · Noir · Oniisama e... · Project A-Ko · Puni Puni Poemi · Read Or Die · Read or Dream · Revolutionary Girl Utena · Rose of Versailles · Shiroi Heya no Futari · Simoun · Steel Angel Kurumi 2 · Strawberry Panic! · Strawberry Shake Sweet · The Sword of Paros · Venus Versus Virus · Yami to Bōshi to Hon no Tabibito · Yokohama Kaidashi Kikō · My-Hime



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/4/47/Shizuru_Natsuki.jpg
http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh:Shizuru_Natsuki.jpg
Shizuru và Natsuki (My-Hime << anime được chuyển thể thành manga và game)

HENTAI

Hentai (変態 or へんたい?) là một từ tiếng Nhật chỉ sự bất thường (phiên âm từ chữ Hán ra là "biến thái"). Tuy nhiên, trong thực tế, nó thường có nghĩa là "bậy bạ" hoặc "đồi trụy" và được sử dụng ở nhiều quốc gia để chỉ anime, manga và trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm. Tuy nhiên trong tiếng Nhật từ này thường không được sử dụng như vậy, những từ thường được dùng là jū hachi kin (18禁 cấm bán cho người dưới 18 tuổi), H anime (anime khiêu dâm) eroanime (エロアニメ; từ chữ erotic anime là anime khiêu dâm).

Hentai là một nghệ thuật mang tính khiêu dâm của Nhật Bản. Khác với ảnh khiêu dâm, Hentai cho phép họa sĩ thể hiện hết những gì mình tưởng tượng cũng như điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu và văn hóa. Những hành động được diễn tả trong Hentai có khi không thể nào diễn tả được bằng phim.

Hentai không phải là mới xuất hiện. Từ thời Edo ở Nhật đã có những tranh in bản gỗ ukiyo-e mà shunga (tiếng Hán là "Xuân họa") là một nhánh chuyên về những đề tài khiêu dâm.

Mỗi nền văn hóa quan niệm khác nhau về sự khác biệt giữa khiêu dâm và nghệ thuật chính thống. Cần hiểu rằng cách hiểu của người Nhật về vấn đề này khá khác biệt với những nền văn hóa khác. Ngay cả phim của trẻ em cũng có thể có những hình ảnh khỏa thân, chẳng hạn như trong Thủy thủ Mặt Trăng, các nhân vật được ngầm hiểu là khỏa thân trong khi đang biến hóa.

Loại hình này đã thu hút được một lượng độc giả ở phương Tây nhờ vào sự bành trướng của Internet. Mặc dù có khá nhiều truyện tranh khiêu dâm được lưu hành ở ‘phương tây nhưng chúng chưa thể so sánh được với Hentai manga ngày nay. Những họa sĩ truyện tranh (ở phương Tây) có tài miêu tả hình dáng phụ nữ thường làm việc với những truyện tranh chính thống hơn khiêu dâm vì sợ dư luận, ngược lại với Nhật Bản, nơi có rất nhiều họa sĩ vẽ tranh khiêu dâm.

So với những thể loại khiêu dâm khác, tranh Hentai thường phác họa những con người bình thường vô tình gặp phải những vấn đề tình dục, và thường không có cách nào rút ra được. Những nhân vật thường được thể hiện là người nhút nhát hoặc hoàn toàn không có ý nghĩ về tình dục cho đến khi gặp phải một loại tình huống nào đó.
Những họa sĩ vẽ Hentai thường phát triển những tình huống lên đến đỉnh điểm, để làm cho người đọc hào hứng hơn. Một số ví dụ là tra tấn hoặc sinh hoạt tập thể.
Có rất nhiều thể loại hentai. Một số thể loại là:
· Bankunyuu Nói về những nhân vật nữ với ngực khổng lồ
· BDSM Thể loại bao gồm cả việc sử dụng dây thừng, và những dụng cụ kích thích
· Bukkake
· Catgirls (còn được gọi là "nekos" tiếng lóng của Nhật là "mèo"), nhân vật có những nét tương đồng với loại vật như tai, móng và đuôi nhưng thường không có lông.
· Ecchi Chú trọng khỏa thân hơn quan hệ
· Futanari Nói về những nhân vật nữ có đặc điểm của cả hai giới tính
· Guro liên quan đến máu hoặc sự cắt xẻo
· Loạn luân, quan hệ với một thành viên trong gia đình
· Lolicon truyện về nhân vật nữ dưới tuổi thành niên
· Khoa học viễn tưởng
· Kinh dị
· Shotacon truyện về nhân vật nam dưới tuổi vị thành niên
· Yuri
· Yaoi


DOUJINSHI

Dōjinshi là thể loại truỵện phóng tác do fan hay có thể cả những mangaka khác với tác giả truyện gốc.Một vài doujinshi tiếp tục các câu truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử dụng các nhân vật mà họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức này cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất bởi các nhà xuất bản không chuyên ngoài thị trường.
Tác giả vẽ dōjinshi thường dựa trên những nhân vật gốc để viết ra những câu chuyện theo sở thích của mình. Một số mangaka khởi nghiệp bằng những trang dōjinshi của những manga nổi tiếng, như CLAMP. Dōjinshi thường được bán tại các hội chợ anime (Anime Conventions), và một phần khá lớn trong số này có nội dung dành cho người lớn.



OMAKE

Một số hoạ sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không ăn nhập gì với cốt truyện truớc, người ta gọi đó là omake (phần thêm). Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập các nét phác thảo của họ, gọi là oekaki.



GEKIGA (劇画) kịch họa

Không phải tất cả manga đều có mục đích giải trí đơn thuần. Nhiều manga được người đọc đọc để hiểu biết thêm về lịch sử, chính trị, hoặc những kiến thức khác… Một trong những magazine như thế là Garo, ra đời từ năm 1964. Câu chuyện đầu tiên là Kamui, của tác giả Sampei Shirato, thể hiện một cách nhìn lịch sử về các ninja và sự bất công giữa các tầng lớp xã hội Nhật thời phong kiến. Hầu hết các truyện đều rất hay và hấp dẫn. Garo bây giờ vẫn tiếp tục xuất bản hàng tháng… sau khoảng thời gian gần 40 năm.

Tiếng Nhật của “kịch họa”. Thuật ngữ này được đúc ra bởi Yoshihiro Tatsumi và được sử dụng bởi những họa sĩ truyện tranh nghiêm túc hơn và không muốn thương phẩm của họ bị coi là manga, mạn họa, những hình vẽ lung tung. Điều này cũng tương tự như Will Eisner bắt đầu gọi truyện tranh của mình là "graphic novels” đối lại với "comic books" với lý do cũng vậy.

Tatsumi bắt đầu xuất bản “gekiga” năm 1957. Gekiga có sự khác biệt lớn so với đa số manga cùng thời chỉ nhắm tới trẻ em. Những bức kịch họa này nổi lên không phải từ dòng xuất bản manga chính ở Tokyo đi đầu là Tezuka mà từ những thư viện cho mượn sách ở Osaka. Ngành công nghiệp thư viện cho mượn sách chịu đựng nhiều sự thử nhiệm và chống đối để được xuất bản hơn nhiều so vớ dòng chính “Tezuka camp” trong thời gian này.

Tới cuối những năm 1960 và đầu 1970 những đứa trẻ lớn lên đọc manga cần một cái gì hướng tới tầng lớp độc giả lớn tuổi hơn và gekiga cung cấp vừa đúng chỗ hụt. Thêm vào đó là thế hệ đặc biệt này được biết tới là thế hệ manga và đọc manga là một hình thức của nổi loạn (tương tự như vai trò của rock and roll với dân hippies ở Mỹ). Đọc manga đặc biệt phổ biến những năm 1960 trong những người phản đối Hiệp ước an ninh và lao động Mỹ-Nhật và sinh viên các nước phương Đông phản đối các băng nhóm vào thời gian này. Những thanh niên này trở thành “thế hệ manga”.

Với sự phát triển rộng rãi của những truyện tranh ngầm này, đến cả Tezuka cũng bắt đầu thể hiện ảnh hưởng của gekiga trong những tác phẩm như Hi no Tori (Phoenix), ra đời đầu những năm 1970, và đặc biệt là trong Adolf, đầu những năm 1980. Adolf chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác phẩm của Tatsumi, với phong cách thực tế hơn và bối cảnh u ám hơn đa số tác phẩm của Tezuka. Ngược lại Tatsumi bị ảnh hưởng từ Tezuka qua kỹ thuật kể chuyện.


http://z.about.com/d/manga/1/0/V/0/-/-/Tezuka_Phoenix_500.jpg
Hi no tori - Osamu Tezuka (VN phát hành với tên Chim Lửa)

Không chỉ chuyện kể trong gekiga nghiêm túc hơn mà cả phong cách cũng thực tế hơn. Gekiga cấu thành tác phẩm của thế hệ họa sĩ truyện tranh lập dị đầu tiên của Nhật Bản. Mặc dù mục tiêu ban đầu của gekiga là đưa đến những câu chuyện thực tế hơn, chín chắn hơn nhưng vài tác giả đã lạm dụng định nghĩa ban đầu này để cho ra những tác phẩm chỉ đơn thuần mang yếu tố giật gân.

Kết quả của việc Tezuka thu nhận phong các và cốt chuyện của gekiga, một sự chấp nhận của những câu chuyện mang tính đa dạng và thử nghiệm trên thị trường truyện tranh chính, thường được nhắc đén là Thời đại hoàng kim của Manga. Điều này bắt đầu từ những năm 1970 và tiếp tục trong những năm 1980. Năm 1977, nhà văn Kazuo Koike đặt nền móng cho chương trình giáo dục Gekiga Sonjuku, nhấn mạnh tính cách chín chắn và mạnh mẽ của nhân vật trong manga

Khi dòng tạp chí shounen manga càng lúc càng thương mại hóa, ảnh hưởng của gekiga bắt đầu phai nhạt. Gần đây, nhà xuất bản tạp chí shounen chịu nhiều ảnh hưởng của gekiga và có những tác phẩm loại này có nền móng thiên về xuất bản ngầm (thường là tạp chí seinen). Thêm vào những hoạt động nghệ thuật đã nhập vào dòng manga lập dị như sự nổi lên của tạp chí tiên phong Garo khoảng thời gian gekiga được chấp nhận vào thị trường manga chính và rất lâu sau hoạt động của Nouvelle Manga. Nhưng hoạt động đã thay thế gekiga là manga lập dị ở Nhật Bản.

*credit: tổng hợp từ wikipedia, google và acc (_ _)