>
kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang

  1. #1
    Retired Mod
    Ren Shuyamaru's Avatar


    Thành Viên Thứ: 97
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 2,322
    Thanks
    71
    Thanked 689 Times in 253 Posts

    Ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang

    Chỉ với 3 ngày mua vào và 1 ngày bán ra, ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang không chỉ trở thành người giáu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo nơi này.



    Chân dung ông tổ đầu cơ xứ Phù Tang

    Thời kỳ hòa bình lâu dài nhất ở Nhật Bản được gọi là “Thời kỳ Edo” kéo dài từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19. Đó là thời kỳ không còn nội chiến, đất nước thống nhất và do dòng họ lãnh chúa Damyos cai trị đến tận năm 1867. Đó cũng là thời kỳ sản sinh ra người đã sáng lập phương thức làm giàu bằng đầu cơ để rồi nhảy từ thương trường vào chính trường, có tiền và quyền lực, có danh ở nước Nhật và có cả di sản mà các hậu bối trên khắp thế giới đến nay vẫn còn nhờ cậy. Đó là ông Munehisa Homma, hay còn được gọi là ông tổ đầu cơ ở xứ Phù Tang, có biệt danh là “Chúa tể thị trường”.

    Trong giao dịch kỳ hạn nhân tố quyết định là thông tin. Ai có được thông tin trước sẽ thắng

    Tên tuổi của Munehisa Homma đươc lưu danh với thời gian còn nhờ một phát minh vô cùng độc đáo và sáng tạo được sử dụng làm cơ sở cho mọi quyết định đầu cơ mà phải 200 năm sau các nhà đầu cơ ở Châu Âu mới biết đến để vận dụng, đó là “Đồ thị cây nến”. Ngày nay, hậu thế vẽ đồ thị trên giấy hoặc trên máy vi tính, còn ở vào thế kỷ 18, Homma phát minh và vẽ đồ thị hình nến trên giấy làm bằng bột gạo - như bánh đa nem bây giờ. Điều cốt lõi trong triết lý và chiến lược đầu cơ của Homma là, nghiên cứu và dự báo thị trường cũng như tổ chức hệ thống thông tin để có thể đi trước đối thủ cạnh tranh.
    Munesiha Homma sinh năm 1724 ở Sakata, một địa danh nằm ở phía tây bắc hòn đảo Honshu của Nhật Bản, trong một gia đình giàu có, sở hữu nhiều đồn điền trồng lúa rộng lớn. Năm 1750, Homma quản lý toàn bộ “doanh nghiệp gia đình” mặc dù không phải là con cả. Nhưng mối quan tâm chính của Homma không phải là truyền thống trồng lúa của gia đình, mà là đầu cơ lúa gạo. Ngày đó, thành phố cảng Sakata đã là một thị trường giao dịch gạo, nhưng trung tâm buôn bán gạo chính của Nhật Bản từ thế kỷ 17 lại là Osaka. Vì thế Homma chuyển về Osaka.

    Thời ấy, nông nghiệp và nội thương Nhật bản phát triển rất mạnh và Osaka trở thành thị trường lớn nhất nước, còn được gọi là “Nhà bếp của Nhật Bản”. Nông dân và địa chủ trồng lúa, đem lúa gạo đến Osaka bán cho người trả giá cao nhất. Ở đó có tới 1.300 thương gia buôn bán lúa gạo. Gạo không chỉ là lương thực mà còn là phương tiện thanh toán, chẳng hạn như dùng để đóng thuế, đổi lấy các vận dụng hàng ngày khác như xà phòng, chè. Để tăng cường giao dịch và đáp ứng nhu cầu về tiền cũng như hàng hóa, các nhà buôn chấp nhận cả “văn tự bán gạo”, có nghĩa là giấy bán lúa non, bán trước và khi thu hoạch mới giao lúa. Trên sàn giao dịch, cả những giấy chứng nhận có hàng trong kho cũng được mua bán và cả hai loại văn tự này đều trở thành một kiểu đồng tiền thay thế trong khi đồng tiền thống nhất chung của đất nước chưa được chấp nhận rộng rãi. Người ta cho rằng Nhật Bản là xứ sở của thể thức giao dịch kỳ hạn mà hiện nay đã trở nên rất thịnh hành tại các sàn giao dịch chứng khoán trên khắp thế giới.

    Đó chính là bối cảnh mà Homma thể hiện trí tuệ và khả năng kinh doanh đặc biệt của mình, nhưng hơn hết là năng khiếu về đầu cơ. Ông ý thức được rằng giao dịch kỳ hạn như vậy thì nhân tố quyết định là thông tin, ai có được thông tin trước thì sẽ thắng. Thông tin về mùa màng, nơi nào khan hiếm hay dư thừa, giá tăng hay giảm sẽ giúp nhà đầu cơ có được quyết định thích hợp vào thời điểm thích hợp.

    Để có được ưu thế về thông tin so với các đối thủ cạnh tranh khác, Homma phát minh ra cái gọi là “Đồ thị cây nến”, trên thực tế là dùng hình tượng giống như cây nến để biểu thị diễn biến giá cả trên thị trường trong thời gian nhiều năm liền. Ông vẽ chúng trên những tấm giấy gạo, nghiên cứu và so sánh trong tác động của những nhân tố khác nữa như biến động của thời tiết, tình hình chính trị xã hội, chính sách của giới cầm quyền, giá phiên giao dịch đầu và cuối… để tìm ra quy luật diễn biến của giá cả trên thị trường. Tất cả những đồ thị, quan sát và nhận xét đều được ông ghi chép lại tỷ mỷ, và vì thế ngày nay người ta cho rằng ông là tác giả của hai cuốn sách “Sakata Senho” và “Soba Sani Ni Den” bàn về những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường và giao dịch chứng khoán. Cũng không ít người viện dẫn hai cuốn sách này để bác bỏ quan điểm cho rằng kinh tế thị trường và giao dịch chứng khoán là sản phẩn của chủ nghĩa tư bản.

    Đồng thời, Homma xây dựng mạng lưới thông tin riêng để có được ưu thế về thông tin so với các đối thủ cạnh tranh. Vì gia đình Homma có truyền thống trồng lúa nên Homma có đầy đủ các thông tin chuyên môn cần thiết, nhưng do Sakata cách Osaka tới 600 km nên ông sử dụng 150 người làm thành đường dây chuyển tải thông tin. Ông mã hóa tín hiệu bằng các màu cờ khác nhau treo trên các mái nhà và tháp vào thời điểm nhất định trong ngày để chuyển thông tin đến Osaka.

    Do nghiên cứu thị trường và có được thông tin nhanh chóng nên Homma trở thành nhà đầu cơ thành đạt nhất, gần như bách chiến bách thắng. Trận đầu cơ quyết định đầu tiên đi vào lịch sử đầu cơ xứ Phù Tang của ông có tên gọi “Ba ngày mua, một ngày bán”. Sách kể lại rằng, khi thấy Homma chỉ mua vào chứ không bán ra suốt 3 ngày liền, những người khác không những không ngạc nhiên mà nhạo báng. Nhưng trong 3 ngày đó chỉ có toàn thông tin tốt lành về mùa màng. Homma chờ đợi thông tin về mất mùa từ các khu vực khác, và khi tin đó đến trong ngày thứ tư thì giá tăng vọt mà không có gạo hay văn tự để mua, tất cả đều phải mua của Homma. Chỉ trong vòng 4 ngày, Homma không chỉ trở thành người giàu có nhất nước Nhật mà còn kiểm soát được toàn bộ thị trường gạo Nhật Bản.

    Về sau, Homma đến Tokyo, trở thành cố vấn tài chính cho Nhà Vua. Người ta kể rằng, ở Tokyo Homma đã thắng 100 phi vụ đầu cơ liên tục. Khi mất vào năm 1803, Homma không chỉ giàu mà còn có địa vị xã hội. Biệt danh “Chúa tể thị trường” được dành cho ông từ đó.

    200 năm sau, di sản tinh thần của Homma mới được truyền bá ở Châu Âu. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, một thương gia trẻ người Mỹ tên là Steve Nison tình cờ biết đến cách thức minh họa đơn giản và rõ ràng bằng đồ thị của Homma nên đã nghiên cứu và viết một cuốn sách về “Đồ thị cây nến” giới thiệu cho công chúng. Trong vòng một thập kỷ, loại đồ thị này đã chinh phục được tất cả các sàn giao dịch chứng khoán phương Tây. Hiện tại nó là công cụ gần như không thể thiếu để minh họa diễn biến giá cả của chứng khoán trên thị trường.

    Hơn hai thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Homma qua đời, cho dù xứ Phù Tang giờ đây đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhất thế giới thì hậu thế của ông cũng vẫn chưa có được nhà đầu cơ nào sánh được với ông.

    (Doanh nhân)
    Chữ ký của Ren Shuyamaru
    ăn ko?

  2. The Following 2 Users Say Thank You to Ren Shuyamaru For This Useful Post:

    ktd_jp (07-11-2009), wu153 (29-05-2011)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tang lễ ở Nhật Bản
    By PUCK in forum Tìm hiểu Nhật Bản
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 04-09-2009, 09:12 PM
  2. Trả lời: 11
    Bài mới gởi: 05-09-2008, 06:35 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 28-08-2008, 08:29 PM
  4. Ấn tượng xe tang Nhật Bản
    By Kasumi in forum Hình Ảnh
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 04-07-2008, 01:52 AM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-02-2006, 11:31 AM

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •