>
kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Tange Kenzo – bậc thầy của kiến trúc hiện đại Nhật Bản

  1. #1
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts

    Tange Kenzo – bậc thầy của kiến trúc hiện đại Nhật Bản

    Bại trận – phục hồi – phát triển kinh tế thần tốc là những cột mốc quan trọng trong lịch sử hiện đại Nhật Bản mà kiến trúc sư Tange Kenzo đã chứng kiến. Ông tự nhận, đó là những cơ hội thúc đẩy bản thân hoàn thành các dự án đầy hứng thú.

    Tange Kenzo sinh năm 1913 tại thành phố Osaka, Nhật Bản, nhưng thời niên thiếu, ông sống chủ yếu tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Giai đoạn này, Thượng Hải được đánh giá là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông với các công trình kiến trúc đồ sộ ảnh hưởng phong cách phương Tây. Vẻ đẹp của Thượng Hải đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho cậu bé Tange.


    Tange Kenzo – bậc thầy của kiến trúc hiện đại Nhật Bản


    Đến năm tiểu học thứ 2, Tange quay trở lại Nhật Bản. Lúc này, cả gia đình Tange cư ngụ tại quê nội ở thành phố Ima-bari, thuộc tỉnh Ehime.

    Mẹ của Tange là người rất quan tâm đến con đường học vấn của con cái, bà đã tìm mọi cách để cho con theo học tại trường tốt nhất ở địa phương. Ngay từ cấp tiểu học, Tange đã bộc lộ tố chất thông minh và là một trong những học sinh nổi bật của trường.

    Năm 1930, sau khi hoàn tất chương trình trung học phổ thông, chàng thanh niên Tange cùng gia đình đến cư ngụ tại thành phố Hiro-shima. Tại đây, trong một dịp tình cờ, Tange được nhìn thấy một số hình ảnh thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng người Thụy Sỹ Le Corbusier. Trong số các tác phẩm của Le Corbusier, Tange chú ý nhất là bản thiết kế khu phức hợp “Cung điện Xô Viết” được đăng tải trên một tạp chí nghệ thuật nước ngoài vào năm 1931. Sau này, khi trở thành kiến trúc sư hàng đầu, Tange bộc bạch, thiết kế phần mái của “Cung điện Xô Viết” đã cuốn hút ông ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chính những tác phẩm của Le Corbusier – một kiến trúc sư theo đường lối đổi mới – là động lực thôi thúc Tange Kenzo theo đuổi ngành kiến trúc.


    Bản thiết kế khu phức hợp “Cung điện Xô Viết” được đăng tải trên một tạp chí. Nếu như được xây dựng, đây sẽ là công trình cao nhất thế giới lúc bấy giờ


    Để đạt được ước mơ trở thành kiến trúc sư, Tange phải trải qua chặng đường dài hết sức khó khăn. Phải mất 5 năm sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tange mới có thể thi đậu vào khoa kiến trúc của trường Đại học Tokyo. Vào thời điểm này, Tange nhận thấy rằng, nền kiến trúc Nhật Bản hầu như không có gì nổi bật, vì vậy, ông mong muốn tạo nên một sự đột phá.

    Phong cách sáng tác của Tange Kenzo là chú trọng sự đơn giản và tao nhã, phối hợp hài hòa giữa các yếu tố thẩm mỹ của phương Tây và nét đặc trưng trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản. Ngoài ra, Tange cũng được biết đến với chủ trương lượt bỏ triệt để các chi tiết có thể gây lãng phí để cho ra đời những tác phẩm hoàn thiện về thẩm mỹ, kỹ thuật lẫn công năng sử dụng.

    Năm 1942, khi đang làm việc với vai trò là trợ giảng tại Đại học Tokyo, Tange đã tham gia cuộc thi thiết kế “Tòa nhà tưởng niệm khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” và giành giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp. Ý tưởng của Tange là tạo dựng một công trình kiến trúc đậm chất truyền thống bên dưới chân núi Phú Sĩ.

    Trong bản thiết kế, thành phố hiện đại Tokyo được nối liền với núi Phú Sĩ bằng một tuyến đường thẳng. Trung tâm của sự liên kết này là tòa nhà tưởng niệm pha trộn giữa kiểu nhà truyền thống mái dốc của người Nhật và kiến trúc đền thờ Thần Đạo. Vì nhiều lí do, công trình không được khởi công xây dựng nhưng giải thưởng thiết kế khiến nhiều người chú ý đến tên tuổi của Tange Kenzo.

    Để đạt được ước mơ trở thành kiến trúc sư, Tange phải trải qua chặng đường dài hết sức khó khăn. Phải mất 5 năm sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tange mới có thể thi đậu vào khoa kiến trúc của trường Đại học Tokyo. Vào thời điểm này, Tange nhận thấy rằng, nền kiến trúc Nhật Bản hầu như không có gì nổi bật, vì vậy, ông mong muốn tạo nên một sự đột phá.

    Thế rồi, một biến cố lịch sử đã tác động mạnh mẽ đến sự nghiệp sáng tác sau này của Tange. Ngày 2 tháng 8 năm 1945, Tange một mình quay về quê nội ở thành phố Ima-bari để giải quyết việc riêng. Chuyến đi này đã giúp ông sống sót nhưng đây cũng là lần cuối cùng ông không thể gặp những người thân trong gia đình, trong đó có người mẹ mà ông hết mực yêu thương. Cha mẹ ông cùng rất nhiều người khác đã trở thành nạn nhân của quả bom nguyên tử mà quân đội Mỹ ném xuống Hiro-shima vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Sức công phá khủng khiếp của quả bom đã san bằng gần 70% công trình xây dựng của thành phố.

    4 năm sau chiến tranh, năm 1949, chính quyền thành phố Hiro-shima phát động cuộc thi thiết kế quốc tế công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima. Tange đã gửi tác phẩm tham dự cuộc thi nhiều ý nghĩa này và thiết kế của ông đã thuyết phục ban giám khảo.

    Trong bản thiết kế, Tange đề nghị đặt tòa nhà mái vòm – kiến trúc từng giữ vai trò là trụ sở của Phòng xúc tiến công nghiệp Hiroshima - làm điểm nhấn nổi bật của công viên hòa bình. Tòa nhà là công trình hiếm hoi còn giữ lại cấu trúc gần như nguyên vẹn sau vụ nổ.



    Tòa nhà mái vòm là điểm nhấn nổi bật của công viên hòa bình. Tòa nhà là công trình hiếm hoi còn giữ lại cấu trúc gần như nguyên vẹn sau vụ nổ


    Tòa nhà chỉ nằm cách tâm của vụ nổ khoảng 150 mét, nhưng giống như một câu chuyện thần kỳ, nó hoàn toàn đứng vững trong khi các kiến trúc xung quanh trở thành một đống gạch vụn. Khi trình bày ý tưởng của mình, Tange cho rằng, cần giữ lại tòa kiến trúc này như một chứng tích lịch sử về sự hủy diệt của bom hạt nhân. Tòa nhà sau này được biết đến với tên gọi “Mái vòm bom nguyên tử”. Hiện nay, nó tọa lạc ở phía Đông của công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima.




    Công viên hoàn tất vào năm 1955, được thiết kế theo một trục thẳng nối liền 3 điểm là bảo tàng hòa bình, đài tưởng niệm và tòa nhà “Mái vòm bom nguyên tử”.

    Bảo tàng là tòa nhà bê tông, sàn nhà nằm cách mặt đất 6 mét, toàn bộ cấu trúc được nâng đỡ bởi những hàng cột trụ vững chắc.



    Bảo tàng hòa bình


    Ở khu vực trung tâm của công viên, giữa bảo tàng hòa bình và "Mái vòm bom nguyên tử" là đài tưởng niệm hòa bình. Đài tưởng niệm là một kiến trúc rỗng, được xây dựng theo hình mái vòm. Nếu nhìn trực diện nó có dạng hình Parabol.

    Tange thiết kế 3 công trình của công viên trên một trục thẳng là có dụng ý riêng. Nếu bạn đi theo trục đường thẳng từ bảo tàng đến đài tưởng niệm, càng đến gần, bí mật sẽ dần hé lộ. Khi đứng trước công trình mái vòm hình parabol, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ tòa nhà "Mái vòm bom nguyên tử" ở phía xa. Tange đã khéo léo tận dụng chiều cao của đài tưởng niệm và khoảng cách không gian để mọi người có cảm giác như đài tưởng niệm ôm gọn tòa nhà "Mái vòm bom nguyên tử" trong lòng của nó.



    Chiều cao của đài tưởng niệm và khoảng cách không gian khiến mọi người có cảm giác như đài tưởng niệm ôm gọn tòa nhà "Mái vòm bom nguyên tử" trong lòng của nó


    Quảng trường ở khu vực đài tưởng niệm có sức chứa khoảng 50.000 người. Mỗi năm, vào ngày 6 tháng 8, hàng ngàn người từ khắp Nhật Bản và du khách quốc tế đến đây để tham dự buổi lễ tưởng niệm và cầu nguyện cho hòa bình. Ngày nay, công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima đã trở thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình của nhân loại.


    Công viên tưởng niệm hòa bình Hiro-shima đã trở thành biểu tượng cho ước vọng hoà bình của nhân loại


    (còn tiếp)
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  2. The Following 8 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    ANNY_3003 (27-06-2012), bé sa (07-12-2011), bommo (05-12-2011), capella211 (08-05-2012), chiengja (25-07-2013), Harukatoki (05-12-2011), kisuke (24-06-2012), Ngọc_san (05-12-2011)

  3. #2
    ~ Mều V.I.P ~
    Kasumi's Avatar


    Thành Viên Thứ: 61
    Giới tính
    Nữ
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 12,056
    Thanks
    3,030
    Thanked 21,120 Times in 5,744 Posts
    Từ giữa thập niên 1950, nước Nhật bước vào giai đoạn hồi phục mạnh mẽ từ đống đổ nát sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Đây cũng là thời điểm chứng kiến sự bùng nổ trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị tại Nhật Bản. Tange đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc tái thiết đất nước qua hàng loạt công trình mang tính tiên phong cho nền kiến trúc hiện đại.

    Tòa nhà Văn phòng Chính quyền tỉnh Kagawa hoàn tất năm 1958 dựa trên thiết kế của Tange. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc truyền thống trong một công trình hiện đại. Điểm nổi bật của công trình 8 tầng này là sự hiện diện của vô số cột và xà ngang nâng đỡ có thể được nhìn thấy từ bên ngoài.


    Tòa nhà Văn phòng Chính quyền tỉnh Kagawa


    Ý tưởng thiết kế của Tange lấy cảm hứng từ phong cách xây dựng các ngôi chùa ở Nhật, điển hình là chùa Todaiji ở thành phố Nara. Mặc dù trông có vẻ giống các tòa nhà gỗ truyền thống nhưng công trình bê tông cốt thép này vẫn toát lên vẻ hiện đại. Tồn tại hơn 50 năm, nhưng Tòa nhà Văn phòng chính quyền tỉnh Kagawa vẫn giữ nguyên nét quyến rũ ban đầu của nó.

    Cân bằng giữa phong cách kiến trúc cổ xưa và hiện đại, tòa nhà được đánh giá là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của lịch sử kiến trúc Nhật Bản. Theo sau công trình này, Tange còn cho ra đời hàng loạt sáng tác khác cũng nổi tiếng không kém.

    Năm 1959, chính quyền Nhật Bản phát động cuộc thi thiết kế sân vận động có mái che để phục vụ cho Olympic Tokyo 1964. Lúc này, Tange đang dốc sức cho luận án tiến sĩ với đề tài “Cấu trúc không gian trong một đô thị lớn”. Trong đó, ông diễn giải cấu trúc đô thị có thể phát triển và thay đổi tùy thuộc vào nền kinh tế và sự tác động của con người.

    Thập niên 1960, nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ tăng trưởng thần tốc. Đề cập đến giai đoạn này, Tange cho biết, ông cảm thấy rất may mắn được thấy sự chuyển mình của Nhật Bản từ đống tro tàn của chiến tranh đến sự phồn thịnh. Tự coi mình đã có nhiều đặc ân, ông đã đền đáp đặc ân đó bằng cách thực hiện hàng loạt dự án mà theo ông, mỗi dự án trước là một bước đệm cho dự án tiếp theo. Bởi lẽ đó, Tange đã tham gia hầu như tất cả các cuộc thi liên quan đến kiến trúc quan trọng của đất nước. Ý tưởng dành cho sân vận động Olympic của ông xuất phát từ kỹ thuật thiết kế phần mái của mô hình khu phức hợp “Cung điện Xô viết”. Mục tiêu của ông là tạo ra một công trình thể thao ấn tượng nhất trên thế giới lúc bấy giờ.





    Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi


    Do Nhật Bản là quốc gia của Thần Đạo nên công trình được mô phỏng theo mái đền cổ kính. Theo trình bày của Tange, phần mái của tòa kiến trúc sẽ được xây dựng thông qua một hệ thống treo. Tange đã hoàn tất bản thiết kế vào năm 1961 và dự án của ông đã được chấp thuận. Ngay sau đó, công trình được tiến hành xây dựng. Vì là dự án trọng điểm thể hiện bộ mặt của Nhật Bản trước bạn bè thế giới nên công trình rất được chính phủ quan tâm.

    Trong thiết kế này, Tange cho xây dựng 2 cột bê tông chính ở 2 đầu của tòa nhà đóng vai trò nâng đỡ mạng lưới thép che phần mái của công trình. Toàn bộ mái nhà có dạng cong, giúp bảo vệ tòa nhà khỏi tác động của gió lớn và giông tố. Vào thời điểm này, công trình là kiến trúc mái treo lớn nhất trên thế giới.

    Với tên gọi “Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi”, công trình được hoàn tất vào năm 1964. Nó là một sân vận động khổng lồ được đặt bên trong công viên Yoyogi của thủ đô Tokyo. Chính thiết kế này đã gợi cảm hứng để kiến trúc sư người Đức Frei Otto vẽ đồ án cho công trình sân vận động sử dụng trong thế vận hội Mùa hè năm 1972 tại Munich.





    Tange đã giành giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker với thiết kế này


    Nhà thi đấu của sân vận động có sức chứa lên đến 16.000 người. Hiện nay, sân vận động chủ yếu được dùng cho các cuộc thi bóng rổ, tổ chức hòa nhạc hoặc triển lãm. Tuy nhiên, mục đích ban đầu của công trình là dùng làm nơi tổ chức các cuộc thi bơi lội trong Olympic Tokyo 1964.

    Về phần tác giả của công trình, Tange đã giành giải thưởng kiến trúc danh giá Pritzker cho thiết kế này. Tác phẩm của ông được đánh giá là một trong số những tòa nhà đẹp nhất của thế kỷ XX. Công trình cũng đã giúp đưa tên tuổi của Tange Kenzo vào danh sách những kiến trúc sư hiện đại hàng đầu thế giới.

    Những năm 1960, Tange tập trung vào các thiết kế đô thị. Ông trở thành kiến trúc sư tiên phong của Nhật Bản trong lĩnh vực này.

    “Dự án Vịnh Tokyo 1960” dựa trên nền tảng của đề tài “Cấu trúc không gian trong một đô thị lớn” mà Tange từng đề cập trong luận án tiến sĩ năm 1959. Dự án nhận được sự quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới vì ý tưởng mới lạ của nó trong việc phát triển thành phố Tokyo ra vịnh, sử dụng các cầu, các hòn đảo nhân tạo, các bến đỗ nổi và các cấu trúc lớn. “Dự án Vịnh Tokyo 1960" được xem là một mẫu mực điển hình cho sự phát triển của học thuyết siêu cấu trúc.

    Không chỉ góp phần xây dựng các công trình đô thị tại Nhật Bản, trong những thập niên sau này, Tange Kenzo còn đẩy mạnh hoạt động của ông ở nước ngoài. Kiến trúc sư tài ba này đã tham gia vào các sự án phát triển đô thị tại Macedonia thuộc Nam Tư cũ. Tange cũng đã từng đặt chân đến châu Phi, hỗ trợ chính quyền Nigeria trong công cuộc kiến thiết diện mạo của thủ đô Abuja.

    Năm 1980, Tange đến thành phố Naples của Italia theo lời mời của chính quyền Rome để giúp thiết kế quy hoạch đô thị tại Naples và một số thành phố khác. Vào thời điểm này, Naples chịu áp lực nặng nề trước tình trạng giao thông rối loạn và thường xuyên ách tắc.

    Với thiết kế tuyến đường dành cho xe hơi ở bên dưới và khu vực dành cho người đi bộ thoáng đãng, rộng rãi ở bên trên, Tange đã tháo gỡ nút thắt nan giải về vấn đề giao thông kéo dài trong nhiều năm tại Naples.



    Tòa nhà Chính quyền Tokyo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại


    Trở lại Nhật Bản vào thời điểm những năm 1960 cũng là lúc quy hoạch đô thị phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lúc bấy giờ, kinh tế Nhật Bản đang trong giai đoạn đầu của sự bùng nổ, do đó, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng rất được chú trọng. Chính quyền quyết định biến Shinjuku thành khu thương mại khổng lồ tại thủ đô Tokyo. Kiến trúc sư Tange Kenzo là người phụ trách đề án xây dựng này.

    Đến thập niên 1970, hàng loạt tòa nhà cao tầng với chiều cao khoảng 200 mét mọc lên tại Shinjuku. Khu vực này trở thành trung tâm hành chính và thương mại quan trọng của Tokyo.

    Năm 1991, tòa nhà Chính quyền Tokyo chính thức được xây dựng hoàn tất theo thiết kế của Tange. Đó là một công trình khổng lồ đại diện cho bộ mặt chính quyền của thành phố năng động bậc nhất thế giới. Cũng giống như những kiến trúc trước đó, Tòa nhà chính quyền Tokyo là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đồng thời tuân thủ các qui tắc “Biểu tượng – An toàn – Vĩnh cửu” mà Tange đã đề ra trong quá trình xây dựng.

    Bên cạnh các kiến trúc dân dụng và đô thị, Tange cũng đã xâm nhập vào lĩnh vực kiến tạo công trình tôn giáo. Nhà thờ Thánh Mary hoàn tất năm 1964 tại thủ đô Tokyo là trải nghiệm duy nhất của ông trên lĩnh vực này.

    Tuy là tác phẩm hiếm hoi của Tange liên quan đến tôn giáo nhưng nhà thờ được đánh giá là một trong những kiệt tác kiến trúc. Tange đã thiết kế khéo léo để phần mái bên ngoài nhà thờ trông mềm mại và thanh thoát.






    Nhà thờ Thánh Mary thực hiện sự cách tân nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét trang nghiêm


    Trước khi bắt tay vào thiết kế đồ án này, Tange đã đi thăm nhiều nhà thờ kiến trúc Gothic thời Trung cổ với đặc trưng là mái vòm. Tuy nhiên, khi ứng dụng vào công trình của mình, Tange đã không hoàn toàn tuân thủ phong cách thiết kế truyền thống đó. Ông thực hiện sự cách tân nhưng vẫn giữ nguyên vẹn sự trang nghiêm.

    Ngày nay, Nhà thờ Thánh Mary là nơi hành lễ của hàng ngàn tín đồ Thiên chúa giáo ở Tokyo và là một trong những công trình tôn giáo nổi bật nhất của thủ đô. Nhìn từ trên cao, nhà thờ có hình dáng của thập tự giá. Công trình được xây dựng trên nền của nhà thờ cũ bằng gỗ được xây dựng theo kiến trúc Gothic.






    Bên trong nhà thờ St. Mary Tokyo


    Ngày 22 tháng 3 năm 2005, Tange Kenzo qua đời sau một cơn đau tim tại nhà, kết thúc cuộc đời kéo dài 91 năm. Sự ra đi của ông là một mất mát to lớn đối với nền kiến trúc hiện đại Nhật Bản. Trong những giây phút cuối đời, kiến trúc sư tài hoa này vẫn cảm thấy nuối tiếc vì chưa hoàn thành những dự án đã đề ra.


    Ngày 22/3/2005, Tange Kenzo qua đời sau một cơn đau tim tại nhà


    Trong suốt sự nghiệp của mình, Tange Kenzo đã thực hiện hơn 300 dự án, nhiều thiết kế trong số đó đã đưa tên tuổi của ông vượt ra ngoài lãnh thổ Nhật Bản để ngày nay, Tange Kenzo là cái tên thường xuyên được giới kiến trúc đề cập đến.

    Thanh Tâm
    THVL
    Chữ ký của Kasumi
    JaPaNest _______

  4. The Following 11 Users Say Thank You to Kasumi For This Useful Post:

    ANNY_3003 (27-06-2012), bé sa (06-12-2011), bommo (05-12-2011), capella211 (08-05-2012), Harukatoki (05-12-2011), hiruma_yoichi (05-12-2011), joele (05-12-2011), KamiHito (05-12-2011), Ngọc_san (05-12-2011), paulpham (20-10-2012), tea_tea (05-12-2011)

  5. #3
    Ninja
    KamiHito's Avatar


    Thành Viên Thứ: 89479
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 140
    Thanks
    189
    Thanked 203 Times in 84 Posts
    Nhìn những thiết kế của ông này ảnh hưởng từ lecorbusier , nhưng mà nhìn nhà thờ st.mary thì thật đáng ngưỡng mộ khi mà từ thời đại đấy , thiết kế của ông đã vươn xa đến tận ngưỡng cửa hiện đại này .
    Chữ ký của KamiHito

  6. #4
    quy ẩn
    Ngọc_san's Avatar


    Thành Viên Thứ: 49360
    Giới tính
    Nam
    Đến Từ: Châu Á
    Tổng số bài viết: 1,004
    Thanks
    4,163
    Thanked 1,400 Times in 679 Posts
    hôm qua vừa mới xem NHK world trên VTV2 nói về bác này, phải nói là thiết kế của bác dường như nó dành cho thế kỷ 21 hoặc tương lai thế mà lại dc xây vào thế kỷ 20, ngưỡng mộ wa'
    Nhà thờ St. Mary quá đẹp, nhìn qua ảnh lẫn trong tv phải nói giống như thế giới 3D vậy. Ông có mong ước đám tang of mình là đc làm lễ trong nhà thờ này, 2 năm sau khi mất ông đc làm lễ rửa tội; 1 kết thúc rất có hậu

  7. #5
    Shokunin
    pinkychen's Avatar


    Thành Viên Thứ: 54813
    Giới tính
    Tổng số bài viết: 20
    Thanks
    19
    Thanked 3 Times in 1 Post
    Thật đáng ngưỡng mộ, tất cả các công trình của ông đều mang một nét rất đặc biệt

    Mọi thiết kế đều hết sức độc đáo

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •